'Cái nước mình nó thế!'
Nguyễn Hưng Quốc
Từ trên dưới 10 năm nay,
một trong những câu nói cửa miệng của mọi người, đặc biệt giới trí thức, ở Việt
Nam, chắc chắn là câu “Cái nước mình nó thế!” Nghe nói câu ấy xuất phát từ
Hoàng Ngọc Hiến. Nhưng tôi không chắc. Tôi chỉ chắc một điều: mỗi lần nghe đề
cập đến tình trạng bi đát, nhiễu nhương, trớ trêu và bất công ở Việt Nam, ai
nấy đều buông một câu, thoạt nghe, có vẻ đầy ưu thời mẫn thế: “Cái nước mình nó
thế!”
Đường xá càng lúc càng xuống cấp, ở đâu và lúc nào cũng kẹt xe, tai nạn giao thông thuộc loại đứng đầu thế giới ư? – Cái nước mình nó thế! Giáo dục càng lúc càng suy đồi, học trò đạo văn; thầy cô giáo cũng đạo văn; thi cử thì đầy gian lận, bằng cấp giả tràn lan ở mọi cấp ư? - Ừ, thì cái nước mình nó thế! Kinh tế càng lúc càng suy thoái, hết đại công ty này phá sản đến tập đoàn quốc doanh kia phá sản, nợ nần quốc gia cứ chồng chất ư? - Ừ, thì cái nước mình nó thế! Chính trị sa lầy trong bế tắc, đối với dân thì độc tài và tàn bạo; với nước ngoài thì hèn yếu và xu nịnh ư? - Ừ, thì cái nước mình nó thế!
Vân vân.
Câu nói ấy không phải không đúng. Nó đúng ở hai khía cạnh. Thứ nhất, trên thực tế, quả thật tình hình Việt Nam càng ngày càng bế tắc. Bế tắc một cách đặc biệt, không giống với bất cứ một nước bình thường nào khác. Bế tắc triền miên. Gỡ cái này thì vướng cái khác. Sửa cái sai này thì cái sai khác lại xuất hiện, có khi còn trầm trọng hơn. Thứ hai, về phương diện tâm lý, nó cũng phản ánh được tình trạng tuyệt vọng của mọi người. Người ta hiểu rõ tất cả bi kịch nhưng không biết cách nào thoát khỏi được bi kịch.
Tuy nhiên, ngay cả khi đúng về hai phương diện vừa kể, câu nói ấy vẫn sai.
Hơn nữa, sai một cách nguy hiểm.
Thứ nhất, nó là biểu hiện của tư tưởng định mệnh chủ nghĩa. Nó làm như mọi thứ đã được an bài, gắn liền với bản chất của người Việt Nam. Của dân tộc Việt Nam.
Nhưng chắc chắn sự thật không phải như vậy. Tất cả những cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ trong chế độ cũng như trong xã hội Việt Nam hiện nay không phải vì “cái nước mình nó thế”. Trong lịch sử, nước mình không thế. Ngày xưa, cả hàng ngàn năm, người Việt Nam đã từng bất khuất trước một nước Trung Hoa to lớn và hùng mạnh, hơn nữa, trước một nước Mông Cổ từng giẫm nát gần hết châu Á và một phần châu Âu. Ngày xưa, ngay cả dưới thời phong kiến, cha ông chúng ta cũng không phải chịu đựng nạn tham nhũng tràn lan như bây giờ. Chỉ cách đây hơn 40 năm, ở miền Nam, ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, giáo dục cũng không suy đồi như bây giờ; sinh viên và giáo sư không ăn cắp văn chương của người khác một cách phổ biến như bây giờ; học trò không khinh thường thầy cô giáo như bây giờ. Ở miền Nam lúc trước cũng như cả thời Pháp thuộc, người bị bệnh, khi vào bệnh viện, không phải đút lót hết người này đến người khác, từ y công đến y tá và bác sĩ như bây giờ. Thời nào giới làm chính trị cũng nói dối, nhưng chưa bao giờ họ nói dối một cách trơ trẽn như bây giờ.
Xem cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ là bản chất của dân tộc Việt Nam rõ ràng là không đúng.
Mà thật ra, trên thế giới, không có dân tộc nào có bản chất như vậy cả. Những cái xấu như thế không có tính chất bẩm sinh. Chúng chỉ là những hiện tượng có tính chất lịch sử. Ngay cả một dân tộc vĩ đại như Nga hay Trung Quốc, bình thường vĩ đại, nhưng dưới chế độ độc tài, bỗng dưng thành dốt, ngu, tham, ác và vô liêm sỉ một cách lạ lùng. Nhiều quốc gia khác ở Tây phương, bình thường đầy nhân đạo, nhưng thời tư tưởng thực dân chủ nghĩa bành trướng, cũng trở thành tham và ác, dù không phải lúc nào họ cũng dốt, ngu và vô liêm sỉ.
Bởi vậy, câu “cái nước mình nó thế”, thật ra, là một câu nói vô nghĩa.
Nói “chế độ mình nó thế” thì được. Còn “nước mình nó thế” thì sai.
Thứ hai, gắn liền với chủ nghĩa định mệnh, câu nói ấy cũng mang tính đầu hàng chủ nghĩa. Trước mọi nghịch cảnh, chỉ cần buông câu “cái nước mình nó thế”, người ta dễ có cảm tưởng an tâm và chấp nhận những nghịch cảnh ngang trái ấy như một cái gì hiển nhiên, đương nhiên, không thể tránh thoát. Nó tiêu diệt mọi ý chí phản kháng, hơn nữa, mọi nỗ lực thay đổi. Nó tạo ra vẻ ưu thời mẫn thế giả. Nó đóng kín mọi lối ra. Thực chất, nó dễ trở thành một sự đồng loã với những cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ.
Nhà cầm quyền Việt Nam không cần một thái độ nào hơn cái thái độ ấy.
Bởi vậy, tôi nghĩ, người Việt Nam hiện nay nên tập nghĩ và tập nói: CÁI NƯỚC MÌNH NÓ KHÔNG THỂ NHƯ THẾ!
Không thể.
Đường xá càng lúc càng xuống cấp, ở đâu và lúc nào cũng kẹt xe, tai nạn giao thông thuộc loại đứng đầu thế giới ư? – Cái nước mình nó thế! Giáo dục càng lúc càng suy đồi, học trò đạo văn; thầy cô giáo cũng đạo văn; thi cử thì đầy gian lận, bằng cấp giả tràn lan ở mọi cấp ư? - Ừ, thì cái nước mình nó thế! Kinh tế càng lúc càng suy thoái, hết đại công ty này phá sản đến tập đoàn quốc doanh kia phá sản, nợ nần quốc gia cứ chồng chất ư? - Ừ, thì cái nước mình nó thế! Chính trị sa lầy trong bế tắc, đối với dân thì độc tài và tàn bạo; với nước ngoài thì hèn yếu và xu nịnh ư? - Ừ, thì cái nước mình nó thế!
Vân vân.
Câu nói ấy không phải không đúng. Nó đúng ở hai khía cạnh. Thứ nhất, trên thực tế, quả thật tình hình Việt Nam càng ngày càng bế tắc. Bế tắc một cách đặc biệt, không giống với bất cứ một nước bình thường nào khác. Bế tắc triền miên. Gỡ cái này thì vướng cái khác. Sửa cái sai này thì cái sai khác lại xuất hiện, có khi còn trầm trọng hơn. Thứ hai, về phương diện tâm lý, nó cũng phản ánh được tình trạng tuyệt vọng của mọi người. Người ta hiểu rõ tất cả bi kịch nhưng không biết cách nào thoát khỏi được bi kịch.
Tuy nhiên, ngay cả khi đúng về hai phương diện vừa kể, câu nói ấy vẫn sai.
Hơn nữa, sai một cách nguy hiểm.
Thứ nhất, nó là biểu hiện của tư tưởng định mệnh chủ nghĩa. Nó làm như mọi thứ đã được an bài, gắn liền với bản chất của người Việt Nam. Của dân tộc Việt Nam.
Nhưng chắc chắn sự thật không phải như vậy. Tất cả những cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ trong chế độ cũng như trong xã hội Việt Nam hiện nay không phải vì “cái nước mình nó thế”. Trong lịch sử, nước mình không thế. Ngày xưa, cả hàng ngàn năm, người Việt Nam đã từng bất khuất trước một nước Trung Hoa to lớn và hùng mạnh, hơn nữa, trước một nước Mông Cổ từng giẫm nát gần hết châu Á và một phần châu Âu. Ngày xưa, ngay cả dưới thời phong kiến, cha ông chúng ta cũng không phải chịu đựng nạn tham nhũng tràn lan như bây giờ. Chỉ cách đây hơn 40 năm, ở miền Nam, ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, giáo dục cũng không suy đồi như bây giờ; sinh viên và giáo sư không ăn cắp văn chương của người khác một cách phổ biến như bây giờ; học trò không khinh thường thầy cô giáo như bây giờ. Ở miền Nam lúc trước cũng như cả thời Pháp thuộc, người bị bệnh, khi vào bệnh viện, không phải đút lót hết người này đến người khác, từ y công đến y tá và bác sĩ như bây giờ. Thời nào giới làm chính trị cũng nói dối, nhưng chưa bao giờ họ nói dối một cách trơ trẽn như bây giờ.
Xem cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ là bản chất của dân tộc Việt Nam rõ ràng là không đúng.
Mà thật ra, trên thế giới, không có dân tộc nào có bản chất như vậy cả. Những cái xấu như thế không có tính chất bẩm sinh. Chúng chỉ là những hiện tượng có tính chất lịch sử. Ngay cả một dân tộc vĩ đại như Nga hay Trung Quốc, bình thường vĩ đại, nhưng dưới chế độ độc tài, bỗng dưng thành dốt, ngu, tham, ác và vô liêm sỉ một cách lạ lùng. Nhiều quốc gia khác ở Tây phương, bình thường đầy nhân đạo, nhưng thời tư tưởng thực dân chủ nghĩa bành trướng, cũng trở thành tham và ác, dù không phải lúc nào họ cũng dốt, ngu và vô liêm sỉ.
Bởi vậy, câu “cái nước mình nó thế”, thật ra, là một câu nói vô nghĩa.
Nói “chế độ mình nó thế” thì được. Còn “nước mình nó thế” thì sai.
Thứ hai, gắn liền với chủ nghĩa định mệnh, câu nói ấy cũng mang tính đầu hàng chủ nghĩa. Trước mọi nghịch cảnh, chỉ cần buông câu “cái nước mình nó thế”, người ta dễ có cảm tưởng an tâm và chấp nhận những nghịch cảnh ngang trái ấy như một cái gì hiển nhiên, đương nhiên, không thể tránh thoát. Nó tiêu diệt mọi ý chí phản kháng, hơn nữa, mọi nỗ lực thay đổi. Nó tạo ra vẻ ưu thời mẫn thế giả. Nó đóng kín mọi lối ra. Thực chất, nó dễ trở thành một sự đồng loã với những cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ.
Nhà cầm quyền Việt Nam không cần một thái độ nào hơn cái thái độ ấy.
Bởi vậy, tôi nghĩ, người Việt Nam hiện nay nên tập nghĩ và tập nói: CÁI NƯỚC MÌNH NÓ KHÔNG THỂ NHƯ THẾ!
Không thể.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment