Bắc Kinh đối phó với “bầu trời đen”
Báo chí quốc tế và
ngay cả báo chí Bắc Kinh đưa tin là Bắc Kinh hiện bị ô nhiễm trầm trọng,
trầm trọng tới mức bầu trời trên thành phố này trở thành bầu trời đen,
người dân bị chính phủ ra lệnh “ở trong nhà”, không nên ra đường, và thậm
chí không nên đi làm,…
Tình hình có thể còn
kéo dài trong vài ngày tới vì hiện Bắc Kinh không có gió để thổi loãng
không khí ô nhiễm ra, hay làm tan loãng đi bầu trời đen.
Các chuyến bay ra vào
Bắc Kinh cũng bị hủy bỏ vì… không thấy đường hay tầm nhìn quá ngắn (poor visibility)…
Những tòa nhà cao như chìm trong hố thẩm đen tối, không trơ gan cùng
tuế nguyệt nữa.
Và cực chẳng đã,
người dân phải ra đường, nhưng trước khi ra, họ che cả mặt mũi kín mịt để
tránh bị nhiễm độc…
Dịch vụ bán các mặt
nạ trở thành thời thượng và kinh doanh béo bở.
Bắc Kinh hoàn toàn
bị ô nhiễm, hoàn toàn bị nhiễm độc, và đây là lần thứ hai liên tiếp xảy ra
trong vòng hai tuần, và điều này đã khẳng định là mức ô nhiễm thật kinh
hoàng và có thể sẽ tiếp tục bao phủ bầu trời Bắc Kinh thêm nhiều lần nữa,
trong thời gian ngắn tới.
Mức ô nhiễm đến
mức nào? Theo Tòa Đại Sứ Mỹ, mức ô nhiễm là PM2.5, một mức độ rất nghiêm
trọng, ở độ 526 micrograms trong mỗi một mét khối không khí, gấp 20 lần mức
ô nhiễm an toàn mà tổ chức Y Tế Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc quy định.
Hai tuần trước, mức
ô nhiễm là PM 2.5, qua dụng cụ đo đạc của tòa đại sứ Mỹ cao đến 886
micrograms cho mỗi mét khối không khí.
Ngày trước, khi tòa
đại sứ Mỹ loan báo và báo động mức ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh thì chính
phủ nước này đã phản ứng nặng nề, trách Hoa Kỳ xen vào công việc nội bộ của
Trung Quốc.
Chuyện ngớ ngẫn như thế mà họ cũng nói được: Ô nhiễm không gian
thì đâu chỉ là chuyện của Trung quốc?
Bầu trời nhà anh thối um, vườn nhà
anh bẩn thỉu và hôi tanh, đâu phải chỉ ảnh hưởng đến anh mà thôi và đâu
phải chỉ có mình anh chịu ?
Chuyện đơn giản như
thế mà Trung quốc cứ thích “bày tỏ thái độ” bực mình! So với Bắc Kinh, tình
hình một số nơi cũng tệ hại không kém.
Ở các vùng miền đông Trung quốc, tầm
nhìn dưới 100 mét, và theo thông tấn xã Xinhua thì hãng hàng không Air China
đã phải hủy bỏ 14 chuyến bay ra vào Bắc Kinh.
Phi trường phía đông thành
phố Qingdao thì bị đóng lại và đã hủy 20 chuyến bay.
Tình hình này diễn
ra vào thời điểm rất quan trọng.
Bắc Kinh đang mở
chiến dịch khuyến mãi du lịch 6 tuần, liên quan đến dịp Tết Nguyên Đán, vào
ngày 10 tháng 2, 2013. Tình trạng ô nhiễm bùng nổ này xảy ra ngay tuần đầu
tiên của chiến dịch 6 tuần du lịch, khiến Bắc Kinh
chới với.
Một số người hải ngoại cũng nghe tin là Bắc Kinh đang “onsale”
các package du lịch với giá rẻ hơn bèo, để thu hút khách quốc tế vào Trung
quốc, nhưng trời hại họ qua tình trạng ô nhiễm này khiến du khách quốc tế
chạy dài, không dám tới hay hủy bỏ chuyến đi.
Hiện nay, dư
luận quốc tế và nội địa đều chỉ trích tình trạng ô nhiễm này và muốn nhìn
thấy Bắc Kinh giảm bớt ô nhiễm.
Ông trùm đầu tư địa ốc Pan Shiyi, người
từng yêu cầu các thành phố phổ biến nhiều hơn nữa, chi tiết hơn nữa các
thông tin về phẩm chất không khí, thì hiện nay tuyên bố rằng ông ta sẽ đề xuất
“Luật Không Khí Trong Lành” với tư cách là đại biểu quốc hội nhân dân Trung
quốc.
Chỉ trong vòng 3 giờ đồng hồ, ý kiến này của ông được chuyển tiếp
(forwarded) hơn 2,300 lần, và đã nhận hơn 14,184 phiếu bầu mà trong đó
99.1% ủng hộ. *** Đó là mới nói đến chuyện ô nhiễm không khí, hậu quả của
tình trạng phát triển kỹ nghệ nhưng bất chấp môi trường….
Họ thấy lợi trước
mắt là làm, mà không để ý gì đến chuyện nhiểm độc lâu dài, bât chấp tương
lai.
Hai tuần nay,
chuyện bầu trời Bắc Kinh bị nhiễm độc được xem là câu chuyện báo động rằng
nếu tình trạng này không cải thiện, thì Bắc Kinh sẽ chìm trong bầu không
khí hắc ám và bệnh hoạn.
Bầu trời Bắc Kinh nhiễm độc tệ hại cho thấy sự tác
dụng trực tiếp và hiện tiền của luật nhân quả (law of immediate cause and
effect).
Có một chuyện khác
mà không nói thì sẽ thiếu đó là tình trạng Bắc Kinh bị sa mạc hóa và Trung
quốc đang bị hóa thành sa mạc.
Họ hủy diệt môi trường trầm trọng vì lợi ích
kinh tế trước mắt đã khiến môi trường khô cằn, nóng bức và khiến cho bão sa
mạc mang cát đến dần bao phủ Bắc Kinh và nhiều nơi khác một cách trầm
trọng.
Tương lai, Trung
quốc sẽ trở thành sa mạc, và đang bị sa mạc hóa.
Thế nhưng, chuyện
Trung Quốc là câu chuyện dài, đâu chỉ kết thúc ở chuyện không khí nhiễm độc
hay sa mạc hóa!
Còn biết bao nhiêu hậu quả khác mà người Trung quốc đã và
đang hứng chịu cũng từ luật nhân quả nói trên như: - Con người Trung quốc
sẽ đau yếu và bệnh tật ra sao khi mà thực phẩm và rau quả nhiễm độc nặng
nề?
- Văn hóa và đạo đức xã hội của Trung quốc sẽ bị băng họai ra sao theo
lối sống duy lợi cực đoan và vật chất hóa triệt để?
- Còn nhiều nữa và
nhiều vấn đề nữa cần nói đến.
Trung quốc đã đi
lạc đường và sẽ còn lạc đường dài dài: Thay vì đặt con người là trung tâm
của mọi thứ như tư tưởng L’homme est la mesure de toute chose do triết gia
Platon khởi xướng, thì họ đặt những lợi ích vật chất tạm bợ lên trên mọi
thứ khác, kể cả con người...
Sự đảo lộn và trái ngược này đến lúc sẽ bắt
Trung quốc trả giá, mà “bầu trời đen” hiện nay mới chỉ là khúc nhạc đầu,
đoạn ouverture của bài trường ca về hậu quả mà họ sẽ phải đương đầu,...
Việt Nam cũng cần phải lưu ý đến con đường sai lầm mà Trung quốc đang đi...
Nguyễn Xuân
|
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment