Nhân Ngày 13/10: Việt Nam bao giờ có Doanh nhân?
Phan Châu Thành
(Danlambao) - "...Tương lai mà một thế hệ doanh nhân
đích thực sẽ hình thành và phát triển ở VN là rất mù mịt. Bởi vì, doanh nhân
đích thực chỉ sinh ra trong môi trường kinh doanh tự do bình đẳng hoàn toàn
(thị trường tự do), và trong xã hội mọi công dân, tổ chức đều có quyền kinh
doanh như nhau (xã hội dân chủ), thì hai thứ đó không biết bao giờ mới có?
Có
hai thứ đó rồi – xã hội dân chủ và thị trường tự do – tầng lớp doanh nhân đích
thực với xuất hiện và hình thành đội ngũ chính danh của họ. Còn bây giờ, các
hội doanh nghiệp, hội doanh nhân và ngày Doanh nhân ư? Trong nền kinh tế
"định hướng" này ư?! Tất cả những thứ đó chả có gì liên quan đến tinh
thần kinh doanh và doanh nhân đích thực cả. Tất cả đều là ngộ nhận, là tiếm
danh, là đánh tráo khái niệm, là lừa đảo… trên qui mô toàn xã hội, với cái giá
phải trả là cả nền kinh tế bị phá nát và cơ hội vương lên về kinh tế từ đáy sâu
của dân tộc ta (vốn đã rất nghèo khó và kém kinh doanh vì thiếu tố chất dân chủ
so với đại đa số dân tộc khác rồi) – bị cướp mất…"
Doanh nhân là ai?
Việt Nam hiện nay có Ngày Doanh nhân, là ngày
13/10, sắp tới, sẽ có các hội nghị đình đám cấp từ chính phủ trở xuống các tỉnh
thành – rất "quan tâm" đến các doanh nhân, nhưng tôi vẫn phải đưa ra
câu hỏi đó, và tự tìm câu trả lời. Tôi nghiêm túc suy nghĩ, tìm hiểu, học hỏi
và thực hành làm doanh nhân, kể cả đi dạy những bạn trẻ muốn trở thành doanh
nhân làm kinh doanh, từ khoảng hơn hai chục năm nay…, nên tôi mạn phép tự cho
mình có chút "thẩm quyền" chia sẻ về đề tài hot này, ít ra hot trong
vài ngày tới.
Vậy nên bắt đầu từ khái niệm Doanh nhân,
interpneuer, trong nền kinh tế định hướng XHCN này, là ai? Đầu tiên, phải khẳng
định trong nền kinh tế XHCN của VN với cơ sở phủ nhận tư hữu (trước 1990) thì
không có doanh nhân, vì doanh nhân là người kinh doanh và sống bằng vốn
và năng lực của mình để sáng tạo ra các giá trị mới lớn hơn và hưởng lợi từ đó,
tự chịu trách nhiệm và hưởng thành quả công việc của mình trong điều kiện thị
trường canh tranh bình đẳng…
Vậy các (ba) đặc điểm phải có để có các doanh
nhân là: 1) Kinh doanh bằng vốn của mình để hưởng lợi từ đó; 2) Sáng tạo và
chấp nhận rủi ro cùng mọi thành quả/hậu quả từ hoạt động của mình; và 3) Kinh
doanh theo pháp luật và cạnh tranh bình đẳng… Từ ba điều kiện trên tạo ra đặc
trưng thứ tư của một doanh nhân đích thực: Chịu gian khó trước để khởi nghiệp
kinh doanh đến thành công và hưởng thành quả sau. Nói cách khác, với bốn đặc
điểm trên, doanh nhân là những người tự làm chủ công việc và cuộc sống của
mình, tạo việc làm cho người khác và là nhóm đóng góp nhiều giá trị vật
chất/tinh thần cho xã hội, rất cần thiết cho xã hội phát triển nên
Với định nghĩa trên thì câu hỏi đầu bài của
tôi không dễ tìm ra trả lời… Tìm đâu ra doanh nhân ở VN bây giờ?!
Đi tìm Doanh nhân ở
Việt Nam trong nền kinh tế "định hướng"
Đầu tiên mọi kẻ làm việc trong các doanh
nghiệp nhà nước đều không phải là những doanh nhân, mà chỉ là những kẻ làm thuê
(làm công ăn lương) cho đảng, chính quyền, họ không góp vốn của mình vào doanh
nghiệp họ làm việc và "lãnh đạo" và hưởng lợi từ kết quả cuối cùng,
họ không chịu trách nhiệm rủi ro kinh doanh (vì họ làm "nhiệm vụ"
theo lãnh đạo "định hường" của đảng nên đảng "chịu"), họ
cũng chẳng kinh doanh theo cạnh tranh bình đẳng vì họ có quyền "chủ
đạo" đảng cho và chỉ ra sức khai thác điều đó, đòi hỏi điều đó để kinh
doanh... Tóm lại, "doanh nhân nhà nước" không có bất kỳ tố chất nào
trong bốn tố chất phải có của một doanh nhân.
Nhưng họ đang được đảng, xã hội gọi là những
doanh nhân, thậm chí hàng năm còn trao các doanh hiệu "Doanh nhân Thành
đạt", "Doanh nhân tiêu biểu"… rất hoành tráng. Đó là do đảng đã
tiếm danh, chiếm danh, đánh tráo khái niệm doanh nhân, rằng cứ ai làm sếp các
doanh nghiệp bất kỳ đều là doanh nhân, làm toàn xã hội cũng ngộ nhận theo đó
(vì xã hội VN trước đó chưa kịp định hình khái niệm và hình mẫu doanh nhân đích
thực). Cách doanh nhân đích thực của VN xuất hiện trước đó từ thời Pháp (như
Bạch Thái Bưởi…, tạo nên giới tư bản dân tộc Việt mong manh non trẻ đầu đến
giữa thế kỷ 20 đã bị CSVN diệt tận gốc sau 1954, 1975 qua "cải tạo công
thương", "đánh tư sản" hết rồi…
Ví dụ 1: Liệu những
Phạm Thanh Bình, những Dương Chí Dũng… có phải là doanh nhân? Chắc chắn là
không. Thế mà, vào thời của họ, họ đã nhận vô số danh hiệu "Doanh nhân
tiêu biểu"! Liệu ông Lê Kiến Thành người thành lập Techombank và nhiều
công ty khác có phải là doanh nhân? Theo tôi, cũng là không…
Lực lượng doanh nhân trong thành phần kinh tế
thứ hai ở VN (sau kinh tế nhà nước) là từ những người làm việc, lãnh đạo trong
các doanh nghiệp FDI hay liên doanh. Họ có phải doanh nhân không? Theo định
nghĩa trên thì hầu như là không. Những ông chủ, doanh nhân đích thực từ nước
ngoài vào VN làm việc rất ít và chỉ trong giai đoạn đầu thành lập cơ sở, và chỉ
với doanh nghiệp nhỏ, rất nhỏ. Còn những người hiện đang làm trong các doanh
nghiệp FDI hầu hết là người làm thuê, từ các giám đốc CEO nước ngoài đến các
cán bộ nhân viên Việt… Họ vẫn chỉ mang vào thị trường VN văn hóa và con người
đi làm thuê, dù "cao cấp", văn minh hơn văn hóa kinh doanh của người
Việt, họ vẫn không phải doanh nhân…
Một số doanh nhân nước ngoài hay cả Việt kiều
muốn vào/về VN kinh doanh với tinh thần doanh nhân đích thực (như bác Alan
Phan) – vì họ vốn là doanh nhân đích thực ở nơi khác rồi, nhưng sau một thời
gian trong môi trường kinh doanh VN họ không được kinh doanh và cạnh tranh bình
đẳng, họ không được là doanh nhân, và không được kinh doanh chỉ theo luật, nên
phải "thích ứng" hoặc rút lui. Với những kẻ ở lại "thích
ứng", họ không còn là doanh nhân nữa, họ đành chụp giật và maphia, đi đêm
như các "doanh nhân" khác, để tồn tại ở đây, nhiều khi "thích
ứng" làm họ dễ và nhanh kiếm tiền hơn, lại chả phải trả giá gì… Thế là coi
như thành phần kinh tế nước ngoài ở VN cũng chẳng có doanh nhân, vì họ không
còn tố chất doanh nhân nữa…
Ví dụ 2: Liệu những
doanh nhân Nhật bản hối lộ các đối tác VN trong các dự án ODA/JICA ở VN có phải
là những doanh nhân? Không.
Thành phần kinh tế tư nhân là đông đảo nhất,
phức tạp hơn, nhưng may ra có thể tìm ra doanh nhân trong đó chăng? Cũng tạm
chia thành hai nhóm nhỏ: những chủ doanh nghiệp tư nhân (Cty TnHH, Cty CP,
DNTN, hộ KT gia đình…) đã "thành đạt", thành danh; những người đang
vật lộn kinh doanh (chủ DNVVN);
Nhóm đầu là nhóm đại gia, chia làm hai nhóm
nhỏ hơn tủy thuộc cách họ đã vươn lên thành "đại gia". Đa số họ vươn
lên bằng quan hệ cấu kết với quan chức nhà nước và các "doanh nhân"
tiếm danh, giả hiệu của đảng, trục lợi từ tham nhũng rồi rửa tiền thành của
riêng và thành "đại gia". Vì thế, đa số này hiện nay dù rất giàu có
rồi nhưng vẫn tiếp tục "kinh doanh" theo cách cũ – làm sân sau cho
quan chức của đảng và chính quyền, của DNNN để đục khoét chia nhau và giàu lên
mãi, nên họ chưa bao giờ là và không hề là Doanh nhân. Thiểu số trong các
"doanh nhân thành đạt" của VN là những người đi lên bằng nội lực và
sáng tạo của mình, nhưng rồi khi đạt đến ngưỡng "đại gia" họ phải đối
diện quyết định khó khăn: kinh doanh theo cách chụp giật, rửa tiền, làm sân sau
cho quan chức tham nhũng hay để sẽ bị họ "làm thịt"/hành đến chết vì
cứ dám kinh doanh như một doanh nhân đích thực? Họ hầu hết đã chọn giải pháp
"thích ứng" để tồn tại. Hầu hết, là vì tôi hy vọng vẫn còn có những
đại gia ở VN chấp nhận không kinh doanh bẩn cùng với thể chế này, còn mấy chục
năm nay tôi chưa thấy ai là doanh nhân đích thực cả… ?
Ví dụ 3: Liệu những Trầm
Bê, Đoàn Nguyên Đức, v.v…và v.v…, có phải là doanh nhân? Theo tôi là không. Đại
gia, đúng thế, vì lắm tiền, nhưng doanh nhân? Không phải… Thậm chí, con rể thủ
tướng đang kinh doanh McDonnals có phải doanh nhân? Cũng không.
Nhóm thứ hai là các doanh nhân trẻ - 40 đổ
lại, đa số họ đã "hiểu ra" qua thực tế kinh doanh ở VN này, và ra sức
chọn/tìm con đường kết thân với thế lực maphia/tham nhũng đỏ để đổ bô cho chúng
hòng "kinh doanh" đi lên thành đại gia bằng mọi giá. Giấc mộng doanh nhân
vốn mập mờ không rõ doanh nhân đích thực là ai (vì cả xã hội có ai biết, ai
quan tâm đâu – ngoài việc doanh nhân là kẻ lắm tiền…) của họ đã tan biến trước
khi họ hiểu doanh nhân là ai… Chỉ có một số rất ít doanh nhân trẻ có tố chất
doanh nhân và vẫn còn muốn trở thành doanh nhân đích thực, nhưng thời thế, môi
trường kinh doanh không ủng hộ họ. Họ không có hình mẫu đàn anh doanh nhân đích
thực để noi theo ngoài những doanh nhân tiếm danh của đảng hay các "doanh
nhân đại gia" đã mất hết tố chất ban đầu… Họ không có môi trường kinh
doanh cạnh tranh lành mạnh để thi thố tài năng ngoài những lừa đảo chụp giật và
cướp bóc nhau công khai giữa các "doanh nhân" định hướng… Họ không có
luật chơi rõ ràng để theo, không có chính sách nào ủng hộ họ giúp họ khởi nghiệp
hay phát triển kinh doanh hay bảo vệ họ, ngoài một rừng luật và bộ máy quản lý
kinh tế của nhà nước chỉ như những cỗ máy chém khổng lồ luôn luôn sẵn sàng
"làm thịt" họ… Và nhất là họ lại hiểu sai, họ không hề được ai truyền
dạy khái niệm và tinh thần doanh nhân, cả trong gia đình, nhà trường, xã hội và
thực tế kinh doanh. Thay vào đó tất cả đều dồn ép họ hãy bỏ ước mơ hão huyền mà
trở thành doanh nhân "thực dụng, thức thời, như mọi người, thích
ứng…" thì mới thành công. Cả dân tộc nhai nhải câu nói của Ngô Thì Nhậm:
"Thời thế thế thế thì phải thế" và tin là mình sáng suốt. Thế cho
nên, cơ may để các chủ DNVVN trẻ trở thành doanh nhất rất nhỏ nhoi, vì họ không
là doanh nhân từ bên trong (tâm thức), từ trước khi "vào trận"… kinh
doanh rồi.
Ví dụ 4: Tôi có rất
nhiều học trò đang khởi nghiệp kinh doanh để trở thành những doanh nhân. Có một
cậu bé sinh 1986 lúc đầu kiên quyết khởi nghiệp theo đúng tinh thần và đam mê
doanh nhân, nhưng vẫn thất bại. Tôi khuyên không nản, hãy làm tiếp như thế
nhưng rút kinh nghiệm. Cậu không dám và chọn hướng kinh doanh của ba mình mà
cậu từng tâm sự là "rất ghét vì ổng tham nhũng nên có nhiều tiền, khi
thường má và các con", và nhận tiền tỷ của ba để mua xe, mua nhà mở văn
phong công ty trên thành phố… (ba cậu đó chỉ là quan cấp sở quản lý văn hóa ở
tỉnh lẻ miền Trung). Khi thấy cậu lái xe và nói về các mối làm ăn của ba (như
sắp trúng thầu xây chùa quốc doanh lớn…), tối không thấy trong cậu một doanh
nhân trẻ nữa, cậu cũng chẳng còn là doanh nhân tiềm năng trong mắt tôi…
Như vậy, trong số tất cả những người đang làm
kinh doanh ở VN hôm nay, hầu như chúng ta không tìm thấy các doanh nhân đích
thực (theo định nghĩa Doanh nhân) đâu cả? May ra có chăng là một số ít bạn trẻ
có tinh thần kinh doanh và đang bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh thành công ở
phạm vi rất nhỏ và ngắn hạn, và hy vọng họ mở rộng và kéo dài được việc kinh
doanh bằng tài năng và bản lĩnh mà không dựa vào hay khuất phục các thế lực
tham nhũng đang ngự trị, thì họ mới trở thành doanh nhân đích thực… trong tương
lai.
Tại sao VN vắng bóng
Doanh nhân và tinh thần kinh doanh
Như vậy, ai đó là doanh nhân hay không không
phải do họ có bao nhiêu tiền và là giám đốc doanh nghiệp, mà là họ đã có tài
sản đó bằng cách nào, họ sống có đúng tinh thần hay/và cách sống của doanh nhân
hay không? Ở VN, người ta có những tài sản kếch xù không cần phải tuân theo và
có tinh thần doanh nhân, tinh thần kinh doanh, nên tuyệt đại đa số người giàu
nhờ kinh doanh vần không phải doanh nhân.
Có thể nói, cả nền kinh tế VN hiện nay vắng
bóng doanh nhân, là vì nó vắng bóng tinh thần doanh nhân, tinh thần kinh doanh đích
thực. Tinh thần đó là gì và ở đâu ra?
Tinh thần đó là của người doanh nhân. Mà người
doanh nhân chỉ thực sự hình thành qua nhiều thế hệ trong nền kinh tế thị trường
tự do và trong xã hội dân chủ khi mọi con người có mọi quyền bình đẳng, và một
quyền cơ bản nhất trong đó là quyền kinh doanh, quyền mưu cầu hạnh phúc.
Việt Nam không có thị trường tự do kinh doanh
bình đẳng, cũng không có xã hội dân chủ khi mọi người có đầy đủ quyền Con
người, trong đó có quyền kinh doanh, mà có một thị trường quái thai và xã hội
phản dân chủ chà đạp lên quyền con người, nên VN không có doanh nhân, xã hội
cũng không có tinh thần kinh doanh đích thực.
Không phải cứ ở đâu "cho lập" doanh
nghiệp tư nhân, "cho phép" người dân kinh là các doanh nhân xuất
hiện. Bản thân việc "cho lập" và "cho phép" kinh doanh đã
là phản tinh thần kinh doanh, vì đó là những quyền kinh doanh tự thân của Con
người sinh ra ai cũng có rồi. Vì thế, việc "cho lập" rồi "cho phép",
rồi "định hướng" kinh doanh ở VN như mấy chục năm qua chỉ tạo nên
những doanh nhân quái thai chỉ lo làm giàu có cho mình và bè lũ của mình bằng
cách phá hoại thịnh vượng chung của cả xã hội, đất nước, dân tộc.
Tương lai nào cho
Doanh nhân VN?
Tôi thỉnh thoảng có đi giảng cho các bạn trẻ ở
các trung tâm và các trường đại học về kinh doanh và khởi nghiệp và để ý, so
với 5-10 năm trước, khi đang hình thành một lớp doanh nhân mới "không ra
doanh nhân" do mở của kinh tế, bây giờ các bạn trẻ không dám liều lĩnh ra
khởi nghiệp kinh doanh nữa, dù liều và dám chấp nhận rủi ro là ưu thế của lớp
trẻ. Thay vào đó, họ chỉ muốn "chạy", "xin",
"thi", "tuyển"… vào các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước để
có "màu" - nếu họ không vượt qua phỏng vấn vào các doanh nghiệp nước
ngoài. Chưa bắt đầu, họ đã sẵn sàng "thích ứng" với nền kinh tế tham
nhũng rồi. Họ tin muốn khởi nghiệp kinh doanh thành công ai cũng phải và nhất
định phải dựa vào ô dù, vào lợi thế thân quen quan chức, và nhất định phải có
vốn lớn… Đơn giản vì họ không được ai ở đâu dạy chút nào về bản chất tinh thần
kinh doanh, về doanh nhân và doanh nghiệp, trong khi nhìn ngoài đời họ chỉ thấy
các loại "doanh nhân không phải doanh nhân" như tôi chỉ ra trên…
Một số ít bạn trẻ được may mắn học kinh doanh
ở nước ngoài thì nếu có về nước cũng chỉ lo xin làm cho các công ty ngoại hay
các công ty lớn trong nước – tức là chấp nhận ngay cuộc đời đi làm thuê vốn
không phải tinh thần doanh nhân là tự làm chủ… Đa số các bạn học trong nước thì
dù có đam mê kinh doanh nhưng không có môi trường thuận lợi nên sau vài lần
khởi nghiệp sai và thất bại thi đầu hàng luôn. Có nhiều bạn trẻ kết hợp được
đam mê kinh doanh với vốn liếng và điều kiện gia đình, nhưng nếu đó không phải
gia đình kinh doanh thì họ sẽ rơi vào vết xe đổ của những đồng vốn làm ra không
từ kinh doanh mà họ thừa hưởng, tức là họ sẽ kinh doanh không theo tinh thần
doanh nhân được. Có một qui luật của tâm thức tài chính thế này: khi bạn thừa
hưởng/thừa kế một đồng vốn/tài sản từ ai đó, thì thường là bạn thừa kế luôn cả
cách đồng vốn/tài sản đó được làm ra…
Tóm lại, tương lai mà một thế hệ doanh nhân
đích thực sẽ hình thành và phát triển ở VN là rất mù mịt. Bởi vì, doanh nhân
đích thực chỉ sinh ra trong môi trường kinh doanh tự do bình đẳng hoàn toàn
(thị trường tự do), và trong xã hội mọi công dân, tổ chức đều có quyền kinh
doanh như nhau (xã hội dân chủ), thì hai thứ đó không biết bao giờ mới có? Có
hai thứ đó rồi – xã hội dân chủ và thị trường tự do – tầng lớp doanh nhân đích
thực với xuất hiện và hình thành đội ngũ chính danh của họ.
Còn bây giờ, các hội doanh nghiệp, hội doanh
nhân và ngày Doanh nhân ư? Trong nền kinh tế "định hướng" này ư?! Tất
cả những thứ đó chả có gì liên quan đến tinh thần kinh doanh và doanh nhân đích
thực cả. Tất cả đều là ngộ nhận, là tiếm danh, là đánh tráo khái niệm, là lừa đảo…
trên qui mô toàn xã hội, với cái giá phải trả là cả nền kinh tế bị phá nát và
cơ hội vương lên về kinh tế từ đáy sâu của dân tộc ta (vốn đã rất nghèo khó và
kém kinh doanh vì thiếu tố chất dân chủ so với đại đa số dân tộc khác rồi) – bị
cướp mất…
Kinh doanh cần Dân chủ. Kinh doanh cần Tự do.
Kinh doanh cần Con người kinh doanh – những Doanh nhân. Mọi phương án khác kiểu
"định hướng" chỉ là những kẻ cắp, kẻ cướp trá hình, bằng bạo lực,
bằng "luật pháp", giữa các "công đường"...
Thế cho nên, để các con cháu tôi có thể trở
thành Doanh nhân đích thực nếu chúng muốn, hôm nay tôi phải là người đấu tranh
cho xã hội được dân chủ đã. Có dân chủ, đất nước sẽ có thị trường tự do. Song
song với việc dối tranh dân chủ, tôi dạy các con cháu mình hãy kinh doanh như
một doanh nhân, từ trong gia đình nhỏ của mình.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment