Tây
Tạng: Tự Do Hay Chết
Vi Anh
Hành
động kềm kẹp, trấn áp dân chúng, cào bằng văn hoá, phong tục của Tây Tạng mà
Trung Cộng đã làm khiến người Tây Tạng trẻ cũng như già, có đạo hay không hết
sợ Trung Cộng. Thành phần thấm nhuần Phật Giáo được coi như quốc giáo cả mấy
ngàn năm nay, thành phần yêu nước, thương nòi quyết tâm đấu tranh sinh tồn: Tự
do hay là chết. Những người Tây Tạng ưu tú này tự thiêu để thấp sáng niềm tin,
thức tĩnh lương tâm đồng bào và nhân dân cũng như chánh quyền thế giới. Những
người yêu nước này dùng mạng sống của mình làm vũ khí để đấu tranh cảm tử. Và
trước phong trào quyết chết để Phật Giáo và dân tộc sống còn khiến cho CS Bắc
Kinh tỏ ra sợ hãi. Chỉ trong tháng 11 của năm 2012 thôi, đã có 27 người Tây
Tạng tự thiêu. Tất cả đều chỉ có một ước nguyện, quyết tử để đạo pháp và dân
tộc được sống trước làn sóng Hán hoá và nền cai trị đồng hoá diệt chủng Tây
Tạng của Trung Cộng. Gần như một ngày có một người biến thân xác mình thành
ngọn đuốc để thấp sáng niềm tin dân tộc và đánh động lương tâm Nhân Loại. Và kể
từ khi một nhà sư đầu tiên tự thiêu vào tháng 2/2009 đến nay đã có khoảng một
trăm người Tây Tạng tự thiêu như thế.
Đây không phải là những người tuyệt vọng, những người tự tử vì tuyệt vọng. Mà đây là những người tự chọn cái chết bằng ngọn lửa hồng. Chọn một cách bình tĩnh như nhà hiền triết Socrate bình tĩnh nhận ly thuốc độc ung dung uống, khiến bạo quyền rung sợ. Như một chiến sĩ yêu nước xông pha vào vòng lửa đạn của quân ngoại xâm để bảo vệ Tổ Quốc. Như một nhà tu lấy mạng sống của mình để cúng dường mong giải trừ pháp nạn và quốc nạn.
Báo Liberation của Pháp mới đây đã dành hai trang đi một phóng sự đặc biệt về hiện tượng này nay đã thành phong trào trong cộng đồng người Tây Tạng ở các vùng đất mà TC đã lấn chiếm và sáp nhập vào lãnh thổ của TC. Đây là những cái chết kinh hoàng và những hy sinh dũng cảm ngoài sức tưởng tượng của Con Người. Người hy sinh, cảm tử tự chế xăng vào mình, bật hột quẹt tự thiêu, nhưng chân cố bước đi, miệng cố đọc kinh, cầu nguyện cho Tây Tạng độc lập, Đức Đạt Lai Lạt Ma được về nuớc trước khi ngã gục. Trong khi đó người dân Tây Tạng và các nhà sư cầu nguyện và thường hô to Tây Tạng độc lập!
Những người tự thiêu gồm đủ các thành phần xã hội, từ nhà tu, nông dân, thanh niên, học sinh, người lao động, cho đến các nghệ sĩ người Tây Tạng, ở thành thị cũng như nông thôn. Nhưng tất cả những người này có một điểm chung là chọn cái chết bằng tự thiêu, tự hy sinh cho chánh nghĩa và nguyện vọng Tây Tạng được độc lập, Phật Giáo được tự do tu hành, Đức Đạt Lai Lạt Ma được về nước.
Theo tác giả bài phóng sự trên Liberation, là Philippe Grangereau «80% người Tây Tạng đã hiểu ý đồ của Trung Quốc là gì. Họ muốn đồng hóa, muốn triệt bỏ ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, lịch sử, nhân cách của người Tây Tạng.» Những người tự thiêu này lấy cái chết của mình để ngăn chận TC thôn tính, cào bằng văn hoá Tây Tạng, để quê cha đất tổ Tây Tạng của mình không chết trước đà bánh trướng và thôn tính của TC.
Theo nhà báo này, sự kiểm soát của TC đối với người Tây Tạng vô cùng nghiệt ngã, nghiệt ngã hơn bất cứ chế độ nghiệt ngã nào mà lịch sử Nhân Loại đã từng chứng kiến. TC đàn áp, kiểm soát người dân Tây Tạng đến mức không còn sợ chết nữa theo nhận định của phóng viên Liberation của Pháp viết phóng sự này.
Về di chuyển, người Tây Tạng phải xin năm thứ giấy và bị năm thứ quân canh chừng, lục soát: quân đội , công an chìm, cảnh sát nội, cán bộ công nhân viên, và dân quân trong đó có những du đãng như ở TC và VC. Có nơi đi một khoảng đường vài cây số có cả chục nút chặn. Gắt gao hơn trong thiết quân luật nhiều.
Phóng sự nhận định theo nhân chứng Tây Tạng cho biết, “thủ phủ Lhassa không khác gì một nhà tù rộng lớn. Công an, cảnh sát khám xét người ở hầu như khắp các nẻo đường, Người Hán hiếm khi bị kiểm tra, nhưng người Tây Tạng thì không người nào thoát, ngay cả trẻ em cũng bị lục soát trong người. Để viếng một ngôi chùa thì phải đưa vào máy thẻ căn cước và bên trong lại bị khám soát. Trên một đoạn đường 500 mét thôi, bà đã đi qua 21 chốt gác của cảnh sát, 2 bót cảnh sát và 3 đội tuần tra. Công an cảnh sát được trang bị những công cụ khá đặc biệt, họ có một loại dây thòng lọng có cán dài. Có đội thì mang bình cứu hỏa, hay mặc áo có chất amiante chống lửa.”
Nhưng làn sóng chết vì đạo pháp và dân tộc của người Tây Tạng làm cho CS Bắc Kinh sợ hãi. Trấn áp của TC không ngăn được làn sóng phản kháng. Trước và sau đại hội đảng CS thứ 18 ở Bắc Kinh, TC tăng cường biện pháp áp chế, nhưng làn sóng tự thiêu của người Tây Tang tăng lên. Báo Pháp Le Monde nhận định «Sự bất lực của Bắc Kinh trước các vụ tự thiêu của người Tây Tạng», không những tăng trong thời gian đại hội Đảng CSTQ mà còn tăng chớ không giảm từ năm 2008, là năm người Tây Tạng nổi dậy, bị TC trấn áp tàn bạo như nhận định của tổ chức Internationnal Campaign for Tibet. Đến đổi cán bộ, đảng viên TC nào bị điều tới những vùng có cộng đồng người Tây Tạng là họ rất sợ. Họ lính quýnh không biết phải đối phó ra sao trước cái chết bình tỉnh của người tự thiêu, và hàng trăm hàng ngàn những vị sư và đông bào người Tây Tạng chứng kiến và hộ niệm. Công an, cảnh sát, dân phòng, dân quân, du đãng nanh vuốt của công an không thể giành xác đem giấu tránh gây náo động và cũng không giải tán được vì ít người hơn “quần chúng nhân dân” cũng có mà vì run sợ trước sự hy sinh cao quí của người tự thiêu cũng có.
Như vụ tự thiêu của Phật tử Sonam Dargye ở Rebkong ngày 14 tháng 3, tăng ni, Phật tử đến để hộ niệm và làm đám tang có tới 8000 trong một thành phố chỉ có 80,000 cư dân.
Sự hy sinh cao cả và quí báu đó trên phương diện đối nội phát huy lòng yêu nước, trọng đạo của tòan dân Tây Tạng ở trong nước và hải ngọai, từ già đến trẻ. Trên phương diện đối ngọai lương tâm Nhân Lọai bị đánh động, vấn đề TC cưỡng chế, cưỡng chiếm quốc gia dân tộc Tây Tạng, vấn đề TC đàn áp, bách hại tôn giáo, cào bằng văn hóa Tây Tạng, cưỡng bức, bức bách Hán hóa Tây Tạng -- trở thành vấn đề lương tâm của nhiều nhân dân và chánh quyền trên thế giới.
Trung Cộng càng ngăn cấm, càng bưng bít càng bị phanh phui. TC lập vòng vây cấm không cho báo chí ngọai quốc, người ngọai quốc đến những vùng đất của người Tây Tạng bị TC sáp nhập thành tỉnh hạt của TC như Tứ Xuyên trên không gian thực. Nhưng TC không thể làm việc ấy trên không gian ão nhưng rất thực qua truyền thông kỹ thuật số với Internet chuyển đi hình ảnh, thông tin, nghị luận bằng nhiều cách. Chỉ cần một cái bấm trên điện thọai cầm tay tân thời có thể sử dung như máy chụp hình, máy computer chuyển thông tin, nghị luận bằng một cái bấm, tốc độ tranh với ánh sáng.
Sau cùng, vì tự do, vì phục quốc, vì bảo tồn văn hóa, ngôn ngữ,vì quyền tự do hành đạo, phong trào ngươi dân Tây Tạng tư thiêu đã bùng lên và lan rộng. Kẻ thù xâm lược, thực dân TC gọi những người hy sinh mạng sống mình cho đạo pháp và dân tộc Tây Tạng là «quân khủng bố» tuyệt vọng. Nhưng người dân Tây Tạng, quốc gia dân tộc Tây Tạng trên nóc nhà của Trái Đất, diện tích bằng ba lần nước Pháp, coi Phật Giáo là quốc giáo, tôn vinh tăng ni, Phật tử chọn sự hy sinh bằng cách tự thiêu như là vũ khí đấu tranh giải trừ quốc nạn và pháp nạn do CS Trung Quốc đang thống trị quốc gia dân tộc mình – là những anh hùng dân tộc./.
Đây không phải là những người tuyệt vọng, những người tự tử vì tuyệt vọng. Mà đây là những người tự chọn cái chết bằng ngọn lửa hồng. Chọn một cách bình tĩnh như nhà hiền triết Socrate bình tĩnh nhận ly thuốc độc ung dung uống, khiến bạo quyền rung sợ. Như một chiến sĩ yêu nước xông pha vào vòng lửa đạn của quân ngoại xâm để bảo vệ Tổ Quốc. Như một nhà tu lấy mạng sống của mình để cúng dường mong giải trừ pháp nạn và quốc nạn.
Báo Liberation của Pháp mới đây đã dành hai trang đi một phóng sự đặc biệt về hiện tượng này nay đã thành phong trào trong cộng đồng người Tây Tạng ở các vùng đất mà TC đã lấn chiếm và sáp nhập vào lãnh thổ của TC. Đây là những cái chết kinh hoàng và những hy sinh dũng cảm ngoài sức tưởng tượng của Con Người. Người hy sinh, cảm tử tự chế xăng vào mình, bật hột quẹt tự thiêu, nhưng chân cố bước đi, miệng cố đọc kinh, cầu nguyện cho Tây Tạng độc lập, Đức Đạt Lai Lạt Ma được về nuớc trước khi ngã gục. Trong khi đó người dân Tây Tạng và các nhà sư cầu nguyện và thường hô to Tây Tạng độc lập!
Những người tự thiêu gồm đủ các thành phần xã hội, từ nhà tu, nông dân, thanh niên, học sinh, người lao động, cho đến các nghệ sĩ người Tây Tạng, ở thành thị cũng như nông thôn. Nhưng tất cả những người này có một điểm chung là chọn cái chết bằng tự thiêu, tự hy sinh cho chánh nghĩa và nguyện vọng Tây Tạng được độc lập, Phật Giáo được tự do tu hành, Đức Đạt Lai Lạt Ma được về nước.
Theo tác giả bài phóng sự trên Liberation, là Philippe Grangereau «80% người Tây Tạng đã hiểu ý đồ của Trung Quốc là gì. Họ muốn đồng hóa, muốn triệt bỏ ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, lịch sử, nhân cách của người Tây Tạng.» Những người tự thiêu này lấy cái chết của mình để ngăn chận TC thôn tính, cào bằng văn hoá Tây Tạng, để quê cha đất tổ Tây Tạng của mình không chết trước đà bánh trướng và thôn tính của TC.
Theo nhà báo này, sự kiểm soát của TC đối với người Tây Tạng vô cùng nghiệt ngã, nghiệt ngã hơn bất cứ chế độ nghiệt ngã nào mà lịch sử Nhân Loại đã từng chứng kiến. TC đàn áp, kiểm soát người dân Tây Tạng đến mức không còn sợ chết nữa theo nhận định của phóng viên Liberation của Pháp viết phóng sự này.
Về di chuyển, người Tây Tạng phải xin năm thứ giấy và bị năm thứ quân canh chừng, lục soát: quân đội , công an chìm, cảnh sát nội, cán bộ công nhân viên, và dân quân trong đó có những du đãng như ở TC và VC. Có nơi đi một khoảng đường vài cây số có cả chục nút chặn. Gắt gao hơn trong thiết quân luật nhiều.
Phóng sự nhận định theo nhân chứng Tây Tạng cho biết, “thủ phủ Lhassa không khác gì một nhà tù rộng lớn. Công an, cảnh sát khám xét người ở hầu như khắp các nẻo đường, Người Hán hiếm khi bị kiểm tra, nhưng người Tây Tạng thì không người nào thoát, ngay cả trẻ em cũng bị lục soát trong người. Để viếng một ngôi chùa thì phải đưa vào máy thẻ căn cước và bên trong lại bị khám soát. Trên một đoạn đường 500 mét thôi, bà đã đi qua 21 chốt gác của cảnh sát, 2 bót cảnh sát và 3 đội tuần tra. Công an cảnh sát được trang bị những công cụ khá đặc biệt, họ có một loại dây thòng lọng có cán dài. Có đội thì mang bình cứu hỏa, hay mặc áo có chất amiante chống lửa.”
Nhưng làn sóng chết vì đạo pháp và dân tộc của người Tây Tạng làm cho CS Bắc Kinh sợ hãi. Trấn áp của TC không ngăn được làn sóng phản kháng. Trước và sau đại hội đảng CS thứ 18 ở Bắc Kinh, TC tăng cường biện pháp áp chế, nhưng làn sóng tự thiêu của người Tây Tang tăng lên. Báo Pháp Le Monde nhận định «Sự bất lực của Bắc Kinh trước các vụ tự thiêu của người Tây Tạng», không những tăng trong thời gian đại hội Đảng CSTQ mà còn tăng chớ không giảm từ năm 2008, là năm người Tây Tạng nổi dậy, bị TC trấn áp tàn bạo như nhận định của tổ chức Internationnal Campaign for Tibet. Đến đổi cán bộ, đảng viên TC nào bị điều tới những vùng có cộng đồng người Tây Tạng là họ rất sợ. Họ lính quýnh không biết phải đối phó ra sao trước cái chết bình tỉnh của người tự thiêu, và hàng trăm hàng ngàn những vị sư và đông bào người Tây Tạng chứng kiến và hộ niệm. Công an, cảnh sát, dân phòng, dân quân, du đãng nanh vuốt của công an không thể giành xác đem giấu tránh gây náo động và cũng không giải tán được vì ít người hơn “quần chúng nhân dân” cũng có mà vì run sợ trước sự hy sinh cao quí của người tự thiêu cũng có.
Như vụ tự thiêu của Phật tử Sonam Dargye ở Rebkong ngày 14 tháng 3, tăng ni, Phật tử đến để hộ niệm và làm đám tang có tới 8000 trong một thành phố chỉ có 80,000 cư dân.
Sự hy sinh cao cả và quí báu đó trên phương diện đối nội phát huy lòng yêu nước, trọng đạo của tòan dân Tây Tạng ở trong nước và hải ngọai, từ già đến trẻ. Trên phương diện đối ngọai lương tâm Nhân Lọai bị đánh động, vấn đề TC cưỡng chế, cưỡng chiếm quốc gia dân tộc Tây Tạng, vấn đề TC đàn áp, bách hại tôn giáo, cào bằng văn hóa Tây Tạng, cưỡng bức, bức bách Hán hóa Tây Tạng -- trở thành vấn đề lương tâm của nhiều nhân dân và chánh quyền trên thế giới.
Trung Cộng càng ngăn cấm, càng bưng bít càng bị phanh phui. TC lập vòng vây cấm không cho báo chí ngọai quốc, người ngọai quốc đến những vùng đất của người Tây Tạng bị TC sáp nhập thành tỉnh hạt của TC như Tứ Xuyên trên không gian thực. Nhưng TC không thể làm việc ấy trên không gian ão nhưng rất thực qua truyền thông kỹ thuật số với Internet chuyển đi hình ảnh, thông tin, nghị luận bằng nhiều cách. Chỉ cần một cái bấm trên điện thọai cầm tay tân thời có thể sử dung như máy chụp hình, máy computer chuyển thông tin, nghị luận bằng một cái bấm, tốc độ tranh với ánh sáng.
Sau cùng, vì tự do, vì phục quốc, vì bảo tồn văn hóa, ngôn ngữ,vì quyền tự do hành đạo, phong trào ngươi dân Tây Tạng tư thiêu đã bùng lên và lan rộng. Kẻ thù xâm lược, thực dân TC gọi những người hy sinh mạng sống mình cho đạo pháp và dân tộc Tây Tạng là «quân khủng bố» tuyệt vọng. Nhưng người dân Tây Tạng, quốc gia dân tộc Tây Tạng trên nóc nhà của Trái Đất, diện tích bằng ba lần nước Pháp, coi Phật Giáo là quốc giáo, tôn vinh tăng ni, Phật tử chọn sự hy sinh bằng cách tự thiêu như là vũ khí đấu tranh giải trừ quốc nạn và pháp nạn do CS Trung Quốc đang thống trị quốc gia dân tộc mình – là những anh hùng dân tộc./.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment