So sánh Hồng Kông với
các cuộc Đấu Tranh Bất Bạo Động khác
07.10.2014
Những
người biểu tình Hồng Kông cần phải làm gì để có thể giành chiến thắng
Maria J. Stephan/Foreign Policy
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ
Các chứng liệu đáng giá của hơn một thế kỷ cho thấy cuộc cách mạng
"Dù" cần đến giới kinh doanh, sự hóm hỉnh và nhiều kiên nhẫn.
Hôm thứ năm, Joshua Wong 17 tuổi, nhà lãnh đạo sinh viên biểu tình
ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông, đã tweet: "Đừng nghĩ rằng sự việc này sẽ sớm
kết thúc. Về cơ bản đây là cuộc chiến của sự kiên nhẫn và là bài kiểm tra sức
chịu đựng của chúng tôi".
Trong vài tuần qua, những người biểu tình đã
trình diễn một lớp học chuyên đề về đối kháng dân sự, có tổ chức, kỷ luật: hàng
chục ngàn nhà hoạt động tiếp tục tụ tập trên đường phố trung tâm thành phố, đòi
hỏi Giám đốc điều hành Hong Kong Leung Chun-ying phải từ chức và đe dọa chiếm
các tòa nhà chính phủ.
Occupy Central, một liên minh của sinh viên cùng các
nhóm đối lập khác đã kêu gọi phản công hàng loạt, trong khi nhấn mạnh rằng họ
sẽ không lùi bước cho đến khi mục tiêu cuối cùng của mình được thực hiện. Tuy
nhiên, khí thế ấy đã chậm lại, câu hỏi còn lại là: từ đây, chuyện gì sẽ đến ?
Có thể Bắc Kinh hy vọng sẽ phát động (và sẽ chiến thắng) một cuộc
chiến tranh tiêu hao chống lại cuộc nổi dậy dân sự này. Thách thức chính hiện
nay cho phong trào dân chủ Hồng Kông là vẫn duy trì áp lực trong khi phải chịu
đựng được sức ép không thể tránh khỏi, đồng thời phải tìm cách làm xói mòn các
trụ cột ở địa phương được Bắc Kinh hỗ trợ. Phải tìm được sự cân bằng giữa sự
tham dự và đổ vỡ, làm việc với cả bên trong và bên ngoài của các tổ chức chính
trị, pháp lý truyền thống, và phải chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh sẽ kéo dài
nhiều năm.
Tuy nhiên, khi phải đối diện với người khổng lồ Goliath ghê gớm
như nhà nước Trung Quốc, những người đối lập lịch sự, hiểu biết của Hồng Kông
có thực sự hy vọng đãt được bất cứ thành công nào không ?
Erica Chenoweth, tác
giả đồng biên tập cuốn "Why Civil Resistance Works" và tôi đã nhận
thấy rằng các chiến dịch bất bạo động tương tự từ khắp nơi trên thế giới, thách
thức các chế độ đương nhiệm từ 1900-2006 đã thành công được khoảng 53 phần trăm
lượt.
Trong thời gian đó, các chiến dịch có tính bất bạo động nhiều khả năng
thành công hơn so với những chiến dịch có vũ trang và các nền dân chủ đã đến
được trong vòng một thập kỷ sau đó - ngay cả khi các chiến dịch bất bạo động có
bị thất bại. Điều này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tạo dựng và duy trì
không gian dân sự, yếu tố quan yếu để mang lại nền dân chủ.
Trong trường hợp của các sinh viên học sinh Hồng Kông, chiến thắng
có nghĩa là đạt được cuộc phổ thông đầu phiếu và quản trị dân chủ thực sự ở
Hồng Kông. Ngay cả khi tiếp tục duy trì áp lực buộc được viên giám đốc điều
hành này từ chức, phong trào vẫn không đạt được mục tiêu cuối cùng của một
chính thể tự quản tự do để lựa chọn các nhà lãnh đạo cho mình.
Nghiên cứu cho
thấy các chiến dịch bất bạo động trung bình phải mất gần ba năm theo đuổi tiến
trình của mình (so với các chiến dịch vũ trang vốn trung bình cần đến chín
năm). Do đó, xác định của chúng tôi đề cập đến một tầm nhìn lâu dài: Đây không
phải là cuộc đấu tranh để giành được (hoặc thất bại) trong một ngày cuối tuần.
Wong, đã tuyên bố rằng cải cách bầu cử là "cuộc chiến đấu của cả thế
hệ."
Phong trào đạt được một tiến triển ấn tượng. Các nhà dân chủ Hồng
Kông đã thể hiện sự sáng tạo và năng lực tổ chức vượt trội. Mặc dù Hồng Kông
nổi tiếng với tinh thần phản kháng, mức độ tham gia và tự tổ chức trong
"Phong trào Dù" là chưa từng có. Nhiều tháng hành động, nghiên cứu và
tổ chức đã mở đường cho cuộc biểu tình lớn vào ngày Quốc khánh. Các hoạt động
táo bạo của giới trẻ, theo sau là những đáp trả bị phản tác dụng của cảnh sát
đã gây ra số lượng người biểu tình tăng vọt.
Với một loạt các nhà báo địa phương và quốc tế có mặt trong bối
cảnh, với tự do truy cập internet (tối thiểu là ở trong Hồng Kông) và việc sử
dụng ứng dụng tin nhắn "Firechat" tài tình trong nội bộ, phong trào
ủng hộ dân chủ đã giành được một số điểm thắng lợi quan trọng. Phong trào đã
duy trì được kỷ luật bất bạo động chặt chẽ nhất - khiến hành vi chống bạo động
của cảnh sát và tuyên bố của Bắc Kinh rằng những người biểu tình là bọn côn đồ
đều trở thành thái quá, vô giá trị.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều hơn nữa mà phong trào có thể áp dụng
bài học từ chiến lược của những chiến dịch từng thành công với tỷ lệ áp đảo
tương tự.
Kích thước và tính đa dạng của sự tham gia trong các phong trào
đối kháng dân sự có liên quan chặt chẽ đến sự thành công, và phong trào Hồng
Kông cần phải phát triển lớn hơn nữa. Các cuộc biểu tình tại Hồng Kông có đặc
trưng của hàng chục ngàn - thậm chí hàng trăm ngàn - người tham gia, từ nam,
nữ, trẻ, già, Kitô giáo, Đạo giáo, Phật giáo, công nhân và chuyên viên.
Nhưng
việc những người biểu tình này là ai cũng quan trọng như việc có bao nhiêu
người tham dự, và ngay bây giờ, phong trào dân chủ cần thu hút sự hỗ trợ của
các trụ cột quan trọng trong cộng đồng doanh nghiệp vốn đang lưng chừng hoặc
đang hỗ trợ Bắc Kinh. Khi các công dân Philippines thách thức nhóm "tư bản
bè phái" của chế độ Ferdinand Marcos, họ đã hành động với sự giúp đỡ của
cộng đồng doanh nghiệp mạnh mẽ từ khu tài chính Makati, cũng như các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Ukraine từng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì
phong trào Maidan.
Một cuộc tẩy chay của người tiêu dùng nhắm vào các doanh
nghiệp có quan hệ chặt chẽ nhất với Bắc Kinh, kết hợp với việc tạo ra một
"danh sách" các doanh nghiệp ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông, là một
trong những cách để tạo ra đòn bẩy về kinh tế.
Làm được như vậy cũng sẽ cung cấp cho phong trào nhiều chiến thuật
đa dạng hơn: một yếu tố quan trọng cho sự thành công của cuộc đề kháng dân sự.
Đổi mới chiến thuật giúp các phong trào đầy sinh lực, sôi nổi khiến đối thủ của
mình bất ngờ và tạo được áp lực tối đa.
Cho đến nay, phong trào dân chủ Hồng
Kông đa phần dựa vào phương pháp tập trung như tọa kháng và các cuộc biểu tình
đường phố. Đây là những phương pháp khó duy trì và, đặc biệt khi số tham dự
giảm xuống sẽ dễ dàng bị nhắm mục tiêu đàn áp. Một trong những sai lầm chiến
thuật mà sinh viên Trung Quốc thực hiện trong năm 1989, như một số nhà phân
tích gợi ý, là đã chiếm Quảng trường Thiên An Môn quá lâu.
Các thay đổi chiến thuật có giá trị thực tiễn cao. Giới thợ mỏ
đồng ở Chile, những người đóng vai trò quan trọng trong phong trào ủng hộ dân
chủ lật đổ Augusto Pinochet biết khi nào cần tránh đối đầu trực tiếp với lực
lượng an ninh. Thay vì tổ chức những cuộc tấn công vũ bão, giới thợ mỏ và các
nhà lãnh đạo dân chủ khác đã kêu gọi người dân Chile bước chậm rãi trên đường
phố để hiển thị sự chối từ chế độ Pinochet, trong khi khua chiêng trống vào một
thời khắc định trước để tạo nên một dàn hợp xướng thách thức. Các nhà hoạt động
chống tham nhũng Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức để một phần dân số đáng kể cùng tắt ánh
đèn của mình một phút mỗi đêm như một phần của một chiến dịch thành công nhằm
soi chiếu ánh sáng vào nạn tham nhũng trong năm 1997. Các chiến thuật này mang
tính biểu tượng giúp duy trì sự thống nhất và đoàn kết trong khi cũng giúp
chuẩn bị cho các hành động có thể phức tạp (và nguy hiểm) hơn.
Cuối cùng, các phong trào dân chủ cần phải tạo ra các rạn nứt
trong giới tinh hoa chính trị kinh tế của Hồng Kông để đạt được mục tiêu của
mình. Ví dụ như, các cuộc tẩy chay của người tiêu dùng vào doanh nghiệp phân
biệt chủng tộc ở Nam Phi buộc các chủ doanh nghiệp da trắng phải gây áp lực để
chính phủ đàm phán với Đại hội Dân tộc Phi (ANC).
Các tụ điểm khôi hài, trào
phúng thông minh trên đường phố chế giễu những thành viên tham nhũng nhất của
cộng đồng chính phủ và doanh nghiệp là một loại nỗ lực có phương pháp và thành
công như đã được sử dụng bởi các nhóm ủng hộ dân chủ tại Serbia (chống lại
Slobodan Milosevic) và Ukraine (chống lại Viktor Yanukovych). Tổ chức các giải
thưởng cho người tố cáo và các nhà kinh doanh, lãnh đạo công nhân ủng hộ dân
chủ là một phương pháp khác giúp khích lệ sự thay đổi lòng trung thành trong
những trụ cột chống đỡ cho quyền lực của Bắc Kinh ở Hong Kong.
Tất cả điều này phải được tiến hành trong khi vẫn giữ phong trào
tồn tại. Các cuộc đấu tranh phổ biến nhất sẽ là việc đoàn kết chung quanh các
mục tiêu, nhà lãnh đạo và chiến thuật - đặc biệt với một đối thủ tài tình kết
hợp giữa lôi kéo và đàn áp. Có nhiều khả năng sẽ đến một thời điểm mà phong
trào dân chủ Hồng Kông sẽ phải chọn để chấp nhận một nhượng bộ thay vì thắng
lợi hoàn toàn và điều ấy sẽ hữu ích khi tất cả các thành phần quan trọng của
phe đối lập có tiếng nói trong các quyết định.
Khi phong trào Đoàn Kết Ba Lan,
dẫn đầu là Lech Walesa, trở nên mạnh mẽ đến mức họ buộc đối thủ phải đàm phán
theo cách của mình, các cuộc đàm phán thực sự với thành viên chế độ Cộng sản
được phát qua loa phóng thanh để người dân Ba Lan bình thường biết được những
gì đang xảy ra. Hãy tưởng tượng một chiến lược truyền thông như thế này sẽ xảy
ở Hồng Kông.
Phong trào Đoàn Kết Ba Lan cũng là một bài học vì mức độ quản trị
và tự tổ chức xảy ra ngoài tầm kiểm soát của chính phủ cộng sản. Albania ở
Kosovo cũng tương tự, họ tạo ra được một quốc hội song song và các tổ chức quản
lý khác như một cách để mặc nhiên phá vỡ Belgrade trước khi lãnh thổ này giành
được độc lập. Phong trào dân chủ Hồng Kông đã thành công trong việc tổ chức
được một cuộc trưng cầu trên trực tuyến - dù không chính thức - về hệ thống
chính trị trong tương lai. Và tính xã hội dân sự của họ rõ ràng được tổ chức
tốt. Một số kết hợp làm việc bên trong và bên ngoài các tổ chức chính trị và
pháp lý chính thức, thông qua các cấu trúc và tổ chức song song, là một chiến
lược đã có từ thời Gandhi.
Phong trào dân chủ Hồng Kông đã không thiếu các tài năng, các nhà
tư tưởng chiến lược. Phong trào đã chứng minh sự trưởng thành và tài trí. Nhưng
nó phải đối mặt với một đối thủ kiên quyết và có nguồn lực tốt. Vẫn còn chờ
thời gian để nhìn xem đến khi nào và bằng cách nào phong trào đề kháng dân sự
của Hồng Kông sẽ khôn ngoan hơn đối thủ độc tài của mình và giữ cho ngọn lửa
dân chủ được cháy mãi. Nhưng nếu những người che dù vẫn ở đó trong lâu dài, cơ
hội chiến thắng của họ có thể là nhiều hơn ta tưởng.
Nguồn: Foreign Policy
Thông Tin Đức Quốc - http://www.ttdq.de/node/1817
Biểu tình Hong Kong định
hướng cho vận động tranh cử Đài Loan
Sinh viên biểu tình đòi dân chủ thiết lập một tàn cây đầy màu sắc
bằng những chiếc dù bị gẫy tại trung tâm Hồng Kông.
Ralph Jennnings
07.10.2014
ĐÀI BẮC—
Các cuộc biểu tình ồ ạt chống chế độ Trung Quốc ở Hong Kong đang
định hình cho các cuộc vận động tranh cử ở Đài Loan. Đài Loan theo chế độ tự
trị, nhưng nhiều công dân lo ngại Trung Quốc một ngày nào đó sẽ cai trị vì nước
này đang thúc đẩy đòi thống nhất. Sự kiện đó đã gây áp lực lên đảng cầm quyền ở
Đài Loan và đảng đối lập chống Trung Quốc nhiều hơn phải đưa ra những phát biểu
mạnh bạo bênh vực người biểu tình Hong Kong.
Từ Đài Bắc, thông tín viên VOA
Ralph Jennings gửi về bài tường thuật sau đây.
Về quan hệ với Trung Quốc, các cuộc bầu cử địa phương ở Đài Loan
vào tháng 11 sắp tới mang tính cách rất quan trọng. Thắng lợi của Quốc Dân Đảng
sẽ giúp cho đảng cầm quyền giữ được chức tổng thống vào năm 2016 và sẽ là dấu
hiệu cho thấy thêm 4 năm giao tiếp với Trung Quốc, là nước vẫn nhận chủ quyền
và chung cuộc muốn sẽ lấy lại đảo quốc tự trị này.
Ngược lại, nếu như đảng Dân Tiến thắng vào tháng tới và năm 2016
thì các mối liên hệ với Trung Quốc có thể trở nên băng giá.
Chính trong bối cảnh này mà các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong
Kong sẽ có một tác động đối với chính sự ở Đài Loan và bang giao với lục địa
Trung Quốc.
Một số người Đài Loan lo sợ sẽ lọt vào sự cai trị của Bắc Kinh nếu
chính phủ của họ giao tiếp quá mật thiết với Trung Quốc.
Ông Shane Lee, một nhà
khoa học chính trị tại trường Đại học Cơ đốc giáo Chang Jung ở Đài Loan, nói
rằng chính vì lý do đó mà tổng thống Đài Loan bị đặt dưới áp lực phải đưa ra
một phát biểu mạnh bạo chống Trung Quốc vào lúc các cuộc biểu tình ở Hong Kong
bước qua tuần lễ thứ hai.
“Dân chúng ngày nay thường sợ hãi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
chiếm đóng Đài Loan hoặc bằng phương tiện chính trị hoặc bằng phương tiện kinh
tế. Vì thế nếu tổng thống bây giờ tỏ ra quá yếu, tôi nghĩ Trung Quốc sẽ còn quyết
liệt hơn về vấn đề Đài Loan.”
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu nói trong một cuộc phỏng vấn với
đài truyền hình Al Jazeera hồi cuối tháng 9 rằng phổ thống đầu phiếu sẽ có lợi
cho người dân Hong Kong và hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Hội đồng Hoa lục vụ
của chính phủ ông kêu gọi Trung Quốc lắng nghe các yều cầu của dân chúng Hong
Kong và tìm ra một sự đồng thuận.
Đảng đối lập Đài Loan tuần trước đã yêu cầu Trung Quốc tôn trọng
điều họ gọi là lời hứa hẹn cho phép bầu cử dân chủ ở Hong Kong.
Hàng chục ngàn người đã biểu tình ở Hong Kong từ ngày 27 tháng 9
đòi phổ thông đầu phiếu để bầu ra vị hành chánh trưởng quan cho lãnh địa này
vào năm 2017 và các nhà lập pháp vào năm 2020. Tiếp quản trung tâm tài chính từ
tay Vương Quốc Anh vào năm 1997, Trung Quốc muốn có một uỷ ban gồm 1 ngàn 200
người, trong đó có nhiều người trung thành với Bắc Kinh, chọn ra trước các ứng
cử viên.
Trung Quốc đã nhận chủ quyền Đài Loan kể từ sau cuộc nội chiến vào
thập niên 1940, và nhất mực đòi hai bên cuối cùng sẽ tái thống nhất. Sau khi
ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền vào năm 2008, chính phủ của ông đã chấm dứt nhiều
thập niên quan hệ băng giá với Trung Quốc Cộng sản bằng cách ngồi vào bàn họp
và đạt được các hiệp ước kinh tế quan trọng.
Đảng đối lập tán đồng một sự giao
tiếp thận trọng hơn. Khi còn cầm quyền từ năm 2000 cho đến năm 2008, đảng này
đã làm Bắc Kinh phẫn nộ qua việc vận động đòi cho Đài Loan được độc lập một
cách chính thức tách khỏi Trung Quốc.
Hàng chục ngàn người đã biểu tình tại Đài Loan hồi tháng 3 và
tháng 4 khi quốc hội sắp phê chuẩn một hiệp định thương mại về dịch vụ với
Trung Quốc. Người biểu tình cho rằng thoả thuận sẽ đưa hai bên lại gần nhau một
cách nguy hiểm bất chấp những lợi ích có thể có về mặt kinh tế. Sự biểu lộ thù
nghịch đó đã làm trì hoãn việc phê chuẩn một cách vô thời hạn và phủ một bóng
tối lên chính sách giao tiếp với Trung Quốc của Tổng thống Mã Anh Cửu.
Ông Trần Nhất Sinh, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại trường Đại
học Tam Cương ở Đài Loan, nói cả hai đảng đều cảm thấy áp lực lúc này phải có một
lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc.
Giáo sư Trần nói có những lời nói bình thường có thể nhẹ nhàng và
tế nhị hơn, nhưng khi cuộc bầu cử gần kề, thì cả Quốc Dân Đảng lẫn đảng Dân
Tiến đều phải nói với một giọng điệu lớn hơn.
Tháng trước, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố ông tiên
liệu thống nhất với Đài Loan dưới cùng một chế độ mà Bắc Kinh áp dụng cho Hong
Kong. Đài Loan bác bỏ gợi ý đó, nhưng đang nghiên cứu liệu đã đến lúc mở một
cuộc hội kiến lần đầu tiên giữa hai nguyên thủ ở Bắc Kinh vào tháng tới hay
chưa.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment