Thursday, June 14, 2012

Quốc hội Thái Lan hoãn thảo luận luật « hòa giải dân tộc »

 

THÁI LAN  - Bài đăng : Thứ ba 12 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 12 Tháng Sáu 2012

Quốc hội Thái Lan hoãn thảo luận luật « hòa giải dân tộc »

Phe Áo Đỏ biểu tình trước Quốc hội, với ảnh hai anh em cựu thủ tướng Thaksin, đòi phế truất các thẩm phán ra lệnh Quốc hội đình lại cuộc tranh luận về sửa đổi Hiến Pháp, 07/06/2012.

Phe Áo Đỏ biểu tình trước Quốc hội, với ảnh hai anh em cựu thủ tướng Thaksin, đòi phế truất các thẩm phán ra lệnh Quốc hội đình lại cuộc tranh luận về sửa đổi Hiến Pháp, 07/06/2012.

REUTERS/Chaiwat Subprasom

Anh Vũ  RFI

Theo AFP, chính quyền Thái Lan hôm nay, 12/06/2012, thông báo vì lo ngại việc xem xét bộ luật mới chủ trương hòa hợp dân tộc có thể gây ra những phản ứng tiêu cực, Quốc hội nước này đã quyết định hoãn việc thảo luận dự luật này sang kỳ họp sau vào tháng 8 tới.

Bộ luật «hòa giải dân tộc» dự kiến những nội dung có thể ân xá một số bản án chính trị đã kết án trong vài năm gần đây ở Thái Lan.

Dưới sức ép của đường phố và của đối lập (đảng Dân chủ), chủ tịch Hạ viện Somsak Kiatsuranont đã thông báo không đưa việc thảo luận dự luật này trong kỳ họp của nghị viện lần này.

Cách đây 2 tuần phiên thảo luận dự luật tại Quốc hội đã không diễn ra được vì phong trào « Áo Vàng », ủng hộ hoàng gia tổ chức biểu tình phản đối. Các thành viên phong trào Áo Vàng và đảng dân chủ đã phong tỏa lối vào trụ sở Quốc hội. Họ tố cáo dự luật này nhằm mở đường cho cựu thủ tướng Thaksin Shinawtra trở về nước. Bị đảo chính lật đổ năm 2006, ông Thaksin hiện đang phải sống lưu vong để tránh bản án hai năm tù vì tội gian lận tài chính.

Lo ngại việc thông qua dự luật mới này sẽ gây ra những rối loạn chính trị, Quốc hội cũng như chính phủ Thái lan đã phải lùi lại việc thảo luận đến kỳ hợp tới bắt đầu vào 01/08/2012.

Xã hội Thái lan bị phân hóa sâu sắc, giữa một bên là giới bình dân nông thôn và thành thị ủng hộ ông Thaksin với một bên là giới ưu tú tại Bangkok dựa vào thanh thế của Hoàng gia Thái luôn coi ông Thaksin là kẻ thù và là mối đe dọa cho nền quân chủ của nước này.

Đỉnh điểm của sự phân hóa xã hội này chính là cuộc biểu tình hồi mùa xuân năm 2010 khi phong trào « Áo Đỏ » ủng hộ Thaksin chiếm trung tâm thủ đô đòi chính phủ lúc đó dưới quyền của thủ tướng Abhisti Vejajiva từ chức. Sau đó quân đội can thiệp và những người biểu tình bị giải tán với hậu quả là 90 người chết và gần 2 ngàn người bị thương.

Từ khi bà Yingluck Sinawatra, em gái ông Thaksin lên làm thủ tướng tháng 8 năm 2011, chính phủ Thái Lan đã có nhiều cố gắng tạo sự ổn định chính trị bằng nhiều quyết định hòa giải trong xã hội. Tuy nhiên phe « bảo hoàng » và đảng Dân chủ đối lập vẫn nghi ngờ các động thái mới của chính phủ nhằm chủ yếu chuẩn bị xóa tội cho thủ tướng Thaksin Shinawatra, đưa ông trở về nước.

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link