Saturday, February 23, 2013

Ai giám sát các chi phí quốc phòng của Việt Nam?


 

Ai giám sát các chi phí quốc phòng của Việt Nam?


Đoàn Hưng Quốc


Tăng cường sức mạnh quốc phòng để bảo vệ biển đảo là việc làm cần thiết, nhưng câu hỏi cần được đặt ra là ViệtNam đã có cơ chế giám sát hữu hiệu để những chi tiêu mua thiết bị cho quân đội không bị mất mát vào tham nhũng hối mại hay không? 

Bài học từ các vụ Vinashin, Vinalines, tiền giấy polymer là bỏ khoán cho nhà cầm quyền quản lý chi tiêu quốc phòng mà không có cơ chế giám sát độc lập thật là không nên! Hiện không có tai tiếng gì lớn trong Quân đội nhưng tiền mua vũ khí nước ngoài cần được xem xét cẩn thận để được xử dụng hiệu quả mà không bị thất thoát.  

Việt Nam là một trong những thị trường quốc phòng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và dự kiến sẽ chi 18,8 tỷ USD vào các lực lượng vũ trang trong giai đoạn dự báo (2013-2017) [1]. Chỉ riêng đối với Nga, Việt Nam đã mua 1 tỷ USD vũ khí trong hai năm 2011-12 [2], và có thể sẽ trở thành khách hàng thứ ba chỉ sau Ấn Độ và Venezuala. 

Tuy nhiên Nga lại là một trong các nước tham nhũng hàng đầu trên thế giới. Mới vào tháng 11/2012 Tổng Thống Putin đã đuổi cả hai vị Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng vì các hợp đồng mờ ám với các công ty bán vũ khí [4], mà tiêu biểu là vụ trang bị cho tàu chiến Admiral Kuznetsov một cái neo cũ kỷ như sắt vụn với giá 135 ngàn USD thay vì 35 ngàn USD – nghe sao giống Vinalines quá! Với một đối tác như vậy thì thật khó lòng không có tình trạng hối mại khi buôn bán với nước ngoài. 

Nhưng tham nhũng trong các công ty quốc phòng không chỉ riêng ở Nga; mới đây Ấn Độ cắt đứt hợp đồng mua trực thăng chiến đấu từ nước Ý trị giá 750 triệu USD do phát hiện tham nhũng [5]. 

Việt Nam mua trang bị từ Nga, Do Thái,Pháp, Canada, v.v.  Chỉ riêng tiền cho tướng tá bay ra nước ngoài cũng đáng kể, bên cạnh các việc cần thiết như gởi người đi học xử dụng và bảo trì. Sau đó việc thực tập để phối hợp và bảo trì vũ khí từ nhiều nguồn khác nhau cũng không đơn giản. 

Chi phí quốc phòng là cần thiết, và cũng không đòi hỏi hoàn toàn công khai như các công ty tư nhân. Tuy nhiên trong tình trạng quản lý còn yếu kém lại không có truyền thống giám sát độc lập và vững chắc từ Quốc hội, Tư pháp và báo chí nên cần kêu gọi đến sự quan tâm chung của các bậc thức giả và những luồng thông tin rò rỉ trên báo mạng nếu phát hiện có những sai trái. 

***

[1] Việt Nam sẽ chi 6 tỷ USD mua vũ khí phòng thủ giai đoạn 2013-2017, dự báo

http://vibay.blogspot.com/2012/11/viet-nam-se-chi-6-ty-usd-mua-vu-khi.html

[2]Vietnamjoins group ofRussia’s largest arms buyers http://en.rian.ru/russia/20100210/157836770.html

[3] Hợp tác kỹ thuật – quân sự Việt – Nga, những điều chưa biết http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/596806/Hop-tac-ky-thuat—quan-su-Viet—Nga-nhung-dieu-chua-biet-tpol.html

[4]Russiasacks armed forces chief amid corruption scandal:

http://www.bbc.co.uk/news/world-europe-20265166 

[5]Indiasuspends Italian helicopter deal amid corruption case

http://news.xinhuanet.com/english/world/2013-02/14/c_132168140.htm

Đ.H.Q.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

 

1 comment:


  1. Không có tham nhủng làm sao sống phè phỡn được ?

    ReplyDelete

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link