Viết
lại chuyện cũ về sự thỉnh cầu và góp ý
Nguyễn Đình Cống
Gần đây trên mạng xã hội
nổi lên chuyện nhiều người thỉnh cầu các lãnh đạo cao cấp trả tự do cho blogger
Bọ Lập, xét lại án tử hình Hồ Duy Hải, góp ý kiến chuẩn bị Đại hội 12 ĐCSVN và
nhiều chuyện khác tương tự. Chưa biết được sự phản hồi như thế nào.
Nhân đây,
để góp vui, tôi xin viết lại một vài chuyện cũ về các việc thuộc
loại trên.
Đó là vài chuyện có
trong lịch sử, lấy từ tiểu thuyết Đông Chu Liệt Quốc của Phùng Mộng Long. Kể ra
tìm được một vài chuyện của Việt Nam hoặc của Âu Mỹ mà viết lại thì có lẽ hay
hơn, nhưng vì trình độ có hạn nên phải theo kiểu “gà què ăn quẩn cối xay”, mong
được lượng thứ.
Chuyện 1 – Chăn trâu phê phán vua. (Hồi
18 ĐCLQ).
Ninh Thích là một người
giỏi nhưng chưa gặp thời. Một hôm đang chăn trâu bên đường, thấy xe vua đi qua
mới cất tiếng hát ngụ ý phê phán triều chính. Vua (Tề Hoàn Công) nghe được cho
bắt lên hỏi.
Vua nói: Đất nước dưới
sự lãnh đạo sáng suốt của ta đang ổn định và phát triển tốt đẹp, ta lại đang ra
sức tìm kiếm người hiền tài làm việc nước, tại sao mày, một đứa chăn trâu lại
dám chê bai triều chính.
Ninh Thích trả lời: Một
minh quân tất phải biết mình, hiểu người. Ngài tưởng xã hội đang thịnh trị
nhưng thật tình đang rối loạn, nhiều người dân đang đói khổ, bị ức hiếp, bị oan
sai. Thử hỏi ngài giết anh ruột để cướp ngôi vua rồi lại thông dâm với chị dâu,
ngài lại mượn uy thiên tử để chế ngự chư hầu, nhưng chư hầu đều không phục, thế
thì sao có thể gọi là sáng suốt.
Vua nổi giận: A, thằng
này láo, dám cả gan vạch điều xấu của ta .
Tề Hoàn sai đem tên chăn
trâu chém ngay. Ninh Thích không chút sợ hãi, ngữa mặt lên trời, than: Ngày xưa
Kiệt giết Long Bàng, Trụ giết Tỷ Can, nay ta cùng với hai ông ấy kể là ba
người.
Thấp Bằng thấy thế tâu
với Tề Hoàn Công: Người ấy lời nói không dua mị, lòng không sợ uy nghiêm, chắc
không phải là kẻ tầm thường mà là người giỏi, xin chúa công chớ nên giết.
Tề Hoàn Công sực nghĩ
lại, cơn giận đã nguôi, tự đi đến cởi trói cho Ninh Thích, nói: Ta thử nhà
ngươi đó thôi. Nhà ngươi quả là có khí phách. Ta hỏi, chuyện xấu của ta mọi
người đều biết mà không ai dám nói, thế ngươi nói ra để làm gì.
Ninh Thích: Tôi nghe vua
hiền chọn người ngay mà dùng, tôi trung chọn chúa có đức mà thờ. Chuyện xấu của
chúa công là có thật, tôi không bịa ra, không vu cáo, mọi người đều biết mà
không ai dám nói vì sợ và nói ra chẳng để làm gì. Tôi nói là để thử chúa công.
Nếu Chúa công ghét người nói thẳng, ưa kẻ nịnh hót thì thà tôi chết đi còn hơn
chứ nhất định không phục.
Sau khi tìm hiểu, biết
Ninh Thích tài giỏi, Tề Hoàn Công phong cho tước Đại phu, còn Ninh Thích đã đem
hết tài năng giúp Tề Hoàn Công làm nên sự nghiệp vẻ vang.
Chuyện 2 – Quan phê phán
vua ngu (hồi 50 ĐCLQ).
Sở Trang Vương thời trẻ
chỉ chơi bời, không lo chính sự, ra lệnh cho các quan không được can ngăn, ai
can nhiều sẽ bị giết. Một số người đã liều can mà chưa có tác dụng, cũng chưa
có ai bị giết. Quan đại phu Tô Tòng xin yết kiến. Khi thấy vua ông khóc òa lên.
Vua hỏi tại sao khóc.
Tô Tòng nói: Thân tôi
sắp chết và nước Sở sắp mất.
Vua Sở hỏi: Tại sao
ngươi sắp chết và nước Sở sắp mất.
Tô Tòng: Tôi muốn dùng
những lời mạnh bạo để can, dùng liều thuốc đắng để chữa cho Đại vương, tất là
Đại vương không muốn nghe mà giết tôi, nên tôi phải chết. Tôi chết rồi thì
không ai dám can nữa, mà Đại vương vẫn cứ như bây giờ thì rồi nhân tình bị ly
tán, quan lại chính trực và nhân dân mất hết lòng tin vào Đại vương, bọn tham nhũng
và nịnh hót hoành hành, đất nước bị suy kiệt thì việc mất nước là thấy trước
được.
Vua sa sầm nét mặt: Ta
đã ra lệnh ai can ngăn sẽ bị tội chết. Nhà ngươi đã biết mà cứ làm thì thật là
ngu.
Tô Tòng: Tôi dẫu ngu
nhưng cũng chưa ngu bằng Đại vương, chính Đại vương mới thật là ngu, ngu hết
chỗ nói.
Vua Sở: Sao nhà ngươi
dám lộng ngôn bảo ta là ngu. Nếu ngươi chứng minh được cái ngu của ta thì ta sẽ
nghe lời can.
Tô Tòng: Lời nói phải
thì Đại vương cho là lộng ngôn. Đại vương làm vua một nước đã có những chiến
thắng vẻ vang nhưng quan lại đang tham nhũng, kinh tế đang èo uột, nhân dân
đang mất lòng tin, thế mà Đại vương vẫn mê đắm tửu sắc để đến nổi bị nhiều
người khinh bỉ, bị nước ngoài chèn ép, thế mà không ngu ư.
Cái ngu của tôi dẫu
phải chết cũng chỉ chết 1 người và tôi được hậu thế khen là trung thần, còn cái
ngu của Đại vương sẽ làm mất nước, bị nghìn đời mai mỉa, thế thì cái ngu nào to
hơn. Thôi, tôi không cần nói nhiều, xin mượn lưỡi gươm của Đại vương để tự kết
thúc.
Sở Trang Vương vội vàng
đứng dậy, nắm lấy tay Tô Tòng, nói: Lời của quan Đại phu thật là trung liệt, ta
nguyện nghe theo.
Từ đó Sở Trang Vương lo
sửa mình, chăm việc nước, củng cố và làm trong sạch chính quyền, lo lắng và bảo
vệ quyền lợi của dân, nước Sở dần trở nên cường thịnh.
Chuyện 3 – Tần Thủy
Hoàng giết người can (hồi 150 ĐCLQ).
Tần Thủy Hoàng nổi tiếng
tàn bạo và từng phạm tội bất hiếu với mẹ, giam bà ở dưới hầm. Vua Tần ra lệnh
không ai được can ngăn, nếu can sẽ bị giết. Người đầu tiên dám can là quan Đại
phu Trần Trung. Ông bị đánh đến chết rồi bị phơi thây ngoài cửa thành với lời truyền
“ai còn dám nói đến chuyện Thái hậu bị giam thì hãy nhìn vào tấm gương này”.
Nhiều người thấy cái sai của vua nhưng sợ quá, không dám mở miệng. Một số người
thấy rõ nếu cứ để vua phạm tội bất hiếu thì đất nước có nguy cơ bị suy vong,
nhân dân có nguy cơ rơi vào cảnh lầm than nên dù có bị nguy hiểm vẫn cố can
ngăn.
Sau khi Trần Trung chết
quần thần có nhiều người dũng cảm đến liều mình , nhưng ai can cũng đều bị
giết. Chỉ trong thời gian ngắn số bị giết lên đến 27 người.
Mao Tiêu là một du
khách, sau khi biết chuyện quyết chí tìm cách can vua. Ông được cảnh báo: Hai
mươi bảy cái đầu của các quan đại thần đã bị rơi chỉ vì không biết thời thế,
nhà ngươi là một kẻ tầm thường sao lại chọn cái chết vô ích đó.
Mao Tiêu nói: Hai mươi
bảy người ra can bị giết chết, nhưng biết đâu có thêm một người nữa thì vua sẽ
nghe ra.
Khi Mao Tiêu đến, tỏ ý
muốn dâng lời can, người ta chỉ cho thấy đống mộ của 27 người bị giết và khuyên
đừng nên liều lĩnh.
Mao Tiêu nói: Trên trời
có 28 vì sao, gọi là nhị thập bát tú. Đại vương đã giết 27 người rồi thì tôi
chết thêm nữa cho đủ số 28. Người đời ai cũng phải chết, há lại sợ chết sao.
Nhờ sự dũng càm và tài
ứng đối của Mao Tiêu mà vua Tần nhận ra lỗi lầm của mình, giải phóng mẹ khỏi
hầm giam. Hai mẹ con gặp nhau òa khóc.
Thái hậu nói: Mẹ con ta
được thấy mặt nhau là nhờ Mao tiên sinh. Công ấy rất trọng.
Trong chuyện này cuối
cùng Tần Thủy Hoàng có nhận ra và sửa chữa sai lầm, nhưng vốn bản tính độc tài,
tham lam nên hắn chết sớm, quyền lực rơi vào tay một kẻ độc quyền khác là Triệu
Cao và triều đại nhà Tần nhanh chóng bị tiêu diệt bởi nhà Hán.
Chuyện 4 – Vua Tống không chịu nghe lời can
( Hồi 34 ĐCLQ ).
Tống Tương Công ban đầu
có được vài công trạng nên tự huyễn hoặc, tự cho là giỏi giang, lại được tuyên
truyền và quyết tâm theo học thuyết “ Nhân nghĩa”. Nhà vua cho rằng có thuyết
nhân nghĩa là kim chỉ nam thì làm việc gì cũng được.
Một mặt vua Tống chủ quan
về vị thế của mình, mặt khác lại tin vào sự hợp tác của các nước, tin vào sự cảm
phục và ủng hộ của một số nước. Tống Tương Công đã bị Sở Thành Vương lừa, bắt
giam, may mà rồi được thả. Nhiều người khuyên can nhà vua nên tỉnh ngộ, bỏ các
sai lầm, lo chỉnh đốn lực lượng, thế nhưng vua vẫn bỏ ngoài tai.
Khi biết vua
nước Sở sai Thành Đắc Thần mang quân sang hỏi tội, các quan và tướng xin Tống
Tương Công lập trận địa chống giữ. Thế nhưng vua vẫn không nghe, tự làm theo ý
mình, cho treo cao lá cờ lớn thêu hai chữ “ NHÂN NGHĨA” và lệnh cho quân sĩ
không được chủ động đánh khi quân giặc tràn vào.
Dưới sức tấn công vũ bảo của
quân Sở quân Tống bị đánh tan, gần như toàn bộ lực lượng bị tiêu diệt, lá cờ
nhân nghĩa bị quân Sở dẫm đạp và cướp đi. Để cứu được vua Tống ra khỏi vòng vây
nhiều tướng nước Tống bỏ mạng.
Tiếng kêu khóc và oán giận của dân chúng làm mờ
mịt trời đất. Mọi người đổ tội cho nhà vua không chịu nghe lời. Thế mà Tống
Tương Công còn cố cãi: “Ta lấy nhân nghĩa mà xử, không ngờ người Sở quá tiểu
nhân nên ta mới bị thất bại”.
*
* *
Viết lại vài chuyện cũ
mà nhiều người đã biết để mua vui và liên hệ với chuyện thời nay, may ra có thể
rút được bài học gì đó có ích.
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment