CXN_122512_2044_Vài
ký ức Chính Trị thời niên thiếu ở Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng
CXN_122612_2045_Mười
chiến cụ tối tân nhất của MỹCXN_122612_2046_Lỗi này do Chính Phủ không minh bạch, vì bất tài: Chuyện Mai Linh và những đại gia vỡ nợ
Những người dân Biên Hòa, Xuân Lộc này biết rành bọn quỷ đỏ từ tháng 4.75. Bây giờ đồng bào không phải chạy nữa mà chúng ta sẽ đuổi bọn này khỏi VN hay bỏ tù chúng nó.
---------------
Châu Xuân Nguyễn
-
Đúng vậy, cả nền kinh tế ngay giờ phút này là tất cả những khó khăn, bế tắc chen lẫn vào nhau, đặt một câu hỏi như.."Tại sao..
Tái cơ cấu ngân hàng quá chậm??" thì câu trả lời rằng muốn nó nhanh lên thì phải giải quyết hằng trăm ngàn vấn đề rồi mới nhanh được, và để giải quyết hằng trăm ngàn vấn đề này, có vấn đề cần tới 10 năm để giải quyết (BĐS) thì làm sao tái cơ cấu NH nhanh được.
Cách nhanh nhất là phá sản NH yếu kém nhưng ĐCS lại sợ bất ổn chính trị (theo tôi thà là bất ổn chính trị bằng cách phá sản NH ngay bay giờ còn có thể cứu Đảng được, nhưng để các bế tắc xâu chuổi rồi cùng nhau xuống hố, rồi dân nổi loạn vì bất tài thì làm sau tránh ĐCS sụp khi bất ổn chính trị trở thành xáo trộn chính trị ???
-
Hằng trăm ngàn vấn đề đó là gì ???
Này nhé, muốn tái cơ cấu NH thì phải minh bạch, giải quyết nợ xấu (minh bạch đã gần 2 năm và giải quyết cầu 10 năm), giải quyết nợ xấu NH phải giải quyết Tập đoàn (5 năm), BĐS (10 năm), DN nợ lòng vòng (3 năm).
-
Giải quyết tập đoàn là phải giải thể, giải thể Vinashin 3 năm nay còn chưa xong, nợ Vinashin là 86 ngàn tỉ vẫn còn là nợ xấu của NH, giải quyết BDS là phải giải quyết tồn kho 147 ngàn đến 200 ngàn căn hộ, giải quyết tồn kho này phải tìm 147 ngàn người mua, dân thì hết tiền, NH không cho vay, lãi suất thì quá cao.
Giải quyết DN nợ lòng vòng thì phải giải quyết sức mua của dân, thất nghiệp ngày càng tăng thì làm sao tăng sức mua được, lòng tin tiêu dùng cũng không có.
Lương thì bị lạm phát ngầm, xăng, điện, thuế phí ăn hết thì tiền đi chợ còn không có thì làm sao có 2 tỉ mỗi người, 147 ngàn người mua căn hộ đây ???
--
Đó là những bế tắc lòng vòng, nhìn đâu cũng bế tắc và những bế tắc này tốn hằng chục tỉ usd để giải quyết và hằng 5 hay 10 năm để giải quyết.
Ngân sách đang cạn kiệt thì lấy đâu ra tiền, thời gian thì không chờ ĐCs nữa, BDS, nợ xấu NH, Tập đoàn, thất nghiệp, DN chết lâm sàng ngày càng suy sụp. Sự ra đi của ĐCS chỉ là tính từng tháng chứ không phải năm nữa.
Melbourne
26.12.2012
Châu Xuân Nguyễn
-----
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121226/tai-co-cau-ngan-hang-qua-cham.aspx
26/12/2012 2:33
Tại hội thảo “Hoạt động ngân hàng - Bức tranh toàn cảnh 2012 và kiến nghị chính sách 2013” do Học viện Ngân hàng tổ chức ngày 25.12, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia, cho biết chính việc xử lý chậm các NH yếu kém dẫn đến hiện nay Chính phủ làm gì cũng bị vướng.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhận định câu chuyện năm 2013 sẽ là năm của xử lý nợ xấu, tiếp tục tái cơ cấu, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và NH, thanh lọc hệ thống.
Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cũng cho rằng nhiệm vụ quan trọng của NHNN là chương trình cơ cấu lại hệ thống NH.
"Từ cuối năm 2011 chúng ta đã tiến hành Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Nhưng suốt năm 2012 tiến hành chậm mới chỉ có 1 trường hợp SHB, HBB, những NH còn lại chưa xử lý được.
Vấn đề nợ xấu tuy tốc độ tăng có giảm nhưng quy mô nợ xấu rất lớn, suốt năm 2012 chưa có biện pháp xử lý cơ bản nợ xấu và đây là việc năm 2013 buộc phải làm ráo riết", ông Ánh nói.
Nhóm chuyên gia đến từ Học viện Ngân hàng nêu ra 3 kịch bản cho nền kinh tế trong năm tới. Theo đó, kịch bản 1, tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 4,96%, lạm phát ở mức 7,24%. NHNN tiếp tục neo tỷ giá cố định vào khoảng 21.000 đồng/USD.
Cung tiền và tín dụng được dự báo lần lượt là 13,49% và 9,73%. Kịch bản 2, nền kinh tế dần bước vào giai đoạn phục hồi với GDP đạt 5,44%, lạm phát 9,29%, tỷ giá được duy trì ổn định quanh mức 21.140 đồng/USD, cung tiền tăng 16,1% và tín dụng tăng 11,68%.
“Đây là kịch bản có tính khả thi cao nhất so với thực trạng kinh tế hiện nay của VN và cũng là quan điểm của nhóm nghiên cứu”, nhóm chuyên gia đánh giá.
Kịch bản 3, tăng GDP 6,01%, lạm phát tăng lên 9,29%, tỷ giá được điều chỉnh tăng 21.270 đồng/USD. Cung tiền được dự báo tăng 16,07% và tín dụng tăng 12,94%.
Anh Vũ
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment