Wednesday, December 26, 2012

DÂN BỨC TỬ CSVN VÌ BẤT LỰC CẢI CÁCH

DÂN BỨC TỬ CSVN  VÌ BẤT LỰC CẢI CÁCH
 

DÂN BỨC TỬ CSVN

VÌ BẤT LỰC CẢI CÁCH

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 23.12.2012. Cập nhật 26.12.2012


 

 

Đã hơn 10 ngày nay, Ông Bạn của tôi từ Đài RFI gửi cho tôi Bản Tin của Thông Tấn Pháp AFP đánh đi từ Hà Nội ngày 11.12.2012 nói về Kinh tế Việt Nam có nguy cơ rơi vào lâu dài  trong “cái bẫy thu nhập trung gian“ nếu nhà nước không cải cách hệ thống ngân hàng và những xí nghiệp nhà nước, vừa không hiệu quả vừa chất chồng nợ nần (Le Vietnam risque de tomber dans “le pìege du revenu intermédiaire“ si le gouvernement ne réforme pas le système bancaire et les entreprises publiques, aussi inefficaces que criblés de dettes).

Và Ông Bạn của tôi thêm một câu: Ca vaut un commentaire !!! (Bản Tin này đáng một câu bình luận !!!

         Chúng tôi đã bình luận rất nhiều rồi về Mô hình Kinh tế Mafia CSVN đưa đến phá sản Kinh tế như ngày nay. Nhưng Bản Tin của AFP như tóm tắt để kết thúc năm 2012 và những lời tóm tắt này lại là từ những nhận định của Bà Giám đốc Ngân Hàng Thế Giới tại Hà Nội và của những người đang hỗ trợ vốn cho Việt Nam. Thật đáng một lời Bình luận vậy!(Ca vaut un commentaire!)

         Mãi hôm nay chúng tôi mới viết tóm tắt lời Bình luận ấy vì hai lý do: (i) Trong những ngày cuối năm, phải bận rộn những công việc trước khi nghỉ những Lễ Noel và Tất niên; (ii) Cũng trong những ngày mới đây, lại phải vạch mặt cái đám TÒNG PHẠM với tội ác CSVN và PHẢN BỘI  lại Dân tộc với chiêu bài Đối thoại và Hòa Giải Hòa Hợp.

         Xin đề cập những khía cạnh sau đây:

=>     Tóm dịch Bản Tin của AFP từ Hà Nội

=>     Hệ thống Ngân Hàng VN

=>     Các Xí nghiệp Nhà nước

=>     Bất lực không thể Cải cách

=>     Kết luận: Dân buộc CSVN phải tự tử

 

Tóm dịch Bản Tin của AFP từ Hà Nội

 

Bản Tin được tóm dịch như sau:

“HÀ NỘI, 11.12.2012 (AFP) – Việt nam có nguy cơ rơi vào lâu dài trong “cái bẫy thu nhập trung gian“ nếu nhà nước không cải cách hệ thống ngân hàng và những xí nghiệp nhà nước, vừa không có hiệu quả vừa chất chồng những nợ nần.

Độ phát triển Kinh tế của xứ cộng sản này vào năm 2012 là ở mức độ thấp nhất kể từ năm 1999. đó là lời nhận định của Bà Giám đốc Ngân Hàng Thế giới trong cuộc Họp thường niên cuối năm nay tại Hà Nội.

         Kinh tế mất đi nặng nề về tính sinh động và những ràng buộc thuộc Cơ chế càng ngày càng nặng nề gây thụt lùi trầm trọng tính cạnh tranh và độ tăng trưởng, Bà Victoria KWAKWA thẳng thắng nói như vậy trong bản công bố vào chiều tối thứ Hai 10.12.2012.

         Nhà Nước dự trù độ phát triển là 5.2% cho 2012, nghĩa là độ phát triển thấp nhất kể từ 13 năm nay.

         Thực vậy, Việt Nam như vậy là có nguy cơ rơi vào tình trạng thu nhập trung gian vì việc tụt dốc tính cạnh tranh sánh với những nước trong vùng và như vậy sẽ có nguy hiểm rơi vào tình trạng đình trệ nặng nề Kinh tế.

         Những người hỗ trợ vốn cho Việt Nam đã hứa gần 6.5 tỉ đo-la cho năm 2013, nhưng đó là lần giảm thiểu thứ ba kể từ năm 2010.

         Những người cho vay vốn nhấn mạnh như đòi buộc phải tẩy sạch những Tín dụng nghi ngờ, phải cải cách việc quản trị các xí nghiệp nhà nước và các ngân hàng, phải làm minh bạch lãnh vực công, một lãnh vực đang khống chế độc đoán Kinh tế quốc gia.

         Việt Nam đã được coi như một quốc gia nhiều hy vọng vào những năm 90. Một số người còn coi đây là con rồng tương lai Á châu. Nhưng tiếc thay, CHẾ ĐỘ ĐÃ KHÔNG BAO GIỜ MUỐN HAY THÀNH CÔNG DÙ MUỐN TRONG VIỆC CẢI CÁCH MÔ HÌNH KINH TẾ, NHẤT LÀ KHÔNG RỜI BỎ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT TỪ THỜI CŨ NÁT KINH TẾ CHỈ HUY HOẠCH ĐỊNH.

(ceb/ltl/dla/abl

AFP 110734 GMT DEC 12)

 

Hệ thống Ngân Hàng VN

 

Chưa một nước nào mà các Ngân Hàng mọc lên như nấm như ở Việt Nam. Những con ông cháu cha thi nhau xin Giấy phép mở ngân hàng để nhằm thu lợi về Tài chánh cho mau lẹ. Những Xí nghiệp nhà nước, thay vì chú tâm đến sản xuất, thì cũng cũng tìm cách mở ngân hàng để thu lợi mau về những nghiệp vụ Tài chánh. Các ngân hàng đã lợi dụng thời kỳ “hồ hởi“ về Kinh tế, nhất là ngành địa ốc, đã thi nhau cho Tín dụng với Lãi suất cứa cổ để thu lợi nhuận mau chóng. Khi một Ngân Hàng đã có được một chút tin nhiệm, thì lại đẻ ra những ngân hàng con, rồi ngân hàng cháu và bảo lãnh cho nhau mà phát hành Tín dụng. Ngân Hàng cho vay chỉ nhằm thu Lợi nhuận Tài chánh ăn xổi mà không cần quan tâm đến khả năng Kinh tế của người xin vay vốn có khả năng hoàn vốn. Đây là việc cấp Tín dụng “super-subprime credits”).

Hệ thống ngân hàng này còn là nguồn làm thổi phồng khối tiền lưu hành trong nền Kinh tế là Lạm phát Tiền tệ phi mã. Thực vậy, Tiền tệ được định nghĩa như Phương tiện Chi trả trong nền Kinh tế thực. Các ngân hàng thi nhau phát hành Bảo Lãnh làm phương tiện Chi trả mà không cần quan tâm tới khả năng tối thiểu bảo đảm cho một văn bản Bảo Lãnh. Một tỉ dụ cụ thể là Ngân Hàng Hàng Hải VN. Cách đây một số năm, chúng tôi nhận được một tờ Bảo Lãnh Tín dụng USD.100’000’000 (One Hundred Millions US Dollars) phát hành cho một Nhóm VN tại Texas. Tờ Bảo Lãnh được chuyển qua một Công ty Ấn độ tại California, rồi Công ty này chuyển về một Tập đoàn Tài chánh tại Tân-Đề-Li. Và cuối cùng Tờ Bảo Lãnh đến tay chúng tôi, trong khi ấy chúng tôi biết rất rành về Ngân Hàng Hàng Hải VN chỉ có 5 triệu đo-la làm vốn, thế mà dám phát hành một tờ Bảo Lãnh USD.100’000’000.- đo-la. Chúng tôi đã gọi điện thoại về thẳng cho Ngân Hàng Hàng Hải VN mà Trụ sở chính ở Hải Phòng để nói rằng đây là một sự lừa đảo muốn làm chiết khấu kiếm tiền trắng trợn. Các Ngân Hàng thi nhau phát hành Bảo Lãnh Tín dụng và còn buôn đi bán lại những tờ Bảo Lãnh ấy với nhau. Chính các ngân hàng đã làm “NHIỄU“ Thị trường Tài chánh Việt Nam. Các Tổ chức Thẩm định như Moody’s, … có lý do để hạ thấp giá trị của Ngân Hàng VN như trong hai năm vừa qua.

Cái nợ nần hiện nay của các ngân hàng đến chính yếu từ những phát hành phương tiện Chi trả Tín dụng này khi mà người sử dụng Tín dụng không có khả năng trả Lợi nhuận và Vốn cho những “super-subprime credits“. Chính những ngân hàng phát hành Văn bản Tín dụng cũng không khả năng giải ngân khi đáo hạn. Do đó nợ nần hiện giờ trong hệ thống ngân hàng chằng chịt từ ngân hàng Mẹ, ngân hàng Con đến ngân hàng Cháu. Từ Mẹ đến Con, đến Cháu… cùng gia đình cả, thì chẳng ai thèm trả nợ cho ai !!!

 

Các Xí nghiệp Nhà nước

 

Các Tập đoàn, các Tổng Công ty thuộc Nhà nước tất nhiên là kém hiệu năng về sinh hoạt Kinh tế thực và tất nhiên không thể nào có tính cạnh tranh Kinh tế sánh với những Xí nghiệp Tư doanh trong những nước chung quanh thuộc vùng Á-đông. Lý do rất đơn giản là những Xí nghiệp Tư doanh làm việc với vốn TƯ HỮU nên căn cơ chắt bóp, trong khi đó những Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước làm việc với Tiền chùa, nên dễ đút túi riêng hoặc chi tiêu xả láng không căn cơ.

Từ thời Liên Xô cho đến các nước có khuynh hướng Xã hội hiện nay, với những Công ty Nhà nước, các nhà Kinh tế đều xác nhận việc kém hiệu năng và phung phí vốn của các Xí nghiệp sử dụng CÔNG HỮU.

Khi so sánh việc sử dụng CÔNG HỮU và việc chắt bóp TƯ HỮU, các nhà Kinh tế thường đưa ra tỉ dụ sau đây mang tính cách Lịch sử. Sau cuộc Cải Cách Điền Địa tại Liên Xô thành hệ thống Soukhoz và Kolkhoz, Nông dân tư hữu đất đai xưa trở thành Công nhân đồng áng làm việc cho Nhà nước. Mùa màng thâu nhập bắt đầu sút kém. Nhà Nước bắt đầu sử dụng những danh hiệu “Anh hùng Nông thôn “ để dụ khị Công nhân đồng áng chịu khó và thi đua sản xuất. Nhưng những Công nhân này vẫn lười  và làm việc lấy lệ. Nhà nước bắt đầu sử dụng Cảnh sát đồng nội để bắt những Công nhân đồng nội làm việc cực nhọc như nô lệ. Nhưng làm sao Cảnh sát đông người bằng số lượng Công nhân đồng nội, nên không thể hiện diện thường trực và hết mọi nơi được để kiểm soát. Kết quả là Nông thôn không cung ứng đủ thực phẩm cho toàn dân. Cuối cùng, Nhà nước cấp phát cho mỗi gia đình Nông dân một ít sào ruộng và một con bò làm TƯ HỮU để tự kiếm sống. Người ta bắt đầu thấy những sào ruộng TƯ HỮU thì cây cối xanh tươi và con bò TƯ HỮU thì béo mập, có rất nhiều sữa, còn cánh đồng CÔNG HỮU thì cây cối cằn cọt cũng như con bò CÔNG HỮU thì gầy yếu hai vú teo lại ít sữa. Người ta cũng nhận thấy rằng phân bón CÔNG HỮU được cấp phát nhiều, nhưng một số phân đã bị thất thoát cho vào mấy sào TƯ HỮU để cây cối xanh tươi.

Tóm lại, các Tập đoàn, các Tổng Công ty nhà nước không có hiệu quả, thiếu tính cạnh tranh và nợ nần tràn ngập vì :

=>     Nếu là vốn TƯ HỮU của mình, thì mình mới cố gắng làm việc cho tăng hiệu năng. Còn vốn CÔNG, thì mình lười biếng. Nếu mất vốn, có nhà nước đổ vào thêm cho.

=>     Các Tập đoàn, các Tổng Công ty nhà nước cạnh tranh làm gì cho mệt bởi vì kết quả cạnh tranh cũng do nhà nước và những người khác hưởng

=>     Cứ việc cắt một phần vốn CÔNG HỮU làm của riêng giống như người Công nhân nông thôn trên kia lấy phân bón CÔNG HỮU về dùng ở mấy sào ruộng TƯ HỮU của mình. Vay nợ và cất giấu riêng tư. Nếu không trả được nợ, thì đã có Nhà Nước mua dùm nợ cho mình.

 

Bất lực không thể Cải cách

 

Không phải trong cuộc Họp thường niên cuối năm 2012, Bà Victoria KWAKWA, Giám đốc Ngân Hàng Thế giới trụ sở Hà Nội mới lên tiếng đòi hỏi Kinh tế Việt Nam phải cải cách hệ thống Ngân Hàng và các Xí nghiệp nhà nước. Đã từ cuối năm 2011, Ông ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới, và Bà LAGARDE, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF/ FMI), đã phải họp báo ở Bắc Kinh và thôi thúc Kinh tế Trung quốc phải cải tổ tận căn nguyên, nghĩa là phế bỏ chính Cơ chế để tránh THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ.

         Nhưng Mô hình Kinh tế CSTQ và CSVN không thể cải cách tận căn nguyên được bởi lẽ cải cách tận căn nguyên có nghĩa là:

1)      Mô hình Kinh tế TQ và VN phải tách rời Độc tài Chính trị ra khỏi Độc quyền Kinh tế;

2)      Phải cho quyền TƯ HỮU những phương tiện sản xuất, nghĩa là người dân phải có Tự do Kinh doanh, không bị nhà nước nắm “chủ động“ Kinh tế mà bắt tư doanh phải lệ thuộc những quyết định của các Tập đoàn Kinh tế nhà nước.

         Cái bất lực của Mô hình Kinh tế TQ và VN là nếu cho hai điều trên đây để những hoạt động Kinh tế có hiệu năng lớn hơn, có sự cạnh tranh mạnh hơn, tránh những LÃNG PHÍ, THAM NHŨNG và những tác nhân Kinh tế khỏi nợ nần chồng chất, thì chính là hai việc KHAI TỬ Cơ chế CSTQ và CSVN để chấp nhận việc Dân chủ hóa Kinh tế và Chính trị cho phù hợp.

         Như vậy, cái bất lực Cải tổ của TQ và VN là đảng CSTQ và đảng CSVN không muốn TỰ SÁT .

         Bản Tin của Thông Tấn AFP ngày 11.12.2012 đánh đi từ Hà Nội đã kết luận rất đúng sự bất lực Cải Cách này mà chỉ vẫn cố thủ giữ lấy Mô hình Kinh tế Chỉ huy Hoạch định đã mục nát như chiếc váy đụp:

         “CHẾ ĐỘ ĐÃ KHÔNG BAO GIỜ MUỐN, HAY THÀNH CÔNG DÙ MUỐN, TRONG VIỆC CẢI CÁCH MÔ HÌNH KINH TẾ, NHẤT LÀ KHÔNG RỜI BỎ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT TỪ THỜI CŨ NÁT KINH TẾ CHỈ HUY HOẠCH ĐỊNH.”

 

Kết luận: Dân buộc CSVN phải tự tử

 

         Chính Ông ZOELLICK, Chủ tích Ngân Hàng Thế Giới, hay Bà LAGARDE, Tổng Giám đốc Quy Tiền tệ Quốc (IMF / FMI) mặc dầu họp báo tại Bắc Kinh để cấp thiết yêu cầu Trung quốc phải Cải tổ Mô hình Kinh tế, nhưng buộc lòng phải chú thích rằng đây là việc cực kỳ khó khăn bởi lẽ chính những “nhóm lợi ích“ thuộc đảng đang chia nhau nắm chủ đạo Kinh tế để thu lợi ích riêng, thì họ khó lòng nhả ra những lợi ích riêng nhóm như vậy. Bà Giám đốc Ngân Hàng Thế giới chi nhánh Hà Nội và những nước hỗ trợ Tài chánh cho Việt Nam mặc dầu đã giảm thiểu việc trợ vốn cho Việt Nam như một cảnh cáo, nhưng vẫn công khai đòi Việt Nam phải Cải cách đặc biệt hệ thống Ngân Hàng và các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước như điều kiện để có thể thực hiện những lời hứa trợ lực Tài chánh. Việc phá sản Kinh tế Việt Nam không phải do Dân nhưng chính là do đảng CSVN với Mô hình Kinh tế Chỉ huy Hoặch định cũ nát từ thời Liên xô.

         Người Dân Việt Nam, nhất là quần chúng nghèo khổ không thể chịu đựng lâu hơn nữa sự BẤT LỰC CẢI CÁCH này của đảng CSVN chỉ vì lòng tham quyền lợi vất chất mà không dám TỰ TỬ để toàn dân được nhờ. Quần chúng buộc lòng phải NỔI DẬY bắt CSVN phải TỰ SÁT vậy.

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 23.12.2012. Cập nhật 26.12.2012

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-31/10/2024

Popular Posts

Popular Posts

My Link