Monday, October 6, 2014

Fw: BIEU TINH CUA SV HONGKONG Đoàn kết thì sống..Chia rẽ sẽ chết.


 GREAT VICTORY BY HỒNG KÔNG YOUNG PEOPLE WHO WANTS TO LIVE FREEEE !!!
(please watch the picture attached !!!)       


On Sunday, October 5, 2014 10:56 PM, PHONG TRAN <> wrote:
 
Những giờ phút cuối cùng quyết định tương lai Hồng Kông trước khi mặt trời mọc
vào lúc 6 giờ 16 phút sáng thứ hai, ngày 06/10/2014.

Thấy gì qua cuộc biểu tình của sinh viên HongKong?



image





Preview by Yahoo



alt

Hàng chục ngàn người Hồng Kông vẫn tiếp tục biểu tình đòi bầu cử thực sự tự do và đòi đặc khu trưởng Hồng Kông, ông Lương Chấn Anh từ chức.
Ông Lương Chấn Anh ra tối hậu thư cho người biểu tình phải rời các công sở và để lưu thông đường phố trong khu thương mại vào sáng ngày thứ hai 06/10, nếu không sẽ không loại trừ sử dụng vũ lực.

Khả năng leo thang của cuộc đối mặt là có thể.

Hôm qua, nhiều người bịt mặt với cờ Trung Quốc hay trang phục Hồng vệ binh, được cho thuộc Hội tam hoàng, một tổ chức mafia Trung Quốc, với sự chuẩn bị kỹ càng, đã tấn công những người biểu tình ôn hoà. Chưa có cuộc biểu tình nào được thế giới ngưỡng mộ như cuộc biểu tình này vì ôn hoà, vì tính kỷ luật và vì ý thức không đập phá, không gây rối, không đốt xe, nhưng dọn sạch sẽ những nơi nó đi qua.

Tổ chức Hội tam hoàn là tổ chức buôn bán thuốc phiện, ma cô mãi dâm, cờ bạc và tống tiền bên Trung Quốc, nhưng rửa tiền qua đầu tư tài chính và bất động sản ở Hồng Kông.

Những người biểu tình lên án cảnh sát đã không ngăn cản những kẻ khiêu khích, tấn công họ, phá lều của họ, thậm chí xâm phạm tình dục ở nơi được coi là an ninh bậc nhất thế giới là Hồng Kông. Năm phóng viên cũng bị tấn công.
Tổ chức Ân xá quốc tế tố cáo cảnh sát Hồng Kông làm ngơ trước sự tấn công của đám người bịt mặt đầy hận thù vào người biểu tình với phần lớn là học sinh, sinh viên ôn hoà không có gì tự vệ.
Anh Albert Ho nói "cảnh sát biểu lộ sự khoan dung với những thành viên Hội tam hoàng. Chính quyền muốn giải tán biểu tình. Họ không tự làm, họ để cho kẻ khác làm thay họ".

"Cảnh sát đã dùng bình xịt hơi cay và lựu đạn khói đối với học sinh biểu tình ôn hoà, nhưng lại chẳng làm gì đối với những người sử dụng bạo lực tấn công chúng tôi," ông Lau Tung-kok nói trên loa, với sự vỗ tay của mọi người.

Cảnh sát trưởng Hồng Kông, ông Lai Tung-kwok, bác bỏ lời buộc tội này. Ông nói "Hồng Kông là một xã hội có pháp luật. Không ai muốn nhìn thấy những gì đã xảy ra ngày hôm qua. Cảnh sát sẽ tiếp tục làm những gì đã làm trong tuần qua, cụ thể là thực thi pháp luật một cách kiên nhẫn."

Để phản đối bọn côn đồ cùng chính quyền và cảnh sát, những người biểu tình tổ chức một cuộc "diễu hành chống bạo lực".

Chính quyền và cảnh sát Hồng Kông sẽ làm gì để thoát khỏi tình trạng hiện tại, sẽ là tín hiệu của khu tự trị này và của Bắc Kinh trong vấn đề khoan dung cho bất đồng quan điểm chính trị và tự do ngôn luận trong nhiều năm tới.

"Một quốc gia, hai chế độ" là mô hình mà Đặng Tiểu Bình đưa ra cho Hồng Kông sau khi được Anh quốc trả lại cho Trung Quốc năm 1997, sau hơn 150 năm thuê, hứa hẹn đảm bảo cho người dân quyền tự do ngôn luận và bầu cử phổ thông đầu phiếu, đã phải đối mặt với cuộc thử nghiệm lớn nhất qua cuộc biểu tình này. Phản ứng của chính phủ đối với cuộc biểu tình, chắc hẳn đã được đo lường sau cuộc đàn áp Thiên An Môn vào năm 1989 khiến hàng trăm người chết và định hình các chính sách của Trung Quốc trong vòng 25 năm tới.

Hiện tại, tình hình đã thu hút được sự chú ý của quốc tế, từ các nhà lãnh đạo thế giới. Đặc biệt, bà Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay đã kêu gọi cho tự do ngôn luận tại Hồng Kông để đảm bảo cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Trung Quốc và Đức sắp diễn ra tại Berlin. 

Về phía mình, Bắc Kinh thông qua một loạt các bài xã luận từ các cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, cho rằng các cuộc biểu tình là "bất hợp pháp và không hợp lý." Họ cũng đã tái khẳng định ủng hộ đối với ông Lương Chấn Anh và cho biết sẽ không xem xét lại quyết định tháng 8 vừa qua về việc ứng cử viên cho cuộc bầu cử ở Hồng Kông chỉ là người được họ đưa ra, một hình thức "đảng cử dân bầu".

Bắc Kinh lo sợ cơn gió dân chủ lan vào lục địa, nên thắt chặt kiểm duyệt các mạng xã hội. Hàng chục nhà hoạt động dân chủ ủng hộ cuộc biểu tình đã bị bắt, theo tin từ các tổ chức bảo vệ Nhân quyền.
Nghệ sĩ Bắc Kinh nổi tiếng Wang Zang với những bài thơ về cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989 và những thách thức của ông trước chính quyền, cũng bị bắt.
Du Minh
alt
alt
alt
alt


Các Xả Hội Dân Sự VN: Hồng Kông, bạn không cô đơn

 04.10.2014
VRNs (04.10.2014) – Hongkong –  Chiều hôm nay, 04.10, các nhà hoạt động xã hội Việt Nam đã căng những chiếc dù nhiều màu để diễn tả lòng kính trọng và ý hướng đồng hành với sinh viên đang biểu tình tại Hongkong.

Các tổ chức tham gia cắm dù ủng hộ là Hội Anh Em Dân Chủ, Truyền Thông Chúa Cứu Thế (VRNs), No-U Sài Gòn, Con Đường Việt Nam Sài Gòn, Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận, Hội Bầu Bí Tương Thân Sài Gòn, No-U FC, Hội bảo vệ quyền tự do tôn giáo, Hội Ái Hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam, Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền và Việt Tân.

Những chiếc dù được dựng ở lối đi, nhiều biểu tình viên, thân nhân và cư dân vùng đã đến xem, chụp hình.
141004009141004008141004007141004003141004004141004005141004006141004010
Ảnh Facebook

Thông báo khẩn cấp của hội học sinh Hồng Kông đến chính phủ

 05.10.2014
VRNs (05.10.2014) – HongKong - Hội học sinh Hồng Kông (HKFS) bắt đầu phong trào bãi khóa vào ngày 22/9. Đến 26/9 đã giành được Quảng trường Công dân; và trong sự tự phát của nhân dân, ngày 28/9 đã trở thành phong trào chiếm lĩnh. Mặc dù một số người gọi đó là “Cuộc cách mạng màu sắc”, nhưng chúng tôi xin nhấn mạnh lại một lần nữa, mục đích của phong trào này đơn thuần chỉ là đòi giành quyền dân chủ ở Hồng Kông, phản đối hình thức phổ thông đầu phiếu nguỵ xưng. Chúng tôi hy vọng người dân Hồng Kông có quyền bình đẳng và được thực hiện phổ thông đầu phiếu thật sự, dân chủ thật sự.
Sinh viên học sinh HongKong đêm 04.10.2014
Sinh viên học sinh HongKong đêm 04.10.2014
Chúng tôi luôn nhấn mạnh vấn đề của Hồng Kông và các giải pháp, vấn đề chính trị và cách giải quyết. Với tiền đề này, chúng tôi rất coi trọng việc có thể đối thoại với người phụ trách cải cách chế độ của Hồng Kông như bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga.
Cả quá trình vận động từ đầu đến giờ, chúng tôi luôn tìm không gian đối thoại với chính phủ, đồng thời rất coi trọng khả năng đối thoại và thành quả của nó. Chúng tôi đã ba lần bốn lượt nêu lên mong muốn được đối thoại, ví dụ như trong quá trình bãi khóa, chúng tôi liên tục mong được đối thoại cùng ông Lương Chấn Anh.
Khi mà tưởng như chúng tôi đã có thể đối thoại, chính phủ lại dung túng cho các thành phần bạo lực tổ chức làm loạn tình hình; hành động này đã ảnh hưởng rất lớn đến hòa bình và sự tin tưởng lẫn nhau trong vấn đề đối thoại. Chúng tôi rất phẫn nộ với hành động đó, chúng tôi không còn cách nào khác đành để chuyện đối thoại sang một bên. Chỉ đến khi chính phủ làm rõ các vấn đề liên quan thì chúng ta mới có cơ hội khởi động lại cuộc đối thoại.

Với rất nhiều bằng chứng về việc cảnh sát không toàn lực chấp pháp và rất nhiều nghi vấn khác, chính phủ phải làm rõ những vấn đề sau:

1. Chính phủ đã hứa sẽ làm rõ sự việc, điều tra việc tắc trách của cảnh sát và việc đã bao che cho phần tử xấu.

2. Do ông Lương Chấn Anh đã nhiều lần bỏ qua ý kiến của người dân, lấy cảnh sát ra làm lá chắn cho mình để dùng bạo lực trấn áp những người biểu tình hòa bình, nên chúng tôi chỉ chấp nhận cùng nhóm 3 người của bà Lâm Trịnh Nguyệt Anh đối thoại về cải cách hành chính, chúng tôi sẽ không đối thoại với ông Lương Chấn Anh.

Chỉ cần chính phủ có thiện chí giải quyết những vấn đề trên, học sinh luôn sẵn sàng đối thoại với chính phủ.

Hội sinh viên Hồng Kông
Ngày 04 tháng 10 năm 2014



alt
Kỹ thuật mới (mà các chính quyền độc tài lo sợ) HÃY CHIA SẺ, chuẩn bị cho ngày mai.

FireChat: Ứng dụng chuyển tin nóng bỏng tại Hồng Kông

Cuối tháng 9 năm 2014, sinh viên học sinh Hồng Kông tràn xuống đường để phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh áp đặt luật lệ bầu cử năm 2017, không cho người dân tự chọn các ứng viên họ muốn mà chỉ được bỏ phiếu cho các ứng viên đã được Bắc Kinh cho phép.

Có hai sự kiện nổi bật trong các cuộc xuống đường này hình ảnh các cây dù chống cảnh sát xịt hơi ngạt và hơi cay và chữ “FireChat”, một ứng dụng tin nhắn nhanh không cần internet.

Khi cuộc biểu tình diễn ra, chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt mọi thông tin liên hệ đến biểu tình trên mạng xã hội Weibo. Rồi sau đó chặn luôn dịch vụ chia sẻ hình Instagram. Với thông tin, hình ảnh bị chặn như thế, giới sinh viên e ngại rằng sớm muộn Trung Quốc và giới chức trách Hồng Kông sẽ có thể tắt luôn internet và hệ thống điện thoại di động. Nhưng rồi họ tìm được một đồng minh về thông tin là ứng dụng FireChat chạy trên smartphone.

Tuy trên thị trường có rất nhiều loại ứng dụng tin nhắn nhanh, điểm đặc thù của FireChat so với các ứng dụng chat khác là không cần internet, cũng không cần sóng điện thoại luôn. Do đó nếu giới chức trách có tắt Internet hay cúp hệ thống điện thoại thì đoàn người biểu tình vẫn có thể thông tin với nhau qua FireChat.

Để hiểu tại sao FireChat không cần đến internet hay sóng điện thoại, chúng ta cần biết là hầu hết các smartphone hiện nay ngoài bộ phận phát sóng, còn có các bộ phận liên lạc khác là Bluetooth và Wi-Fi. FireChat sử dụng Bluetooth và Wi-Fi để thông tin trực tiếp đến các smartphone ở gần đó nếu các smartphone đó cũng có cài đặt FireChat. Khoảng cách hoạt động của FireChat vào khoảng từ 40 đến 70 thước (tức 131 đến 220 feet). Trong khoảng cách đó thông tin được chuyền đi từ một smartphone qua các smartphone lân cận. Rồi các smartphone kia lại chuyển tiếp thông tin đi qua các smartphone gần đó. Rồi cứ thế mà tiếp tay lan truyền đi. Trong đám đông càng có nhiều người dùng smartphone có FireChat thì thông tin sẽ lan rộng ra. Với cách hoạt động như thế, nỗ lực dập tắt thông tin của nhà cầm quyền bị vô hiệu hóa.
Mô hình liên lạc như trên có tên gọi là “mesh network” – mạng mắt lưới vì nó chằng chịt như một mắt lưới.
FireChat đã được dùng trước đây tại I-rắc và Đài Loan nhưng mãi đến cuộc biểu tình của sinh viên học sinh đòi dân chủ tại Hồng Kông FireChat mới tạo được chú ý và chắc chắn nó sẽ là một trong nhiều công cụ hoạt động của giới dân chủ khắp nơi.
Nguyễn Văn Đài
 

Lá Thư Từ Đức Quốc, Merkel Nói Trong Lễ Kỷ Niệm Ngày Thống Nhất Đức 03.10.2014: Nếu Dân Đức Không Can Đảm, Bức Tường Sẽ Không Sụp!

Lê Ngọc Châu

Lễ kỷ niệm Ngày Thống Nhất nước Đức đã đánh dấu sự tưởng nhớ đến cuộc cách mạng ôn hòa ở Đông Đức cũ và sự sụp đổ của bức tường Berlin 25 năm trước đây !.

Mauerfall, Merkel CDU 

Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh tại buổi lễ ở Hannover:

"Không có sự can đảm của các công dân, không đưa đến Sự Thống Nhất! Chúng ta đừng bao giờ quên điều này!", thủ tướng Đức cảnh báo trong bối cảnh của bức tường Berlin (ghi chú thêm: người Việt thường gọi là Bức tường ô nhục Bá Linh).

Bà Merkel cảm nhận "niềm vui sâu sắc" về điều đó. Bà ta nói: "thực tế là công dân có thể Kỷ Niệm ngày Đức thống nhất". Tại buổi lễ long trọng ở thủ phủ của tiểu bang Niedersachsen, trong số quan khách tham dự có Tổng thống Liên bang Joachim Gauck. Merkel cho biết rằng bà ta tin tưởng rằng trong những năm gần đây ở Đông Đức đã có "tiến bộ lớn". Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm. Ví dụ, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao.

"Đầy quyết tâm và đồng thời hoàn toàn ôn hoà !"

("Voller Entschlossenheit und zugleich durch und durch friedlich")

Tại buổi lễ, Thống đốc Niedersachsen và là Chủ Tịch Thượng Viện (Bundesrat) Stephan Weil (SPD) nhớ lại cuộc cách mạng ôn hòa diễn ra tại DDR (tức cộng sản Đông Đức) trước đây. Ông nói khi đề cập đến các cuộc biểu tình hàng loạt chống lại nhà cầm quyền cộng sản DDR trước khi bức tường bị sụp đổ ngày 09 tháng 11 năm 1989: Những người dân ở Đông Đức đã có "đầy quyết tâm và đồng thời triệt để ôn hòa", đầu tiên đòi hỏi thi hành Tự Do và rồi sau đó đã đạt được chiến thắng!

Đặc trách của chính phủ liên bang về phía Đông (DDR cũ), Iris Gleicke (SPD), đã gọi cuộc Cách Mạng Hòa Bình là một trong những "khoảnh khắc tuyệt vời và hạnh phúc nhất trong lịch sử nước Đức". Chủ tịch Đảng Xanh, Simone Peter và Cem Oezdemir giải thích rằng ngày Đức thống nhất đặc biệt thuộc về "những người dũng cảm, những người đã lên tiếng trước đây một phần tư thế kỷ - chống lại một hệ thống đã tước đi các quyền Dân Chủ cơ bản và Tự Do" của họ!
blank 
Bức Tường Bá Linh, chụp hồi tháng 10-1990. Dòng chữ trên tường: “Cảm ơn Gorbachev!” (Photo: Boris Babanov / Борис Бабанов - RIA Novosti/Wikipedia)

Đài Tưởng Niệm thống nhất để nhớ "nền văn hóa của chúng ta "

Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Đức, Thomas de Maizière (CDU) lấy làm tiếc là hiện nay không có Tượng đài Thống nhất ở Đức. Đáng tiếc là vẫn còn chưa có thể đạt được kết quả hầu tạo dựng được một đài tưởng niệm để "nhớ đến dân số (Bevoelkerung) của thời xưa", ông de Maizière cho biết như vậy qua báo "Welt am Sonntag". Ông tin rằng Đài tưởng niệm Thống Nhất sẽ tốt, làm nhớ đến "văn hóa của chúng ta (ý nói của Đức)".

Trong khi đó theo một cuộc khảo sát, đa số người Đức thì nhìn thấy là vẫn còn sự cách biệt giữa Đông và Tây. Theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến có tính cách tiêu biểu của Viện nghiên cứu Emnid cho báo "Bild am Sonntag" có 56 phần trăm người Đức, không tin rằng cụm từ "Wir sind ein Volk" (xin dịch: Chúng ta là một Dân Tộc) bây giờ trở thành sự thật! Ở phương Tây (Tây Đức), có 55 phần trăm và ở phía Đông (cs DDR cũ) thì có 60 phần trăm đánh giá như thế. Không đồng ý trên toàn quốc là 43 phần trăm.

Thăm dò ý kiến: Có nhiều sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam hơn là giữa Đông và Tây.

Ngược lại, giới trẻ Đức theo cuộc khảo sát nhận thấy nhiều điểm tương đồng giữa Đông và Tây Đức hơn là sự khác biệt. Theo kết quả khảo sát của viện nghiên cứu Forsa cho báo "Spiegel online" được công bố thì có 57 phần trăm người Đức, đặc biệt giới trẻ dưới tuổi 30, cho biết có sự đồng nhất. Gần một phần ba (32 phần trăm) thì nói là có sự chia rẽ. Hơn một nửa số người được hỏi (52%) cho rằng có nhiều sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam nước Đức hơn là giữa Đông (cs DDR cũ) và Tây (Tây Đức).

Để kết thúc bài phóng dịch nhanh, tóm lược này, người viết ghi lại lời phát biểu của Nữ Thủ tướng Đức, Ts Merkel đã nói vào ngày hôm nay, 03.10.2014 trong buổi Lễ Kỷ Niệm 25 Năm Đức Thống Nhất tại Hannover để chúng ta cùng suy ngẫm:

"Nếu không có sự can đảm của người dân, bức tường sẽ không sụp!".

"Không có sự can đảm của các công dân, không đưa đến Sự Thống Nhất !. Chúng ta đừng bao giờ quên điều này !"

* © Lê Ngọc Châu_Nam Đức, 03.10.2014

(Phóng dịch, theo Focus Online¬_ Thứ sáu 2014/03/10, 16h37)






Hồng Kông chỉ là phần đầu của một dây cháy chậm.

altKhi Đặng Tiểu Bình và giới cầm quyền Trung Quốc đón nhận Hồng Kông (HK) về với đất nước này, hiển nhiên họ có tính đến những mặt lợi và hại của việc đó.

Theo hiệp ước mà triều đình Mãn Thanh ký với chính quyền VQLH Anh vào năm 1898, HK được trả về cho TQ vào năm 1997. Tuy nhiên, nếu không muốn tiếp nhận, chính quyền TQ có thể không đàm phán lại với Anh về việc này và mặc kệ cho Anh làm gì thì làm với khu vực này, kể cả để mặc cho nó tồn tại như một thể chế hoàn toàn độc lập.

Tất nhiên, đó chỉ là một khả năng lý thuyết. Trên thực tế, HK đối với TQ là một miếng mồi quá béo bở đến mức không thể nào bỏ qua. Ngay từ khi nó vẫn thuộc Anh, nhà cầm quyền TQ đã thu được những nguồn lợi đáng kể từ việc giao thương với thế giới bên ngoài qua cửa ngõ này. (Ngay cả chính quyền Việt Nam, trong khi chưa biết gì đến khái niệm thị trường, cũng đã có một “thương vụ quán” ở HK để kiếm lợi qua những vụ “đánh quả” ở đó.) Tập đoàn Đặng Tiểu Bình thừa hiểu rằng HK sẽ tiếp tục đem lại cho họ những nguồn lợi đáng kể, có thể không chiếm tỉ trọng đến hàng chục phần trăm trong GDP của TQ, nhưng rất quan trọng đối với quyền lợi của giới cầm quyền.

Mặt khác, việc tiếp nhận HK trở lại chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đối với chế độ độc đảng ở TQ. Nước này chỉ có thể được lợi từ HK, nếu nó tiếp tục là trung tâm thương mại và tài chính lớn của thế giới. Nhưng muốn như vậy, chính quyền TQ buộc phải để nó tồn tại theo một quy chế riêng, khác xa so với “đại lục”. Nói đơn giản là chính quyền Bắc Kinh không thể can thiệp thô bạo vào hoạt động thương mại và đời sống chính trị ở đây. HK phải được tồn tại trong chế độ đa đảng, và người dân phải có những quyền tự do giống như ở các nước tư bản, cho dù trong đàm phán, phía Anh có nêu ra những yêu cầu đó hay không. (Nếu những điều kiện đó không đem lại lợi ích nào cho giới cầm quyền Bắc Kinh thì họ không bao giờ thực hiện.) Chính vì lẽ đó, Đặng Tiểu Bình đã phải chấp nhận thực tế “nhất quốc lưỡng chế”.

Đương nhiên, Đặng phải nghĩ đến các đối sách để không cho chế độ ở HK lan sang “đại lục” hoặc dần dần vô hiệu hóa hoặc làm giảm vai trò của HK. Để thực hiện ý đồ thứ hai, ông ta cho xây dựng đặc khu Thâm Quyến để thay thế dần HK. Còn để ngăn chặn các ảnh hưởng của chế độ HK đối với đại lục, chắc là chính quyền chưa thể có một hệ thống các biện pháp đáng tin cậy ngay từ đầu, nhưng họ hy vọng với truyền thống đầy mưu ma chước quỷ, họ sẽ tìm ra cách thích hợp để “cải hóa” HK theo ý họ.

Chiêu bài “nhất quốc lưỡng chế” cũng được họ dùng để ve vãn Đài Bắc, với hy vọng đến lúc nào đó chính quyền Đài Bắc sẽ chấp thuận “về” với TQ đại lục.

Tuy nhiên, những người tin vào tính quy luật của tiến trình lịch sử thì cho rằng: Dù chính quyền Trung Nam Hải có ma mãnh bao nhiêu đi nữa, họ cũng chỉ có thể làm chậm, chứ không thể nào chặn đứng được làn sóng dân chủ hóa tràn tới đại lục từ HK. Chế độ “khác” (dân chủ đa đảng) ở nước khác có thể ít tác động được tới tâm trí người dân TQ, nhưng cái chế độ khác này, một khi tồn tại ngay trong lòng nhà nước Trung Hoa thì là chuyện khác. Cũng là người dân TQ, cùng sống trong một quốc gia do đảng CSTQ cai quản, mà nhóm người này được hưởng tự do dưới chế độ dân chủ đa đảng, nhóm người khác lại không được hưởng những thứ đó. Người dân TQ sẽ so sánh, sẽ nhận ra rằng cái đảng đang nắm yết hầu của họ thực ra vẫn chấp nhận được chế độ khác, miễn là nó đem lại quyền lợi. Như vậy, việc cai quản họ bằng bàn tay sắt chẳng qua cũng chỉ vì vấn đề quyền lợi của các cá nhân trong tập đoàn cầm quyền mà thôi. Họ sẽ tự hỏi: Phải chăng họ là loại người thấp kém hơn dân HK? Và câu hỏi đó sẽ thôi thúc những người có ý thức làm người, lan truyền trong cộng đồng, tạo ra những xung lực cho cuộc đấu tranh vì quyền sống, quyền được làm người. Đặc biệt, những đợt sóng đấu tranh vì quyền dân chủ của dân HK sẽ đem đến cho dân TQ đại lục những bài học quý giá. Tôi nghĩ, chỉ riêng câu nói được truyền tụng trong những ngày này ở HK: “Họ không thể giết hết chúng ta!” cũng đã lay động hàng triệu con tim dân TQ đại lục (và Việt Nam), đem lại niềm tin cho những người khát khao tự do, dân chủ.

Trong những ngày sắp tới, phong trào dân chủ ở HK có thể gặp phải những khó khăn đáng kể. Nhưng, trong bối cảnh thế giới hiện nay, chúng ta tin rằng sự nghiệp của những người đòi dân chủ ở HK sẽ thắng lợi trong tương lai gần, và sẽ là khởi đầu cho một phong trào mạnh mẽ ở cả những nơi khác nữa.

Hồng Kông giống như khúc đầu của một dây cháy chậm đã được châm lửa nối tới một quả bộc lôi.

NGUYỄN TRẦN SÂM

Sharon Bernstein
Trần Ngọc Cư dịch từ news.yahoo.com
Khổng Tử xa xưa dạy học (minh họa)
(Reuters) – Trong vòng một tuần lễ, một đại học lớn thứ hai của Mỹ tuyên bố sẽ cắt quan hệ với Viện Khổng Tử được Chính phủ Trung Quốc tài trợ, một cơ sở mà các nhà phê bình gọi là cánh tay tuyên truyền đội lốt văn hóa và giáo dục ngôn ngữ.

Đại học Pennsylvania State vào hôm thứ Tư thông báo sẽ chấm dứt mối quan hệ 5 năm với Viện Khổng Tử vào cuối năm nay, nêu ra những bất đồng quan điểm với cơ quan chính phủ của Trung Quốc hiện kiểm soát và tài trợ các viện này.

“Nhiều mục tiêu của chúng tôi không đi đôi với các mục tiêu của Văn phòng Hội đổng Trung văn Quốc tế, được mệnh danh là Hán ban, một cơ quan của chính phủ Trung Quốc tài trợ các Viện Khổng Tử khắp thế giới,” Susan Welch, Khoa trưởng Văn khoa tại Đại học Pennsylvania State, đã tuyên bố bằng email như thế.

Ngày 25 tháng Chín, Đại học Chicago cũng cắt quan hệ với Viện Khổng Tử, đồng thời cho biết rằng một quan chức cao cấp của Cơ quan Hán ban đã tuyên bố với một tờ báo Trung văn rằng cơ quan này sẽ thắng thế trong các cuộc đàm phán đang diễn ra với đại học này.

Cả hai đại học nói trên đều không đưa ra chi tiết của các cuộc đàm phán, hay nội hàm của những vấn đề tranh chấp.

Tuy nhiên, các giáo sư tại Đại học Chicago cũng như Đại học Pennsylvania State đều than phiền rằng các viện Khổng Tử này quá gắn bó với Chính phủ Trung Quốc vốn coi chúng là các công cụ tuyên truyền thuộc “quyền lực mềm” có bổn phận rao giảng ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc cho càng nhiều sinh viên trên thế giới càng tốt.

Những động thái này diễn ra trong lúc các cuộc biểu tình đang có lớn mạnh tại Hồng Kông, nơi các nhà hoạt động dân chủ đang chiếm các khu rộng lớn trong thành phố. Hồng Kông là một trục thương mại quốc tế đã nằm dưới sự kiểm soát của lục địa từ năm 1997, khi Trung Quốc lấy lại quyền cai trị trên cựu thuộc địa của Anh.

Hoa Kỳ có gần 500 viện Khổng Tử cung cấp ngân quĩ và đưa ra các chương trình [giảng dạy văn hóa và ngôn ngữ Trung Hoa] cho các đại học và các hệ thống trường công tại Mỹ. Ngoài ra, còn có thêm hàng trăm viện Khổng Tử khác trên toàn thế giới.

Các giáo sư và các nhà phê bình nói rằng họ lo sợ về chế độ kiểm duyệt và tự kiểm duyệt liên quan đến các đề tài nhạy cảm như chế độ cai trị của Trung Quốc tại Tây Tạng và cuộc thảm sát sinh viên vận động dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, năm 1989.

Tại Canada tuần này, một số ủy viên trong Sở Giáo dục Thành phố Toronto cho biết rằng họ sẽ đưa ra đề nghị hủy bỏ việc triển khai một viện Khổng Tử đã được lên kế hoạch tại đây.

(Sharon Bernstein tường trình và Richard Chang biên tập)

S. B.



Hiện tượng lạ: Dân liên tiếp bịt miệng Ban Tuyên giáo

Phạm Nhật Bình Sat, 10/04/2014 - 10:00
altChỉ trong vòng 1 tháng, nhân dân đã 2 lần đẩy Ban Tuyên giáo vào thế "tưng bừng khai trương - âm thầm đóng cửa". Lần đầu là cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Lần kế tiếp là cuốn phim không người xem về Tướng Giáp. Lý cớ đến từ đâu?
Phim cực ế!
Hiển nhiên mỗi sự việc có nhiều nguyên nhân. Để bài không quá dài, người viết xin viết về vụ triển lãm trước. Ngày 8/9/2014 Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội khai mạc một cuộc triển lãm mang tên "Cải cách ruộng đất 1946-1957" mà nhà cầm quyền coi là một thành quả lớn lao đem lại ruộng đất cho dân nghèo. Hẳn nhiên cho vàng ông giám đốc viện bảo tàng cũng chẳng dám đưa ra chủ đề nhạy cảm này. Chắc chắn đây phải là chỉ thị của lãnh đạo đảng qua Ban Tuyên giáo Trung ương.
Theo dự trù thì cuộc triển lãm sẽ kéo dài đến hết tháng 12/2014 nhưng vừa khai trương lập tức đã có bão táp "long trời lở mạng" chỉ ra những thiếu sót quá lớn và những vật liệu được "bảo tàng lịch sử", nhưng lại hoàn toàn được tạo dựng gần đây. Thế là cuộc triển lãm 4 ngày đã đột ngột "tạm đóng cửa" và không hề mở lại, với lý do "mất điện", “thiếu ánh sáng”.
Có thể nói vụ triển lãm CCRĐ phải đóng cửa sau 4 ngày đã đánh dấu một bước ngoặt mới về vai trò của Ban Tuyên Giáo nói riêng và guồng máy tuyên truyền của nhà nước nói chung. Có lẽ cần nhắc lại Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - hậu thân của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương - là một cơ quan được đảng giao phó những nhiệm vụ đầy tham vọng. Nó nắm mọi đường lối chính trị, xã hội trong lĩnh vực tuyên truyền để nhào nắn tư tưởng con người theo một khuôn mẫu đúc sẵn. Nhưng kể từ ngày mạng Internet lan đến Việt Nam thì tham vọng này đang ngày càng trở nên vô vọng. Vô vọng đến độ Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phải công khai cằn nhằn: "Tại sao nhà nước có đến hơn một ngàn cơ quan truyền thông đủ loại mà không thể chiếm lĩnh được trận địa thông tin”?

Ít nhất có 4 câu trả lời cho Tổng Bí Thư Trọng sau đây.

Có quá nhiều nguồn dữ kiện mới xuất hiện

Ngày nay, chính Ban Tuyên giáo cũng phải nhìn nhận họ không còn khả năng độc quyền thông tin nữa. Nhà cầm quyền có thể cấm nhà xuất bản, cấm báo giấy, kiểm soát chương trình phát thanh phát hình, nhưng KHÔNG thể ngăn chận tin tức trên mạng Internet. Dù lực lượng CAM (công an mạng) đông đến cỡ nào và dùng cách nào để bưng bít thì cho đến nay đều có cách để vượt qua.

 Vô số các chuyên gia vi tính trên thế giới rất thích giúp người khác, đặc biệt dân chúng tại các nước độc tài, cách vượt qua các tường lửa và không để lại "dấu chân". Nhờ đó, cư dân mạng đã khá thảnh thơi tìm đến các nguồn dữ kiện và chính họ cũng chuyển tải các dữ kiện mới lên mạng để chia sẻ với mọi người. Thời kỳ mà Tuyên giáo đảng có thể xem trí óc người dân như tro bùn, tha hồ vo tròn bóp méo suy nghĩ của con người, đã chấm dứt.

Chỉ riêng về trận cuồng dịch Cải Cách Ruộng Đất ở Miền Bắc, đã có những cuốn sách tập trung dữ kiện được phổ biến rộng rãi bằng dạng điện tử (softcopy) như "Đèn Cù" của Trần Đĩnh, “Thời Của Thánh Thần” của Hoàng Minh Tường, “Chuyện Làng Thời Ấy” của Võ Văn Trực, “Dạ Tiệc Quỉ” của Võ Thị Hảo, “Nước Mắt Một Thời” của Nguyễn Đăng Khoa,...

Những ai đã đọc các tác phẩm trên đều không còn nghi ngờ gì về các tội ác và tội phạm trong CCRĐ. Ai là thủ phạm của những cái chết tức tưởi như bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long và hàng trăm ngàn người dân vô tội khác đã quá rõ. Cả dân tộc đang thắp những nén nhang đau xót cho hàng trăm ngàn nạn nhân CCRĐ. Qua bao nhiêu năm tháng nỗi đau khổ chưa bao giờ nguôi thì cuộc triển lãm lại xát muối vào những vết thương khi phải nhìn lại hình ảnh những kẻ vừa kích động, vừa cho phép giết hàng ngàn sinh mạng rồi đứng chấm nước mắt cho máy chụp hình.

Sự hèn kém của toàn bộ giới lãnh đạo Đảng lúc đó còn được ông Nguyễn Văn Trấn ghi lại trong cuốn “Viết cho mẹ và quốc hội”. Ông thuật lại: Có lần anh chị em Nam Bộ biểu tôi đến gặp ông già Tôn mà hỏi, 'tại sao ổng để cho cải cách ruộng đất giết người như vậy?' Bác Tôn đang ngồi, nghe tôi hỏi liền đứng dậy bước ra khỏi ghế, vừa đi vừa nói: “Đ… mẹ, tao cũng sợ nó, mày biểu tao còn dám nói cái gì?”. Câu trả lời của người mang danh phó chủ tịch nước đã cực tả nỗi kinh hoàng không chỉ trong nhân dân mà còn là nỗi sợ hãi của mọi tầng lớp cán bộ đương thời!

Ban Tuyên giáo không thể dán nhãn các tác giả nêu trên là thế lực thù địch hay thành phần phản động được. Họ đều là những người đã sống và trưởng thành trong chế độ. Hầu hết đã đóng góp trọn tuổi thanh xuân đời mình cho đảng và chế độ CSVN. Vì thế Ban Tuyên giáo không cãi lại nổi.

Còn quá nhiều nhân chứng
Ban Tuyên giáo vừa đưa ra các vật dụng sơ sài để ca ngợi công đức của Đảng qua việc thực hiện chiến dịch CCRĐ, thì lập tức các nhân chứng và con cháu của các nạn nhân liền cung cấp một khối dữ liệu khổng lồ, vượt xa khả năng của Ban Tuyên giáo, để cho thấy CCRĐ là một trận cuồng dịch đẫm máu theo lệnh Bắc Kinh. Sau đây chỉ là một vài trong vô số các lời chứng:

Nhà văn Trần Mạnh Hảo tại Sài Gòn kể lại: "Tôi không muốn nói lại cuộc cải cách ruộng đất, bởi vì vết thương của gia đình tôi, bố mẹ tôi. Bố tôi bị bắt, mẹ tôi phải nuôi ba đứa con, tôi phải đi bắt rận thuê để lấy gạo nấu cháo cho mẹ ăn và các em ăn, tức là rất là thảm." Và ở một đoạn khác, "Những gia đình bị bắn ở trong làng tôi cũng không bao giờ là địa chủ. Họ đã bắn, đã giết oan hàng mấy, hàng chục vạn người, thế thì làm sao mà có thể nói là một cuộc cải cách tốt đẹp được."

Tác giả Hoàng Văn Hùng trong bài “Ba tôi và cải cách ruộng đất” kể lại: “Con không thể hiểu được cảm giác của một anh nông dân nghèo khi được tuyên truyền bằng khẩu hiệu 'độc lập dân tộc' và 'người cày có ruộng' đâu. Bảo đi là đi, bảo phá là phá, bảo giết là giết. Cái không khí đó được bê nguyên xi vào Cải cách ruộng đất, lại được làm đậm thêm nhờ cái lợi ích 'có ruộng' ngay trước mắt.”  Và ở một đoạn khác, “Xã ta có ông Đinh Cẩn giàu nhất, thì cũng chỉ sáu mẫu ruộng với dăm con trâu. Những nhà khác như ông nội con thì nhiều, cũng coi là xã giàu. Lập tức họ đòi quy cho bằng được 7% địa chủ. Ông nội con thoát chết có lẽ vì đã từng vào Liên Việt, hoặc do ông trẻ của con lúc đó làm 'Cốt cán' thôi.”

Đang có quá nhiều cặp mắt nhân dân
Ngay cả trong số những vật dụng nghèo nàn được đem ra triển lãm, sự gian dối, dàn dựng và giấu diếm của Ban Tuyên giáo đã bị hàng triệu cặp mắt nhân dân theo dõi và nhận ra gần như lập tức. Một thí dụ, Blogger Lê Dũng là người vạch ra đầu tiên trên mạng sự “chế biến” bất cần sự hiểu biết của người đến xem trong các bức hình triển lãm. Trong bức thứ nhất cảnh hai vợ chồng và ba con ngồi ăn cơm:

- Nồi gang, nồi nhôm thời 1958 Miền Bắc chưa có
- Đũa nhựa và thìa phíp trắng chưa có.
- Trẻ em béo tốt như trẻ em tây
- Bần nông lấy đâu ra quần kaki ấy
- Nhà làm gì có sàn gỗ
Và bức ảnh thứ nhì được ghi chú là : "gia đình ông X… ly tán đi làm thuê cho địa chủ, giờ cải cách xong thì đoàn tụ..." mang đầy những chi tiết "lạ":
- Cô gái trong ảnh quá xinh, xinh hơn cả Chị Quỳnh từng đóng vai cô Nết.
- Cái bàn thờ gỗ quý chạm trổ cỡ lớn to đùng ở gian giữa có khám thờ như nhà quan.
- Ăn cơm với bát tô mà không phải bát tàu. Bát tô tận thời bao cấp sau 78 mới có dùng bán phở thôi.
- Bần cố nông làm gì có nồi đồng, có chiếu trải ra hè ăn cơm?
- Bần cố nông mà mặc áo hai túi có nắp?
Kết luận của Blogger Lê Dũng được nhiều người tán thành: “Tóm lại tay nào sắp đặt cái ảnh này là dân vớ vẩn, không có tí kiến thức gì về lịch sử, am hiểu về đồ vật.”

Dân nay đã có phòng triển lãm riêng
Khổ hơn nữa cho Ban Tuyên giáo. Thời nay, người dân có một phòng triển lãm lớn gấp ngàn lần bất kỳ phòng triển lãm nào của Ban Tuyên giáo. Đó là Phòng Triển Lãm Internet, mở cửa suốt 24/24 và tồn tại vĩnh viễn. Tại phòng triển lãm này, người dân Việt đang đưa lên ngày một nhiều các dữ kiện lịch sử khó có thể chối cãi. Người dân còn muốn thách thức Ban Tuyên giáo đảng hãy thực hiện tiếp các phòng triển lãm về bất kỳ chủ đề gì, để dân cư mạng lại có cơ hội thu thập thêm các dữ kiện còn bàng bạc trong quần chúng. Liệu Ban Tuyên giáo có dám triển lãm 10 tấm bản đồ đi kèm với Hiệp Định Biên Giới trên bộ ký từ năm 1999 không? Hoặc Ban Tuyên giáo có dám triển lãm những văn kiện thề hứa với Trung Cộng tại Hội nghị Thành Đô năm 1990 không? Và hàng ngàn sự kiện lớn nhỏ khác nữa.
******
Một điều đã trở thành khá phổ quát trong mấy chục năm qua. Các chế độc tài khi bước vào giai đoạn cuối của sự thống trị thường có một điểm chung khá khó giải thích. Đó là bộ phận chỉ đạo tuyên truyền đều bắt đầu rối loạn trong suy nghĩ và hành động, thậm chí còn tích cực chọc cho quần chúng liên tục đổ thêm sự giận dữ lên lãnh đạo.
Với tình trạng đầy phấn khởi cho sức mạnh nhân dân nêu trên, nhiều nhà dân chủ đã nghĩ đến việc cùng ký thỉnh nguyện thư "nài nỉ" Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục xử dụng các ông Đinh Thế Huynh, Nguyễn Bắc Son, và nhất là ông Nguyễn Thế Kỷ, trong Ban Tuyên giáo Trung ương càng lâu càng quí, đặc biệt cho nhiệm kỳ mới sau Đại Hội Đảng XII.
Thông Tin Đức Quốc http://www.ttdq.de/node/1809


Tập Cận Bình nhức đầu vì Hồng Kông

Ngô Nhân Dụng

Khi cuộc biểu tình của sinh viên lên cao nhất, Tập Cận Bình ngay lập tức đã nhắn bảo Lương Chấn Anh (Leung Chun-Ying): Không được bắn. Nhật báo Wall Street đã loan báo và nhắc lại tin này nhiều lần, chắc là chuyện có thật.

 Ðể tránh cảnh đổ máu bất ngờ, ông hành chánh trưởng quan Hồng Kông đã ra lệnh cảnh sát rút lui, chỉ để ít người giữ trật tự, không đeo vũ khí.

Tại sao chủ tịch nhà nước Trung Cộng phải ban lệnh cho thuộc hạ nhanh như vậy?

 Vì cả thế giới đang nhìn về Hồng Kông. Từ hàng thế kỷ nay, Hồng Kông vẫn là một mảnh đất đầy gián điệp quốc tế. 

Chỉ cần một nước thù nghịch nào đó cho điệp viên thả mấy trái “lựu đạn không cay” làm chết mấy người thì, dù chuyện gì xẩy ra Bắc Kinh cũng phải gánh những hậu quả sẽ khó lường.

Trước hết, Bắc Kinh có cải chính tới đâu, dư luận cũng tin rằng quyết định tàn sát từ Trung Nam

Hải phát ra. Những người lãnh đạo Trung Cộng đã từng cho xe tăng giết chết sinh viên và công nhân tại Thiên An Môn, ngay trước mắt cả thế giới; họ đâu ngần ngại giết những thanh niên Hồng Kông mà guồng máy tuyên truyền của họ đang bôi nhọ và lăng mạ suốt hai tuần rồi? Từ năm 1989 tới nay, người dân trong nước Trung Hoa cũng như người ngoại quốc không còn ai tin lời nói của Bắc Kinh nữa. Nếu các sinh viên, học sinh ở Hồng Kông bị giết, thế giới loài người càng ghê tởm chế độ Ðảng Cộng Sản Trung Quốc hơn nữa. Guồng máy tuyên truyền và ngoại giao chạy hết xăng cũng còn lâu mới gột rửa được tiếng xấu đó. Cho nên, đội cảnh sát đặc biệt chuyên dẹp biểu tình của Trung Cộng, đang đồn trú ở tỉnh Quảng Ðông, gần biên giới, không được dùng tới

Mối lo đầu tiên của Trung Nam Hải, nơi các lãnh tụ cộng sản cao nhất cư ngụ, là phản ứng dây chuyền lan vào trong lục địa. Thanh niên Hoa lục đang theo dõi các diễn biến ở Hồng Kông và có thể noi gương các sinh viên, học sinh ở đó. Họ có thể nổi cơn phẫn nộ nếu thấy đảng Cộng Sản tàn sát người biểu tình, gợi lại cho họ nhớ các nạn nhân bị giết ở Thiên An Môn trước đây 25 năm. Biết như vậy nên trong hơn 10 ngày qua, Bắc Kinh đã ra lệnh tăng cường kiểm duyệt các mạng lưới xã hội trong lục địa, bất cứ thông điệp nào viết những chữ “cấm kỵ” như “sinh viên biểu tình” hoặc “cảnh sát Hồng Kông” đều bị đục bỏ. Nhiều bạn trẻ đã tìm ra cách né tránh lưỡi kéo kiểm duyệt. Có người chỉ đưa lên facebook hình ảnh đám sinh viên Hồng Kông đang ngủ đêm trong chỗ biểu tình, ghi một nhận xét: Mặt đất sạch đấy nhỉ!

Ai coi cũng thương cảm các bạn trẻ của họ tranh đấu gian nan và phải liên tưởng đến tình trạng ô nhiễm trong lục địa. Một mạng khác đưa lên bức hình ông Tập Cận Bình, với một chiếc dù che trên đầu. Cách Mạng Dù là tên gọi của phong trào phản kháng tại Hồng Kông. Guồng máy kiểm duyệt của đảng phải mất mấy ngày mới nghĩ ra, đem đục hai thông điệp đó.

Giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc vẫn nêu Hồng Kông ra làm mẫu để dụ dỗ dân chúng Ðài Loan. Với quy tắc “nhất quốc lưỡng chế” (một quốc gia, hai thể chế chính trị) được hứa hẹn sẽ thi hành trong 50 năm, kể từ năm 1997 khi Hồng Kông trở về với Trung Quốc, Ðảng Cộng Sản hy vọng dân Ðài Loan sẽ tin vào lời hứa đó, có ngày chấp nhận gia nhập nước Trung Hoa thay vì cứ đứng riêng độc lập. Từ 16 năm nay Bắc Kinh vẫn muốn dùng Hồng Kông như một bằng chứng cho thấy họ có thể cai trị một hệ thống kinh tế, tài chánh hoàn toàn tư bản, mà không cần can thiệp như lối cộng sản. Nếu Bắc Kinh nuốt lời hứa, dân Hồng Kông bị tàn sát, thì phong trào đòi độc lập ở Ðài Loan sẽ lên mạnh không thể dập tắt được. Ðó là một cơn ác mộng của Trung Nam Hải.

Nhưng các phản ứng chính trị không nguy hiểm bằng hậu quả kinh tế. Tập Cận Bình không muốn một biến cố vô tình sẽ giết “con gà đẻ rừng vàng” của chế độ. Trước khi lên ngôi, họ Tập chịu trách nhiệm với Bộ Chính Trị về hồ sơ Hồng Kông; cho nên chắc ông ta biết rõ vai trò kinh tế, tài chánh của cựu thuộc địa này.

Hồng Kông vẫn là cây cầu nối lục địa Trung Hoa với thế giới bên ngoài, từ hàng thế kỷ nay, và sau khi chính thức nhập vào Trung Quốc, vẫn giữ vai trò đó. Vào năm 1997, tổng sản lượng nội địa của Hồng Kông lớn bằng 16% GDP của Trung Quốc, năm nay chỉ còn là 3%, vì cuộc lục địa tăng trưởng nhanh. Nhưng vai trò trung gian tài chánh của Hồng Kông không xuống mà còn lên cao hơn.

Các công ty Trung Quốc, kể cả các doanh nghiệp nhà nước, gây vốn nhờ thị trường Hồng Kông. Từ năm 2012 đến nay, họ đã thu về 43 tỷ Mỹ kim tiền vốn nhờ bán cổ phiếu lần đầu (IPO) trên Thị trường Hằng Thịnh (Hang seng), Hương Cảng. Trong cùng thời gian đó, các thị trường trong lục địa chỉ giúp gây vốn được 25 tỷ. Bắc Kinh đang dự trù đưa ra một chương trình cho người ngoại quốc mua cổ phần các xí nghiệp trong nước qua thị trường Hồng Kông; và ngược lại người Trung Hoa trong lục địa được mua cổ phần các công ty ngoại quốc, cũng trên thị trường Hồng Kông. Ngoài tiền vốn, các công ty Trung Quốc cũng vay nợ qua một thị trường gọi là “trái phiếu tỉm sắm” (dim sum bond market) ở Hồng Kông, vay người nước ngoài các món nợ tính bằng tiền Trung Quốc.

Hồng Kông hiện là nơi cung cấp hai phần ba số đầu tư ngoại quốc vào Trung Quốc, mà vào năm 2005 chỉ mới chiếm 30%. Các công ty nước ngoài cũng thường đầu tư thử ở Hồng Kông trước khi đem vốn vào trong lục địa. Lợi điểm của Hồng Kông là một môi trường đầu tư có nền nếp sẵn lâu đời, luật lệ công bằng đối với giới đầu tư, và hệ thống tư pháp độc lập, công khai minh bạch từng bảo vệ tinh thần thượng tôn pháp luật dưới ảnh hưởng của Anh quốc.

Vai trò của Hồng Kông còn cần thiết hơn thời trước, vì giới lãnh đạo Bắc Kinh muốn cải tổ hệ thống tài chánh, kinh tế trong nước họ. Nếu không cải tổ kịp thì nền kinh tế Trung Quốc sẽ suy sụp, các ngân hàng ngày càng yếu vì nợ xấu, các doanh nghiệp nhà nước không chịu cải tổ làm ăn theo lối thị trường, chênh lệch giàu nghèo thêm trầm trọng.

Trong ba chục năm qua, các cuộc thí nghiệm canh tân tài chánh của Bắc Kinh đều được đem thử tại Hồng Kông. Năm 2009, Bắc Kinh muốn thí nghiệm để đưa đồng Nguyên lên thành một thứ tiền tệ quốc tế, như các đồng đô la Mỹ, đồng Euro hay tiền Franc Thụy Sĩ. Họ bắt đầu bằng việc cho phép mở các trương mục ngân hàng dùng đồng Nguyên ở Hồng Kông; và cho phép đổi tiền tự do. Cơ quan quản lý (China Cinda Asset Management Co) được Bắc Kinh thiết lập vào cuối năm ngoái để mua các món nợ xấu đã gây hai tỷ rưỡi đô la tiền vốn tại Hồng Kông.

So với Hồng Kông, các thành phố trong lục địa đều thua kém. Thượng Hải đã cố gắng tự biến thành một trung tâm thương mại nhưng không thể cạnh tranh nổi. Lý do chính là Hồng Kông có sẵn một hạ tầng cơ sở tài chánh được xây dựng hàng thế kỷ, một hệ thống pháp luật được mọi người tin tưởng, và đội ngũ những chuyên viên tài chánh đầy kinh nghiệm. Thượng Hải thiếu tất cả những yếu tố quyết định đó. Năm ngoái Bắc Kinh đã thử lập ra một “khu chế xuất tự do” ở thành phố này, nhưng chưa được giới đầu tư quốc tế ủng hộ. Luật mới cho phép các công ty nước ngoài vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu lấy đồng Nguyên làm bản vị, nhưng không mấy ai làm. 

Nhiều dự án bán cổ phiếu lần đầu IPO đang bị ngâm tôm ở Thượng Hải. Nạn tham nhũng, lợi dụng tin tức mật khi mua bán cổ phần là điều Hồng Kông có thể tránh được, còn Thượng Hải thì còn lâu. Bắc Kinh cần sử dụng Hồng Kông như một phòng thí nghiệm tài chánh, vì nếu làm trong lục địa thì không biết rủi ro sẽ ra sao. Nếu một thí nghiệm ở Hồng Kông thấy không có lợi thì họ có thể sẽ ngưng, rồi bỏ qua; còn khi đã thí nghiệm ở trong nước thì họ sẽ phải gánh các hậu quả lớn gấp bội; khi dòng chảy tiền vốn mất quân bình hay xáo trộn.

Kinh tế Hồng Kông cũng tùy thuộc Trung Quốc, có thể nói còn chặt chẽ hơn. Một nửa số xuất cảng của lãnh thổ này là bán sang Trung Quốc. Một phần ba các món nợ của ngân hàng Hồng Kông là cho các xí nghiệp Trung Quốc vay. Cho nên, cảnh xáo trộn tại Hồng Kông trong những ngày qua khiến nhiều người dân địa phương lo lắng. Ngày hôm qua, Thứ Sáu, 3 Tháng Mười, một số người đã gây sự với các sinh viên biểu tình ở khu Mong Kok (tên gốc là Vọng Giác 望角, nay viết là ). Ðám người gây sự này được nhận diện là thuộc thành phần các băng đảng địa phương, nhưng sau đó các sinh viên đã quyết định rút khỏi khu dân cư lao động này.

Tập Cận Bình có thể đối phó với biến động ở Hồng Kông bằng cách chờ đợi, cho đến khi các sinh viên, học sinh và người dân mỏi mệt. Bắc Kinh có thể nhượng bộ bằng cách sẽ cho Lương Chấn Anh từ chức, sau một thời gian khá xa để khỏi mất mặt. Nhưng mối lo của Tập Cận Bình vẫn còn đó: Làm sao để thế giới không thấy Bắc Kinh đã can thiệp quá nhiều vào đời sống dân chúng, vì bất cứ hành động can thiệp nào cũng có thể gây phản ứng mạnh mẽ của người dân đã quen sống tự do trong ít nhất một thế hệ. Ðiều quan trọng nhất là không được can thiệp vào hệ thống tư pháp được tiếng tốt của Hồng Kông. Nếu không, các ngân hàng quốc tế, các nhà đầu tư ngoại quốc, và lòng tin của mọi người sẽ được chuyển đi nơi khác. Singapore là một thành phố đang sẵn sàng đóng vai trò thay thế Hồng Kông!

Muốn chấm dứt mối nhức đầu do Hồng Kông gây ra, Tập Cận Bình có thể nhân cơ hội này mà chấp nhận một thử thách, là đồng ý cho dân Hồng Kông được tự do lựa chọn người cai trị họ, thay vì nhất định theo lối “đảng cử, dân bầu.” Khi cuộc bầu cử năm 2017 ở Hồng Kông thành công, và chiếm lại được lòng tin của thế giới, ông ta còn nên đem thí nghiệm thể thức tranh cử, bầu cử đó tại các thành phố lớn trong lục địa trong những năm sau đó. Hồng Kông đã là một phòng thí nghiệm tài chánh, ngân hàng, nay có thể dùng làm một nơi thí nghiệm chế độ dân chủ tự do cho cả nước Trung Hoa!

Ngô Nhân Dụng

__._,_.___

Posted by:

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link