Tuesday, September 20, 2016

Trở lại chuyện “giao lưu văn hoá” một chiều với CSVN



Trở lại chuyện “giao lưu văn hoá” một chiều với CSVN
. Nguyễn Hữu Nghĩa

Năm 1994, trong khi CSVN tuyên bố mở cửa giao lưu văn hoá, nhưng thực sự, chiều ra là sách báo tuyên truyền và chiều vào chỉ chấp nhận đô-la của “Việt kiều” hải ngoại, thì Nhật Tiến là người đã cố gắng vùng vẫy để chứng minh rằng “có giao lưu hai chiều”, rằng không phải VC chỉ muốn tiền, mà sáng tác phẩm của Việt kiều đã được in trong nước, dù rằng in bằng tiền của các tác giả đóng góp.


Rồi chính Nhật Tiến, vào đầu thập niên 90 -- khi làn sóng tị nạn vẫn còn đang tiếp tục -- là một trong những người đầu tiên du lịch Việt Nam. Trong giai đoạn đó, việc về VN được coi là một thái độ chính trị, nếu không phải để thăm cha già mẹ yếu.


Gần đây (2012), để làm quảng cáo cho cuốn sách mới in, Nhật Tiến khơi lại vấn đề của hai mươi năm trước, nêu tên tôi (NHN), khích động một cuộc tranh luận, lôi cuốn sự chú ý của công luận để bán sách. Phản ứng muộn màng của Nhật Tiến trong khiến tôi suy nghĩ. Hai mươi năm trước, Nhật Tiến kêu gào, biện luận cho “giao lưu văn hoá” với CS. Hai mươi năm sau, đã có giao lưu thực sự chưa? Có một tờ báo nào ở hải ngoại mở được ấn bản ở Việt Nam chưa? Nếu chưa, Nhật Tiến muốn chứng mình điều gì ở đây?


Mười tám năm trước (1994), tôi viết: “Nhật Tiến, người nhiệt thành tin tưởng vào chính sách cởi mở của nhà nước CSVN đã nhìn rõ sự thật. Con đường “giao lưu văn hoá” chỉ mở ra một chiều: chiều ra.” Nay, qua bài viết mới, Nhật Tiến đã chứng tỏ rằng tôi đã sai lầm khi nhận định như trên, vì ông ta chưa từng và không hề nhìn ra sự thật!


Thời đó, Nhật Tiến đã ký cóp nhặt nhạnh tất cả uy tín còn sót lại để tiêu dụng vào việc quyên bài và quyên tiền của một số người cầm bút ở hải ngoại, cắp nắp mang về Việt Nam in để chứng minh là có “giao lưu văn hoá.” Việc quyên góp được giấu nhẹm cho đến khi một con số được nêu ra, Nhật Tiến mới thảng thốt cải chính là “nhiều quá”, vì con số NT quyên được không tới mức đó, và con số to lớn kia sẽ làm cho đám cán bộ VC tham ô nhâu nhâu vào viên chức phụ trách việc ấn loát ở quốc nội mà đòi chia chác. Tới phút đó, Nhật Tiến buộc lòng phải công bố con số thật, tên tuổi những người góp tiền góp bài, nhận in; và thú nhận rằng “tuyển tập có thể bị nhà cầm quyền trong nước kìm giữ, làm mất đi ý nghĩa tiên phong”… nên nhà Tân Thư (Hợp Lưu) đã huỷ bỏ giao kèo xuất bản với nhà Văn Học (CSVN).


Chiều vào của việc “giao lưu văn hoá” tới đó chột mất, vì chỉ có nỗ lực thúc đẩy của Nhật Tiến từ bên ngoài, không hề do thiện chí của đảng CSVN từ bên trong.


Người đánh lộn sòng chính trị, chính là Nhật Tiến, đã ôm đầu máu, khi giao du với cộng sản. Ông chính là người đã có hành động gian trá để chứng minh giùm cho CSVN là đảng và nhà nước có thiện chí “giao lưu văn hoá” thực sự. Nay, sau khi tiêu phí một phần tư đời người để chờ đợi và nghiền ngẫm bài học “giao lưu”, Nhật Tiến vẫn tiếp tục hoang mang, mê muội, không nhìn ra thực tế phũ phàng, là CSVN chỉ cần tiền của Việt kiều mà không đếm xỉa gì tới sản phẩm trí tuệ của họ.
Công việc mà Nhật Tiến đã làm, là hành động đánh đĩ chính trị. Một cô gái buôn hương bán phấn dù có già mồm cãi rằng thực sự thu được ít hơn món tiền mà người ta gán cho, cũng không vì thế mà chứng minh được tình trạng tiết sạch giá trong của cô.


Đọc bài vật vã kể lể rồi lải nhải biện minh của Nhật Tiến, tôi thấy tội nghiệp cho ông. Từng là một nhà văn tương đối có tiếng tăm tại Việt Nam trước 1975, Nhật Tiến đã tự biến mình thành một thứ ma cô văn nghệ, chạy vạy gom góp được một số bài vở mang vào lầu xanh chính trị gạ bán, bị mụ tú nhà nước bắt chầu chực ê chề mà không thèm gọi vào xem hàng, để cuối cùng lủi thủi ra về, ôm ấp mối hận lòng suốt bao nhiêu năm. Nay tới lúc in cuốn sách dối già, Nhật Tiến vẫn hồ đồ, đui mù hay điếc đặc. Thay vì nhìn ra chân diện mục của kẻ lường gạt chính trị, ông ta vẫn tiếp tục  lên tiếng sỉ mạ những người đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo năm xưa.


Tôi không muốn viết gì thêm, chỉ xin mời các bạn nào quan tâm, xem lại các bài cũ (báo Làng Văn, các sách Đầu làng cuối xóm của Mõ Làng Văn, Dọn đường về nước của Nguyễn Hữu Nghĩa, Chém đáĐá đổ mồ hôi của Sắc Không, Đọc “Nếu đi hết biển” của Hoàng Hải Thuỷ, v.v.)


Nguyễn Hữu Nghĩa
(3/2012)
10 of 10 File(s)
Re
__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Vi-b=C3=A1o_v=C3=A0_nxb_L=C3=A0ng_Van

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link