Tuyên bố quyền thực thi xã hội dân sự
Mặc
Lâm, biên tập viên RFA
2013-09-23
2013-09-23
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Người dân biểu tình hô
khẩu hiệu chống Trung Quốc trong một cuộc diễu hành ở Hà Nội vào ngày 26 tháng
6 năm 2011. Ảnh minh họa.
AFP photo
Một tuyên bố mạnh mẽ từ
nhân sĩ trí thức cho biết sẽ thành lập diễn đàn mang tên Diễn đàn xã hội dân sự
để lên tiếng phát biểu quan điểm cũng như phản biện công khai trên hệ thống
internet toàn cầu cho thấy một bước ngoặc mới của nhân sĩ trí thức trong cách
ứng phó với sự ngăn cấm của chính quyền trong việc phát triển của xã hội dân sự
từ trước tới nay.
Tính cho tới nay, sau
khi chính quyền công khai kêu gọi người dân đóng góp ý kiến về dự thảo sửa đổi
hiến pháp 1992, có ít nhất bốn nhóm và tổ chức tập trung nhiều thành phần xã
hội như Nhóm nhân sĩ trí thức 72, Tuyên bố của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Cùng
viết Hiến pháp của hai giáo sư Ngô Bảo Châu và Đàm Thanh Sơn và Tuyên Bố Công
dân Tự do kết hợp bởi nhiều thành phần dân chúng.
Trong tất cả các đóng
góp kiến nghị ấy, nổi bật nhất là nhóm trí thức 72 với những chi tiết đề nghị thay
đổi về hiến pháp rất dân chủ và khoa học được giao tận tay cho Ủy ban soạn
thảo. Tuy nhiên đổi lại là những phê phán gay gắt của báo chí truyền thông nhà
nước và sau đó là sự im lặng của toàn hệ thống trước tâm huyết này.
Đấu tranh một cách ôn
hòa ...
Ngày 23 tháng 9 một
tuyên bố khác xuất hiện hầu như trên tất cả các trang mạng nổi tiếng và có
nhiều người truy cập nhất hiện nay. Hơn một trăm nhân sĩ, trí thức trong và
ngoài nước trong đó rất nhiều người đã từng ký tên trước đây trong kiến nghị 72
một lần nữa ký tên vào bản tuyên bố này cho biết sẽ thành lập công khai một
diễn đàn nhằm trao đổi, nhận định, phản biện tất cả những gì có liên quan đến
các vấn đề bức thiết của quốc gia dân tộc mà trước mắt là dự thảo sửa đổi Hiến
pháp 92. Diễn đàn này mang tên Diễn đàn Xã hội Dân sự.
Luật sư Trần Quốc Thuận,
nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có tên trong bản tuyên bố cho biết lý
do ông ký tên:
Tôi ký tên ủng hộ tuyên
bố đó vì nó có một ý nghĩa quan trọng. Trước nhất những người ký tên vào tuyên
bố này không thừa nhận nhiều vấn đề cơ bản trong dự thảo hiến pháp sắp được
thông qua. Dĩ nhiên thông qua thì cũng là chế độ toàn trị chứ không có gì mới
bởi vì hiến pháp về đất đai không thay đổi thì có duyệt lại cũng chỉ là hình
thức chứ không có nội dung gì nên hy vọng chỉ là hão huyền.
Nếu họ suy nghĩ một cách biện chứng tất yếu nó phải như thế thì họ bắt buộc chấp nhận nó để dần dần dân chủ hóa đất nước thì đó là điều tốt nhất.
- Nhà báo Lê Phú Khải
Căn cứ vào điều 69 của
Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Công ước Quốc tế mà Việt
Nam đã ký về những quyền dân sự và chính trị của công dân, bản tuyên bố này
khẳng định xã hội dân sự là một hoạt động đương nhiên được nhìn nhận bởi tất cả
các nước văn minh trên thế giới mà trong đó Việt Nam đã ký tên có nghĩa là cùng
nhìn nhận giá trị phổ quát của hoạt động này.
Bản tuyên bố cũng nhấn
mạnh tới việc yêu cầu Quốc hội phải ngưng việc thông qua hiến pháp sừa đổi vì
trong đó thể chế chính trị toàn trị vẫn được duy trì và vì vậy cần phải kéo dài
thời gian để trí thức đóng góp thêm ý kiến của mình về vấn đề này. Nhìn nhận
khả năng tạm ngưng này luật sư Trần Quốc Thuận cho biết:
Nói kiến nghị này có khả
năng dừng Quốc hội lại việc thông qua bản dự thảo sửa đổi hiến pháp thì
tôi cho rằng cái khả năng dừng lại là hoàn toàn không có bởi vì cái quan trọng
nhất là số người ký tên không cao, hơn nữa tại Việt Nam chưa hình thành một xã
hội dân sự thật sự, chưa hình thành những diễn đàn công khai với báo chí để
đồng tình với nhân dân cho nên cái áp lực đối với những người có thẩm quyền
chưa mạnh. Đúng là cần phải áp lực mạnh hơn để những người cầm quyền phải tự
tỉnh táo nhìn thấy ra. Dấu hiệu tự nhìn thấy này tuy có lóe ra một chút nhưng vẫn
còn mù mờ lắm, vì vậy khả năng dừng lại gần như không có.
Người dân mất đất lên Hà
Nội khiếu kiện đất đai hôm 29/8/2012. Ảnh minh họa. AFP photo
Trong bản tuyên bố cũng
chỉ ra những sai trái lớn lao của hệ thống cầm quyền về hoạt động kinh tế vĩ mô
trong đó những sai lầm dẫn đến đổ vỡ và nguy cơ phá sản của cả nền kinh tế.
Cạnh đó là đường lối chính trị toàn trị, độc đảng đã đưa đất nước tới chỗ mất
dân chủ mặc dù nhà nước vẫn luôn lên tiếng cổ vũ cho nền dân chủ ấy. Bản tuyên
bố cũng phân tích sự ngập ngừng trong vấn đề ngoại giao khiến nguy cơ
mất dần biển đảo của đất nước trước mắt và vì vậy mọi công dân phải lên tiếng
một cách công khai qua diễn đàn trước vấn đề có tính cách cách sống còn của dân
tộc này.
Qua tuyên bố rằng hoạt
động của diễn đàn là nhằm thay đổi thể chế toàn trị sang chế độ dân chủ một
cách ôn hòa, bất bạo động, tuyên bố này cho thấy sự thách thức trực tiếp tới hệ
thống lấy sự toàn trị của đảng cầm quyền là duy nhất và bất khả xâm phạm.
Nhà báo Lê Phú Khải,
nguyên phóng viên của Đài tiếng nói Việt Nam cho biết ý kiến của ông:
Nếu họ suy nghĩ một cách
biện chứng tất yếu nó phải như thế thì họ bắt buộc chấp nhận nó để dần dần dân
chủ hóa đất nước thì đó là điều tốt nhất. Nếu họ không chấp nhận điều đó thì
đương nhiên thông tin trên mạng nó vẫn tiếp tục tồn tại, bởi lẽ thời đại này là
thời đại thông tin không ai có thể cấm đoán được thông tin. Internet bây giờ là
sản phẩm chung của nhân loại tiến bộ rồi. Nếu lãnh đạo thông minh nắm được quy luật
thì họ phải làm theo quy luật.
Tuyên bố này xuất hiện
rất nhiều nhà báo kỳ cựu và điều này có ý nghĩa ra sao được nhà báo Lê Phú Khải
nhận xét:
Theo tôi thì rất đáng
mừng tại vì thực tế tồn tại của đất nước càng ngày nó càng làm cho nhà văn nhà
báo hiểu ra và thấy được con đường dân tộc đi phải là con đường tiến bộ, dân
chủ chứ không còn cách nào khác. Chẳng lẽ ta lại thua các nước Đông nam á chung
quanh chúng ta hay sao?
... nhằm thay đổi chế độ
toàn trị
Giáo sư Nguyễn Đăng
Hưng, một Việt kiều về nước nhiều năm trước làm việc trong các đề án đào tạo
tiến sĩ, thạc sĩ cho sinh viên Việt Nam qua kinh phí viện trợ của Bỉ và các
nước EU cũng có tên trong tuyên bố cho biết ý kiến:
Tôi là một Việt kiều đã
hồi hương chúng tôi ký vì mong mỏi sự thay đổi mạnh mẽ hơn nữa cái cơ chế kinh
tế cũng như chính trị chung tại Việt Nam. Đất nước đang bị kểm hãm rất nhiều,
thiếu dân chủ trong vấn đề chọn lựa nhân sự, thiếu dân chủ trong lúc thực thi
quyền lực cho nên mới kéo tới tình trạng thê thảm hiện nay là tình trạng tham
nhũng mà hội nghị trung ương đều nói rõ là đã bất lực.
Những lời mà chúng tôi
kiến nghị từ xưa tới giờ thì nó gần như không ảnh hưởng gì cả, đặc biệt những
kiến ghị mới đây về thay đổi hiến pháp. Các yêu cầu của nhân sĩ trí thức yêu
nước gần như bị để ngoài tai. Những đề nghị lần thứ ba trong thay đổi hiến pháp
nó có những điểm đi ngược lại theo hướng còn xầu hơn bản hiến pháp cũ cho nên
tôi lo lắng cho cái mệnh hệ của đất nước, lo lắng cho cái thế của Việt Nam
trong vấn đề bảo vệ biển Đông, biển đảo của Việt Nam thì rất mong manh trước
lập trường của chính quyền làm cho tôi rất lo.
Diễn đàn này là lời
khẳng định. Nội dung của nó không phải là một kiến nghị mà là một khẳng định
lập trường của một lớp sĩ phu của thời nay bởi vì nay là lúc kinh tế đang khủng
hoảng trầm trọng, chính trị bế tắc cho nên chúng tôi thấy có trách nhiệm trước
lịch sử trước dân tộc.
Không như những lần
trước sau khi trao kiến nghị và trở về chờ đợi phản hồi từ nhà nước, lần này vì
là một diễn đàn nên sự chờ đợi ấy sẽ không diễn ra như thói quen xin cho từ
trước tới nay. Luật sư Trần Quốc Thuận khẳng định:
Mục đích của nó là tập
hợp nhiều tiếng nói ở nhiều góc độ khác nhau trong và ngoài nước và đặc biệt là
trí thức có kiến thức sâu góp phần tìm ra giải pháp để chuyển đổi một chế độ
toàn trị sang dân chủ một cách hòa bình.
- Luật sư Trần Quốc Thuận
- Luật sư Trần Quốc Thuận
Tôi ký vì thấy mục đích
của diễn đàn nó hay. Mục đích của nó là tập hợp nhiều tiếng nói ở nhiều góc độ
khác nhau trong và ngoài nước và đặc biệt là trí thức có kiến thức sâu góp phần
tìm ra giải pháp để chuyển đổi một chế độ toàn trị sang dân chủ một cách hòa
bình.
Nếu anh không dừng thì
tôi tiếp tục phát biểu trên diễn đàn này chứ không phải khi hiến pháp ra đời
thì cúi đầu chấp hành.
Trong bản tuyên
bố có đoạn viết:“Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan
điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không
công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với
những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan
điểm của nhà cầm quyền”
Tuy ngôn ngữ vẫn ôn hòa
nhưng nội dung cho thấy sự chấp nhận dấn thân nếu nhà nước vẫn giữ quan điểm
rằng bất cứ ai có tư tưởng chống lại sự độc tôn của Đảng đều là phản động. Sự
quyết liệt ngầm trong bản tuyên bố thành lập diễn đàn cho thấy đã đến lúc trí
thức chọn lựa cách đấu tranh khác khi những đóng góp của họ bị nhà nước làm ngơ
trong lúc đất nước đang rất cần sự thay đổi như hiện nay.
Tin, bài liên quan
- Tuyên
bố thành lập Diễn đàn Xã hội Dân sự
- Tuyên
bố thành lập Diễn đàn Xã hội Dân sự
- Sự
tham gia chính trị của dân chúng
- Hà
Nội cho biết đang nỗ lực cải tổ chính trị
- Dân
tộc Bản địa Việt Nam: Một vấn đề cần được nhìn nhận
- Văn
hóa đối thoại và tranh luận
- Văn
hóa đối thoại và tranh luận
- Có
phải ĐCS không có đối thủ?
- Có
phải ĐCS không có đối thủ?
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment