Ăn cắp ở Thụy Sĩ sao bằng ở Hà Nội
Ngô Nhân Dụng - 24.07.2015
Khi đọc bản tin hai du
khách người Việt bị bắt vì ăn cắp ở mấy đôi kính mát ở Zurich, Thụy Sĩ tôi rất
buồn. Ðã đi tính ăn cắp tại sao hai cháu không làm ăn “quy mô lớn xã hội chủ
nghĩa” mà lại đi ăn cắp vặt như vậy? Về Hà Nội, “phấn đấu vào đoàn,” rồi “phấn
đấu vào đảng” để làm những vố lớn có hơn không? Nếu sau này không được như
Phùng Quang Thanh, Nguyễn Tấn Dũng, thì ít nhất cũng theo gót được Nguyễn Xuân
Sơn chứ?
Sau Nhật Bản, Thái Lan, Ðài Loan, từ nay lại thêm Thụy Sĩ là nơi
người ta phải cảnh giác khi thấy du khách người Việt Nam. Sỉ nhục cho cả dân
tộc! Nhưng nghĩ cho cùng, không phải mấy cá nhân phạm pháp gây ra mối nhục này;
họ cũng là nạn nhân. Chính phạm là một chế độ ăn cắp từ trên xuống dưới, lớn ăn
cắp lớn, nhỏ ăn cắp nhỏ!
Khi trở về Hà Nội, chắc hai cháu đã nghe tin Nguyễn Xuân Sơn. Mấy
bữa trước còn chễm trệ trên ghế chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
(PetroVietnam), giờ Sơn đang bị truy tố về tội “làm mất” 800 tỷ đồng (tương
đương 36 triệu Mỹ kim) của công ty dầu khí, khi còn làm tổng giám đốc Ngân hàng
Thương mại cổ phần Ðại Dương (OceanBank).
Nguyễn Xuân Sơn đã làm trong ngành dầu khí từ 30 năm. Ông trở
thành tổng giám đốc OceanBank sau khi PetroVietnam góp số vốn lớn vào ngân hàng
này, có lúc chiếm hai phần ba vốn góp. Một công ty dầu khí lại đi khai thác
ngân hàng, cũng như một công ty hàng hải Vinashin đi làm khách sạn, mua địa ốc,
vân vân.
Ðó là chính sách kinh tế quốc doanh của Nguyễn Tấn Dũng: Chúng mày làm
cái gì ra tiền thì cứ làm! Trong một năm từ 2008 khi Nguyễn Xuân Sơn nhậm chức,
số nợ xấu của OceanBank tăng gấp 9 lần, lên hơn 100 tỷ đồng! Ðến năm 2012 thì
vọt thành 700 tỷ. Nợ xấu là những món tiền ngân hàng cho vay nhưng khó đòi lại
được, để lâu “cứt trâu hóa bùn.”
Thế thì 100 tỷ đồng năm trước, 700 tỷ đồng bạc năm sau, chúng chạy đi đâu cả? Chắc chắn nó vào túi những thằng đứng vay cũng như những thằng cho vay! Cái đứa chấp thuận cho vay còn phải “đóng hụi chết” cho những đứa ngồi trên đầu nó nữa, chứ không ai cho ngồi vào những cái ghế béo bở!
Nhưng mà các đồng tiền ấy nguyên thủy chúng ở đâu mà ra? Như trong
vụ này, họ lấy tiền của PetroVietnam đưa qua cho OceanBank. Mà PetroVietnam
kiếm được tiền nhờ bán dầu của nước Việt Nam, của dân Việt Nam.
Ðồng tiền của
dân chạy sang một ngân hàng của nhà nước, rồi từ đó chạy qua túi những đứa đứng
vay tiền và cho vay tiền! Những người “phấn đấu vào đảng” nới có cơ hội hóa
phép cho các đồng tiền chạy lòng vòng, cuối cùng biến chúng lọt vô túi mình một
cách dễ dàng như vậy! Ngân hàng chỉ là cái dây chuyền đem tiền của dân vào túi
bọn tham nhũng! Hàng ngàn tỷ đồng tiền mất tích! Mà 90 triệu người Việt Nam
không ai thấy gì cả, cho tới khi chúng nó đánh lẫn nhau! Ðó là phép lạ kinh tế
thị trường theo định hướng ăn cắp!
Nguyễn Xuân Sơn đã trở về PetroVietnam khi nợ xấu mới lên tới 700
tỷ, rồi leo lên đến chức chủ tịch, chứng tỏ cán bộ tài chánh này đã được cấp
trên tán thưởng và tin cậy. Nhưng với những món nợ không đòi lại được cao ngất
nghểu thì tất nhiên sau khi Sơn chạy rồi, OceanBank chỉ còn đường xuống dốc. Từ
cuối năm ngoái, những người kế nghiệp ông ta ở ngân hàng là Hà Văn Thắm và
Nguyễn Minh Thu đã bị bắt, bị truy tố.
Mới đây, ngân hàng trung ương gọi là
Ngân hàng Nhà nước báo tin đã mua lại tất cả vốn và nợ của OceanBank với giá 0,
số không, zero đồng! Tức là tất cả số vốn do PetroVietnam góp vô đó tan thành
mưa bụi, thành mây khói. Ðây không phải là lần đầu có chuyện này mây mưa như
vậy. Năm tháng trước, Ngân hàng Nhà nước mới “mua lại” Ngân hàng Xây dựng với
giá cũng zero đồng - chủ tịch cũ Phạm Công Danh với tổng giám đốc Phan Thành
Mai đã bị bắt vào năm ngoái!
Ðọc những tin tức trên, chúng tôi tội nghiệp hai cô chú bị bắt ở
Zurich, hay những người ăn trộm chó bị bắt ở Ðài Loan, những cô tiếp viên phi
hành xinh đẹp bị cùm ở Nhật Bản! Toàn là những món trộm cắp lặt vặt, không bao
giờ tiến lên chủ nghĩa xã hội được! Mà bọn họ tất cả đều là nạn nhân, vì họ chỉ
nhiễm độc thói sống bằng cách ăn cắp, thăng quan tiến chức nhờ ăn cắp, trong
một xã hội mà bọn cầm đầu từ trên xuống dưới đứa nào cũng phải ăn cắp!
Nhắc lại: Phải ăn cắp! Vì không ăn cắp thì không sống được trong
hệ thống “đạo kiếp trị” (kleptocracy) đó. Một người cháu sống ở Hà Nội đã giải
thích cho tôi tại sao đường sá ở Việt Nam mới làm năm trước năm sau đã hư: “Khổ
lắm bác ơi; nước mình nó khác nước Mỹ! Nếu bác làm đường mà cả mười năm không
chỗ nào hư hỏng thì chúng nó làm thế nào kiếm ăn được? Không đứa nào nó cho bác
trúng thầu đâu! Mỗi năm chúng nó phải kiếm một món về đường sá, một món về
trường học, một món nhờ chỗ này, nhờ chỗ khác chớ?”
Ai cũng biết Hồ Chí Minh không phải là tác giả câu “Bách niên chi
kế mạc như thụ nhân.” Nhưng chế độ cộng sản do ông lập ra ở nước ta đã đẻ thêm
được một kế mới, Quản Trọng đời xưa không thể nào bịa ra được: “Niên niên chi
kế mạc như tu lộ!” Thế là “Người người ăn cắp, ngành ngành ăn cắp,...” Nền văn
hóa ăn cắp xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ bản này: Nhìn lên trên thấy
đứa nào cũng ăn cắp, những người lương thiện tự hỏi: Tại sao mình “ngu” mãi để
cho cái chúng nó thèm thuồng?
Thèm từ đôi kính mát Gu gu Chi chi chi đó!
Du khách Việt Nam bị bắt
vì ăn cắp ở Thụy Sĩ
Hai thành viên trẻ trong đoàn khách du lịch Việt Nam vừa bị bắt
tại Zurich vì ăn cắp 3 chiếc kính mát hiệu Gucci và Louis Vuitton, trị giá
khoảng 300 euro/chiếc.
Trên trang cá nhân, một hướng dẫn viên chia sẻ câu chuyện hai
khách người Việt bị cảnh sát bắt giữ tại Thụy Sĩ do ăn cắp đồ trong một cửa
hàng thời trang.
Nhâm Tiến Dũng – Nhâm Thị Hồng Phương, còn giắt
cặp mắt kiếng trên cổ áo để chụp hình lưu niệm tại Thụy Sỹ.
Theo hướng dẫn viên này, cuộc hành trình đưa đoàn khách 29 người
Việt tới du lịch ở Pháp và Thụy Sĩ đã kết thúc tốt đẹp nếu không xảy ra vụ việc
đáng tiếc. Hai thành viên trẻ trong đoàn bị bắt tại Zurich vì ăn cắp 3 chiếc
kính mát hiệu Gucci và Louis Vuitton với trị giá khoảng 300 euro/chiếc.
Sau khi nhận được thông báo, hướng dẫn viên và người của công ty
du lịch đã phải tới sở cảnh sát để tìm hiểu sự việc và yêu cầu cơ quan này giúp
đỡ xử lý vụ việc ngay trong đêm vì đoàn phải bay sớm vào ngày mai. Cuối cùng,
cơ quan cảnh sát đã yêu cầu nộp phạt 2.000 fanc Thụy Sĩ (tương đương khoảng
2.000 USD).
“Nghĩ mà xót xa. Tôi cảm thấy xấu hổ vì tôi cũng là người Việt Nam
trong chuyến đi này. Mặc dù còn vài tour đi các nước khác nữa nhưng tôi không
muốn nhận tour nữa”, anh bày tỏ.
Bình luận về câu chuyện của hướng dẫn viên này, một thành viên cho
hay: “Tội nghiệp cho bạn HDV quá. Thôi đành 'mũi dại lái chịu đòn'
vậy. Hy vọng sẽ không còn chuyện như vậy xảy ra trong những hành
trình kế tiếp của bạn”.
Chia sẻ trên mạng xã hội, một thành viên có tên Trung Pham kể
rằng, anh đã từng chứng kiến khách Việt ăn cắp tại Campuchia chỉ là một đôi dép
bằng thủ đoạn tráo dép cũ và mang đôi dép mới trong siêu thị đi ra ngoài. Mặc
dù bức xúc nhưng anh vẫn không thể làm được điều gì vì biết người đàn ông đó
theo tour khác.
Những câu chuyện về người Việt ăn cắp, như giám đốc một công ty
tên tuổi ở TP.HCM, vẫn lấy trộm ô dù trong siêu thị tại Nhật, lan truyền nhanh
trên mạng xã hội khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ. Không chỉ ở Nhật Bản, mà
các nước và vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo
về thói trộm cắp vặt của một số người Việt.
Hồi đầu năm 2014, một nữ tiếp viên hàng không của Việt Nam cũng bị
phía Nhật bắt giữ vì bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường
dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước
Nhật.
Cách đây không lâu, báo chí Singapore cũng đã đưa tin về vụ nhóm
mười khách du lịch quốc tịch Việt Nam chuyên móc túi khách đi mua sắm
và ăn trộm hàng từ các siêu thị. Trong khi rà soát nơi ở của những
người này, cảnh sát tìm thấy tới 60 điện thoại di động cùng máy
nghe nhạc iPods và nhiều quần áo vẫn còn nguyên giá tiền.
Ba năm trở lại đây, cho dù gặp nhiều khó khăn, chỉ số tăng trưởng
kinh tế không cao, nhưng số lượng người Việt đi du lịch nước ngoài mỗi năm một
tăng.
Theo một hướng dẫn viên chuyên tour nước ngoài chia sẻ, du khách
Việt hầu như đi du lịch theo cảm tính, ngẫu hứng, với quan niệm đơn giản du
lịch là đi chơi, thư giãn, “đi cho biết người biết ta”, chính vì thế mà nhiều
vụ việc xảy ra đã khiến những công ty du lịch gặp rắc rối. Điều mà nhiều hãng
lữ hành nơm nớp lo khi đưa khách ra nước ngoài là tình trạng ăn cắp đồ và bỏ
trốn.
D.Anh
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment