Thursday, November 28, 2013

Tình thế nước Tầu!


 

 

On Thursday, 28 November 2013 2:38 PM, Tran Ho <> wrote: 

 

Tình thế nước Tầu!         

 

 

Thế giới Cộng Sản đã sụp đổ từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Hiện nay chỉ còn lại có bốn nước: Tầu, Việt Nam, Bắc Tiều Tiên và Cuba.

 

            Hai nước sau không đáng kể. Đáng suy nghĩ là chế độ Cộng Sản Bắc Kinh và Cộng Sản Hà Nội. Trước sau gì hai quốc gia nầy cũng theo chân Đế Quốc Liên Xô, nhưng cái nào đi trước, cái nào sau? Tầu trước hay Việt Nam Cộng Sản trước. Cái nào trước sẽ có lợi cho dân tộc Việt Nam hơn. Hai chế độ nầy xong rồi thì Bắc Triều Tiên, Cuba cũng “lặng lẽ theo sau”.

 

            Tôi không đoán cái nào trước, nhưng nếu nói tới nguy cơ sụp đổ, người ta thấy các chú Ba của Mao Xếnh Xáng đang gặp nhiều hiểm nghèo hơn.

 

1)- Trước hết là nói về người Tầu. Có ai đó nói “mỗi người Tầu là một ông quan” thì cũng không sai! Cá tính nầy rất dễ thấy, ngay ở người Tầu tại nước ta. Khi được thế, họ lên mặt dữ lắm; khi thất thế thì cái lưng họ còng cũng khéo.

 

Nguồn gốc của dân tộc Hán là ở phía Bắc Trung Hoa, thường gọi là vùng Hoa Bắc, phía trên sông Dương Tử. Dân tộc nầy có thể có liên hệ nòi giống đến các giống dân Mãn Châu hay Triều Tiên, không liên hệ gì đến Bách Việt, tức một trăm giống Việt ở Hoa Nam, là vùng Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây bây giờ. Đây là vùng Bách Việt, trước khi Tần Thủy Hoàng “tóm thâu lục quốc” (220 tr. Tây Lịch), lập nên đế quốc Trung Hoa đầu tiên.

 

-Năm 214 trước Tây lịch, Tần Thủy Hoàng sai quân đánh chiếm Bách Việt, nhưng thất bại, phải rút về.

 

-Năm 208 trước Tây lịch, Triệu Đà đánh bại Thục Phán, chiếm đất Âu Lạc, lập ra nước Nam Việt. Nam Việt của Triệu Đà gồm các tỉnh vùng Hoa Nam nói trên và vùng châu thổ sông Nhị Hà ngày nay.

 

Đến đời Cao Tổ nhà Hán, sau khi đánh bại nhà Tần, bèn muốn tóm thâu đất Nam Việt của Triệu Đà. Nhà Triệu kháng cự. Mãi đến đời vua cuối cùng nhà Triệu là Triệu Dương Vương mới bị Lộ-Bác-Đức của nhà Hán đánh thua chạy. Cuối cùng, vua Triệu Dương Vương cùng với quan thái phó là Lữ Gia bị bắt và bị giết hại cả. Người Lạc Việt bị Bắc thuộc lần thứ nhứt từ đó, năm 111 trước Tây Lịch.

 

            Sau khi nước Tầu thống nhứt cả hai vùng Hoa Bắc và Hoa Nam, họ không chịu ở yên trong cương giới của họ. Các triều đại tiếp nối về sau thường đem quân “chinh tây, nam phạt” tức là xâm lăng các nước phía tây và nước ta ở phía nam.

 

Chỉ cần đọc văn chương nước ta, chúng ta cũng có thể thấy điều đó. Độc giả có thể xem ở bài “Tân Cương trong văn chương Viêt Nam”, cùng tác giả, in trong “Theo Dòng”, Văn Mới xuất bản.

 

2)-“Tây chinh, Nam Phạt”... “Đông tiến”?

Việc “tây chinh, nam phạt” của người Tầu thông thường vì hai lý do chính:

 

- Một là sau khi thống nhứt, giàu mạnh, nước Tầu cần mở rộng ảnh hưởng của họ sang các nước chung quanh.

 

- Thứ hai là để giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ của họ.

 

a)- Việc xâm lăng của vua Quang Vũ và Hán Vũ Đế là trường hợp thứ nhứt.

 

Sau khi Quang Vũ lên ngôi, nhà vua cần chỉnh đốn việc nội trị, chưa muốn xâm lăng các vùng phía tây. Vì vậy, chính sách của nhà vua với Hung Nô hòa bình là chính. Bấy giờ, nội bộ Hung Nô cũng phân ly làm hai vùng nam, bắc. Cả hai vùng đều xin thần phục nhà Hán.

 

Sau khi nội chính đã vững, vua Quang Vũ âm mưu gây bất hòa giũa hai vùng nam, bắc, xây đồn lũy dọc theo vùng biên giới giữa Hung Nô và Tầu.

 

Mặc dù các “rợ” Hung Nô thần phục, nhưng Quang Vũ ra lệnh đóng các cửa ải, không cho dân chúng hai xứ qua lại, vì nhà vua lúc đó chưa muốn dòm ngó ra phía tây.

 

Đời Hán Vũ Đế, Trương Khiên là danh tướng, được lệnh đem quân đánh chiếm các vùng phía tây, ổn định “Tây vực”, kế đến vùng Trung Á, mở ra “Con đường lụa”, (còn có tên gọi là “Cong Đường Hồ Tiêu”) bắt đầu từ Bắc Kinh, Phúc Châu, Hàng Châu vượt qua Tân Cương, Mông Cổ, phía Bắc Ấn Độ, qua Afghanistan, Iran, Ai cập, Thổ Nhĩ Kỳ, tới Hy Lạp, Châu Âu. Hàng hóa giao thương giữa hai bên là tơ lụa, hồ tiêu (của Tầu) và vàng bạc (của Tây phương).

 

Nhà Hán rất mạnh về quân sự. Ngoài việc xâm lăng hướng tây, nhà Hán còn sai Mã Viện đánh phá quân hai bà Trưng. Sau khi hai bà tự vẫn năm 43 sau Tây lịch, Nam Việt lại bị Bắc thuộc lần thứ hai.

 

b)- Một lý do khác để người Tầu đem quân xâm lăng các nước khác là vì họ muốn giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ của họ.

 

Đó cũng là lý do chính gây ra chiến tranh giữa nhà Tống bên Tầu và nhà Lý nước ta hồi thế kỷ thứ 11.

 

Theo sử Tầu thì năm 1075, lần thứ hai, Vương An Thạch được vua nhà Tống gọi về triều làm tể tướng.

 

Vương An Thạch là người có nhiều sáng kiến, đưa ra nhiều chính sách cai trị mới, gọi là “Tân Pháp” nhưng những chính sách của ông bị các quan trong triều và dân chúng chống đối dữ dội.

 

Để ổn định tình thế nhà Tống lúc đó, Vương An Thạch chủ trương xâm lăng Đại Việt.

 

Nếu thắng lợi, nhờ đó, nội bộ nước Tầu sẽ yên, việc chống đối của các quan trong triều cũng như dân chúng đối với “Tân Pháp” của Vương An Thạch sẽ bớt đi.

 

Biết được ý đồ xâm lăng của Tầu, Lý Thường Kiệt đem quân đánh nước Tầu trước (“Tiên hạ thủ vi cường”)

 

Năm 1075, Lý Thường Kiệt cùng Tôn Đản đem quân đánh chiếm Khâm Châu và Liêm Châu. Quan quân nhà Tống không chống lại được phải xin viện binh.

 

Sau đó, quân nhà Lý tiến lên chiếm Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ.

 

Cuối cùng thành đổ, Tô Giám tự tử, 58 ngàn người trong thành Ung Châu bị giết sạch.

 

Năm sau, 1076, vua Tống sai Quách Quỳ đem một trăm ngàn quân cùng voi ngựa sang xâm lăng Đại Việt để trả thù. Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến sông Như Nguyệt, chận đường tiến của quân Tống.

 

Quân Tống tiến không được, thoái không xong, hao mòn vì chiến sự và khí hậu, không được thủy quân tiếp viện. Quân Nam lại tập kích, Quân Tống 10 phần chết đến 6, 7.

 

Lý Thường Kiệt biết tình thế quân Tống đã lâm vào thế bí, mà người Nam bị chiến tranh liên miên cũng nhiều tổn thất, nên sai sứ sang xin “nghị hoà để quân Tống rút về. Quách Quỳ vội chấp nhận giảng hòa và rút quân. Triều thần nhà Tống cho rằng Cũng may mà lúc đó địch lại xin giảng hòa, không thì chưa biết làm thế nào”.

 

Hiện nay, Tầu Cộng cũng hung hăng dữ: Vạch đường lưỡi bò 9 đoạn, giành lấy biển Đông của ta, cho là của Tầu, và giành quần đảo Điếu Ngư với Nhật.

 

Tầu muốn gì đây?

Muốn như đời Quang Vũ, mạnh lên thì giành đất, giành biển của người khác, hay cũng chỉ là một phương cách như Vương An Thạch đời Tống, chẳng qua nội bộ lộn xộn, tranh giành nhau. Hễ thắng thì nội bộ yên, hễ thua thì nội bộ hỗn loạn.

 

Dĩ nhiên, nếu Tầu Cộng bây giờ đang ở trường hợp sau, thì cũng “khỏe” cho nước ta lắm, như đời nhà Lý vậy! 

 

c)- Đông Tiến

Đời Minh, Trịnh Hòa được lệnh “tuần thám” phương Đông, Đông Nam, đến tận Ấn Độ và Úc châu. Theo sử, Trịnh Hòa vượt qua eo biển Malacca vào thế kỷ 15. Đời Minh Tuyên Tông, Trịnh Hòa cũng đã thực hiện một chuyến đi nữa, nhưng sau đó những chuyến đi tìm của cải của người Tầu chấm dứt.

 

Những khu vực ở châu Áchâu Phi mà Trịnh Hòa đã đến, bao gồm: Đông Nam Á, Sumatra, Java, Tích Lan, Ấn Độ, Ba Tư và bán đảo Ả-Rập, Hồng Hải và Ai Cập, Mozambique ở châu Phi, Đài Loan và bắc nước Úc.

 

3)- Mạnh được yếu thua!

            Lịch sử nhân loại cho ta thấy những nước lớn, những nước mạnh thường ăn hiếp, xâm lăng, chiếm đoạt đất đai tài sản những nước yếu, nước nhỏ. Việc hiếp đáp đó không chỉ xảy ra một lần mà nhiều lần, hết đời nầy tới đời khác, tạo nên những mối thù truyền kiếp. Các dân tộc nhỏ yếu bị hiếp đáp không bao giờ quên.

 

            Đó là trường hợp nước Nga với các nước chung quanh như Ba Lan, Ukraine, các nước trung Á như Uzbekistan, Kazakstan, v.v... Đó cũng là trường hợp nước Tầu với các dân tộc chung quanh như Tân Cương, Tây Tạng, Mãn Châu, Triều Tiên, Việt Nam, v.v...

 

            Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ba Lan lật đổ chế độ Công Sản bù nhìn của Liên Xô, dân Ba Lan đập phá khu nghĩa địa dành cho “Hồng Quân Liên Xô” làm “nghĩa vụ quốc tế” đã “hy sinh” ở Ba Lan. Ấy là cách người ta muốn nói lên mối thù truyền kiếp của người dân Ba Lan với nước Nga.

 

            Liệu người Việt Nam có mối thù đó với nước Tầu hay không, mối thù “một ngàn năm nô lệ giặc Tầu,...”  như trong bài hát “Gia Tài của Mẹ” của Trịnh Công Sơn!           

 

Bách Việt, ngoại trừ Lạc Việt, đều bị Hán hóa.

 

 

4)- Quyền lợi

            Dĩ nhiên, khi đem quân xâm lăng các nước chung quanh, người Tầu vì quyền lợi của họ.

           

Có 3 điều đáng nói:

 

Thứ nhứt, họ muốn cai trị và bóc lột dân tộc các nước chung quanh, đem lợi về cho đất nước của họ như thu thuế: Thuế người (thuế thân), thuế đất ruộng, thuế dâu tằm, lụa là vải vóc, thuế muối, thuế ao hồ sông biển, v.v... Việc sưu dịch, theo Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim thì “Phàm những chỗ nào có mỏ vàng, mỏ bạc, thì đặt quan ra để đốc dân phu đi khai mỏ. Những chỗ rừng núi thì bắt dân phu đi tìm ngà voi, sừng tê; ở chỗ gần bể thì bắt dân phu đi mò ngọc trai. Còn những thổ sản như hồ tiêu, hương liệu cũng bắt cống nộp. Đến những hươu, voi, rùa, chim, vượn rắn, cái gì cũng vơ vét đem về Tầu.”

 

            Trên là nói cách bóc lột của nhà Minh, trước khi Lê Lợi khởi nghĩa. Ngày nay, tình hình sẽ khác đi chăng?

 

            Những sự kiện như ngư phủ Việt Nam bị đánh phá, giết chóc ngoài biển Đông, việc bán đất bán rừng cho Tầu, hay vụ “bô-xít” ở Cao nguyên làm cho chúng ta thấy người Tầu ngày nay cũng tham lam và độc ác như người Tầu ngày xưa vậy.

 

Người Tầu ngày xưa phong kiến tham lam và độc ác.

Người Tầu Cộng Sản ngày nay không những cũng tham lam độc ác mà còn triệt để hơn.

Tham lam cũng triệt để, độc ác cũng triệt để nên người Việt nào còn sống sót được thì cũng chỉ còn cái khố che thân mà thôi.

 

            Nước Tầu bây giờ đang phát triển nên họ cần nhiều thứ: Dầu lửa là trước nhứt. Không những họ khai thác dầu lửa và than đá ở lục địa mà còn dòm ngó sang các mỏ dầu hỏa ở Trung Á.

 

Ở Kazakstan chẳng hạn, người Tầu đang lấy dầu rất mạnh ở đây. Người Tầu, xe cộ của Tầu xuất hiện nhiều nơi, thậm chí ở đó, các bảng chỉ đường phải viết bằng hai thứ tiếng: Tiếng địa phương và tiếng Tầu.

 

            Vùng Trung Á là đất đời Vũ Đế nhà Hán xâm chiếm. Đó là theo cách nghĩ của họ, vì thời đó, chính Trương Khiên đã đem quân đánh phá vùng nầy, mở rộng và giữ an toàn cho “con đường lụa”. Những năm Liên Xô vững mạnh, người Tầu đành chịu mất vùng nầy, thuộc “Liên Bang Xô-Viết”. Nay Tầu cố giành lại quyền lợi đã mất, nhứt là các mỏ dầu lửa ở đây.

 

Người Tầu còn cần nhiều tài nguyên của các nước khác, kể cả đất đai để trồng trọt, như hợp tác sản xuất nông phẩm ở Argentia và một số nước ở châu Phi.  Ở châu lục nầy, người Tầu đang khai thác cả nông nghiệp lẫn dầu lửa.

           

Thứ hai, nói cho đúng thì việc mở rộng của người Tầu, nếu không xét bình diện cai trị và bóc lột thì cũng có lợi cho việc giao thương của thế giới, như sự ích lợi của “Con đường lụa” ngày trước vậy.

 

            Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, chính sách ngoại giao của Tầu không có gì tốt đẹp cả. Người ta từng gọi chính sách của Tầu bây giờ là “hung hăng trong ngoại giao”. Chính sách nầy chậm chạp và vụng về, không phản ứng kịp với những biến chuyển của thế giới vì người Tầu quá thực dụng, chỉ nhắm vào lợi ích trước mắt!

           

Thứ ba, tương đối tốt là muốn mở rộng việc giao thương, “hai bên cùng có lợi”.

Tuy nhiên, người ta cũng nghi ngờ Tầu, cho rằng Tầu chỉ “hô khẩu hiệu”. Đã “hô khẩu hiệu” thì không mấy khi thực lòng. Trong chiều hướng thứ ba nầy, người Tầu cũng dùng nhiều thủ đoạn về tiền tệ, về hàng hóa giá rẻ, thiếu phẩm chất để kiếm lợi.

Cung cách giao thiệp như vậy khó có thể tồn tại lâu dài. Đó là cái khó khăn trong tương lai của Tầu.

 

5)- Mâu thuẫn nội bộ

Chính người Tầu mới là tác giả câu “Được làm vua thua làm giặc”. Từ ý nghĩa đó, người Tầu nào cũng nghĩ rằng họ có thể làm vua, dù họ xuất thân là người bình thường, nông dân ít học. Gặp cơ may, cờ tới tay thì họ phất cờ.

 

Ba anh em Lưu-Quan-Trương gốc gác là gì? Lưu Bị là anh học trò dang dở, thất chí, chỉ là một “anh chàng” “Du tử mộ hà chi?” (Xem “Du tử mộ hà chi?” cùng tác giả). Gần ba mươi tuổi, cái tuổi “tam thập nhi lập” như Khổng Tử nói, ông ta vẫn chưa có sự nghiệp gì. Trương Phi là tay con nhà mổ heo, bán rượu, còn Vân Trường là tay giang hồ thất chí bấy lâu nay. Ba tay nầy kết nghĩa Vườn Đào mà lật nghiêng thiên hạ. Ấy là “Thời thế tạo anh hùng”.

 

Biết cái tâm lý người Tầu ai cũng muốn làm vua nên các ông vua Tàu bao giờ cũng ngơm ngớp lo sợ bị tranh mất ngai vàng, mới tuyên truyền rằng ai được ngồi trên ngai là phải có “Thiên mệnh”. Không có “Thiên mệnh” thì không được làm vua. Nói như thế là để ngăn chặn bớt cái ham muốn làm vua của thiên hạ.

 

            Thành ra lịch sử nước Tầu là lịch sử “tranh bá đồ vương”, giặc giả khi nhiều khi ít, thanh bình thì không. Câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm “Nước thanh bình ba trăm năm cũ” là ý nói đời nhà Hán thiên hạ thái bình được ba trăm năm. Đó chỉ là một cách nói “vuốt đuôi” vua chúa, chớ bên Tầu không khi nào thiên hạ thái bình được lâu.

 

            Các triều đại cai trị nước Tầu lâu nhứt là Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Trong các triều đại nầy, có cái thì người Tầu cai trị người Tầu, có cái thì ngoại nhân cai trị người Tầu.

 

            Tổ tiên nhà Đường là người Địch Đạo, Lũng Tây, thuộc tỉnh Cam Túc. Cam Túc ở về phía Tây lục địa Trung Hoa, là vùng sa mạc, có nhiều “rợ” (mọi rợ). Vậy nhưng nhà Đường cai trị nước Tàu ba trăm năm (618-907).

 

Ai cũng biết nhà Nguyên bên Tầu là người Mông Cổ. Hoàng Đế Mông Cổ là Thành Cát Tư Hãn liên minh với người Duy-Ngô-Nhĩ xâm lăng Trung Hoa mà lập ra nhà Nguyên. Đối với người Tầu, hoàng đế nầy cũng là một thứ “mọi rợ”. Nhưng rợ nầy cai trị dân Tàu gần một trăm năm (1271-1368).

 

Nhà Thanh cũng là một thứ “rợ”. “Rợ” nầy cai trị Trung Hoa một thời gian không ngắn (1636-1912), gần 300 năm.

 

            Dĩ nhiên người Tầu không giỏi. Giỏi thì đâu để cho ngoại nhân cai trị lâu như thế.

 

Nước Tầu, từ khi Tần Thủy Hoàng “nhất thống thiên hạ”

mà lập ra “Đế Quốc Tầu” năm 202 Trước Tây Lịch, tính đến nay là hơn hai ngàn năm. Qua đó, ngoại nhân cai trị nước Tầu hết bao nhiêu năm? Thời kỳ cai trị của nhà Đường (618-907), nhà Nguyên (1271-1368), nhà Thanh (1636-1912) cộng chung đã gần ngàn năm. Nếu cộng thêm vào những thời kỳ loạn lạc, phân tranh như thời Tam Quốc (220-280) thì nước Tầu thanh bình có được bao lâu đâu!

 

Các thời đại như vừa nói, đâu có phải xa xưa gì đâu.

Đầu thế kỷ 20, người Thanh còn ngồi trên đầu người Tầu. Phải nhờ tới tư tưởng văn minh của Tây Âu, với “Thế Kỷ Ánh Sáng”, người Tầu mới sáng mắt ra, mới có cuộc “Cách Mạng Tân Hợi”, đuổi vị vua cuối cùng nhà Thanh là Phổ Nghi về lại phía Bắc.

 

            Có một điều tréo cẳng ngổng, rất buồn cười. Nước Tầu thì “trọng Nam khinh Nữ” nhưng trong lịch sử “loạn lạc” của Tầu thì đàn bà Tầu không phải tay vừa.

Vì Dương Quí Phi dâm loạn mà sinh ra cái loạn An-Lộc-Sơn, đến nỗi Đường Minh Hoàng phải cho thắt cổ Dương Quí Phi ở Mã Ngôi để làm yên lòng binh sĩ, bảo vệ vua mà chống lại An Lộc Sơn, giành lại giang sơn cho nhà Đường. Võ Tắc Thiên không chịu làm hoàng hậu, thái hậu mà phải làm “hoàng đế”, gây nên lắm cảnh xáo trộn ở nước Tầu.

 

Còn như vai trò Trần Viên Viên trong lịch sử nhà Thanh xâm lăng Trung Hoa cũng không thiếu nước mắt. Ngô Tam Quế được lệnh trấn giữ Sơn Hải Quan, là một cửa ải quan trọng trên Vạn Lý Trường Thành, ngăn không cho quân Thanh xâm lăng Tầu. Ngô Tam Quế để người “thiếp yêu” là Trần Viên Viên ở lại Trường An.

           

            Lý Tự Thành lật đổ vua nhà Minh. Nhân đó, một tướng của Lý Tự Thành “cướp” mất Trần Viên Viên của Ngô Tam Quế. Tức giận vì mất người thiếp yêu, Ngô Tam Quế bèn mở cửa Sơn Hải Quan cho quân Thanh tiến vào Trung Hoa. Sự nghiệp nhà Thanh bắt đầu từ đó.

 

            Bên Tầu, Tứ Đại Mỹ Nhân, thật ra “tứ quái”, làm thay đổi cục diện nước Tầu, đúng như câu “Triết phu thành thành, triết phụ khuynh thành”.

 

Cái sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” làm cho nước Tầu loạn lạc: Tây Thi làm cho Ngô Phù Sai mất nước Ngô. Muốn được yên thì vua Hán phải đem Chiêu Quân “hối lộ” cho Hồ Hàn Tà, vua Hung Nô. Nhờ Điêu Thuyền mà Lữ Bố giết Đổng Trác, tức là con giết cha nuôi, còn nhân vật thứ tư, Dương Quí Phi thì đã nói ở trên rồi.

 

            Đã biết Dương Quí Phi là người dâm loạn như thế, lấy chồng, lấy cha chồng, ngoại tình… Vậy mà ngày nay người Tầu vẫn dựng tượng Dương Quí Phi ở Tây An. Để ca ngợi hay thờ phụng cái gì? Ca ngợi một “Sắc đẹp” hay thờ phụng “Dâm thần”. Có cái chi mà người Tầu không làm?

 

6)- Người Tầu: Nói và Làm?

Người Tây phương khác với người Tầu ở chỗ Nói và Làm. Người

 

Tây phương có nói và có làm.

Người Tầu thì luôn luôn kêu gọi “Tri hành hợp nhất”, nhưng nói thì như thế nầy mà làm thì ngược lại thế kia. Điều rõ nhứt là những quan điểm như Tự Do, Dân Chủ, Bình Đẳng, Nhân Quyền, Bác Ái, v.v... Người Tầu họ có nói, nhưng thực hiện những tư tưởng đó vào xã hội Tầu thì chưa từng thấy bao giờ, nói chi tới việc họ đem những cái hay đẹp ấy mà thực hiện ở các nước chung quanh.

 

            Dẫn chứng:

            Người Âu Mỹ có những tư tưởng tiến bộ về Tự Do, Bình Đẳng Bác Ái. Rồi họ biến những tư tưởng ấy thành hiện thực trong đời sống chính trị, xã hội ở nước họ. Cuộc Cách Mạng Mỹ năm 1776 là cuộc cách mạng thực hiện những tư tưởng đó, nên nước Mỹ mới được như ngày nay. Điều buồn cười là những tư tưởng nói trên đơm hoa kết trái ở Pháp, nhưng lại diễn ra ở Mỹ trước, và phải 13 năm sau (1789) mới có cuộc “Cách Mạng Tư Sản Dân Quyền” bùng nổ ở Pháp. Người Pháp thì nghĩ ra mà người Mỹ thì làm trước. Dù sao thì ngày nay, hầu hết các nước Âu Mỹ, dù là những nước Đông Âu từng bị Cộng Sản Nga cai trị lâu dài, tại những nước đó cũng đã có Tự Do, Dân Chủ...rồi.

 

            Người Tầu “văn minh” trước người Tây Phương rất lâu.

Thời Xuân Thu (722-481 trước Tây lịch), Khổng Tử (Tr. Tây Lịch 551-479) đã có những tư tưởng mà ngày nay Tây Phương rất khâm phục: Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân (Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác). Giả dụ như khi mình không muốn bị ai bóc lột thì mình đừng bóc lột người khác. Mình không muốn bị ai khinh khi thì đừng khinh khi người khác. Mình không muốn bị tước đoạt tự do thì đừng tước đoạt tự do người khác... Cứ như thế mà suy thì rõ ràng trong câu nói của Khổng Tử có đủ những tư tưởng về Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái mà người Tây phương thường tượng trưng bằng ba mầu Xanh, Trắng, Đỏ, như trên lá cờ của nước Pháp.

 

Vậy thì từ trước Công Nguyên, tư tưởng của Khổng Tử (hay của văn minh Trung Hoa?) đã hay lắm. Bên cạnh Khổng Tử, còn có Mạnh Tử, Mặc Địch, v.v... có những thuyết “Tính thiện” hay “Kiêm ái” đều hay cả.

 

            Ở xã hội Tầu, tư tưởng hay của Khổng Tử không bao giờ thành hiện thực. Người Tầu vừa tham lam, ích kỷ, vừa hèn nhát mà lại rất tàn bạo. Có lần Lỗ Tấn (1) ví von: “Người Tầu hèn nhát như con thỏ đế, quỷ quyệt như con hồ ly, tàn ác như sư tử”.

 

            Khởi thủy nền văn minh Tầu là “Văn minh ăn thịt người”.

Darwin nói rằng ăn thịt người là mức độ thấp nhất của sự tiến hóa. Khi nhân loại đã tiến hóa thì không còn ăn thịt người nữa.

 

Lỗ Tấn tán dương tư tưởng đó của Darwin, và dùng tư tưởng đó để nhận xét về lịch sử nước Tầu, lịch sử đó cũng bắt đầu bằng ba chữ “ăn thịt người”, dưới những danh từ Nhân Nghĩa, Đạo Đức của Khổng Tử. i giả trá của xã hội Tầu bị Lỗ Tấn tố giác bằng học thuyết Darwin. Đã văn minh thì không còn ăn thịt người, nhưng từ xưa cho tới nay, xã hội Tầu vẫn cònăn thịt người” dài dài.

            Thực ra, Lỗ Tấn rất băn khoăn về dân tộc của ông. Ông muốn dùng thuyết Darwin để đánh thức người Tầu. Ông muốn chính họ cứu họ, bởi vì theo Lỗ Tấn suy nghĩ, chính người Tầu là kẻ thù tệ hại nhất của chính họ, chớ không phải ai khác.

 

Lỗ Tấn mượn thuyết tiến hóa là mượn cái vỏ Darwin để nói đến những vấn đề Trung Quốc. Ông muốn tấn công vào cái vỏ, cái đạo đức giả để che đậy cái tàn ác và tham lam, sự ngây thơ nhưng ngu dốt che đậy việc giết người, mê tín, tự tử. Ông tấn công kịch liệt vào bậc chính nhân quân tử bởi vì họ không phải như vậy”.

 

Cho tới tận bây giờ, trong những bữa ăn nhậu của người Tầu giàu sang vẫn còn có cả thai nhi, thịt trẻ con, v.v... cộng thêm với sừng tê, rượu bổ.

Những món gì người Tàu cho là bồi bổ sức khỏe, làm gia tăng sự dâm dục, thụ hưởng sự khoái lạc thì người Tầu không chừa bao giờ!

Sao mà kinh khiếp thế?

Quan điểm sống thụ hưởng như thế thì xã hội Tầu làm gì có Tự do, Dân Chủ, Bác Ái. Người ta khó tìm việc làm có điều Nhân của Khổng Tử trong xã hội Tầu.

 

Năm 1935, khi Thụy Điển trao giải Nobel cho Carl von Ossietzky, Hitler phẫn nộ và cấm công dân Đức nhận bất kỳ giải Nobel nào. Gần một trăm năm sau, Lưu Hiểu Ba của Tầu cũng không được cho đi nhận giải Nobel. Việc ngăn cấm ấy chấm dứt ở Đức đã lâu. Bao giờ thì nước Tầu sẽ không còn sự cấm cản ấy, hay sẽ không bao giờ xảy ra cả.       

 

            Một đất nước mà dân chúng có tinh thần như vậy thì giặc giả không bao giờ dứt cũng không có gì là lạ. Nếu nói tới Thống Nhất thì nước Tầu không bao giờ Thống Nhất trong Tự Do, Dân Chủ mà chỉ là thống nhất dưới bạo lực. Hết bạo lực, nước Tầu sẽ tan rã như ổ bánh mì gặp trận mưa rào.

 

7)- Giàu nghèo

là mâu thuẫn muôn đời của người Tầu.

Nghèo là hiện tượng xảy ra trên nhiều vùng địa cầu.

Tầu thì khác. Giàu nghèo là hai thái cực đối nghịch đến cùng cực. Nó có nghĩa là người giàu thì quá giàu, “nứt đố đổ vách”; người nghèo thì quá nghèo, nghèo mặt rệp, nghèo rớt mồng tơi.

            Tôi có quen vài gia đình người Tầu ở Chợ Lớn. Lúc ấy, trước 1975, họ làm ăn đã khá giả, nhưng đến bữa ăn, dù đầy đủ thịt cá, cơm trắng, canh ngọt như thế nào, khi ăn xong, mỗi người cũng ăn một chén cháo trắng to nhỏ tùy người. Tại sao ăn cháo trắng? Một ông Tầu già giải thích vớí tôi: “Phải ăn chén cháo để nhớ lúc hàn vi, không đủ gạo phải nấu cháo để mỗi người được một tô”. Đó là một sự giáo dục đấy, nhắc nhở người ta đừng bao giò quên lúc nghèo khổ. Dĩ nhiên, việc ấy có nhiều ý nghĩa hay, khỏi nhắc lại dông dài. Nhưng thực ra, bọn trẻ Tầu ở Chợ Lớn, có ăn chén cháo, thì việc ấy chúng coi như một thói quen, tập tục mà chúng không hiểu ý nghĩa gì cả.

 

            Tuy nhiên, vấn đề không phải là nghèo. Chính yếu là mâu thuẫn giàu nghèo.

 

            Không như ta, chế độ cũ của ta là Chế Độ Quân Chủ. Có khi người ta gọi là Quân Chủ Chuyên Chế.

Tầu mới đích thực là Chế Độ Phong Kiến (Phong tước kiến địa). Chế độ nầy tạo ra các lãnh chúa, các lãnh địa. Từ đó, người thì có nhiều ruộng, người thì không có miếng đất cắm dùi. Kinh tế chính của Tầu là nông nghiệp, dân đông đất ít, sự phân chia đất ruộng không đồng đều tạo nên hoàn cảnh người quá giàu vì có nhiều ruộng, người quá nghèo vì không có ruộng, phải làm tá điền, bị người giàu bóc lột.

 

            Sự phân chia lợi ích như thế làm cho kinh tế không phát triển được. Trong tình cảnh như thế, nước Tầu làm sao tránh bất công, tránh mâu thuẫn, và dĩ nhiên là phải loạn lạc.

 

8)- Tham vọng người Tầu: Phục hận

            Tâm lý người Tầu bây giờ là “phục hận”. Tâm lý nầy do Cộng Sản Tầu tiêm nhiễm cho dân tộc của họ, nhất là trong giới trẻ, qua giáo dục và tuyên truyền.

            Họ cho rằng mấy thế kỷ nay, các đế quốc tư bản Tây Phương đã cướp đoạt hầu hết tài nguyên ở nhiều nơi trên thế giới, như dầu lửa, mỏ đồng, mỏ vàng, mỏ kim cương, bô-xít, v.v… kể luôn cả nhửng động vật, thực vật quí hiếm.

            Nay đến lúc người Tầu phải “lấy lại”. Lấy lại cho chính người Tầu chứ không phải cho các dân tộc đã bị Tây phương bóc lột trước kia.

           

            Người Tầu cũng muốn làm như các đế quốc Âu Mỹ đã làm, làm nhiều hơn thế để bù lại những “thua thiệt” mà họ đã gánh chịu trong gần 200 năm qua.

Vì vậy, trong giáo dục và tuyên truyền, nhà nước Tầu cố gây tâm lý thù hận và giành giựt với Tây phương trong tầng lớp trẻ ở nước họ, cố làm cho số người trẻ nầy cứ nghĩ rằng họ phải lấy lại những gì mà Âu-Mỹ đã lấy trước đây, ở trong nội địa nước Tầu hay trên khắp thế giới.

            Trong cách nhìn đó, cũng như trong cách làm, và cả trong mối hận thua thiệt đó, người Tầu cố gắng bành trướng, giống con cóc muốn to bằng con bò như trong truyện ngụ ngôn của LaFontaine. Bao giờ thì bụng con cóc sẽ nổ bùng, như mọi người suy nghĩ như thế!

            Vì vậy, chúng ta thấy người Tầu có những hành động cướp giật rất kỳ quái, ngang ngược.

 

Biển Đông của ta là một ví dụ. Vùng nầy, từ trước, được coi là vùng “hải phận quốc tế”, không ai có chủ quyền. Bỗng nay, họ đem cái “lưỡi bò” đâu từ hồi cố hỉ nào đó ra, và tuyên bố rằng vùng biển đó là của họ. Và đem súng đạn bắn giết và cướp phá ngư phủ của ta.

 

            Đài Loan là ví dụ thứ hai. Đài Loan là một đảo, có dân tộc bản địa của họ. Người Đài Loan tự gọi họ là Taiwanese, không gọi là Chinese.

 

            Thật ra, người Chinese ở vùng Hoa Nam trong lục địa Tầu, cũng không phải là người Hán. Họ thuộc 99 dân tộc Việt đã bị “Hán hóa”. Người Đài Loan, ở ngoài đảo cách biệt đất liền, chưa bao giờ bị “Hán hóa” để thành người Tầu cả. Cũng có khi Tầu, và cả Nhật đã cai trị Đài Loan, nhưng mãi đến khi Tưởng Giới Thạch bị Mao đuổi chạy ra Đài Loan, số “người Tầu lục địa” ở đây mới đông thêm. Tuy nhiên, các tay lãnh đạo Tầu Cộng ngồi ở Trung Nam Hải vẫn cứ cho rằng Đài Loan là “một tỉnh của Tầu”, thường đe dọa sẽ đem quân đánh chiếm.

 

Người Tầu, như con sư tử sau một giấc ngủ dài, khi “thức tỉnh”, “mở mắt ra”, nhìn chung quanh thấy cái gì cũng là “của mình” cả. Cả thế giới nầy đều là Tầu cả, chẳng là của một dân tộc nào khác. Cao Ly lo giữ mặt Bắc, Việt Nam lo giữ mặt Nam. Nội Mông, Tân Cương lo giữ mặt Tây, Tây Tạng giữ mặt Tây-Nam, còn Trung Quốc ở giữa “ăn ngủ”.

 

Do địa hình như thế, người Tầu rất sảng khoái, tự mãn khi tự gọi họ là Trung Quốc.

Những người sợ Tầu, kính nể người Tầu như Hồ Chí Minh, cấm không cho đảng viên Việt Cộng gọi Tầu là Tầu mà phải gọi một cách kính cẩn là Trung Quốc, có khi là Trung Quốc Vĩ Đại.

 

Một số người Việt Hải ngoại, một số đài truyền thanh truyền hình người Việt Hải Ngoại, cũng “nghe lời bác Hồ dạy”, cũng gọi Tầu là Trung Quốc. Không tin, độc giả cứ mở đài ra mà nghe, mà xem.

 

            Bây giờ thì người Tầu tự xem mình như là con cua. Hai cái càng Bắc Triều Tiên và Cộng Sản Việt Nam ngo ngoe bảo vệ cho con cua Tầu. Con cua nầy có cái đuôi, muốn mở đường ra Ấn Độ Dương, không cần phải đi ngang eo biển Malacca, bằng cách cai trị nước Miến Điện. May cho dân Miến. Cái đuôi nầy đã bị chặt đứt, sau khi tướng Thein Sein thả bà Aung Sang Suu Kyi ra khỏi “tù giam lỏng”.

 

Người Tầu cho rằng, sau nầy, cả thế giới, khắp mặt địa cầu, tất cả đều là của Tầu, người Tầu.

 

Với dân số hiện tại, 1 tỷ 400 triệu người, trên một diện tích 9 triệu rưởi km2, nạn nhân mãn không thể tránh được. Trong khi đó, Hoa kỳ có diện tích lớn hơn Tầu chút ít, 9 triệu 800 ngàn km2, dân số chỉ có 300 triệu. So ra thì người Tầu đông hơn gần 1 tỷ người. Do đó, để “sống được”, người Tầu sẽ lấy đất của Mỹ để cho người Tầu sang sinh sống.

 

Lấy đất Mỹ bằng cách nào?

Bằng cách nào mà nhà cửa xe cộ, đường sá, phố phường còn y nguyên, nhưng người Mỹ thì chết hết.

Có người hỏi: Vậy 7 triệu người Tầu hiện sống trên đất Mỹ thì sao? Cho chết luôn. “Hy sinh” 7 triệu người Tầu trên đất Mỹ để “cứu” 1 tỷ 400 triệu người Tầu lục địa thì cái giá còn rẻ chán. Tại sao người Tầu không làm được?

 

Lãnh thổ Mỹ là thích hợp với người Tầu nhứt. Rộng xấp xỉ nhau, vĩ độ cũng xấp xỉ nhau, khí hậu cũng giống nhau, còn nơi nào “lý tưởng” bằng!

 

Vậy người Tầu tiêu diệt người Mỹ bằng cách nào để di cư sang Mỹ: Không dùng nguyên tử, môi sinh sẽ bị nhiễm, không ở được. Chiến tranh hóa học là phương cách “hay” nhất. Người Mỹ sẽ chết hết vì chất hóa học của Tầu.

Phương cách đầu độc người Mỹ như thế nào thì người Tầu … chưa nghĩ ra. Họ chỉ mới thấy con đường muốn đi thì phải như thế thôi, còn cách làm thì đang… nghiên cứu.

Thế nào cũng làm được. Người Tầu tin như thế!

 

9)- Ba vùng địa lý kinh tế

Quyền lợi không quân bình giữa các vùng địa lý kinh tế, giữa các nông dân, giàu nghèo, no đói thường do địa lý kinh tế mà ra. Về mặt nầy, người ta thấy nước Tầu có 3 khu vực khác nhau:

 

a)- Khu đồng bằng phía đông là lưu vực các sông, nhất là sông Dương Tử. Người Tầu thường gọi sông nầy là phúc thần.

So với thế giới, nhất là khi so với lưu vực đồng bằng sông Mississippi và Missouri (4.300.000Km2) thì đồng bằng sông Dương Tử và Hoàng Hà (2.552. 000Km2) còn thua xa. Tuy nhiên, khu vực nầy cũng tạm đủ cho người Tầu sản xuất được hơn 60% sản lượng toàn nước Tầu.

Dân chúng, phần đông được gọi là người Tầu mà Hán tộc là chính, tương đối có cơm ăn áo mặc, có thiếu thốn nhưng chưa quá tệ như khu vực thứ hai.

           

b)- Khu vực thứ hai bao gồm vùng phía trong, thường gọi là nội địa, lớn nhất là Thiểm Tây và Tứ Xuyên, sa mạc, thảo nguyên, đất khô cằn, khó trồng trọt, dân chúng nghèo đói...

Vì nghèo đói nên trong lịch sử nước Tầu, các cuộc nổi loạn đều do từ vùng nầy mà ra. Khi thất thế, để tránh khỏi bị hoàn toàn tiêu diệt, các phe yếu kém cũng rút về cố thủ nơi đây. Đó là trường hợp Lưu Bị khi về đất Ba Thục, cũng như Mao chạy về Diên An, thuộc Thiểm Tây.

 

            c)- Khu thứ ba: Khu vực các giống “rợ” (tiếng của người Tầu) là những dân tộc định cư ở phía Bắc, Tây Bắc của nước Tầu. Đó là các giống dân Triều Tiên, Mãn Châu, Hung Nô (nói chung là “rợ” Hồ, “rợ” Quắc...), ngày nay là các giống Mông Cổ (Ngoại Mông và Nội Mông), người Uyghur (Tầu gọi là Duy Ngô Nhĩ), người Tạng (Tây Tạng) các giống thiểu số ở Vân Nam. Dĩ nhiên, người Duy Ngô Nhĩ, người Tạng, người Nội Mông, người Mãn đời sống nghèo nàn, gian khổ, thiếu ăn, thiếu học, v.v...

            Người Tầu gọi họ là “rợ” hay “man”. Gọi như thế rõ ràng người Tầu không cho các dân giống dân nầy bình đẳng với họ bao giờ. Không những thế, người Tầu còn muốn tiêu diệt các giống dân nầy bằng cách “Hán hóa”.

 

10)- Nông thôn thành thị,

            Nông thôn và đặc khu kinh tế.

Ngay trong nội bộ người Hán với nhau, mâu thuẫn về quyền lợi cũng không kém gay gắt. Đó là những mâu thuẫn giữa Nông thôn và Thành thị.  Nông thôn thì nghèo đói, thành thị thì no ấm, nếu không muốn nói là giàu có hơn. Nông thôn thiếu tiện nghi về nhiều mặt: y tế, giao thông, về cả giáo dục.

V giáo dục, nông thôn chỉ nhận được 23% tiện nghi trong khi nông dân chiếm 61% dân số.”

            Nước Tầu có hơn 100 triệu héc-ta dành cho nông nghiệp với hơn 700 triệu nông dân, tức là nông dân chiếm gần 60% trên dân số 1 tỷ 300 triệu người.

Việc cải cách nông nghiệp ở bên Tầu thiếu hợp lý. Muốn tăng năng xuất, nông dân dùng nhiều phân bón, vẫn không đạt tới mức sản xuất 5 tấn một héc-ta, chỉ bằng 1/10 năng xuất nông nghiệp Âu-Mỹ.

 

Tính chung, mỗi nông dân Tầu chỉ nuôi sống được 4 miệng ăn, trong khi con số ấy là 90 ở Mỹ và 160 ở Đan Mạch.

Mặc dù nông dân Tầu xử dụng tối đa phân bón nhưng lối canh tác thô sơ, ruộng đất chia nhỏ trước cũng như sau khi hợp tác xã giải tán, không áp dụng được phương pháp “đại nông canh tác” như ở Mỹ nên năng xuất không thể nào cao được, mặc dù số người tham gia nông nghiệp còn cao.

Bên cạnh đó, ngay ở nông thôn, giữa các nông dân với nhau, khoảng cách lợi tức cũng khá xa. Ở vùng phía đông, họ có lợi tức cao hơn gần 4 lần so với nông dân vùng nội địa và phía tây, tính ra không tới 1 đôla một ngày.

 

So với thôn quê thì thành thị có đời sống khá hơn, đầy đủ hơn. Ở bên Tầu bây giờ, người nông thôn đổ xô ra thành thị kiếm sống, kiếm công ăn việc làm. Điều ấy cho chúng ta thấy nhiều mâu thuẫn trong nội bộ của Tầu.

Nguy hiểm hơn, những mâu thuẫn đó càng ngày càng sâu sắc, mãnh liệt.

Những người cầm quyền ở Bắc Kinh biết rất rõ điều đó.

Sau thời kỳ Giang Trạch Dân với chủ trương tập trung phát triển vùng phía đông thì những người cầm quyền bên Tầu bây giờ chú tâm vào việc phát triển vùng nội địa và phía tây. Công việc nầy dĩ nhiên tạo ra phản ứng của lãnh đạo các đặc khu kinh tế và thành phố lớn, nhứt là Thượng Hải. Họ không muốn nai lưng gánh vác người nghèo.

Tình trạng nông nghiệp còn tệ hại hơn khi đất dành cho nông nghiệp càng ngày càng thu hẹp lại vì tình hình đô thị hóa các đặc khu kinh tế và sự bành trướng của đô thị.

 

11)- Mâu thuẫn Tài Phiệt và Lãnh đạo chính trị

Giới tài phiệt mới nổi ở các đặc khu kinh tế và thành phố lớn, kiểu như tài phiệt tập đoàn dầu mỏ Yukos Mikhail Khodorkovsky của Nga thì càng ngày càng đông, thế lực ngày càng mạnh. Liệu nhóm quyền lực trung ương Bắc Kinh có dám bắt họ bỏ tù như Putin đã làm ở Nga. Nếu không nắm được họ, thì họ sẽ nắm ngược trở lại.

 

12)- Quyền lực Địa phương và Trung ương

Trong chính sách đổi mới và phát triển kinh tế, nước Tầu dựng nên nhiều “Đặc khu kinh tế” như ở Hạ Môn, Chu Hải, Sán Đầu, Hải Nam, Thẩm Quyến và các thành phố lớn như Quảng Châu, Thượng Hải...

Việc mở mang các đặc khu kinh tế và thành phố lớn, nhỏ làm cho số lượng nông dân giảm dần đi 12% mỗi năm.

 

Tầu vốn là một nước phong kiến (Phong tước và kiến địa) nên từ căn bản, mâu thuẫn quyền lợi, quyền lực giữa trung ương và địa phương, giữa hoàng đế và chư hầu như thời Đông Châu là điều không thể tránh được.

Gốc rễ của những mâu thuẫn đó là từ cơ chế, từ tâm lý (mỗi người Tầu là một ông vua, như người ta thường nói, “Được làm vua thua làm giặc”...) thì tránh được sự phân quyền, cát cứ, sứ quân... đã là điều may, nói chi tới thống nhứt, trên dưới một lòng.

 

Tranh giành quyền lực, thậm chí ganh ghét, kình chống nhau, ngấm ngầm hay ra mặt, ngay dưới thời Mao trị độc ác cũng đã có huống gì ngày nay.

 

Khi Đặng Tiểu Bình làm đảo chánh ở Bắc Kinh thất bại thì Đặng chạy trốn về Quảng Châu với Dương Thượng Côn vì ông tướng Dương nầy cũng không kính trọng Mao và sợ Mao cho lắm.

Thời Mao còn sống, mỗi khi từ Quảng Châu về Bắc Kinh họp, Dương thường mang theo một tiểu đoan để “bảo vệ” ông ta. (Xem: “Mao Trạch Đông, tấn thảm kịch của đảng Cộng Sản Trung Hoa”).

Ngày nay cũng vậy thôi, các đặc khu kinh tế giàu có không muốn có sưu cao thuế nặng, không muốn “gánh gồng” cho những vùng nông thôn hay nội địa có kinh tế thấp, chưa kể việc các lãnh chúa của những địa phương nầy muốn “đè nặng” lên quyền lực trung ương.

Phản ứng của các lãnh đạo các đặc khu kinh tế và thành phố lớn là vì nông nghiệp đóng góp ít (15% cho tổng sản lượng quốc gia) trong khi lãnh vực công nghiệp thì đóng góp cao hơn.

 

Vì lợi tức thấp nên mức tiêu dùng “hàng tiêu dung” của nông dân không cao, giúp ích rất ít cho lãnh vực sản xuất công nghiệp.

Các đặc khu kinh tế và các thành phố lớn có nền ngoại thương lớn với các nước Âu Mỹ, muốn xuất cảng được nhiều, muốn có lợi nhiều nên càng muốn ít lệ thuộc vào trung ương.

Đó cũng là nguyên nhân mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại.

 

14)- Mâu thuẫn các phe nhóm trong đảng.

            Sau khi Đặng Tiểu Bình bắt tay với Mỹ, mở cửa ra với Tây phương, tình thế giới lãnh đạo nước Tầu bắt đầu phân hóa. Một số không ít còn bảo thủ. Chẳng qua, họ sợ mất bớt quyền lực, quyền lợi của họ. Một số được coi là cởi mở hơn. Tình hình nầy tạo ra nhiều cuộc phản kháng của sinh viên. Lo ngại trước đám trẻ nầy, sẽ làm loạn như thời “Hồng Vệ Binh” mà gia đình Đặng cũng như bản thân ông ta từng là nạn nhân, Đặng thanh trừng Hồ Diệu Bang vì ông nầy khoan dung với các sinh viên chống đối. Triệu Tử Dương được chọn làm Tổng Bí Thư đảng CS Tầu, thay thế Hồ Diệu Bang. Lý Bằng làm thủ tướng.

 

Triệu Tử Dương chủ trương tách rời vai trò của đảng Cộng Sản Tầu với Nhà Nước Tầu.

 

Phe đối lập với Triệu đứng lên, lãnh đạo là Lý Bằng và Diêu Y Lâm. Cuộc đấu đá càng ngày càng quyết liệt. Chủ trương hai phe trái ngược nhau về kế hoạch, về tự do kinh doanh, nới lỏng việc kiểm soát báo chí, v.v….

 

Triệu Tử Dương là một trong những lãnh đạo đầu tiên ủng hộ việc giảm kiểm soát nhà nước với các doanh nghiệp và tăng cường sở hữu tư nhân qua cổ phần hóa.

 

Tình hình càng ngày càng căng thẳng, dẫn đến các cuộc biểu tình của Thanh Niên, Sinh Viên, Học Sinh tại Bắc Kinh trong suốt tháng 5/ 1989.

 

Tối ngày 18 tháng 5 năm 1989, Ban Thường Vụ Bộ Chính trị đảng Công Sản Tầu họp tại nhà của Đặng, ra lệnh Thiết Quân Luật.

Triệu Tử Dương xuất hiện tại Thiên An Môn, nói chuyện với đám biểu tình:

 

“Các sinh viên, chúng tôi đến quá trễ. Chúng tôi xin lỗi. Các bạn nói về chúng tôi, chỉ trích chúng tôi, đó đều là việc cần thiết. Lý do tôi đến đây không phải để yêu cầu các bạn tha thứ cho chúng tôi. Tất cả những điều tôi muốn nói là các sinh viên đang trở nên yếu ớt, đây đã là ngày thứ 7 của cuộc tuyệt thực, các bạn không thể tiếp tục như vậy. Khi thời gian trôi qua, nó sẽ ảnh hưởng tới thân thể các bạn một cách không thể phục hồi, nó có thể rất nguy hiểm tới tính mạng các bạn. Hiện nay điều quan trọng nhất là chấm dứt cuộc tuyệt thực này.

“Tôi biết, cuộc tuyệt thực của các bạn diễn ra với hy vọng Đảng và Chính phủ sẽ đưa ra cho các bạn một câu trả lời thích đáng. Tôi cảm thấy rằng sự trao đổi giữa chúng ta là mở. Một số vấn đề chỉ có thể được giải quyết sau một số quy trình. Ví dụ, các bạn đã đề cập tới bản chất vụ việc, vấn đề trách nhiệm, tôi cảm thấy rằng các vấn đề đó cuối cùng sẽ được giải quyết, chúng ta có thể đạt tới một thoả thuận hai bên.

“Tuy nhiên, các bạn cũng phải biết rằng tình hình rất phức tạp, đó sẽ là một quá trình dài. Các bạn không thể tiếp tục cuộc tuyệt thực tới ngày thứ 7, và vẫn đòi hỏi một câu trả lời thích đáng trước khi chấm dứt nó.

“Các bạn vẫn còn trẻ, còn nhiều thời gian phía trước, các bạn phải sống khoẻ mạnh, và chứng kiến ngày khi Trung Quốc hoàn thành cuộc bốn hiện đại hóa. Các bạn không như chúng tôi, chúng tôi đã già, nó không còn quá quan trọng với chúng tôi nữa. Không dễ dàng để đất nước này và cha mẹ các bạn cung cấp phương tiện cho các bạn học tập ở các trường đại học. Hiện tại tất cả các bạn đều đang ở lứa tuổi 20, và muốn hy sinh cuộc sống một cách quá dễ dàng, các sinh viên, chẳng lẽ các bạn không biết suy nghĩ một cách lôgíc?

“Hiện tại tình thế rất nghiêm trọng, các bạn đều biết, Đảng và đất nước rất lo ngại, cả xã hội đang lo lắng. Bên cạnh đó, Bắc Kinh là thủ đô, tình hình đang xấu đi và xấu đi ở mọi nơi, điều này không thể tiếp diễn, nhưng nếu nó tiếp diễn, mất kiểm soát, nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở nhiều nơi.

“Tôi kết luận, tôi chỉ có một mong muốn. Nếu các bạn dừng cuộc tuyệt thực, Chính phủ sẽ không đóng cánh cửa đối thoại, không bao giờ! Những vấn đề các bạn đưa ra, chúng ta có thể tiếp tục thảo luận. Dù có thể hơi chậm, nhưng chúng ta đang đạt tới một số thoả thuận về một số vấn đề. Hôm nay tôi chỉ muốn gặp các sinh viên, và bày tỏ các tình cảm của chúng tôi. Hy vọng các sinh viên sẽ trầm tư suy nghĩ về vấn đề này. Điều này không thể được xem xét thấu đáo trong những hoàn cảnh phi lôgíc. Tất cả các bạn đều có sức mạnh đó, sau tất cả các bạn là những người trẻ tuổi. Trước kia chúng tôi cũng từng có tuổi trẻ, chúng tôi đã phản kháng, nằm chặn các tuyến đường sắt, khi ấy chúng tôi không bao giờ nghĩ về điều sẽ xảy ra trong tương lai. Cuối cùng, một lần nữa tôi muốn cầu xin các bạn sinh viên, hãy trầm tư suy nghĩ về tương lai. Có nhiều điều có thể được giải quyết. Tôi hy vọng các bạn sẽ chấm dứt cuộc tuyệt thực này sớm, cảm ơn.”

Chúng tôi đã già, nó không còn quan trọng với chúng tôi nữa.” đã trở thành một câu trích dẫn nổi tiếng sau đó. Và đó cũng là lần xuất hiện cuối cùng của ông trước công chúng.

 

            Ban đầu, sự kiện Thiên An Môn chứng tỏ mâu thuẫn trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng Sản Tầu, nhưng khi tình hình diển ra, nó không còn là vấn đề trong nội bộ đảng nữa, mà trở thành mâu thuẫn giữa đảng và quần chúng, nhất là với sinh viên.

            Đảng Cộng Sản Tầu đàn áp cuộc phản kháng nầy thẳng tay, vô cùng tàn bạo, hàng ngàn người bị giết. Đa số người phản đối chạy trốn. Từ đó đến nay, thanh niên Trung Hoa lạnh giò, sỡ hãi, không còn cuộc đấu tranh nào nữa cả, mặc dù cuộc tranh đấu trôi qua 24 năm, gần một phần tư thế kỷ. Ai bảo người Tầu can trường dũng mãnh như người Nhật, người Đức, v.v…

 

15)- Đảng và Trí thức.

            Trí thức là một lực lượng đáng kể, đóng một vai trò trong sinh hoạt xã hội, về nhiều mặt: chính trị, giáo dục, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật… Họ là trí thức, có kiến thức tổng quát, số đông có tinh thần Dân Tộc, yêu chuộng Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái… Trong viễn tượng đó, họ thường có ý thức chống đối việc thống trị xã hội, nhất là trong những xã hội có áp bức, độc tài, tham nhũng, bóc lột…

 

            Khi nước Tầu mở cửa với thế giới bên ngoài, trí thức Trung Hoa không còn là những con ngựa “mang dàm”, cứ một đường mà đi như lời “chủ”, tức là đảng CS Tầu, chỉ dạy. Họ thấy được sự tiến bộ của nhiều nước trên thế giới, nhờ khoa học kỹ thuật, nhờ có Tự do, Dân Chủ, … Từ chỗ đứng đó, họ biết họ phải làm gì cho họ, cho đất nước họ. Đó là khởi điểm của những cuộc chống đối, biểu tình, đòi hỏi, như vụ Thiên An Môn.

            Thật ra, cuộc đàn áp ở Thiên An Môn, cũng như tất cả các cuộc đàn áp của chính quyền Cộng Sản Tầu khác, trên khắp nước Tầu và những vùng họ cai trị như ở Tân Cương, Tây Tạng, không bao giờ là không tàn ác, khốc liệt… Bên cạnh đó, tinh thần đấu tranh của người Tầu không nhiều gan dạ, không mạnh mẽ. Hãy nhớ lại câu phê bình của Lỗ Tấn đối với dân tộc của ông: “Nhát như thỏ đế…”

 

Trong gần hai ngàn năm, người Tầu khư khư ôm lấy tư tưởng Khổng Mạnh, có khi tôn phù Tống Nho. Đó là đường lối cai trị độc địa của “Phong kiến Trung Hoa”, với “Trung thần bất sự nhị quân”, hay “Quân khiến thần tử, thần bất tử bất trung”. Tư tưởng như thế, cách cai trị xảo trá như thế, nó trói buộc người dân Tầu hàng ngàn năm qua, khiến nước Tầu tuy đất rộng, dân đông, mà không ngóc đầu lên được.

Mãi đến khi thua Nhật trong “Hoa Nhật chiến tranh”, khi thấy Nga thua Nhật trong trận hải chiến ở eo biển Đối Mã, ngay cạnh nước Tầu, bấy giờ dân tộc Tầu mới ngo ngoe tỉnh thức, mới tìm hiểu tư tưởng Mạnh Đức Tư Cưu, Lư Thoa… qua những tác phẩm của phái Tân Học như Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi và ý thức quyền lợi của mình, dẫn đến cuộc cách cách mạng Tân Hợi 1911. Nhưng người Tầu rồi lại “sập” vào những tư tưởng cực đoan khác, được Mao “soi sáng” bằng “Tư Tưởng Mao”, thành ra người Tầu lại chìm đắm vào những nỗi đau khổ khác, dưới chính sách cai trị hà khắc khác của Cộng Sản Tầu.

 

Người Tầu mang cái tâm lý tự cao vô lối, có nghĩa là sự tự cao không có căn cơ gì cả. Chính Lỗ Tấn đã chỉ ra cái tâm lý trong tá phẩm nổi tiếng “AQ. chính truyện” của ông.

 

            Trước làn sóng xâm lăng của chủ nghĩa đế quốc, trên nhiều mặt quân sự, kinh tế và văn hóa. Giai cấp phong kiến Trung Hoa càng lụn bại, suy sụp, người Tầu tự vẽ cho mình cái gọi là “Thắng lợi tinh thần”, có nghĩa rằng họ tự cho họ đang thắng kẻ thù đấy, trên một mặt trận không có chiến trường.

Người Tầu tự xem mình như là “Trung tâm văn hóa nhân loại”, tự xem mình như là một dân tộc chuẩn mực. Cũng từ cái tâm lý, người Tầu tự cho mình là thượng đẳng, phải khai hóa cho các dân tộc còn man di mọi rợ chung quanh Tầu như “Rợ Hồ, Rợ Quắc,” hay Nam Man là người dân Lạc Việt ở về phía nam của  Tầu. Đó chính là tâm lý “Đại Hán”, “Đại Bá” của Tầu, khiến họ không bao từ bỏ cái ý tưởng nghĩa xâm lăng và cai trị những nước chung quanh “Trung Quốc” 

 

Tâm lý nầy “không có thuốc chửa”. Nhân vật AQ. trong “AQ Chính Truyện” là biểu tượng cho tâm lý đó.

            Thật vây, khi thiếu một cái gì đó, thua thiệt một cái gì đó, người ta tự tìm ra một cái gì khác, để khỏa lấp cái thất bại, thiếu vắng trong cuộc sống của họ.

            Nhân vật AQ. là con người biểu tượng cho cái tâm lý thua thiệt, không những của y mà cho tất cả những người Tầu.

Không biết y gốc gác như thế nào. Ngay chính y cũng không biết cái gốc gác của mình như ra sao, là một tên lạc vất, lạc vơ đâu đó, trôi giạt vào làng nầy, làng Mùi. Nhưng đôi khi y tự nhận y thuộc dòng họ Triệu, là một họ danh giá trong làng. Trong cách suy nghĩ tự cho là như thế, cách ăn mặc của y bao giờ cũng chuẩn mực, khăn áo đâu đó đàng hoàng, dù những thứ y dùng đã rách cũ. Cách ăn nói, điệu bộ thì bao giờ cũng đúng kiểu cách, ngôn ngữ mở miệng ra là “Chi hồ giả dã” nhưng chữ nghĩa của y thì chẳng có bao lăm.

            Bây giờ y thua mọi người, nhưng y cho rằng con cháu y sẽ hơn mọi người. Y đánh không lại ai, nhưng khi bị ai đánh thì y tự cho rằng mình là “cha người ta” nên ai đánh y thì coi như người đó tự đánh cha mình: “Nó đánh tôi thì khác gì nó đánh cha nó.” A Q. chẳng chịu tỏ ra sự kính nể khác thường, hắn nghĩ: Con của mình sau này còn làm nên bằng mấy kia! Bằng cách đó, y tự thấy mình bao giờ cũng hơn người khác, không thua ai được. Rồi hắn bỏ đi với cái dáng hả hê đắc thắng.

Đó là căn bệnh của người Tầu trước khi có cuộc nổi dậy của cách mạng vô sản.

            Tâm lý chung đó của người Tầu là miếng đất mầu mỡ cho chủ nghĩa Cộng Sản mà hận thù và tự tôn là nền tảng của chủ nghĩa nầy, là nơi thuận lợi bậc nhất hạt giống thù hận giai cấp, thù hận các dân tộc Tây phương mà Cộng Sản Tầu muốn. Chủ nghĩa Cộng Sản được nuôi trồng và nảy nở trong dân tộc Tầu để họ xây dựng Xã hội Xã hội Chủ nghĩa.

 

            Thật ra, theo nhiều người, cái tính tự tôn của người Tầu cộng với chế độ Phong kiến Trung Hoa đã dìm dân tộc nầy xuống, không ngóc đầu lên nổi suốt hơn hai ngàn năm. Cũng với cá tính tự tôn đó, cộng với chủ nghĩa Cộng Sản, lại tiếp tục đè đầu người Tầu xuống gần một trăm năm qua, cho tới bây giờ, ngoài cái số đông dân số, người Tầu không hơn  ai về khoa học kỹ thuật, nông nghiệp, kinh tế.

            Bằng hận thù và tham lam, các lãnh tụ ở Trung Nam Hải sẽ dẫn dắt dân tộc Tầu tiến tới đâu, để người Tầu vừa có Cơm Áo, vừa có Tự Do. (1)

 

16)- Tình trạng tham nhũng

Đối với các nước độc tài, tình trạng tham nhũng đều giống nhau và “hết thuốc chửa.” Chính thức thì chính quyền địa phương tự ý đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề. Mặt khác thì tham nhũng, hối lộ không thể nào tính hết được, áp bức và bóc lột còn thậm tệ hơn cả thời phong kiến và dưới chế độ cai trị của Quân Phiệt Nhựt.

 

Có một điều rất căn bản là Lợi Ích và Dân Chủ. Lợi ích bao giờ cũng “liên minh” với Tham Lam và đối nghịch với Dân Chủ.

Trong một chế độ dân chủ, dân chủ thường có luật pháp, không thể để cho tham lam lộng hành. Do đó, hành động tham nhũng dễ bị tố cáo trong chế độ dân chủ.

Xã hội văn minh Âu Mỹ chúng minh điều đó khá rõ ràng.

 

17)- Mâu thuẫn giữa Tầu và các nước chung quanh

Chính sách “Hán hóa” không phải bây giờ mới có, mà cả mấy ngàn năm trước, người Tầu đã có chính sách ấy rồi. Họ đã thành công trong việc “Hán hóa” các giống Bách Việt, nhưng với người Tân Cương (Có nghĩa là vùng biên giới mới của người Tầu) với người Uyghur, người Tạng, với người Việt (Lạc Việt), người Mãn thì họ đã thất bại. Người Mãn (Thanh) chỉ bị “Hán hóa” khi họ vào cai trị người Tầu ở Bắc Kinh, chớ ngay tại nước Mãn Châu thì người Tầu không “Hán hóa” người Mãn châu được.

 

            Người Việt, nếu muốn chống lại người Tầu, không thể không liên minh với các giống dân bị người Tầu ức hiếp, đàn áp. bóc lột như người Tạng, người Mãn, người Uyghur. Một mình đức Đạt-lai Lạt-ma lãnh đạo dân Tây Tạng chống lại ách cai trị của người Tầu thì khó thắng, nhưng nếu các dân tộc chung quanh nước Tầu hợp sức và có sự lãnh đạo chung thì người Tầu sợ lắm, không dám ức hiếp mạnh tay. Trong viễn tượng đó, người Tân Cương, người Tạng sẽ cứu người Việt hay ngược lại.

 

18)- Với bên ngoài

Có thể nói người Tầu gây mâu thuẫn với toàn thế giới, với Mỹ, với cộng đồng Châu Âu, với Châu Á, với Đông Nam Á, với Châu Phi. Ngay cả với những chính quyền “đệ tử” của Tầu như ở Bình Nhưỡng, ở Naypyidaw (thủ đô mới của Miến Điện) hay Hà Nội, vẫn có nhiều mâu thuẫn khi sâu sắc, khi bình thường.

 

Mâu thuẫn quan trọng nhứt là tiền tệ. Chính phủ Tầu cố giữ đồng nhân dân tệ giá thấp để giá hàng xuất cảng được hạ, tràn ngập khắp nơi. Mỹ và Cộng Đồng Châu Âu can thiệp, họp bàn với Bắc Kinh nhiều lần nhưng chưa có kết quả, và cũng khó có kết quả.

Trung Cộng khăng khăng giữ tỷ giá 6, 83 nhân dân tệ đổi 1 đôla Mỹ để hỗ trợ xuất khẩu đã bị các nhà lập pháp Mỹ chỉ trích mạnh mẽ.

 

Ông Yoshihiko Noda Thứ trưởng Tài chính Nhật cảnh báo Bắc Kinh: “Hiện có nhiều sự mong đợi, chứ không riêng từ phía Mỹ, về việc Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách kìm giữ giá nhân dân tệ”.

 

            Bên cạnh đó, nếu so sánh với các nước khác ở Đông Nam Á, việc nước Tầu giữ nguyên giá đồng tiền của họ giúp họ xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn. Tuy nhiên, lại có mâu thuẫn khác là khi các nước giàu như Nhựt Bản, Đại Hàn đầu tư sản xuất vào Tầu thì các công ty nầy cũng được hưởng lợi như chính nước Tầu vậy.

 

            Tầu vẫn chưa nhượng bộ, Mỹ tiếp tục gây sức ép, mặc dù phía Tầu đã tuyên bố việc gây sức ép sẽ không có hiệu quả gì cả.

 

Thứ hai là mâu thuẫn về tài nguyên, nhứt là dầu lửa, thứ đến là mỏ kim loại. Như đã nói, dầu hỏa là máu của kinh tế thế giới, nhứt là với những nước đang phát triển như Tầu. Tầu đang cố giành cho được vùng lưỡi bò, chính yếu cũng vì đó là vùng có mỏ dầu lửa. Thiếu dầu, các nhà máy phải đóng cửa.

 

19)-  Đòi nhiều! Có giữ được không?

Tức tối và thù hận bấy lâu nay nước Tầu còn mê ngủ để cho các nước Âu Mỹ giành hết tài nguyên trên thế giới, ngày nay Tầu hung hăng đòi quyền lợi nầy, quyền lợi khác, đòi thật nhiều, cho thỏa mãn. Nhưng liệu có đòi được không, hoặc có đòi được thì có giữ được không? Việc đòi vùng lưỡi bò là một thí dụ. Tầu có đòi được vùng nầy không? Liệu các nước Đông Nam Á, Tây Âu và Mỹ có để cho Tầu tự tung tự tác như vậy được không? Đòi mà không được thì uy tín có bị sứt mẻ không? Lên thang thì dễ, xuống thang có khó không? Không lý họ cứ hung hăng mà không tính đến hậu quả, hay họ cứ làm như thế để tạm thời trấn an dân chúng trong nước, để cho những mâu thuẫn nội bộ tạm yên?  

           

Con cóc muốn to...

            Sau mấy chục năm dưới thời Mao, người Tầu áp dụng chủ nghĩa xã hội để xây dựng đất nước họ nhưng thất bại (Ngược lại, Dziệt Cộng dùng đất nước để xây dựng xã hội chủ nghĩa - lời tổng thống Nixon). Nước Tầu, do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo, đã quay sang chủ nghĩa tư bản. Nhờ đó mới giàu có lên. Nay người Tầu đã vượt qua khỏi Nhựt, giành ngôi vị thứ hai, sau Mỹ. Dĩ nhiên, hiện giờ người Tầu đâu có bỏ giấc mộng làm bá chủ thế giới, về kinh tế cũng như quân sự, v.v... để trở thành “Trung Quốc” của toàn thể địa cầu.

 

Con cóc bể bụng!

            Con cóc nếu cứ rán sức cho to bằng con bò, có ngày bể bụng, như ngụ ngôn của Lafontaine. Bao giờ thì cái bụng nước lèo của chú Ba sẽ bể ra?

 

            Ấy là khi những mâu thuẫn trong, ngoài không có cách nào giải quyết được nữa.

 

20)- Chiến tranh lạnh

Càng tốn kém, dân Tầu càng thắt lưng buộc bụng, các mâu thuẫn, sự chống đối trong nước càng thêm mạnh.

            Dĩ nhiên, việc Tầu tăng cường sức mạnh quân sự làm cho các nước chung quanh, kể cả Nhựt Bản lo sợ. Càng lo sợ, các nước nầy càng phụ thuộc vào Mỹ.

 

Vài ví dụ sau đây cho chúng ta thấy điều ấy. Thủ tướng Nhựt Yukio Hatoyama trước khi nhậm chức có hứa sẽ yêu cầu Mỹ bỏ căn cứ quân sự Futenma ra khỏi Okinawa nhưng ông không làm được nên phải từ chức. Trước tình hình bành trướng quân sự của Tầu, làm sao thủ tướng Nhựt có thể dời được căn cứ quân sự Mỹ ở Nhựt. Làm như thế, khác nào Nhựt tự cô lập mình về quân sự.

 

            Có phải Tầu bật đèn xanh cho Bắc Triều Tiên pháo kích vào hòn đảo Yeonpyeong của Nam Triều Tiên. Việc ấy chỉ có lợi cho Mỹ bởi vì khi tổng thống Obama đến Hán Thành, ông đã không đạt được thỏa ước thương mại với Nam Triều Tiên. Tuy nhiên, sau vụ tấn công đó, Mỹ và Nam Triều Tiên tập trận chung, thì Hán Thành vội vàng ký hiệp ước nói trên, thuận để Mỹ nhập cảng thịt bò và xe hơi vào quốc gia nầy.

 

Để bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình, người Tầu phải tăng cường sức mạnh quân sự, phát triển những loại vũ khí tối tân, đóng hàng không mẫu hạm, v.v... Việc tăng cường quân đội, bộ binh, thủy binh, hạm đội... đến bao giờ thì có thể cân bằng với lực lượng quân sự các nước Đông Nam Á, Châu Á, với Hạm Đội 7, với hải quân Mỹ. Đó là con đường dài, không ít tốn kém.

 

            Trước đây, khi còn chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ, việc chạy đua vũ trang chính yếu là giữa hai nước nầy, mỗi nước đứng đầu mỗi phe. Cuối cùng, vì cuộc “Chiến tranh giữa các vì sao” mà Liên xô đành chịu thua Mỹ. Cuộc chạy đua vũ trang chấm dứt.

            Ngày nay, Trung Cộng đang phát triển vũ khí của mình, về tất cả mọi lãnh vực hải lục không quân. Nhưng đối thủ chạy đua vũ trang của Tầu bây giờ không phải là Mỹ mà chính là các cường quốc kinh tế ở sát cạnh lục địa Trung Hoa.

 

Nhật đang chuẩn bị sửa đổi hiến pháp và phát triển lực lượng quân sự. Đại Hàn, ngày nay giàu có lắm, không lý không mua sắm vũ khí để bảo vệ kinh tế, thương mại của mình? Trong viễn tượng đó, Mỹ khỏi chạy đua với Tầu mà chỉ lo bán vũ khí.

 

Tình hình như thế nầy, nước Tầu sẽ đi về đâu?

 

 

21)- chế độ độc tài

            Nhìn chung, không có chế độ độc tài, chuyên chế nào có thể tồn tại lâu dài, nhất là với nhân loại ngày nay.

 

            Từ thế kỷ 19 trở về trước, trình độ chính trị dân chúng còn thấp kém, những tư tưởng tiến bộ của nhân loại về Nhân Quyền, Dân Quyền, về Tự Do, Dân Chủ chưa truyền bá khắp hoàn vũ, nên các chế độ độc tài chuyên chế dễ đè đầu cưởi cổ người dân, tồn tại lâu dài.

            Ngày nay, việc học hành phát triển hơn, tư tưởng tiến bộ của nhân loại phổ cập hơn, không những ở trong học đường mà khắp ngoài xã hội. Phương tiện truyền thông bây giờ nhạy bén và mau lẹ, dân chúng có thể tiếp cận một cách dễ dàng. Một sự việc nào đó, hơi có vẽ quan trọng, chỉ một thời gian ngán ngủi sau là khắp cả thế giới đều biết.

            Chế độ độc tài chỉ có thể tồn tại lâu dài khi người dân bị bưng bít, không thấy gì ngoài điều mà chính quyền độc tài muốn cho dân thấy, chỉ có thể nghe được gì chính quyền độc tài muốn cho dân nghe.

 

            Trước 1975, Bắc Việt Nam được báo chí Âu-Mỹ gọi là “nơi kín nhất thế giới”. Ở bên ngoài, ngay báo chí cũng không thể biết cái gì xẩy bên trong. Người dân bên trong thì coi như “ếch ngồi đáy giếng”. Vì vậy, dân chúng dễ bị tuyên truyền, dễ bị chính quyền Cộng Sản lùa vào miền Nam chết chùm, hàng triệu thanh niên. Chỉ một trận đánh Mậu Thân, Võ Nguyên Giáp đã “nướng” (báo chí thường gọi là nướng quân), hơn nửa triệu thanh niên miền Bắc.

            Sau 1975, người miền Bắc chỉ mới vượt vĩ tuyến 17 đã vội sáng mắt ra, mới biết bao lâu nay bị lầm, bị lừa phỉnh.

 

            Ngày nay, ở các nước Cộng Sản, tình trạng ấy không còn nữa. Việc cai trị độc đoán đâu còn có thể lâu dài.

 

            Đó là cái thế nguy của nước Tầu khi họ càng lúc càng phải mở rộng cửa với thế giới bên ngoài. Sự sụp đổ của nước Tầu sẽ từ đó mà ra, không sao tránh được.   

 

22)- Liệu người Tầu có thành công?

Nếu không thành công thì nước Tầu tan rã chăng?

 

             Nói chung, về tổng sản lượng quốc gia, tính tới năm 2008, người ta thấy, tính theo ngàn tỷ đô la Mỹ thì Mỹ là 14, Tầu chỉ có phân nửa Mỹ là 7, Nhựt 4 ngàn, Đức gần 4 ngàn tỷ, v.v...  Nếu tính theo sự giàu có, thì nước Tầu chỉ mới bằng ¼ cái giàu của Mỹ, trong khi Tầu có 1 tỷ 400 triệu dân mà Mỹ chỉ có 300 triệu dân.

 

            Lịch sử các đế quốc cho thấy, càng bành trướng, càng dễ sụp đổ, chính yếu là vì không cai trị, kiểm soát được hết, không nắm giữ được hết. Rõ ràng nhứt là trường hợp các đế quốc như La Mã, đế quốc Ottoman, đế quốc Tây Ban Nha. Nước Tây Ban Nha thì nhỏ, lãnh địa của đế quốc Tây Ban Nha thì kéo dài từ châu Á tới Nam Mỹ. Nam Mỹ xa quá, quyền lực của hoàng đế Tây Ban Nha không với tới được.

 

             Thứ hai nữa, nhân loại càng văn minh, tiến bộ. Tư tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền, v.v... càng bành trướng, phát triển, lan tràn, nên dân tộc các nước bị cai trị thức tỉnh, giành lại độc lập cho chính dân tộc họ. Đó là phong trào giải thực sau Thế giới Chiến tranh thứ Hai, đưa tới sự sụp đổ của các đế quốc Anh, đế quốc Pháp...

            Chính sách bành trướng của Tầu đi ngược lại chiều hướng tiến bộ đó. Chính phủ Tầu yểm trợ tối đa cho các chính phủ độc tài ở Châu Phi, để cả hai bên cùng nhau khai thác, cướp đoạt tài nguyên của các nước Châu Phi.     

 

Một mặt thì dùng sức mạnh đàn áp, một mặt dùng tiền bạc mua chuộc các nước mà Tầu muốn bành trướng thế lực tới. Muốn thực hiện những điều đó, người Tầu càng phải bắt dân chúng trong nước thắt lưng buộc bụng, bóc lột dân chúng, làm cho mâu thuẫn nội bộ càng ngày càng thêm sâu sắc. Đó cũng là mối họa của người Tầu.

           

            Lịch sử Tầu từ đầu từ Tam hoàng Ngũ đế, Hạ-Thương-Chu, Xuân Thu Chiến Quốc, Tần, Hán, Tam Quốc, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh và cả lịch sử Tầu thế kỷ 20, chưa bao giờ nước Tầu “thống nhất”, “đoàn kết” mà chỉ là “tranh bá đồ vương” sinh linh thán khổ.

 

            Lịch sử Tầu như thế là vì bản tính người Tầu như thế. Họ chỉ có thể “nhất thống” dưới bạo lực, tồn tại trong bạo lực. Từ khi Mao chiếm xong lục địa năm 1949 cho tới giờ, đã hơn nửa thế kỷ, nước Tầu thống nhất dưới ách cai trị đàn áp tàn bạo của Cộng Sản.

Chế độ Cộng Sản không tồn tại lâu dài được, thì cái ách nô lệ đang tròng lên đầu người Tầu cũng sẽ được cởi bỏ. Rồi nước Tầu sẽ rơi vào một cuộc phân hóa khác. Đó chính là điều những người có trách nhiệm cai trị nước Tầu hiện nay rất sợ.

 

            Hễ tan rã, thì nạn quân phiệt cát cứ các nơi xảy ra, tranh bá đồ vương, xưng hùng xưng bá, không thể nào thống nhất lại được. Đến lúc đó, dù giương lên cái chiêu bài gì, Dân Tộc, Dân Chủ, Tự Do, v.v… cũng không lôi kéo đuợc người Tầu.

 

            Cái mối nguy ấy, càng ngày càng rõ khi 21 điều mâu thuẫn nói ở trên không còn cách chi giải quyết được.

 

            Dân tộc Việt Nam lúc đó, sẽ vui mừng!

            Cái bất hạnh của người nầy, hay dân tộc nầy, sẽ là hạnh phúc của người khác hay dân tộc khác.

 

            Sự mâu thuẫn của nhân loại vẫn là muôn đời. Bởi vì có mâu thuẫn mới có cạnh tranh, có phát triển và tồn tại.

 

Làm chi có “Thế giới đại đồng”?

 

 

hoànglonghải

 

           

 



 

Tượng Dương Quý Phi đang tắm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 (1)- Năm 1956, Phan Khôi sang Tầu, tham gia lễ kỷ niệm Lỗ Tấn. Trong cuốn “Trăm hoa đua nở trên đất Bắc” của giáo sư Hoàng Văn Chì, trang đầu có in hình ông Phan Khôi đọc diễn văn khi tham dự buổi lễ kỷ niệm ấy. Năm 1958, trên báo Văn (Hà Nội) có đăng bài “Ông Năm Chuột” của Phan Khôi. Giáo sư Hoàng Văn Chì nhận xét về ông Năm Chuột như là người tiêu biểu cho giai cấp vô sản Việt Nam, khôn ranh, láu cá, ma mảnh. Độc giả có thể đọc “AQ. Chính Truyện” của Lỗ Tấn và “Ông Năm Chuột” của Phan Khôi để đối chiếu!

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link