Thông báo số 1 của Hội
Nhà báo độc lập Việt Nam
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN)
Sài Gòn ngày 16
tháng 7 năm 2014
Về những hoạt động
đầu tiên của Hội
Hội Nhà báo độc
lập Việt Nam (IJAVN) xin chung gửi đến quý độc giả và báo giới lời cám ơn chân
thành và sâu sắc vì tình cảm và mối quan tâm của quý vị từ ngày 4/7/2014 - thời
điểm IJAVN chính thức ra đời – cho tới nay.
IJAVN xin thông
báo một số vấn đề sau:
1. Hoạt động tuyên
bố ngôn luận:
Trong các ngày 11
và 14 tháng 7 năm 2014, IJAVN đã ban hành Tuyên bố số 1 và Tuyên bố số 1 (bổ
sung) về việc 13 ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc giam cầm, cùng danh sách công
dân ký tên ủng hộ Tuyên bố. Tuyên bố này yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải có ngay
hành động dứt khoát đòi Trung Quốc phải xin lỗi, bồi thường và thả ngay 13 ngư
dân Quảng Ngãi và Quảng Bình, đồng thời công bố ngay kế hoạch khởi kiện Trung
Quốc ra tòa án luật biển quốc tế cho toàn thể quốc dân đồng bào.
Cho tới nay Tuyên
bố đã nhận được sự ủng hộ của khoảng 200 người.
Trước làn sóng lên
án mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam, ngày 15/7/2014, phía Trung Quốc đã phải trả
tự do cho toàn bộ 13 ngư dân bị bắt giữ: rfa.org
2.Hoạt động Việt
Nam Thời Báo:
Sau một thời gian
thử nghiệm trên facebook, Việt Nam Thời Báo (VNTB) - cơ quan ngôn luận chính
thức của IJAVN - được đưa lên trang web từ ngày 17/7/2014 với địa chỉ http://www.ijavn.org/
VNTB giữ quan điểm
làm báo ôn hòa, sự thật và khách quan về chính trị và xã hội . Bản thảo gửi đến
VNTB cần tránh nội dung khiêu khích chính trị, phê phán hoặc công kích thiếu cơ
sở đối với cá nhân, tổ chức.
Những bài viết
phản biện sâu sắc và có văn hóa về chính trị, xã hội, đề cập những vấn đề mang
tính thời sự và nóng bỏng của đất nước được VNTB khuyến khích.
Với dự định hướng
đến tiêu chí và đẳng cấp quốc tế trong tương lai, VNTB mong muốn nhận được ngày
càng nhiều những bài viết thể hiện tính chuyên nghiệp báo chí ngày càng cao.
Theo nguyên tắc và
thông lệ báo chí, Ban biên tập VNTB giữ quyền biên tập về quan điểm, nội dung
đối với bản thảo được gửi đến. Nếu bản thảo cần được biên tập những câu, đoạn
quan trọng, Ban biên tập VNTB sẽ trao đổi trực tiếp và thỏa thuận với tác giả.
Bản thảo của tác
giả gửi cho VNTB theo địa chỉ: vietnamthoibao2014@gmail.com
Bản thảo gửi cho
VNTB thực hiện theo nguyên tắc chỉ gửi một nơi. Nếu không thể sử dụng, Ban biên
tập VNTB sẽ thông báo cho tác giả trong vòng 2 ngày kể từ khi nhận được bản
thảo.
Tác giả gửi bài
nếu dùng bút danh, xin ghi rõ tên thật, địa chỉ email, số điện thoại liên lạc.
Tuy gặp nhiều khó
khăn về tài chính, VNTB cố gắng duy trì cơ chế trả nhuận bút cho tác giả có bài
đăng, bắt đầu từ ngày 20/7/2014. Rất mong các tác giả và cộng tác viên
của VNTB cảm thông với mức nhuận bút ban đầu còn khiêm tốn. Mức nhuận bút theo
bài đăng sẽ có thể được nâng lên tùy vào tính khả quan về tình hình tài chính
của VNTB.
Để thực hiện chuyển
trả nhuận bút, đề nghị khi gửi bài, tác giả và cộng tác viên cần thông báo cho
VNTB một số chi tiết: chủ tài khoản, số tài khoản và ngân hàng có thể chuyển
tiền.
Việc chuyển nhuận
bút sẽ được thực hiện vào tuần đầu hàng tháng.
Ban biên tập VNTB
đề nghị mọi trích đăng lại từ trang VNTB cần thực hiện 2 điều kiện sau: Không
được chỉnh sửa bài/tin đã đăng trên VNTB; ghi rõ nguồn từ VNTB.
3. Hoạt động kết
nạp hội viên mới:
Sau khi thành lập,
IJAVN đã thực hiện công tác hội viên. Có 2 hội viên trong danh sách Đợt 1 đề
nghị được rút ra khỏi hội vì lý do riêng.
Ban lãnh đạo IJAVN
cũng đã duyệt xét thư đề nghị tham gia Hội Đợt 2 của một số người viết báo. Số
hội viên mới được IJAVN chấp thuận là 35 người.
Như vậy, tổng số
hội viên của IJAVN đến thời điểm này là 76 người, trong đó có 11 hội
viên ở hải ngoại, chiếm tỷ lệ 15%. Hội viên trong nước cư trú chủ yếu ở Sài
Gòn, Hà Nội, Đà Lạt, Đà Nẵng, Quảng Nam; hội viên hải ngoại cư trú chủ yếu ở
Hoa Kỳ, Đức, Pháp.
IJAVN chân thành
cám ơn việc tham gia trên và tiếp tục mời gọi những nhà báo và cộng tác viên
báo chí, không phân biệt chính kiến, quốc doanh và phi quốc doanh, trong nước
và ngoài nước… tham gia đóng góp cho sự phát triển của IJAVN, với những điều
kiện giản dị là Hội viên đáp ứng 5 tác phẩm báo chí và đồng thuận với quan điểm
và những nguyên tắc trong Điều lệ của IJAVN.
Tham khảo Điều lệ:
fvpoc.org
Người muốn tham
gia vào IJAVN xin ghi rõ họ tên, bút danh (nếu có), địa chỉ cư trú, email và
điện thoại liên lạc, kèm đường link một số bài báo đã đăng.
Địa chỉ gửi thư
tham gia IJAVN: hoinhabaodoclapvietnam@gmail.com
4. Những hoạt động
khác:
Dự kiến trong
tháng 8/2014, IJAVN sẽ tiến hành:
- Sinh hoạt định
kỳ với hội viên theo quy định, dưới hình thức tọa đàm chuyên đề. Hội viên sinh
hoạt theo khu vực và do các phó chủ tịch phụ trách khu vực chủ động và chịu
trách nhiệm tổ chức sinh hoạt.
- Các khu vực sẽ
tổ chức tọa đàm hoặc hội thảo về một vấn đề xã hội hoặc nghề nghiệp mang tính
cấp thiết. Thành phần mời rộng rãi.
- Do đã có một số
hội viên là nhà báo ở hải ngoại, IJAVN dự kiến vào một thời điểm thích hợp sẽ
chính thức thành lập chi hội của IJAVN tại hải ngoại.
Mọi hỗ trợ tài
chính của cá nhân trong và ngoài nước cho IJAVN được gửi về địa
chỉ:
- Trao trực tiếp
cho Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng, quận
3, TP. HCM.
- Hoặc gửi cho ông
Phạm Chí Dũng, tài khoản:
091 407221 041
(VND)
091 407221 101
(USD)
Ngân hàng HSBC
Vietnam
Xin chân thành cám
ơn và cầu chúc độc giả cùng báo giới Việt Nam niềm tin về Tự do báo chí trong
những tháng năm không xa.
Thay mặt Ban lãnh
đạo Hội Nhà báo độc lập Việt Nam
Phạm Chí Dũng
nguồn: http://www.ijavn.org/2014/07
Facebook bị khóa và cách
giải quyết
VRNs – Sài Gòn
Khoảng từ tháng
6.2014 cho đến nay, một số Fanpage như Việt Tân, Nhật Ký Yêu Nước… và nhiều
Facebook nổi tiếng của các nhà đấu tranh dân chủ như Nguyễn Lân Thắng, Thúy
Nga, Nguyễn Tường Thụy, JB Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Thanh Nghiên… đã bị khóa và
không thể truy cập được.
Đặc điểm chung của
các trang Fanpage và tài khoản Facebook này chính là đưa đến cho cộng đồng mạng
những nguồn thông tin không được đăng tải trên báo chí hay trang mạng của nhà
cầm quyền.
Sau khi không thể
truy cập được tài khoản facebook cũ, cô Thanh Nghiên viết một status trên tài
khoản facebook mới của cô như sau:
“Các bác Rì Pọt Phây sờ búc của em, kể cũng cú. Nhưng em sẽ lấy lại được nhá. Trước mắt dọn đến nhà mới cho vui tí đã. Nói chung, sống chung với độc tài cũng mệt”. Facebooker Ngọc Tuấn Huỳnh tiếp lời: “sống trong chế độ độc tài là một thảm họa…”
“Các bác Rì Pọt Phây sờ búc của em, kể cũng cú. Nhưng em sẽ lấy lại được nhá. Trước mắt dọn đến nhà mới cho vui tí đã. Nói chung, sống chung với độc tài cũng mệt”. Facebooker Ngọc Tuấn Huỳnh tiếp lời: “sống trong chế độ độc tài là một thảm họa…”
Facebooker Sa Hy
nhận xét: “Ngoài biển khơi, giàn khoan Tàu Khựa đang dần rút đi. Trên
Facebook, nhiều tên tuổi bị xoá sổ nên vắng bóng giang hồ… Bởi vì giông bão tự
nhiên hay cơn bão report nhân tạo? Không, đó toàn do sự lãnh đạo tài tình, hô
mưa gọi gió của Đẻng ta đới! ông cha ta có câu: “gieo Gió ắt gặt Bão” – đúng
hem?”.
Facebooker Ly
TriAnh giải thích nguyên nhân xảy ra tình trạng này. Facebooker Ly TriAnh viết:
“Chúng nó tao ra hàng ngàn nick ma quỷ nó kéo cả lũ quỹ vào FB của mình rồi
bấm Report: trang FB này mạo danh, lấy hình avata của nó, hoặc trang này chứa
hình ảnh khiêu dâm v.v… Facebook tạo ra cái đó để ngăn chặn một số Facebook như
vậy nhưng bọn quỷ sống này lợi dụng việc này, đi áp dụng với những người yêu
nước đang dùng FB chuyển tải thông tin. Phía bên công ty FB INC vì họ tạo ra và
để cho máy tự động làm việc nên họ không biết giả thiệt ra sao họ tư động đóng
FB của mình lại.”
“Chúng nó tạo ra
hàng ngàn nick ma quỷ…” mà Facebooker Ly TriAnh nhắc đến
chính là dư luận viên hay “chuyên gia bút chiến”,
hoặc Tuyên truyền viên Internet là các cá nhân, nhóm người được nhà cầm quyền
thuê, hướng dẫn và đào tạo để thực hiện tuyên truyền, tranh luận và hướng dẫn
dư luận về mặt nội dung trên mạng Internet. Facebooker Hoàng Dũng Cdvn nói: “Đang có phong
trào dư luận viên lê máy chém khắp cõi fb, cứ phản động là bị bêu đầu…”.
Facebooker Hoàng
Ngọc Diêu cho biết, vài điểm quan trọng để phục hồi tài khoản Facebook bị khoá
vì lý do nào đó, như sau:
“1) Luôn luôn sử
dụng tên thật như trong hộ chiếu, bằng lái xe hoặc một giấy tờ nào đó do chính
phủ cấp. Ít ra, cho dù dùng nick name cũng nên có một phần tên thật. Địa chỉ
nhà cũng nên sử dụng địa chỉ thật nhưng khoá nó lại ở chế độ “chỉ có mình mới
thấy được”. Chi tiết này cần thiết để Facebook đối chiếu với thông tin mình
cung cấp nhằm phục hồi account.
2) Luôn luôn sử
dụng đúng ngày tháng năm sinh trong hộ chiếu, bằng lái xe hoặc một giấy tờ nào
do chính phủ cấp và thông tin này không cần phải lộ ra công cộng (có thể điều
chỉnh trong phần “about / info” của chính bạn. Nếu cả tên thật và ngày tháng
năm sinh cũng không trùng khớp với thông tin trong giấy tờ do chính phủ cấp,
bạn sẽ khó có thể phục hồi account của mình trong trường hợp Facebook đòi hỏi
bạn cung cấp thông tin cá nhân để họ đối chiếu với thông tin đã có trên trang
Facebook của bạn.
3) Chọn cho mình
ít nhất là 2 (trong tối đa là 5) trusted contacts (những người bạn đã chỉnh và
chọn như là người đáng tin cậy và có thể giúp bạn phục hồi account) và nhờ họ
giúp phục hồi account của mình như chỉ dẫn ở đây: https://www.facebook.com/help/215543298568604
3.1 – Bấm vào
đường dẫn này: https://www.facebook.com/recover/initiate
3.2 – Làm theo
hướng dẫn của trang ấy.
3.3 – Bạn sẽ nhận
được thông tin và một đường dẫn. Đường dẫn ấy sẽ chứa một mã bảo mật mà chỉ có
“trusted contacts” của bạn mới có thể thấy được.
3.4 – Bạn gọi
người bạn mà bạn đã chọn là “trusted contact” để họ lấy mã bảo mật ấy và cho
bạn biết để bạn có thể đăng nhập vào account của bạn.
—————————–
Điều nên tránh:
1) Bấm vào những
đường dẫn mình không biết rõ có cái gì vì đó là hiểm hoạ. Bạn có thể bị dính mã
độc và có thể bị mất account.
2) Tránh những lời
mời đăng nhập để “xem hình” hoặc “vote” hoặc giúp “like” hoặc giúp quảng bá cái
gì đó mà mình không biết. Đặc biệt từ chính những người mình quen thân. Nên gọi
điện thoại cho những người ấy trước khi bấm vào một cái gì đó không bình thường
và có liên quan đến chuyện ĐĂNG NHẬP bằng mật khẩu Facebook.
3) Trên trang wall
của mình, tránh đăng những hình ảnh mang tính khiêu dâm, hoặc liên quan đến ma
tuý, chất nổ, máu me (nói chung là những thứ vi phạm đến “luật chơi” của
Facebook như đã đưa ra ở đây: https://www.facebook.com/communitystandards).
Những kẻ cố tình report account của bạn phải tìm được một cái gì đó được xem là
“vi phạm”, nếu không, Facebook không thể lock account của bạn.”
Cô Angelina Trang
Huynh, thành viên Đảng Việt Tân đã bị khóa facebook hồi cuối tháng 6 vừa qua.
Trong thời gian này, cô đang dồn tâm dồn sức chuẩn bị cho chương trình “Hát cho
Biển Đông và Quyền Con Người” nên cô tạm gác chuyện phục hồi tài khoản facebook
sang một bên. Và ngày 16.07.2014, cô đã lấy lại được tài khoản. Cô Angelina
Trang Huynh cho hay, “mất khoảng 4 – 5 ngày để phục hồi lại tài khoản
facebook cũ.” Cô Angelina Trang Huynh viết status đầu tiên sau khi trở lại với
cộng đồng mạng: “Hello World. Angelina vừa sống lại, cảm giác là lạ. Lâu ngày
vắng mặt, mọi người khỏe chứ? Vừa xong project Hát Cho Biển Đông & Quyền
Con Người, tưởng được nghỉ ngơi chút, nhưng thôi, sẽ bắt tay vào project tới.
Phen này sẽ tới bến với bọn Dư luận viên”. Facebooker Cuc-Hoa Le chúc mừng:
“Chúc mừng chúc mừng sống lại trên FB”. Facebooker Lilly Nguyen vui
mừng: “Ghê gớm… mới sống lại đòi dẹp Dư luận viên loạn rồi háhá”.
Một số nhà đấu
tranh dân chủ đang liên hệ trực tiếp với Công ty Facebook, Inc và các tổ chức
NGOs để báo cáo về tình trạng này. Facebooker Lilly Nguyen thông báo: “Chúng
ta cần phải lên tiếng về vụ này nên LL nhờ các anh chị em vui lòng cung cấp và
cập nhật dùm. Facebook sẽ không biết dư luận viên là gì/ai… nên mình phải cung
cấp họ thông tin và data. Ai bị, bị lúc nào, trong tình trạng nào, FB có nhắn
tin báo không, có chụp screen shot lúc bị không, v.v. Nhờ mọi người giúp dùm.”
Facebooker Hoàng Dũng Cdvn phản hồi: “Tuy nhiên, chưa có gì đảm bảo rằng vấn
nạn vô văn hóa này chấm dứt. Và điều chắc chắn rằng đây không phải là cách bịt
miệng hữu hiệu, nó chỉ chắc chắn rằng chúng ta tiếp tục thể hiện bộ mặt xấu xí
ra thế giới bên ngoài mà thôi”.
Pv.VRNs
nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2014/07/
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment