Mỹ thử nghiệm bom bay JDAM-ER cho Australia
Không quân Mỹ vừa hoàn thành thử nghiệm vòng đầu tiên của loại bom bay có cánh
JDAM-ER có thể tấn công ngoài tầm phòng không của đối phương.
(ĐVO) JDAM-ER: Joint Direct Attack Munition-Extended Range - Bom tấn công trực tiếp liên minh tăng tầm.
Công ty Boeing của Mỹ đã hoàn thành vòng thử nghiệm đầu tiên của biến thể bom tấn công chính xác mới nhất, được gọi là JDAM-ER.
JDAM-ER được phát triển cùng với đối tác Australia, kit bom có cánh JDAM-ER đã hoàn thành vòng kiểm tra đầu tiên trong đường hầm gió ở Mỹ và là một bước tiến gần hơn để sản xuất và đưa vào phục vụ trong Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia (RAAF).
Sự ra đời của JDAM
Trong Thế chiến thứ 2, các cuộc tấn công của máy bay ném bom thường xuyên sử dụng cách thả bom theo kiểu ngắm và nhả trực tiếp. Điều trớ trêu là hầu hết số bom được thả xuống đều không phát nổ để phá hủy được những mục tiêu trong tầm ngắm do trong quá trình rơi xuống bom phải chịu nhiều tác động bởi tốc độ và quán tính của máy bay.
Trọng lượng bom và gió ảnh hưởng lớn tới khả năng đánh trúng mục tiêu và không có cách nào để thả bom chính xác, chỉ nhờ sử dụng máy ngắm mục tiêu.
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hai cường quốc Liên Xô và Mỹ đã bắt đầu thay đổi công nghệ dẫn đường cho các loại bom sử dụng công nghệ camera truyền hình, laser, điều khiển vô tuyến và các thiết bị khác...
Tuy nhiên, các công nghệ này vẫn cực kỳ tốn kém chi phí và hay thay đổi. Vì vậy, cho tới cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991, hầu hết những loại bom tham chiến vẫn còn là bom không điều khiển (còn gọi là bom ngu).
Công ty Boeing của Mỹ đã hoàn thành vòng thử nghiệm đầu tiên của biến thể bom tấn công chính xác mới nhất, được gọi là JDAM-ER.
JDAM-ER được phát triển cùng với đối tác Australia, kit bom có cánh JDAM-ER đã hoàn thành vòng kiểm tra đầu tiên trong đường hầm gió ở Mỹ và là một bước tiến gần hơn để sản xuất và đưa vào phục vụ trong Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia (RAAF).
Sự ra đời của JDAM
Trong Thế chiến thứ 2, các cuộc tấn công của máy bay ném bom thường xuyên sử dụng cách thả bom theo kiểu ngắm và nhả trực tiếp. Điều trớ trêu là hầu hết số bom được thả xuống đều không phát nổ để phá hủy được những mục tiêu trong tầm ngắm do trong quá trình rơi xuống bom phải chịu nhiều tác động bởi tốc độ và quán tính của máy bay.
Trọng lượng bom và gió ảnh hưởng lớn tới khả năng đánh trúng mục tiêu và không có cách nào để thả bom chính xác, chỉ nhờ sử dụng máy ngắm mục tiêu.
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hai cường quốc Liên Xô và Mỹ đã bắt đầu thay đổi công nghệ dẫn đường cho các loại bom sử dụng công nghệ camera truyền hình, laser, điều khiển vô tuyến và các thiết bị khác...
Tuy nhiên, các công nghệ này vẫn cực kỳ tốn kém chi phí và hay thay đổi. Vì vậy, cho tới cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991, hầu hết những loại bom tham chiến vẫn còn là bom không điều khiển (còn gọi là bom ngu).
Máy
bay F/A-18 thả bom JDAM.
|
Sau Chiến tranh Vùng Vịnh, các loại vũ khí không đối đất đã bộc lộ một số nhược điểm. Độ chính xác của các loại bom không điều khiển rất kém khi thả từ độ cao trung bình và độ cao lớn. Còn với các loại vũ khí có điều khiển, điều kiện thời tiết xấu cũng gây cản trở làm giảm hiệu quả đáng kể.
Lầu Năm Góc nhận ra, họ cần có một loại vũ khí không - đối - đất/biển để có thể đáp ứng được tất cả những điều kiện trong một cuộc chiến tranh độ chính xác cao.
Trong thập kỷ này, các nhà thầu của Quân đội Mỹ đang làm việc để lấp đầy khoảng trống này. Kết quả là Boeing cho ra đời bom JDAM.
Lầu Năm Góc nhận ra, họ cần có một loại vũ khí không - đối - đất/biển để có thể đáp ứng được tất cả những điều kiện trong một cuộc chiến tranh độ chính xác cao.
Trong thập kỷ này, các nhà thầu của Quân đội Mỹ đang làm việc để lấp đầy khoảng trống này. Kết quả là Boeing cho ra đời bom JDAM.
Về bản chất, JDAM không phải là vũ khí mới nhưng là loại bom câm "thông minh" hơn. JDAM mang những đặc điểm của một loại bom tiêu chuẩn, sử dụng những cánh vây điều khiển và hệ thống định vị GPS để tấn công mục tiêu chính xác với sai số vòng tròn bán kính 13m.
Ngoài ra, giá của bom khá rẻ, khoảng 27.000 USD một đơn vị. Vì vậy, bom JDAM được sản xuất lên tới con số 238.000 quả và được quân đội của 26 nước khác nhau sử dụng.
Tuy nhiên, bom JDAM còn nhược điểm chưa loại bỏ hoàn toàn khả năng chống nhiễu, đặc biệt là nhiễu GPS làm cho nó bị chệch hướng mục tiêu.
Tấn công ngoài tầm phòng không
JDAM-Extended Range (JDAM-ER) của Boeing là biến thể mới nhất, được thiết kế để sử dụng cho loại bom 500 pound (226,79 kg) của Không quân Australia.
Khác biệt giữa JDAM-ER và JDAM tiêu chuẩn là nó có cánh mở rộng và cho phép bay lượn tăng gấp 3 lần tầm bay ban đầu, từ 15 hải lý (28 km) tới 40 hải lý (64,73 km).
Do đó, không đòi hỏi phi công phải hạ thấp máy bay để tìm mục tiêu và có thể thả bom từ độ cao an toàn, ngoài tầm bắn của hầu hết các loại tên lửa phòng không hiện nay.
Ngoài ra, giá của bom khá rẻ, khoảng 27.000 USD một đơn vị. Vì vậy, bom JDAM được sản xuất lên tới con số 238.000 quả và được quân đội của 26 nước khác nhau sử dụng.
Tuy nhiên, bom JDAM còn nhược điểm chưa loại bỏ hoàn toàn khả năng chống nhiễu, đặc biệt là nhiễu GPS làm cho nó bị chệch hướng mục tiêu.
Tấn công ngoài tầm phòng không
JDAM-Extended Range (JDAM-ER) của Boeing là biến thể mới nhất, được thiết kế để sử dụng cho loại bom 500 pound (226,79 kg) của Không quân Australia.
Khác biệt giữa JDAM-ER và JDAM tiêu chuẩn là nó có cánh mở rộng và cho phép bay lượn tăng gấp 3 lần tầm bay ban đầu, từ 15 hải lý (28 km) tới 40 hải lý (64,73 km).
Do đó, không đòi hỏi phi công phải hạ thấp máy bay để tìm mục tiêu và có thể thả bom từ độ cao an toàn, ngoài tầm bắn của hầu hết các loại tên lửa phòng không hiện nay.
Ảnh đồ họa bom có cánh tấn
công ngoài tầm phòng không JDAM-ER.
|
Thiết kế theo kiểu module của JDAM-ER cho phép dễ dàng nâng cấp công nghệ và các tùy chọn như cải tiến cảm biến laser, khả năng miễn dịch với nhiễu GPS và một cảm cảm biến radar khí tượng cũng có thể được
bổ sung vào bên
trong.
"Bằng cách chuyển tiếp công nghệ từ nguyên mẫu sang sản xuất, Quân đội Australia sẽ có thể tiếp tục làm giảm nguy cơ cho các nhân viên của họ trong các hoạt động, cho phép phi công RAAF tham gia tấn công các mục tiêu của họ từ ngoài tầm hệ thống phòng không của đối phương", ông Jason Clarem, trưởng ban trang bị quốc phòng Australia nói.
"Những cải tiến của JDAM-ER sẽ tăng cường khả năng cho RAAF để tấn công được nhiều mục tiêu hơn mà không cần phải thực hiện nhiều phi vụ", ông nói.
Những kit bom JDAM-ER đầu tiên được lên kế hoạch bàn giao cho Không quân Australia vào đầu năm 2015.
"Bằng cách chuyển tiếp công nghệ từ nguyên mẫu sang sản xuất, Quân đội Australia sẽ có thể tiếp tục làm giảm nguy cơ cho các nhân viên của họ trong các hoạt động, cho phép phi công RAAF tham gia tấn công các mục tiêu của họ từ ngoài tầm hệ thống phòng không của đối phương", ông Jason Clarem, trưởng ban trang bị quốc phòng Australia nói.
"Những cải tiến của JDAM-ER sẽ tăng cường khả năng cho RAAF để tấn công được nhiều mục tiêu hơn mà không cần phải thực hiện nhiều phi vụ", ông nói.
Những kit bom JDAM-ER đầu tiên được lên kế hoạch bàn giao cho Không quân Australia vào đầu năm 2015.
Phạm Thái
Nga phát triển biến thể mới của siêu ngư lôi
Shkval
Interfax dẫn lời Giám đốc điều hành Tâp đoàn tên lửa chiến thuật KTRV Boris Obnosov cho hay, hãng này đang phát triển biến thể mớ của 'siêu ngư lôi' VA-111 Shkval.
(ĐVO) Ông
Obnosov từ chối tiết lộ chi tiết thông tin về biến thể mới, nhưng cho biết biến thể Shkval sẽ tăng tầm bắn và tốc độ hành trình.
Hải quân Nga đang sử dụng biến thể ngư lôi Shkval có khả năng tấn công mục tiêu ở cự ly 13km, tốc độ 500km/h. Với biến thể xuất khẩu, Shkval đạt tốc độ 360km/h, tầm bắn 10km.
Có thể nói, Shkval là một loại ngư lôi đáng sợ đối với tàu chiến, tàu ngầm đối phương, một phần nhờ tốc độ nhanh nhất thế giới.
Tuy nhiên, nó cũng tồn tại không ít điểm yếu, như không hiệu quả khi phóng từ tàu ngầm. Độ ồn và nhiễu thủy âm do Shkval tạo ra sẽ làm bộc lộ vị trí tàu ngầm phóng. Ngoài ra, độ sâu trong nước khi phóng chỉ khoảng 30m.
Sở dĩ Shkval đạt được tốc độ cao nhờ ứng dụng công nghệ tạo bọt khí bao phủ toàn bộ quả ngư lôi khi di chuyển làm giảm lực cản nước.
Shkval có khả năng phóng từ tàu ngầm hoặc tàu chiến mặt nước, lắp đầu đạn thuốc nổ thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.
Kể từ khi ra đời tới tận ngày nay, Shkval không hề có đối thủ.
Hải quân Nga đang sử dụng biến thể ngư lôi Shkval có khả năng tấn công mục tiêu ở cự ly 13km, tốc độ 500km/h. Với biến thể xuất khẩu, Shkval đạt tốc độ 360km/h, tầm bắn 10km.
Có thể nói, Shkval là một loại ngư lôi đáng sợ đối với tàu chiến, tàu ngầm đối phương, một phần nhờ tốc độ nhanh nhất thế giới.
Tuy nhiên, nó cũng tồn tại không ít điểm yếu, như không hiệu quả khi phóng từ tàu ngầm. Độ ồn và nhiễu thủy âm do Shkval tạo ra sẽ làm bộc lộ vị trí tàu ngầm phóng. Ngoài ra, độ sâu trong nước khi phóng chỉ khoảng 30m.
Sở dĩ Shkval đạt được tốc độ cao nhờ ứng dụng công nghệ tạo bọt khí bao phủ toàn bộ quả ngư lôi khi di chuyển làm giảm lực cản nước.
Shkval có khả năng phóng từ tàu ngầm hoặc tàu chiến mặt nước, lắp đầu đạn thuốc nổ thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.
Kể từ khi ra đời tới tận ngày nay, Shkval không hề có đối thủ.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment