Ai xúi dại Hà
Nội mang hiến pháp ra sửa, rồi chẳng sửa gì?
Nguyên Châu
(Danlambao) - Từ
đầu năm nay, 2013, bộ chính trị lệnh cho quốc hội Ba Đình đưa hiến pháp năm
1992 ra sửa lại. Lần này dân góp ý ‘thoải mái’. Âm mưu đen tối muốn ‘đạo diễn’
một màn ngoạn mục các đại biểu ‘đảng cử dân bầu’ nhất trí hoàn toàn với ‘cương
lãnh thứ hai’ của đảng theo cách hiểu hiến pháp của tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng. Thế là có dân chủ rồi còn gì. Khỏi cần phúc quyết của nhân dân hay tổ
chức trưng cầu dân ý.
Thật bất ngờ! Gần như
ngay lập tức rất nhiều người lên tiếng ‘diễu dở’ lời phát biểu của ông Trọng
coi hiến pháp là cương lãnh thứ hai của đảng và nhất là đòi huỷ bỏ điều 4, đòi
công nhận quyền sở hữu đất đai của nông dân, đòi phi chính trị hoá quân đội. Điển
hình là những kiến nghị của nhóm 72 trí thức, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống
Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nhà báo Nguyễn
Đắc Kiên và tuyên bố của Công Dân Tự Do… Hoảng hốt sợ phong trào quần chúng
hưởng ứng dâng cao, bạo quyền Hà Nội vội vàng tung ra chiến dịch tuyên truyền
chống lại những đòi hỏi chính đáng trên. Và để chắc ăn, phái cán bộ đến từng hộ
dân ép ký đồng ý với bản Hiến pháp mới chúng định sửa lại.
Đang điêu đứng khổ sở vì
kinh tế khó khăn, đời sống cơ cực vất vả, tham nhũng tràn lan, mất đất canh
tác, ngoài biển mất đảo hết đường đánh cá…, lòng dân đã quá bực bội lại phải
ngồi nghe tuyên truyền và nhất là bị ép ký đồng ý với bản hiến pháp mới mà họ
chẳng buồn quan tâm có gì trong đó.
Đi đâu người ta cũng
nghe dân ‘chửi’ về lối hành xử cưỡng bức, khinh dân của cộng sản. Vậy là bỗng
dưng thế trận toàn dân quay lưng lại với bộ chính trị lớn mạnh như ‘Thánh
Gióng’. Hiện bộ chính trị đang bị cô lập trong lòng dân tộc ta.
Ngày 28-11-2013, nhà hát
Ba Đình muối mặt thông qua hiến pháp ‘bổn cũ soạn lại’ ấy trong bối cảnh chẳng đặng
đừng. Thôi cũng đành khua chiêng, gõ trống, múa may, quay cuồng, đồng hát bài
ca đổi lời từ ‘nhân dân chửi bố’ sang ‘nhân dân hồ hởi’. Kết quả là 97,99 %
đồng ý (486 trong 488 tán thành, chỉ có 2 dân biểu không biểu quyết).
Những tưởng như thế là
xong. Nhưng không phải. Hoá ra là đổ dầu vào lửa.
Nhân dân ta đã ‘ngộ’ ra
rằng những đòi hỏi chính đáng của họ về hiến pháp đang làm cho độc tài âu lo,
run sợ.
Trò hề ‘sửa rồi lại không
sửa’ đã thực sự khởi phát tinh thần đối kháng giữa quần chúng có sức mạnh rời
non lấp biển với bộ chính trị đảng cộng sản Việt nam.
Bộ chính trị coi chừng!
Nên ý thức vai trò lịch sử của mình đã hết. Hãy thức thời!
Rồi ra, mọi chuyện sẽ hé
lộ cho chúng ta biết Ai? là người đã xúi dại Hà Nội..
Nhưng ngay giờ, nếu tinh
ý, có thể biết được ai đó là Ai.
Luật sư Trần Thanh Hiệp: Việt
Nam không có hiến pháp – Chỉ có cương lĩnh của đảng
Phạm Trần - Trần Thanh
Hiệp (Danlambao) - Sáng ngày
28/11/2013, sau hai năm tiêu phí không biết bao nhiều tiền bạc của dân để thực
hiện các cuộc thảo luận và lấy ý kiến giả hiệu dân chủ, 486/488 Đại biểu Quốc
hội Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã thực hiện cuộc bỏ phiếu “ấn nút” để chấp
thuận Hiến pháp sửa đổi, hay còn được gọi là Hiến pháp 2013, đạt tỷ số gần
100%. Có 2 Đại biểu không bỏ phiếu, nhưng danh tính không được tiết lộ.
Không có phiếu nào chống
Hiến pháp mới cũng là điều dễ hiểu vì hầu hết người bỏ phiếu là đảng viên Cộng
sản.
Hiến pháp mới có 11
Chương, 120 Điều, giảm 1 Chương và 27 Điều so với Hiến pháp 1992, nhưng vì Hiến
pháp làm ra chỉ để thi hành Cương lĩnh của đảng Cộng sản nên quyền quyết định
Hiến pháp của người dân đã không được tôn trọng.
Nội dung bài Phỏng vấn
của chúng tôi (Phạm Trần) với Luật sư Trần Thanh Hiệp, một chuyên gia Pháp luật
và Hiến pháp thời Việt Nam Cộng hòa là nhằm đưa ra ánh sáng những âm mưu tăm
tối ghi trong Hiến pháp mới của đảng CSVN.
Cuộc phỏng vấn được phổ
biến trong Chương trình “Những Vấn Đề Việt Nam” của Đài Truyền hình SBTN ngày
29/11/2013, vào lúc 8:00 PM giờ miền Tây Hoa Kỳ, hay 11:00 PM giờ Đông bộ nước
Mỹ.
Phạm Trần
Nhà báo Phạm Trần
(Phải) và Ls. Trần Thanh Hiệp Trái
Sau đây là toàn văn cuộc phỏng vấn:
H: Một cách tổng quát, xin
ông cho biết sự khác biệt quan trọng nhất giữa Hiến pháp cũ
1992 và Hiến pháp mới 2013?
TTH: Theo tôi, cái gọi là
Hiến pháp cũ 1992 với cái gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới 2013 vừa rất
giống nhau lại vừa rất khác nhau. Tại sao rất giống nhau? Tại vì cả hai văn bản
này đều là hai tài liệu xuất phát từ một nguồn gốc chung, đó là “Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa (sửa đổi và bổ
sung năm 2011)”. Và cả hai đều được dung để áp dụng cương lĩnh ấy. Thế
tại sao lại còn khác nhau? Tại vì cái gọi là bản dự thảo mới, năm 2013 đã sửa
lại rất nhiều tài liệu cũ, đến mức tổng cộng đã sửa trên 100 điều cũ và còn
thêm vào 12 điều mới nữa. Điều rất ngộ nghĩnh là tuy sửa và thêm quá nhiều như
vậy mà rút lại cũng chỉ để thực hiện đường lối cai trị cũ là bản Cương lĩnh
toàn trị nói trên của đảng. Tôi rất tiếc đã phai trả lời một cách không bình
thường có vẻ như chọc cười như thế, nhưng có nói như vậy mới đúng với cách nói
và cách làm “vẫn như cũ” của những người cầm quyền cộng sản ở trong nước.
H: Tại sao Hiến pháp mới
phải dựa vào “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ
nghĩa” (bổ sung và phát triển năm 2011) để viết hầu bảo vệ cho bằng được quyến
lãnh đạo độc tôn cho đảng như quy định trong Điều 4 trong khi Hiến pháp mới là
bộ “luật cơ bản” và “có hiệu lực pháp lý cao nhất” của nhà nước Việt Nam?
TTH: Tại vì đối với
những người cầm quyền cộng sản thì chỉ có “Cương Lĩnh” mà thôi, không có Hiến
pháp. Cái mà họ gọi tên là Hiến pháp là chỉ để cho người dân trong nước cũng
như dư luận quốc tế lầm tưởng rằng ở Việt Nam đã có những bản Hiến pháp theo
đúng nghĩa của Luật Hiến Pháp phương Tây. Kỳ thực chưa hề bao giờ có loại Hiến
pháp “đồ ngoại” này, chỉ có những văn bản mang tên Hiến pháp nhưng, như Stalin,
Mao Trạch Đông đã nói, là để thể chế hóa đường lối cầm quyền của đảng cộng sản,
không khác gì ngày xưa vua chúa ban hành Hiến Chương để tuyên bố cho dân biết
dân được cai trị theo luật lệ nào. Chứ không phải là để cam kết tôn trọng, thực
hiện và bảo vệ nguyện vọng, ý chí của dân, như tại các nước dân chủ hiện nay
trên thế giới. Nói cách khác và nói một cách dễ hiểu thì chuyện ban hành, sửa
đổi Hiến pháp dưới nhưng chế độ cộng sản là những màn ảo thuật để biến hóa độc
tài thành dân chủ. Không phải chỉ ở trên sân khấu tuồng kịch mà ở trong xã hội.
Ngày xưa thì nhờ vào bưng bít, khủng bố tập đoàn cộng sản đã lừa được dân.
Nhưng này nay dân đã trưởng thành nên các chế độ độc tài đảng trị cộng sản đã
lần lượt nối tiếp nhau sụp đổ như những lâu đài trên bãi cát. Chỉ còn lại dăm
ba chế độ tàn dư còn hấp hối trên giường bệnh chờ đợi giây phút lìa đời.
Những mâu thuẫn và hạn chế
H: Theo ông, có hay không
có sự “mẫu thuẫn” trong Điều 53 mới, viết rằng: “Đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, tài nguyên
thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản
công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý.”?
TTH: Đương nhiên là có mâu
thuẫn vì nếu toàn dân là chủ sở hữu thì không thể đồng thời lại còn thuộc quyền
sở hữu của bất cứ người chủ nào khác nữa. Ở đây, những người cầm quyền cộng sản
ở Hà Nội lập luận rằng Nhà nước do họ thiết lập và áp đặt bằng luật pháp đảng
tri, tòa án, công an, nhà tù đã “đại diện” dân để “quản lý”. Nhưng thử hỏi dân
đã ủy cho họ quyền “đại diện” hồi nào? Nếu bảo là do bầu cử thì chỉ có bầu cử
gian lận kiểu “đảng cử dân bầu” nghĩa là tập đoàn cầm quyền cộng sản ở Hà Nội
đã tự phong cho mình quyền “đại diện” dân để lấy công làm tư, tự quyền hưởng
dụng tài nguyên, tài sản của quốc gia thậm chí còn đem bán và cầm cố cho nước
ngoài để thỏa mãn nhu cầu cá nhân và phe đảng. Cho nên họ đã đặt ra điều 53
trong Hiến pháp 2013 là để hợp pháp hóa việc họ đã trắng trợn tiếm quyền, đúng
ra là tước đoạt quyền sở hữu riêng và chung của dân
H: Trong Chương quy định về
“Quyền con người”, tôi thấy có rất nhiều “mâu thuẫn” và “suy thoái” hơn Hiến
pháp 1992 chẳng hạn như họ viết trong Điều 14 mới rằng: “Quyền con
người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường
hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Hay trong Điều 15 ghi
rằng: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm
phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác.”
Là một Nhà Luật học và
đấu tranh cho quyền con người Việt Nam trong nhiều năm, ông giải thích như thế
nào về những “hạn chế” này?
TTH: Như ở trên tôi đã trình
bày, đối với những người cộng sản cầm quyền ở Hà Nội thì không có Hiến Pháp của
dân mà chỉ có Cương Lĩnh của đảng. Vậy thì tất nhiên là đảng phải hạn chế tối
đa quyền của dân để độc tài. Tôi không coi việc tôi phát biểu về một số điều
khoản trong bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 là những trao đổi về Luật Hiến Pháp
mà là những nhận định về đường lối cầm quyền của đảng Cộng sản ở Việt Nam. Từ góc
độ nhìn này, tôi có mấy nhận xét sau đây: Một, khi họ nói “chỉ có thể
bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng.” họ đã lập luân một cách rất vụng về để hạn chế quyền của
dân. Vì họ đã đưa ra một loạt những lý do rất mơ hồ như lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng là những lý do vu vơ, không có tiêu chuẩn, để giới hạn, hay
đúng hơn, tước đoạt một cách thô bạo quyền làm người của dân. Tức là một cách
để tùy tiện cấm đoán. Rồi lại còn nói đãi bôi rằng: Việc thực hiện
quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích
dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Họ quên rằng khi họ tìm
cách hạn chế một cách độc đoán như đã được ghi trong các điều 14, 15 kể trên là
họ đã xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác.
Mập mờ - Khuất tất
H: Cũng trong Chương này
tôi thấy Quốc hội đã “lạm dụng” và “chủ tâm” sử dụng Pháp luật để “điều chỉnh”
những Quy định trong Hiến pháp theo ý muốn của Nhà nước, bằng chứng như họ viết
trong 2 Điều quan trọng:
Điều 23: “Công dân có
quyền. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Điều 25: “Công dân có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,
biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Ông có thấy như thế
không?
TTH: Theo chỗ tôi biết,
các chuyên gia của nhả cầm quyền cộng sản ở Hà Nội đã phải đổi nhóm chữ “theo
luật định” trước đây vẫn đọc thấy trong các bản Hiến pháp cũ của họ
bằng nhóm chữ mới “do pháp luật quy định:” như nhà báo Phạm
Trần vừa nêu lên qua các điều 23 và 25. Ý hẳn họ muốn người dân cũng như dư
luận quốc tế hiểu lầm rằng nếu phải có hạn chế thì đó sẽ chỉ có thể là những
hạn chế của “pháp luật” (tiếng pháp là droit) chứ không phải của những đạo luật
(loi) do họ đặt ra. Nhưng phải hỏi rằng “pháp luật” mà họ muốn qui chiếu là “pháp
luật” nào? Đương nhiên là sẽ không phải là thứ pháp luật dân chủ, văn minh, tiến
bộ của nhân loại mà là thứ pháp luật riêng do những người cộng sản Việt Nam
sáng chế ra, với quyền hạn phi nhân quyền mà họ gọi là “pháp quyền”.
Tức là trước sau cũng vẫn chỉ là những hạn chế phi pháp, phi nhân quyền, nếu
nhìn dưới ánh sáng của luật quốc tế và phổ biến về nhân quyền, dân quyền. Tức
là người dân trong tương lai gần nhất, vẫn chưa có các quyền tự do đi
lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước, tự
do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Đúng
là những người cầm quyền cộng sản ở Hà Nội đã mượn cách nói khéo để che đậy
vụng về chủ ý của họ là tước đoạt quyền làm người của dân.
H: Câu hỏi cuối cùng của
tôi trong Cuộc phỏng vấn này là: Ông có bi quan về tương lai Chính trị của nhân
dân Việt Nam khi Bản Hiến pháp mới mới chỉ do Quốc hội chấp thuận mà không do
dân biểu quyết?
TTH: Tôi sẽ có hai câu trả
lời và một câu hỏi trước câu hỏi của nhà báo Phạm Trần. Trước hết, tôi không bi
quan hay lạc qua mà chỉ kinh ngạc và phẫn nộ. Kinh ngạc vì những người cầm
quyền cộng sản ở Hà Nội vẫn không chịu tìm học những bài học lịch sử của Liên
Xô, Đông Âu cũ và nhất là của Trung Đông, Bắc Phi hiện nay để kịp thời thay đổi
đường lối cầm quyền đảng trị đã lỗi thời. Phẫn nộ vì họ vì quyền lợi riêng của
mình, của đảng mà giam hãm mãi gần trăm triệu đồng bào trong áp bức nghèo đói,
tụt hậu. Họ còn muốn hy sinh bao nhiêu thế hệ người dân nữa?
Ngoài ra, nói chung, bất
cứ một Hiến Pháp nào cũng phải do dân biểu quyết dưới hình thức này hay hình
thức khác. Lại còn có trường hợp cũng không cần đến cả Hiến Pháp nữa như tại
Anh Quốc. Nhưng ở Việt Nam thì dân phải được quyền biểu quyết Hiến pháp vì nếu
dân không được quyền làm Hiến Pháp thì đảng Cộng Sản sẽ chỉ đặt ra “Cương Lĩnh”
thay vì Hiến Pháp để cầm quyền. Trên nguyên tắc là như vậy nhưng cũng cần phải
hỏi là đến bao giờ và bằng cách nào dân mới được làm Hiến Pháp?
(11/013)
'Quốc hội khóa 13 có tội với
dân tộc'
BBC - Trao đổi với
BBC ngày 28/11, ngay sau khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua, Giáo sư Tương
Lai nhận định rằng bản Hiến pháp mới này là 'một bước lùi' vì 'sẽ
đưa dân tộc vào con đường khó khăn trước những thách thức của thời đại, khi thế
giới đang có rất nhiều biến động'.
Ông kể rằng trước khi Quốc hội thông qua
Hiến pháp thì thì 'một số anh em ngồi với nhau sáng nay vẫn hồi hộp hy vọng
rằng chắc sẽ có một số phiếu phủ quyết của những người đại biểu có suy nghĩ, có
lương tri và lương tâm'
Ông lên án Quốc hội khóa 13 là 'có tội
với Tổ quốc và nhân dân' và cá nhân các đại biểu Quốc hội đã ấn
nút thông qua 'sẽ chịu trách nhiệm nặng nề trước tổ quốc, trước dân tộc'.
Ông nói có rất nhiều người dân không đồng
ý với bản Hiến pháp này và gọi những người này là 'lực lượng im
lặng'.
"Bản thân lực lượng im lặng đó họ vẫn chất
chứa trong họ ngọn lửa yêu nước và khát vọng tự do dân chủ. Ngọn lửa ấy vẫn âm
ỉ, khi được khơi dậy, thổi bùng lên, thì sẽ trở thành một ngọn lửa rất mạnh
mẽ," ông nói.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment