Thanh niên VN nghĩ
gì về Trung Quốc?
Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-02-19
Sáng 17/2,
chính quyền Hà Nội cấm đoán, cản trở không cho người dân đặt vòng hoa tưởng
niệm các chiến sĩ hy sinh trong trận chiến biên giới 1979.
Kẻ thù phương Bắc
Trước các hành
động gây hấn của Trung Quốc ở Trường Sa-Hoàng Sa và trước các biểu hiện của
chính quyền Hà Nội trong thời gian gần đây mà mới nhất là hành động cấm đoán,
cản trở không cho người dân đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong
trận chiến biên giới 1979, thế hệ thanh niên VN nghĩ gì, nói gì và sẽ làm gì
trước nguy cơ bành trướng xâm lược của Bắc Kinh?
Người lính về hưu
Nguyễn Tường Thụy là một trong khoảng 40 người đến đặt vòng hoa tưởng niệm các
chiến sỹ đã hy sinh trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 cho biết:
“Sáng 17/2, chúng
tôi đặt vòng hoa ở đài Cảm Tử. Cách khoảng 2 mét trước chân đài thì họ vây rào
và sắt cùng dây thừng. Gần đấy, tôi thấy có 2 xe công an, một số an ninh và
cảnh sát và một số dân phòng. Khi chúng tôi vào thì chỉ có lực lượng dân phòng
và mấy cậu an ninh đến cản trở không cho chúng tôi vào với lý do là tượng đài
cần sửa chửa. Tất nhiên là không có một dấu hiệu nào của sửa chữa và chúng tôi
tin rằng là những ngày sau cũng chẳng ai sửa chữa.
Chúng tôi không
làm gì được và chúng tôi phải đi. Sau, chúng tôi đến tượng đài Bắc Sơn thì
chúng tôi cũng bị bộ đội cản trở. Họ bày ra quy trình muốn thắp hương rất là
khó khăn. Là phải đăng ký bên Xã hội-Ông Ích Khiêm và phải mang vòng hoa đến kiểm
định. Họ nói nội dung của vòng hoa này là không được. Chúng tôi đứng ngoài đặt
vòng hoa thật xa ở ngoài cổng và chúng tôi chỉ đứng xa xa vái vọng mà thôi. Song,
chúng tôi lại mang đến tượng đài Quang Trung. Chúng tôi vội vàng đặt vòng hoa
và tranh thủ khấn vái. Được một lúc thì bảo vệ ra ngăn cản”.
Phái đoàn gồm các
nhân sĩ trí thức như Tướng Nguyễn Chí Vĩnh, TS. Nguyễn Đình Lộc, GS. Phạm Duy
Hiển, TS. Nguyễn Quang A, TS Nguyễn Xuân Diện… cùng nhiều thanh niên và người dân
ở Hà Nội mang vòng hoa “Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ chống Trung Cộng xâm lược” đã
gặp phải sự ngăn cản của chính quyền với nhiều lý do và buổi viếng các liệt sỹ
không được trọn vẹn như dự định ban đầu.
Trong ngày kỷ
niệm 17/2 năm nay, chính quyền ra sức ngăn cản đoàn người đến đặt vòng hoa
trong khi hầu hết các cơ quan báo chí và truyền thông Nhà nước đều im hơi lặng
tiếng không nhắc gì đến trận chiến bi hùng này.
Báo mạng Tuổi Trẻ đăng bài
“Không ai quên ngày 17/2” đã không đề cập đến ai là người khai mào trận chiến,
ai đã tấn công vào biên giới phía bắc và đã giết hại hàng ngàn người dân Việt.
Chỉ duy nhất báo Thanh Niên có bài “Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979” có
nhắc đến “Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam
trên toàn tuyến biên giới phía bắc”.
Trận chiến xảy ra vỏn vẹn trong 1 tháng,
dù Trung Quốc là kẻ xâm lăng bị tổn thất nặng nề nhưng có khoảng hơn 10 ngàn
chiến sỹ đã hy sinh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Nhiều người tự hỏi
phải chăng chính quyền Hà Nội thật sự đã vô ơn khi vòng hoa tưởng niệm với dòng
chữ “Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ chống Trung Cộng xâm lược” bị cấm đoán.
Với đường lối ngoại
giao quá khứ nên khép lại của Việt Nam, những thế hệ thanh niên trong nước vẫn
luôn đi tìm câu trả lời vì sao các bạn vẫn phải luôn ghi khắc Hoa Kỳ là kẻ thù
trong các giáo trình lịch sử ở trường học phổ thông và trong các chương trình
học chính trị ở giảng đường Đại học.
Các thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự
mà đài RFA tiếp xúc cho biết các bạn vẫn phải học Mỹ là kẻ thù của Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện nay, Mỹ vẫn đứng phía sau các “thế lực thù địch” dù mối quan
hệ Việt-Mỹ được cho là ngày càng phát triển tốt đẹp. Những người bộ đội thời bình
chia sẻ rằng bên ngoài những bài giảng tuyên truyền hùng hồn, các giảng viên
trong quân đội lại chân tình tâm sự về tình hình đất nước, về mối lo “giặc phương
bắc” thôn tính VN, về “đồng chí láng giềng 16 chữ vàng” Trung Quốc là mối nguy
cho đất nước một ngày không xa.
Người dân nghĩ
gì
Có lẽ trận chiến
biên giới năm 1979 cũng sẽ đi vào hoài niệm cùng với chủ trương quá khứ nên
khép lại nhưng những vết thương lòng của hàng chục ngàn gia đình liệt sỹ và hàng
ngàn gia đình đồng bào bị giết hại ở biên giới phía bắc sẽ mãi không liền da vì
lời tuyên bố của Đại tá Trần Đăng Thanh là VN phải nhớ ơn Trung Quốc. Dù chính
quyền Hà Nội khẳng định phải giải quyết tranh chấp biển đảo Hoàng Sa-Trường Sa
ở Biển Đông bằng đường lối ôn hòa ngoại giao nhưng trước các hành động bắt bớ người
dân xuống đường biểu tình, giam cầm những ai cất lên tiếng nói chống Trung Quốc
và mới đây vòng hoa tưởng niệm liệt sỹ hy sinh bị cấm đoán là bằng chứng hiển
nhiên mà thanh niên cho rằng chính Trung Quốc mới là kẻ thù đáng nghi ngại
nhất. Trả lời câu hỏi của đài ACTD rằng các bạn có sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc như
những chiến sĩ vô danh trong trận chiến bi tráng 1979 hay không, một bộ đội
phục viên cho biết:“Bởi vậy bây giờ có muốn bảo vệ đất nước thì trước tiên phải
đấu tranh trong nước. Tôi thấy nhà nước này thật sự đâu muốn dân mình chống Trung
Quốc đâu. Thấy ai chống Trung Quốc đều bị đem nhốt hết rồi. Thấy như nhà nước
này giống như làm cho Trung quốc không hà”.
Các bạn nữ giới
cũng khẳng khái nói rằng “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Chiến tranh biển đảo có
xảy ra hay không trước hành động ngày càng lấn lướt và hung hăng của Trung Quốc,
các bạn nữ vẫn quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của cha ông. Những cô gái được sinh
ra sau các trận chiến dường như không sợ hãi trước sự cản trở, bắt bớ những người
xuống đường thể hiện lòng yêu nước của họ. Các bạn thanh niên nói rằng vẫn sẽ
tiếp tục xuống đường để phản đối Trung Quốc bảo vệ VN. Cô gái trẻ tên Sa nói với
đài ACTD:
“Sa không biết như
thế nào nhưng Sa thấy dù bắt bớ thì thanh niên vẫn lên tiếng, không sợ lắm đâu.
Nói chung là phải bảo vệ Tổ quốc thôi”.
Trong thời đại thông
tin toàn cầu như ngày nay, người dân của một quốc gia biết rõ những gì đang
diễn ra hàng ngày hàng giờ trên quê hương của họ. Họ có đủ sự tự tôn dân tộc cùng
lòng quyết đoán để xác định ai là bạn ai là thù mà không một “thế lực thù địch”
bên ngoài nào có thể xúi giục hay xách động, kể cả bộ máy tuyên truyền có hệ
thống cũng không thể “định hướng” được lòng yêu nước của họ như thế nào. Và VN
không là ngoại lệ.
*****
Nguồn:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-do-vns-youth-think-ab-cn-ha-02192013163859.html
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment