Tuổi
trẻ ở trên tuyến đầu cho tất cả chúng ta
Hàng ngàn nô
lệ người Việt bị ngược đãi dã man tại Nga .wmv
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Christian
Science Monitor - Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Trong các cuộc biểu tình ở
Hồng Kông, một người 17 tuổi lãnh đạo những người khác để đòi hỏi dân chủ hoàn
toàn từ Trung Quốc. Giống như nhiều nhà hoạt động học sinh sinh viên, anh tìm
bằng chứng về các lý thuyết đã học ở lớp - và sự tin tưởng hoàn toàn về cuộc
sống tốt đẹp hơn trong tương lai.
Những ý kiến nhỏ nhặt chẳng khiến anh bận tâm.
Ở trường đại học, anh không nói nhiều về chính trị. Anh ghét viết những bài
luận văn bàn về cải cách bầu cử. Anh chán nghe các nhà chính trị diễn thuyết.
Nhưng trong hai tuần qua, Joshua Wong 17 tuổi là khuôn mặt, thậm chí là lãnh
đạo, các cuộc biểu tình đòi tự do cho công dân Hồng Kông được chọn ứng cử viên
của họ trong cuộc bầu cử lãnh đạo thành phố sắp tới.
Joshua Wong
|
Từ khi 14 tuổi, lúc anh kêu gọi được hơn
100.000 người phản đối kế hoạch áp đặt chương trình giáo dục thân Trung Quốc
lên các trường học Hồng Kông, Joshua là một trong những học sinh sinh viên nổi
bật trong đám đông. Anh gia nhập với nhóm bạn cùng trang lứa là những người đã
chắp đôi chân cho lý thuyết và tiếng nói cho hành động.
"Thầy cô giáo nào
lại chẳng rất sung sướng khi thấy học trò mình thấu hiểu sự học một cách rất
độc lập, rất cụ thể, và say mê như thế?" Denise Ho, giáo sư trường Đại học Trung Quốc ở
Hồng Kông, đã viết trong lá thư gởi cho học sinh mình về những cuộc biểu tình
đòi dân chủ.
Malala Yousafzai
|
Một nhà hoạt động khác với tinh thần tuổi trẻ
là Malala Yousafzai, blogger người Pakistan đã thách thức Taliban khi lên tiếng
đòi hỏi các em bé gái phải được học hành. Nhờ kêu gọi mọi người trên thế giới
ủng hộ phong trào này, chị đã được đề cử giải Nobel Hòa bình lúc 16 tuổi và
được phát biểu trước Liên Hiệp Quốc. (Chị cũng đã bình phục sau khi bị Taliban
bắn.)
Rồi có Rekkha Kalindi ở Ấn Độ, người vào năm
2007 từ chối bị ép gả chồng vào lúc 13 tuổi vì thích đến trường hơn. Chị trở
thành người vận động đấu tranh chống lại hủ tục cha mẹ bắt con gái phải lấy
chồng từ lúc còn nhỏ.
Những người rất trẻ tuổi này là phần lịch sử
của những nhà hoạt động can đảm mà, như em bé mà sự ngây thơ khiến em nói hoàng
đế ở truồng, chỉ muốn chứng minh trong thực tiễn những điều hay lẽ phải họ đã
học và hiểu trong tâm mình.
Rekkha Kalindi
|
Từ trước đến nay học sinh sinh viên thường ở
trên tuyến đầu của những cuộc biểu tình, họ say mê áp dụng những điều họ đã học
ở trường. Tháng Ba vừa qua các nhà hoạt động sinh viên ở Đài Loan tiến hành
cuộc tọa kháng phản đối một hiệp ước thương mại được thương lượng bí mật với
Trung Quốc, và đã buộc chính quyền đáp ứng yêu cầu của họ về sự minh bạch. Từ
năm 2009 đến nay, trong những cuộc biểu tình từ Iran đến Ukraine, những sinh
viên thông thạo Internet đã dễ dàng đoàn kết lại với nhau để đòi hỏi dân chủ,
một tiếng vang vọng từ những cuộc biểu tình trên đường phố ở Phương Tây vào
thập niên 1960 và ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.
Những cuộc phản kháng công khai chỉ là một
cách cho sinh viên học sinh thử thách sự giáo dục của họ. Tuy nhiên chúng là
tấm gương cho ta thấy những học sinh sinh viên tạo ra những sự kiện thực sự
trên thực địa từ những chân lý họ học ở trên lớp. Những người rất trẻ tìm bằng
chứng về những kiến thức họ mới học được là những người ở trên tuyến đầu cho
tất cả chúng ta.
Nguồn:
Trích dịch từ báo Christian Science Monitor số
ra ngày 2/10/2014. Tựa đề của người dịch.
Bản tiếng Việt:
Hà Nội 60 năm: giải phóng hay tròng vào cổ?
“Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo…” (Tú Xương)
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nghe đến hai tiếng cuối trong “chụm”
từ “Hà nội sáu mươi năm giải phóng”, Tèo giật mình đánh thót một
cái và nhanh như cắt hai tay chụp xuống bụm ngay cái khúc “ruột không thể tách
rời” dưới bụng. Lâu nay chỉ một “Sài Gòn giải phóng” đã dư/thừa rát rồi, nay
còn thêm Hà Nội phỏng... nữa thì, ối giời ôi làm sao chịu thấu... cảnh chữ
nghĩa bị hiếp dâm. Mà không lên tiếng la làng.
Đang dưới ách đô hộ của giặc Tây, có người
Việt còn linh hồn Việt nào nghe đến “Hà Nội giải phóng” mà chẳng “ham”. Lại
càng ham hơn nữa khi được nghe Bác hứa trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội,
1954 "Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để
nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thật sự."
Thế nhưng 60 năm qua, so với cái ách đô hộ của
giặc Tây, ách chuyên chính của giặc Ta nặng hơn gấp tỷ lần.
Thời giặc Tây, tức Hà Nội chưa được “giải
phóng”, dân Hà Nội có báo tư nhân để đọc; có hội này hội kia để tụ tập; có
quyền biểu tình; muốn viết gì thì viết; có tòa án xử công minh; có giường đầy
đủ cho người bệnh nằm; có bác sĩ không cần bì thư đựng “hồ sơ đầu tiên”; trẻ em
đến trường nếu không được học miễn phí thì cũng chẳng phải đóng tiền xây dựng
trường, tiền bồi dưỡng thầy cô; học sinh kém quá mới phải học thêm; thầy ra
thầy trò ra trò trong tư cách, trình độ khả năng; ngời dân, ai có ruộng đất
nhiều hay ít cũng là của mình do mình làm chủ; muốn ở đâu thì ở; nhà chùa không
bị sư quốc doanh trụ trì, thuyết pháp; chủng viện không bị cán bộ vào dạy
đạo... vô thần; gái đẹp Hà Thành không bị nhà nước dùng gài bẫy các vị tu hành;
thời giặc Tây giang sơn biển đảo tổ quốc VN vẫn nguyên vẹn, nơi thờ tự chẳng bị
ai lấy làm nhà kho; trong nề nếp gia phong chẳng con cái nào đi đấu tố mẹ cha, vợ
đấu tố chồng...
Thời giặc Ta đương nhiên là phải trái với thời
giặc Tây. Những “cải cách xã hội” mà cháu ngoan của Bác đã và đang “ra sức thực
hiện” trong 60 năm qua là hầu như hoàn toàn ngược lại với những điều trên đây
khi Hà Nội chưa được giải phóng. (*)
Đảng biết tỏng rằng dân Hà Nội bây giờ đã sáng
mắt nhìn thấy giặc nào đáng oánh hơn giặc nào nên hôm nay đã phải chi ra mấy
trăm tỉ đồng dăng cờ xí, đốt pháo nổ hoa mắt thiên hạ chơi. Trong khi đảng đang
ngửa tay ra ăn mày thế giới tiền xóa đói giảm nghèo, và khối người dân oan đang
đi lêu bêu khắp ba miền đất nước, nổi bật nhất giữa Hà Nội, nơi được trần dân
tiên hóa/ tự sướng là “thủ đô của phẩm giá con người” tối 9/10, đêm vọng “Ngày
Hà Nội 60 năm giải phóng”.
“Thiên hạ xác rồi còn
đốt pháo...”
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment