Quân Đội Mỹ Trở Lại VN?
(06/09/2012)
Tác giả : Vi Anh
Dù đã bang giao gần hai thập niên, từ lâu nhà cầm quyền CS Hà nội vẫn chống lại sự hiện diện của các nhân viên mặc quân phục Mỹ, kể cả những quân nhân thuộc ngành Quân Y Mỹ trong chương trình hợp tác quân y hồi năm ngóai đến đổi bây giờ chưa bắt đầu được – trừ ra những quân nhân Mỹ làm việc trong Phòng Tùy viên Quân sự thuộc Tòa Đại sứ Mỹ ở VN mà thôi.
Nhưng mới đây Ô Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ Leon Panetta viếng thăm chánh thức VN trong hai ngày. Nơi Ông thăm đầu tiên là căn cứ hải quân cũ của Mỹ ở Vịnh Cam Ranh. Trong tình hình Mỹ tái phối trí 60% hạm đội sang Á châu Thái Bình Dương và trong giai đọan Trung Cộng bành trướng lấn chiếm biển đảo của năm sáu nước trong đó có của Phi một nước có hiệp ước phòng thủ hỗ tương với Mỹ và của Việt Nam một nước “đồng chí CS” với CSTQ-- liệu Washington và Hà nội có đạt được thỏa thuận cho quân nhân Mỹ trở lại VN, ít nhứt tại những căn cứ trọng yếu như Vịnh Cam Ranh hay không?
Vịnh Cam Ranh là một trong ba căn cứ hải quân của Mỹ trong Chiến tranh VN và Chiến Tranh Lạnh. Từ sau 1975 Tổng Trưởng Quốc Phòng Panetta là viên chức lãnh đạo quân lực Mỹ lớn nhứt trở lại đây. Hải cảng Cam Ranh của VN là một hải cảng nước sâu trời cho nước VN, nằm giữa dãy núi tây Việt Nam và Biển Đông, tốt nhứt Đông Nam Á, rất thuận tiện cho tàu bè trọng tải lớn trong vùng biển Đông Nam Á. Nơi đây là căn cứ tốt nhứt, thuận tiện nhứt để kiểm sóat con đường hàng hải huyết mạch từ Eo Biển Mã lai đến Á châu Thái Bình Dương.
Tàu của Nga Hòang đã có lần vào đây trú bão trong chiến tranh Nga Nhựt. Từ thế kỷ 19, người Pháp đã xây cảng thành nơi đóng tàu, rồi mở rộng thành căn cứ quân sự.Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ biến thành một trong ba quân cảng chánh yếu ở tòan vùng Đông Nam Á của Mỹ. Nơi đây đồn trú của các phi đội tiềm kích, máy bay vận tải, chiến hạm cũng như binh sĩ Mỹ. Trên bờ có ra đa, máy bay ruần thám. Dưới nước có hải cẩu sử dụng như quân khuyển tuần tra. Sau năm 1975, hải quân Liên Xô vào Cam Ranh và năm 1979 Hà nội cho hải quân Liên Xô mướn trong vòng 25 năm.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, hải quân Liên bang Nga thừa hưởng và trả lại cho Việt Nam vào năm 2002. Nga trả lại, VNCS tữ khai thác cảng Cam Ranh như một thương cảng nội địa. Cuối năm 2010, lấy lý do phát triển cảng Cam Ranh, Hà nội tuyên bố mở cửa Cam Ranh để đón tiếp tàu bè các nước nước ngoài. Trong đó dĩ nhiên có Mỹ là nước có thế hải thượng ở Thái bình Dương.
Washington có thỏa thuận với Hà nội, theo đó, Việt Nam đồng ý đón nhận và tiến hành các sửa chữa nhỏ đối với các tàu phi tác chiến của Mỹ. Nên khi TT/QP Mỹ đến Cam Ranh, Ông có viếng một thương thuyền USNS Richard E. Byrd, thủy thủ đòan dân sự nhưng nhiệm vụ là quân sự chở hàng tiếp liệu cho hạm đội Mỹ. Trong thời gian Mỹ tái phối trí hải lực và 60% hạm đội sang Á châu Thái Bình Dương, cảng Cam Ranh là nơi lý tưởng đối với Washington. Mỹ đã có sẵn sơ đồ địa lý, thủy văn, lộ trình của cảng, cũng như kế họach phòng thủ từ thời Chiến Tranh VN.
Giới quan sát và báo chí cho rằng tổng trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ vận động với Hà nội phát triễn thỏa thuận ấy rộng hơn cho Mỹ. Ông Panetta nói: “Sự kiện chiếc tàu này có mặt ở đây, tại vịnh Cam Ranh, và đang được bảo trì bởi các nhà thầu sở tại và công tác sửa chữa được thực hiện bởi các bạn Việt Nam, là một dấu hiệu quan trọng chứng tỏ chúng ta đã tiến xa đến mức nào.”
Sẽ thiếu sót nếu không nói phản ứng của TC. Phản ứng hai mặt. Đối ngọai, đối với báo chí ngọai quốc, TC tỏ vẻ hòa hoãn về kế họach Á châu của Mỹ. Tướng Nhậm Hải Tuyền (Ren Haiquan), trưởng đoàn TC tại cuộc Đối thoại về an ninh tại Shangri-La, Singapore, ngày 03/06/2012, tuyên bố Quân đội Trung Quốc sẽ «cảnh giác nhưng không có ý định đối đầu» với lực lượng hải quân Mỹ sắp được tăng cường tại châu Á Thái Bình Dương.
Nhưng đối nội, TC lên gân cảnh cáo Mỹ, cho việc làm này của Mỹ sẽ làm 'rạn nứt' tương quan giữa hai nước. Tân Hoa Xã vừa lên án các nước «tranh chấp chủ quyền» với Trung Quốc gây căng thẳng vừa khuyến cáo Mỹ không nên làm biển Đông «dậy sóng”. Tờ Nhân dân nhật báo, tiếng nói chánh thức của Đảng Nhà Nước TC, viết mọi chuyện rõ ràng cho thấy Hoa Kỳ đã nhắm mục tiêu vào Trung Quốc, và điều này có thể gây chia rẽ trong khu vực. Và Bắc Kinh trước sau như một khẳng định chủ quyền lãnh hải của mình.
Cũng không khó hiểu về phản ứng lên án địch và khích động ta trong thời gian CS Bắc Kinh chuyển quyền, phe đảng đấu đá nhau lòi bộ mặt xấu xa của những cán bộ lãnh đạo như vụ bí thư Trùng Khánh bị cất chức và trong hòan cảnh xã hội TQ cứ 6 phút thì có một cuộc biểu tình của dân chống tham nhũng và đòi dân chủ. Tuyên truyền của Đảng Nhà Nước vì thế phải làm chệch hướng chú ý của người dân, chuyển chú ý sang ngọai quốc, kích động tinh thần quốc gia dân tộc cực đoan để quên bớt khó khăn trong nước.
Nhiều báo chí Mỹ nhận định về chuyến công du VN, đi Cam Ranh của TT/QP Mỹ. Báo Washington Post nói Việt Nam "đang đem lại một cơ hội then chốt". Blogger William Wan của báo này nói có những dấu hiệu Việt Nam có thể đã chín muồi cho một sự dàn xếp như vậy trong các năm tới.
Báo mạng của quân đội Hoa Kỳ American Forces Press Service y dẫn lời ông Panetta "cần xây dựng một tương lai tốt hơn cho nhân dân mọi nước ở vùng Châu Á - Thái Bình Dương". Báo Navy Times của Hải Quân Mỹ nói Ngũ Giác Đài đang tìm cơ hội xây dựng các cơ sở quân sự với ca´c quốc gia đối tác ở trong vùng châu A´ - Thái Bình Dương.
Trở lại vấn đề rốt ráo là quân đội Mỹ có trở lại VN hay không. Trong cuộc hội kiến với TT/QP Mỹ, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Hoa Kỳ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam và liệt kê các lĩnh vực mà hai nước có thể thúc đẩy hợp tác như kinh tế, khoa học, giáo dục, chống khủng bố, an toàn và an ninh biển, v.v...
Trong cuộc họp báo của TTr/QP, VNCS Tướng Phùng Quang Thanh có xác nhận việc VN muốn mua vũ khí nhưng ông Panetta đã không bình luận gì về việc bán vũ khí, mà chỉ nói sự trợ giúp cho Việt Nam sẽ đi kèm với điều kiện, là Việt Nam phải có tiến bộ về nhân quyền và các cải cách khác. Yếu tố then chốt thanh thiên bạch nhựt qua lời của TTr/QP Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vần hết sức lý thú trên kênh truyền hình của Việt Nam, khi người phỏng vấn hỏi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam rằng Hoa kỳ có thể nghĩ đến việc bán vũ khí cho Việt Nam hay không thì ông đại sứ trả lời rằng, “Không! Cho tới khi nào vấn đề nhân quyền được cải thiện!”
Ngoại trưởng Mỹ Bà Hillary Clinton cũng từng tuyên bố khi tới Việt Nam vấn đề nhân quyền là trở ngại trong việc phát triễn đối tác chiến lược với VNCS. Phụ tá đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyển và Lao động của Bộ Ngọai Giao Mỹ cũng tường trình hữu thệ trước Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos của Hạ Viện, ý như của Bà Ngọai Trưởng. Và hai thượng nghị sĩ có thế lực McCain và Leiberman cũng nói Mỹ không bán vũ khi nếu Hà nội không cải tiến nhân quyền. TT Obama cũng nhắc đến những vụ bắt bớ vi phạm nhân quyền như Điếu Cày.
Trong tình hình đó Hành pháp dù có muốn cho bán vũ khí cũng không thể vượt Quốc hội, không thể gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho CS Hà Nội. Vũ khí bán thu tiền mà không bán, thì làm gì có chuyện đưa quân qua VN, giúp nhà cầm quyền VNCS. Và chính CS Hà nội cũng không muốn Mỹ đưa quân qua VN vì sợ TC nổi giận./.
Vi Anh
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment