Monday, October 6, 2014

Sinh viên HK ‘lý tưởng mà không ảo tưởng’


Sinh viên HK ‘lý tưởng mà không ảo tưởng’

Posted by admin on September 29th, 2014

GS Trần Phương Chủ nghĩa Xã hội đã thất bại! Chủ nghĩa Cộng sản là ảo tưởng!




image





Preview by Yahoo


Vũ Hải Anh – Blogger gửi cho BBC từ Hong Kong
29-09-2014
Đó là nội dung tin nhắn voice gửi qua Whatsapp của Stephanie Cheung, sinh viên trường ĐH Baptist (Hong Kong) tường thuật trực tiếp cho tôi tình trạng của cô và các bạn trong cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên ở khu trung tâm thành phố.
Giọng cô bị ngắt quãng bởi những tiếng ho khan. Tôi nghe thấy rất nhiều tiếng ồn, hò hét của đám đông xung quanh cô và cả tiếng diễn giả nói trên loa tiếp tục phát động sinh viên biểu tình.

Stephanie là một trong số hàng ngàn sinh viên trong suốt một tuần qua đã bãi khoá biểu tình ngồi ở khu trung tâm Hong Kong để phản đối đề xuất của Bắc Kinh đề cử người đứng đầu đặc khu hành chính này.
Có thể coi cô sinh viên năm thứ ba trường đại học Baptist này như một đại diện cho một bộ phận thế hệ 9X của Hong Kong: hiểu biết chính trị sâu sắc, nhiệt huyết nhưng tỉnh táo, rành công nghệ và sử dụng thành thạo mạng xã hội như một phương tiện truyền thông chính yếu.

Cô cũng như rất nhiều sinh viên, học sinh khác đã phải vượt qua không ít rào cản để tham gia cuộc biểu tình quy mô này. Nhiều người vấp phải sự phản đối của gia đình, lo sợ cho sự an toàn của họ cũng như cho rằng họ nên chú tâm vào việc học hành thay vì đi tham gia những chuyện bao đồng. 

Nhiều người phải nghỉ học và bỏ thi. Một tuần dầm mưa dãi nắng ở sân trường ĐH Trung Văn Hong Kong và khu trung tâm thành phố khiến sức khoẻ của họ giảm sút.

Tuy nhiên tất cả những yếu tố đó, cùng với áp lực từ lực lượng cảnh sát yêu cầu họ giải tán cũng như thái độ phớt lờ của Trưởng đặc khu hành chính Lương Chấn Anh trước yêu cầu ra mặt đối chất, cũng không làm suy chuyển mức độ nhiệt tình của họ.

Thậm chí nhiều học sinh trung học cũng tỏ ra không thua kém độ nhiệt huyết với các anh chị sinh viên khi tình nguyện bãi khoá một ngày để ra biểu tình ủng hộ các đàn anh đàn chị, vừa ngồi biểu tình vừa vác sách vở ra tranh thủ học bài. Những người ở lại trường học thì cài ruy băng vàng lên áo để biểu hiện thái độ phản đối với đề xuất của chính phủ Trung Quốc.

Nhận thức chính trị sớm

Vì sao học sinh, sinh viên Hong Kong có nhận thức và nhiệt huyết tham gia chính trị sớm như vậy?

Tôi trao đổi với ông Nguyễn Thành Trung, Nghiên cứu sinh Tiến sỹ ngành Khoa học chính trị trường ĐH Baptist (Hong Kong), người đang nghiên cứu về quan hệ Việt-Trung và đã giảng dạy cho nhiều sinh viên Hong Kong.

Ông nói: “Do thể chế chính trị Hong Kong khuyến khích tự do ngôn luận, tự do học thuật, không có rào cản đối với các quan điểm chính trị hay học thuật khác nhau, chính vì vậy sinh viên được tiếp xúc với nhiều quan điểm tự do cấp tiến từ sớm.”

“Các giảng viên đại học hầu hết cũng tốt nghiệp tiến sỹ từ các trường Đại học phương Tây. Ngoài ra, hệ thống truyền thông cũng không bị kiểm duyệt nội dung chính trị từ nhà nước.”

Ông Trung cũng cho rằng các phong trào, hay đảng phái dân chủ cũng có nhiều chương trình thu hút học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó, giới trẻ cũng bị hấp dẫn với mục tiêu, lý tưởng của các phong trào này.

“Có thể nói, môi trường chính trị khá cởi mở và sự phát triển của các hội đoàn dân sự, đảng phái dân chủ, cộng với sức ép ngày càng lớn từ Trung Quốc đại lục đã góp phần làm cho học sinh, sinh viên Hong Kongcó ý thức cao hơn với các thế hệ cha ông trước đó.”
Một đặc điểm nổi bật nữa của thế hệ trẻ Hong Kong là xu hướng cập nhật thường xuyên với mạng xã hội, được coi là kênh thông tin phổ biến và đáng tin cậy nhất của họ. Hong Kong là quốc gia với số lượng báo chí rất lớn so với dân số chưa đến 8 triệu người, tuy nhiên khi tôi hỏi những nhà hoạt động từ U20 đến U40, họ đều nói họ có truy cập thông tin từ những trang tin, diễn đàn riêng chứ không hề dựa vào báo chí chính thống.

Theo ông Michael Cheng, ủy viên ban chấp hành của Đảng Lao Động Hong Kong, người đã có thâm niên hơn 10 năm hoạt động trong các tổ chức xã hội dân sự, Internet và mạng xã hội đã là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy phong trào hoạt động chính trị của học sinh sinh viên.

Thông qua mạng xã hôi, các học sinh sinh viên tìm đến nhau, xây dựng website, sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình… để truyền đạt thông tin cho nhau và thiết lập mạng lưới quan hệ. Nhờ các kênh này, những tổ chức học sinh, sinh viên như Scholarism nhanh chóng thu hút sự tham gia của hàng nghìn sinh viên.

Từ những hoạt động đoàn thể này họ càng trui rèn được khả năng tư duy phản biện cũng như lãnh đạo và tham gia các hoạt động có tổ chức, quy mô bài bản. Cuộc biểu tình phản đối áp dụng chương trình giáo dục công dân và đạo đức vào năm 10/2012, do thiếu niên (lúc đó) 15 tuổi Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) lãnh đạo quy tụ khoảng 100 ngàn nguời tham gia là một ví dụ cụ thể.

Điều đáng ngạc nhiên là ở tuổi được coi là “ăn chưa no, lo chưa tới”, học sinh sinh viên Hong Kong đã chứng tỏ là lực lượng huy động toàn bộ xã hội tham gia biểu tình hiệu quả.

Ông Michael Cheng giải thích: “Không phải cứ phản đối chính phủ là chúng tôi ở cùng một phe hết. Các tổ chức khác nhau lại có mục tiêu và tôn chỉ khác nhau, đôi khi không đồng thuận với nhau. Nếu một tổ chức như Đảng Lao Động đứng ra kêu gọi biểu tình, thành viên các tổ chức khác sẽ cho rằng chúng tôi có mục tiêu riêng không đại diện cho lợi ích của họ.

 Với sinh viên thì khác. Họ còn trẻ, chưa có tính toán tư lợi, chỉ thuần tuý hoạt động vì lý tưởng, vì vậy họ nhận được sự ủng hộ của nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau.”

Mức độ ảnh hưởng của sinh viên Hong Kong đã thực sự được khẳng định trong ngày 28/9 khi thủ lĩnh tổ chức Chiếm lấy khu Trung Tâm, ông Benny Tai, đã phải cấp tập phát động chiến dịch bất tuân dân sự sớm 3 ngày để tiếp nối ngay làn sóng biểu tình của hàng ngàn sinh viên vừa kết thúc, thay vì đợi đến ngày 1/10 như dự định.

Lý tưởng nhưng không ảo tưởng
Tôi hỏi Stephanie và San Ho vào ngày thứ Sáu, ngày cuối của cuộc biểu tình sinh viên, các bạn muốn đạt được điều gì khi được tự bầu cử người đứng đầu Hong Kong?

Câu trả lời không mấy ngạc nhiên của những sinh viên ngành chính trị học là: Tôi muốn công bằng xã hội: ngay cả những người nghèo nhất trong xã hội cũng có thể sử dụng lá phiếu để thay đổi cuộc sống của mình, thay vì để quyết định đó vào tay một số kẻ giàu.
“Thực ra số lượng những sinh viên biểu tình như chúng tôi không phải là quá nhiều. 

Nếu bạn đến cả các trường đại học chứ không chỉ đến khu vực biểu tình, bạn sẽ thấy một bức tranh khác về lần bãi khoá biểu tình này so với những gì báo chí đang mô tả. 

Nhiều sinh viên vẫn đến lớp như thường, công đoàn cũng ra sức vận động biểu tình nhưng không phải ai cũng tham gia. Chúng tôi đã quy tụ được thêm nhiều người, nhưng chúng tôi cần nhiều, rất nhiều hơn thế.” San Ho nói.

Khi tôi hỏi, họ có tin rằng phong trào biểu tình của học sinh sinh viên có thể thay đổi quyết định của Bắc Kinh không, cả Stephanie và San Ho đều lắc đầu.

“Cơ hội là rất mong manh. Tuy nhiên, với chúng tôi, ý nghĩa quan trọng nhất của lần biểu tình này là thay đổi nhận thức của của chính mình và người khác. Bằng việc ra khỏi lớp học, ra khỏi quỹ đạo thói quen hàng ngày, chúng tôi có cơ hội tự nhìn lại mình và tự vấn mình, nên làm gì và hy sinh gì ở bản thân để đấu tranh cho một nền dân chủ thực sự của Hong Kong.”


Việt Nam cũng cần một phong trào đòi tuyệt giao với Bắc Kinh như Đài Loan?

Posted by admin on October 1st, 2014
Dân News
01-10-2014
Sự kiện người dân Hồng Kông xuống đường đòi dân chủ cuối tháng 9-2014 đang là một bước ngoặt của lịch sử thế giới. Đối với các vùng đất lâu nay chịu nhiều áp lực của nền cai trị độc tài cộng sản Trung Quốc như Ma Cau, Tân Cương, Hồng Kông… thì chuyển biến hiện nay quả là cơ hội lớn cho việc đẩy mạnh phong trào đấu tranh dân chủ, dân quyền.
Với các nước như Tây Tạng, Đài Loan, Việt Nam… thì đây cũng là thời cơ quan trọng không kém để bày tỏ thái độ với Bắc Kinh.
Vừa qua, Đài Loan cũng bùng nổ các cuộc xuống đường ủng hộ người dân Hồng Kông. Lo ngại vì cách nhân nhượng và tiếp cận Bắc Kinh của tổng thống Mã Anh Cửu, sinh viên Đài Loan cũng giương cao khẩu hiệu, đòi đảo quốc này phải cắt đứt quan hệ với Trung Quốc. Người Đài Loan quyết liệt đòi chính phủ của mình phải tuyệt giao các đàm phán quan hệ kinh tế, chính trị với Trung Quốc để bảo vệ sự độc lập của mình.
Các bản tin tường thuật cho biết ngày 30-9, sinh viên Đài Loan đã tụ tập bên ngoài một tòa nhà có văn phòng thương mại của Hồng Kông tại Đài Bắc. Họ hô vang khẩu hiệu và giơ biểu ngữ yêu cầu chấm dứt các cuộc đàn áp của cảnh sát với người biểu tình tại Hồng Kông.

Ông Chen Weiting, một nhà hoạt động chính trị ở Đài Loan, cảnh báo việc hoà hoãn và tiếp cận Trung Quốc của chính quyền Đài Loan gần đây chỉ huỷ diệt nền độc lập và dân chủ của đảo quốc này. Nói trước cuộc biểu tình, ông Chen tuyên bố “Chúng ta không thể chấp nhận bất kỳ giao dịch kinh tế hoặc chính trị giữa Đài Loan và Trung Quốc”.

Sự quyết liệt của Hồng Kông và Đài Loan, đang cho thấy Bắc Kinh đang là một thể chế bị căm ghét. Người dân ở nhiều nơi đang muốn tách rời dứt khoát khỏi nền chính trị tàn độc của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Việt Nam dù không phải thuộc địa của Trung Quốc, nhưng lâu nay, với sự nhân nhượng và quỵ luỵ của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khiến hình ảnh của nước Việt, dân tộc Việt không khác gì một quốc gia chư hầu của Bắc Kinh.

Sự nhân nhượng này đã dẫn đến việc mất Ải Nam Quan, mất Thác Bản Giốc, mất hàng trăm cây số đường biên giới, mất Hoàng Sa… Thiệt mạng nhiều dân thường và binh sĩ, ngay cả trong bình. Trong tương lai sẽ còn nhiều hơn nữa.

Ngay lúc này, các chính sách thoả hiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trước Bắc Kinh cũng đang làm cho tài nguyên quốc gia kiệt quệ. Trung Quốc đang ngày đêm đào bới lấy bauxite, lấy gỗ.. Hàng loạt các công trình hạ tầng quan trọng tầm quốc gia như thuỷ điện, cầu cống, xa lộ… đang bị các nhà thầu Trung Quốc huỷ hoại bằng phẩm chất tồi tệ.

Nền chính trị rập khuôn Bắc Kinh cũng đang đưa Việt Nam vào đáy sâu tăm tối của cai trị, áp bức, không có nhân quyền, Đảnh Cộng sản Việt Nam cũng đưa dân tộc vào chỗ cùng mạt khi đi theo con đường của Trung Quốc chỉ đạo.

Vậy, liệu ngay lúc này, người Việt có cần một phong trào đòi chính quyền Việt Nam chọn một con đường chính trị khác, tuyệt giao với Trung Quốc để thoát khỏi tình trạng chư hầu nhục nhã này? Người Việt có cần một phong trào kêu gọi chính quyền thay đổi đường lối chính trị độc lập với Bắc Kinh để chắp cánh cho dân tộc?




No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link