Rằng hay thì thật là hay…
Trịnh Khả Nguyên
Lời kết (viết trước):
Đọc Kiều lại có thú vị khác. Lần trước, ông TBT Việt Nam sang thăm
Mỹ được chiêu đãi bằng yến tiệc và bằng “Kiều”. Lần này, chủ nhà phải “trả
đũa”, nhưng không, lại để cho Mỹ đọc hai câu Kiều khác:
Rằng trăm năm cũng từ đây,
Của tin gọi một chút nầy làm ghi.
Của tin là của gì? Chắc đó là những điều mà ông Obama nói trực
tiếp, gián tiếp tại Mỹ Đình, nhưng đại đa số nhân dân không thể nghe được vì
không biết tiếng Anh. Rất kính phục cụ Nguyễn Du đã viết những câu rất hay mà
bất kỳ ai, trong hoàn cảnh nào cũng có thể tìm ra, ít nhất, hai câu thích hợp.
Ông Obama đã phát biểu hay, chọn hai câu Kiều hay. Và trong Kiều còn có câu, có
đến hai chữ “ hay”:
Rằng hay thì
thật là hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào…
x
Ông Obama ở thăm Việt Nam, chính xác là hơn 2 ngày. Từ trưa 25.5
ông rời Sài Gòn sang Nhật dự hội nghị G7, có lẽ một số người, lực lượng an
ninh, là cảm thấy khỏe. Nhưng dư âm của chuyến đi thì vẫn còn được bàn tán:
Obama ăn bún chả, uống cà phê đá, bắt tay nhân dân, chụp ảnh selfie với các
fan, gặp gỡ trí thức trẻ, doanh nhân bàn về khởi nghiệp, dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ
khí sát thương. Có người thích bàn bài phát biểu của ông tại Hội trường quốc
gia Mỹ Đình (phần này nhiều vấn đề nhất).
Một chuyến công du gợi lên nhiều đề tài, có việc rất chu đáo, tốn
kém (xe pháo, khách sạn, an ninh) có việc dung dị ( ăn bún chả “tu” bia bằng
chai, mua bánh cốm), có việc mang tính văn hóa (đọc thơ), có việc hứa hẹn một
tương lai tươi sáng (TPP), có việc còn lửng lơ…
Chính quyền đã đón ông với nghi thức dành cho các nguyên thủ quốc
gia, còn chuyện bắn 21 phát đại bác là ngoại lệ. Nhưng dành cho ông Obama thì
lại có một ngoại lệ khác, cho cá ăn. Có lẽ cho (cá) ăn thiết thực hơn nghe (nổ
), đối với một số người, cho thứ gì để ăn liền thì tốt.
Nhân dân cũng đón ông theo cách của dân “Người dân hò reo chào đón
đoàn Tổng thống Obama: Dù theo kế hoạch đến khoảng 10 giờ 30 sáng nay 23-5 mới
diễn ra Lễ đón chính thức. Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Phủ chủ tịch, nhưng
từ khoảng 8 giờ 30, trên các tuyến đường quanh khu vực Phủ chủ tịch, Quảng
trường Ba Đình như đường Độc Lập, Điện Biên Phủ, Nguyễn Thái Học, Chu Văn An…
đã có rất đông người dân chờ đón để được chứng kiến sự kiện này…” (http://nld.com.vn).
- Người dân Thủ đô đứng kín đường chào đón đoàn xe của Tổng thống
Hoa Kỳ” (Kênh 14.VN).
- Hình ảnh Tổng thống Obama “đón tim” người dân Việt Nam (http://vietnamnet.vn/vn)
Tại Sài Gòn, các báo viết:
- Một tấm áp phích dài khoảng 5m, cao 3m vẽ hình ông Obama được
treo trên đường tại quận 1 để đón Tổng thống Mỹ.
- 14 h TP. HCM: Trời mưa rất to, hàng ngàn người dân vẫn kiên trì
đứng đợi trên đường Trường Sơn, dẫn từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm TP, để
chào đón Tổng thống Hoa kỳ.
Dưới cái nắng+nóng hè gay gắt người dân Hà Nội đứng chờ đoàn Tổng
thống Obama 2 tiếng đồng hồ, từ 8.30 đến 10.30. Dưới mưa to, người Sài Gòn đứng
đầy các con đường từ phi trường Tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố cũng để
chào đón ông Obama. Chắc chắn ở nhà thì khỏe hơn, nhưng người ta lại ra đường
đứng chờ, chờ lâu, song chỉ thấy đoàn xe vụt qua trong mấy phút. Việt Nam đã
từng nhiều lần đón rất nhiều nguyên thủ của các nước đến thăm và làm việc,
nhưng chưa có một vị nào được nhân dân tự động chào đón nồng nhiệt như lần này.
Tại sao như thế? Có thể là:
- Do hiếu kỳ. Rất nhiều người lâu nay chỉ thấy hình Tổng thống
Obama và những chiếc xe khủng, nay có dịp ra xem thử như thế nào.
- Do ái mộ. Vì ái mộ người nào, việc gì thì người ta bất chấp trở
ngại, huống hồ là nắng mưa.
Sự hâm mộ đến từ hai phía, thần tượng và fan.Thần tượng,
nói chung, bao giờ cũng đẹp, hấp dẫn, còn các fan thì muốn thể hiện tình cảm
của mình.
Và mới rợi đây, ngày 30.5.2016 tại thành phố Hiroshima, nơi vào
1945 Mỹ ném bom nguyên tử giết 140000 người dân Nhật, nhưng hôm nay họ lại xếp
hàng và háo hức chờ đón Tổng thống Obama http://kenh14. Họ muốn chụp ảnh
chung với ông chủ Nhà Trắng. Họ mang băng “Obama I love you”. Ông Obama thì
bồng một em bé đang khóc giữa một rừng người
- Do muốn mới. Obama gắn liền với câu nói “chúng ta cần thay đổi”
(change, we need). Người dân nước nào cũng mong cho đất nước tiến lên. Trước
đây mấy tháng tại Cuba, người dân cũng đón Obama như Việt Nam đón ông ta vừa
rồi.
“Đổi mới” lâu nay người ta nghe quá nhiều, ai cũng nói “đổi mới”,
nhưng những người nói “đổi mới” lại sợ đổi mới.
Không phải nước Mỹ, mà Châu Âu mới là quê hương của các cuộc cách
mạng, tức đổi mới (chính trị, khoa học, văn hóa…) của thế giới . Nước Mỹ, chỉ
kế thừa, nhưng biết phát huy, cải tiến nên trở lại dẫn đầu.
Trong khi đó, Châu
Âu mang tiếng là “Châu lục già”(old continent), về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng,
mặc dù so với các châu khác, nước khác thì họ văn minh, tiến bộ hơn nhiều lần
cả về công nghệ và tư tưởng. Cho nên, vừa qua tại Pháp có câu khẩu hiệu “Thế
giới mới-tư tưởng mới” ( nouveau monde-nouvelle idees). Thế giới mới trong tư
tưởng cũ thì cũng như “đổi mới chiếc tivi” mà chương trình vẫn cũ. Chủ trương
đi tắt đón đầu để chiếm lĩnh đỉnh cao là không cơ sở. Không có đổi mới kinh tế
nếu không có đổi mới những thứ khác như giáo dục, luật pháp, truyền thông, quản
lý…
Ngay một vấn đề cụ thể như dệt may, báo Lao động ngày 26.5 đã viết “…
Nhưng nhân chuyến thăm giàu cảm xúc và sự ủng hộ TPP của Tổng thống Mỹ Obama,
các chuyên gia cảnh báo rằng nếu ngành dệt may VN không chịu thay đổi thì không
có phép nhiệm màu nào cho ngành hưởng lợi nhiều nhất này”.
Trong bài nói chuyện tại hội trường Mỹ Đình, ông Obama đã kể đến
một số danh nhân lịch sử, văn học, nghệ thuật của Việt Nam từ xa xưa đến hiện
đại: Hai bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Du, Phan Châu Trinh, Văn Cao, Trịnh
Công Sơn… Thực, chúng ta đã biết, không nhiều thì ít, tài danh các vị này,
nhưng có điều một ông khách mà nói về người nhà của mình cho mình nghe. Gần như
chưa có vị nào đến đây nói những điều như vậy, họ chỉ nói hợp tác, hữu nghị.
Về bài thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” được gọi là tuyên ngôn độc
lập số 1 của Việt Nam, đáng lẽ trong các lần tiếp lãnh đạo các nước, nhất là
nước nào có ý đồ xâm chiếm nước ta, thì “ta” phải đọc cho họ nghe. Ở đây, ông
Obama lại đọc giúp ta. Xin cám ơn ông. Ông Obama có nhắc đến triết lý của Phan
Châu Trinh, dù không nói rõ, nhưng ai cũng biết đó là “khai dân trí, chấn dân
khí, hậu dân sinh”. Một tư tưởng không lỗi thời.
Đọc Kiều lại có thú vị khác. Lần trước ông TBT Việt Nam sang thăm
Mỹ được chiêu đãi bằng yến tiệc và bằng “Kiều”. Lần này, ta phải “trả đũa”,
nhưng không, lại để cho Mỹ đọc hai câu Kiều khác:
Rằng trăm năm cũng từ đây,
Của tin gọi một chút này làm ghi.
Của tin là của gì? Chắc đó là những điều mà ông Obama nói trực
tiếp, gián tiếp tại Mỹ Đình, nhưng đại đa số nhân dân không thể nghe được vì
không biết tiếng Anh. Rất kính phục cụ Nguyễn Du đã viết những câu rất hay mà
bất kỳ ai, trong hoàn cảnh nào cũng có thể tìm ra ít nhất hai câu thích hợp.
Ông Obama đã phát biểu hay, chọn hai câu Kiều hay.
Và trong Kiều còn có câu, có
đến hai chữ “ hay”:
Rằng hay thì
thật là hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào…
T.K.N.
Tác giả gửi BVN
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment