Hiến pháp nào
vì con người và vì nhân dân?
Trần Quốc Việt (Danlambao) - Sau đây là ba lời mở đầu của ba bản hiến pháp
(hai của Việt Nam Cộng Hòa 1956 và 1967, và một của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam 2013)
1. Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 1956
Lời mở đầu
Tin tưởng ở tương lai huy hoàng bất diệt của
Quốc gia và Dân tộc Việt Nam mà lịch sử tranh đấu oai hùng của tổ tiên và ý chí
quật cường của toàn dân đảm bảo;
Tin tưởng ở sự trường tồn của nền văn minh Việt
Nam, căn cứ trên nền tảng duy linh mà toàn dân đều có nhiệm vụ phát huy;
Tin tưởng ở giá trị siêu việt của con người mà
sự phát triển tự do, điều hòa và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong
đời sống tập thể phải là mục đích của mọi hoạt động Quốc gia;
Chúng tôi, Dân biểu Quốc hội Lập hiến:
Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng
của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan;
Nguyện vọng ấy là:
Củng cố Độc lập chống mọi hình thức xâm lăng
thống trị;
Bảo vệ tự do cho mỗi người và cho dân tộc;
Xây dựng dân chủ về chính trị, kinh tế, xã hội,
văn hóa cho toàn dân trong sự tôn trọng nhân vị;
Ý thức rằng quyền hưởng tự do chỉ được bảo toàn
khi năng lực phục tùng lý trí và đạo đức, khi nền an ninh tập thể được bảo vệ
và những quyền chính đáng của con người được tôn trọng;
Ý thức rằng nước ta ở trên con đường giao thông
và di dân quốc tế, dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ
để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền
văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.
Sau khi thảo luận, chấp nhận bản Hiến pháp sau
đây:
2. Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967
Lời mở đầu
Tin tưởng rằng lòng ái quốc, chí quật cường,
truyền thống đấu tranh của dân tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của đất nước.
Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh
thổ qua phân chia, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ
mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến
bộ để thiết lập một chánh thể Cộng Hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích
đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc Lập Tự Do Dân Chủ trong công
bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.
Chúng tôi một trăm mười bảy (117) Dân Biểu Quốc
Hội Lập Hiến đại diện nhân dân Việt Nam, sau khi thảo luận, chấp thuận Bản Hiến
Pháp sau đây:
3. Hiến Pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Sửa đổi)
2013
Lời nói đầu
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Nhân dân Việt
Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã
hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất
và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của đảng
Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện,
Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc
lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cách mạng tháng Tám thành
công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập,
khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè
trên thế giới, Nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc
tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi
mới, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm
1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi
hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.
Nguồn: Wikisource, WikipediA và báo Người Lao Động
BBC – Ls Vũ Đức Khanh – Hiến pháp hay Đảng pháp?
Lúc 9:53:09 sáng ngày 28/11/2013,
Quốc hội Việt Nam khóa XIII,
kỳ họp thứ 6 đã biểu quyết thông qua bản Hiến pháp mới 2013 với 486 phiếu thuận, 2 phiếu trắng và không có phiếu chống trong tổng số 488 đại biểu có mặt đã bỏ phiếu tại Hội trường Quốc hội.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam cho biết các vị đại biểu đồng loạt đứng lên vỗ tay mừng “giờ phút lịch sử” sau khi có kết quả như lời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Cũng cần nói thêm rằng trên 90% đại biểu Quốc hội hiện nay là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN).
Hiến pháp 2013 vừa được thông qua có tổng cộng 11 chương, 120 điều, sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014,
trong đó tiếp tục tái khẳng định vai trò độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN về cả 2 mặt chính trị và kinh tế.
Đảng lãnh đạo, định hướng xã hội chủ nghĩa
Theo lời phát biểu của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu với báo giới thì “Báo cáo của Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội sáng nay (28/11) đã khẳng định bản Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng,” “… Hiến pháp chúng ta sửa đổi lần này vẫn tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của ĐCSVN …”
Và ông còn cho biết thêm: “Đây là bản kết tinh giữa ý Đảng, lòng dân, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân … đáp ứng nhu cầu bảo vệ phát triển đất nước.”
Vì thế cho nên điều 4 Hiến pháp 2013 là hết sức cần thiết để tái khẳng định ĐCSVN là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Về kinh tế, ông Phó chủ tịch Quốc hội kết luận rằng “Để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nền kinh tế, việc quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là cần thiết, khẳng định vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Cho nên mới có quy định tại điều 51 khoản 1 Hiến pháp 2013 rằng “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; (trong đó) kinh
tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
Chẳng lẽ cần hiểu rằng “Nhà nước là Ta; Hiến pháp là Ta; Pháp luật cũng chính là Ta”. Và cái “Ta” đó
là Đảng Cộng sản? Nếu thế thì đâu cần gọi là Hiến pháp; phải gọi là “Đảng pháp” mới đúng!
» Luật sư Vũ Đức Khanh
Nhưng như vậy thì định hướng XHCN trong Hiến pháp đó là gì khi ngay chính ông Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng cách đây không lâu cũng đã thổ lộ rằng “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.
Đảng CSVN luôn đòi độc quyền lãnh đạo đất nước, dựng ra cái “thiên đường XHCN” đã hơn nửa thế kỷ nay và bắt nhân dân đi theo mà nay lại bảo rằng đi thêm một thế kỷ nữa có thể vẫn chưa tới? Và tại sao lại còn đưa định hướng quái gở đó vào Hiến pháp?
“Đảng pháp”
Điều 119 khoản 1 Hiến pháp 2013 quy định như sau: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”
Vậy cái “Cương lĩnh của Đảng” mà ông Phó chủ tịch Quốc hội nói đó là gì? Nó có phải là một văn bản pháp luật không? Và nếu “không” thì nó thực sự có giá trị gì trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Hoặc giả nếu “có” thì sao?
Ông TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết như sau: “Hiến pháp … là văn
kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng!”
Thật sự không ai hiểu nổi ông TBT muốn nói gì và càng ngạc nhiên hơn khi ông Phó chủ tịch Quốc hội cũng tuyên bố rằng “Bản Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng.”
Chẳng lẽ cần hiểu rằng “Nhà nước là Ta; Hiến pháp là Ta; Pháp luật cũng chính là Ta”. Và cái “Ta” đó
là Đảng Cộng sản? Nếu thế thì đâu cần gọi là Hiến pháp; phải gọi là “Đảng pháp” mới đúng!
Đảng CSVN cuối cùng đã hất một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt nhân dân.
Nhưng Đảng thực sự đã lầm to! Nhân dân đưa quý vị lên được thì nhân dân cũng có thể hạ quý vị xuống được.
Đảng CSVN hôm nay có thể hân hoan vỗ tay trong “giờ phút lịch sử” trọng đại nhưng nên nhớ rằng việc biểu quyết Hiến pháp hôm nay đang đưa đất nước này và chính Đảng CSVN vào ngõ cụt, bế tắc.
Các đại biểu Quốc hội sẽ phải trả lời trước lịch sử, trước Tổ quốc, trước nhân dân cho
hành động hôm nay khi ngày phán xét đến.
http://chauxuannguyen.org/2013/11/11/sbtn-special-phim-tai-lieu-toi-ac-cong-san-3-videosrat-hay-nhieu-rat-nhieu-dieu-moi-la-nen-xem-het/
VẬN ĐỘNG
THOÁI ĐẢNG - Nguyên Bộ
- 100 triệu người
thoái Đảng (TUIDANG MOVEMENT)
Tội ác Việt Cộng tại Huế 1968
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment