Monday, April 27, 2015

Nhìn Lại 40 Năm Ngày Quốc Hận 30/4


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/leaving-the-idea-part3-02252015081521.html/dang-cong-san.jpg/@@images/585942e6-829c-47b3-afd9-b06a97a5a568.jpeg

Nhìn Lại 40 Năm Ngày Quốc Hận 30/4

26/04/2015
0
RadioCTM - Thanh Thảo@S:
Nhìn Lại 40 Năm Ngày Quốc Hận 30/4 [ 15:49 ] Hide Player | Play in Popup | Download
40 namNgày Quốc Hận 30/4 năm nay đánh dấu đúng 40 năm ngày miền Nam Việt Nam rơi vào tay lực lượng cộng sản miền Bắc. So với chiều dài lịch sử dân tộc thì 40 năm là thời gian quá ngắn; nhưng so với một đời người thì 40 năm quả là khoảng thời gian dài mang nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, 40 năm đủ cho một thế hệ đã sinh ra vào lúc đó bước vào thời kỳ trưởng thành để gánh vác trách nhiệm trong xã hội. Thứ hai, 40 năm là khoảng thời gian đủ chín muồi để nhìn lại ý nghĩa và kết quả của một biến cố lịch sử dựa trên những lời kể của các chứng nhân và dựa trên sự chuyển biến của xã hội kể từ lúc xảy ra sự thay đổi.
Để nhìn lại Việt Nam 40 năm qua dưới chế độ Cộng sản từ sau khi cuộc chiến tranh tương tàn chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng tôi xin mời quý thính giả theo dõi phần chia sẻ sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân, trong chương trình phát thanh hôm nay.
 ***
Radio CTM (Thanh Thảo): Ngày 30/4/1975 là ngày kết thúc cuộc chiến sau khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Lãnh đạo Hà Nội gọi đây là ngày “giải phóng miền Nam”. Nhiều người dân miền Bắc thì gọi là ngày “thống nhất đất nước”. Người dân miền Nam và Cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại thì gọi là ngày Quốc Hận. Theo quan điểm của ông thì 30/4 mang ý nghĩa gì?
Lý Thái Hùng: Đúng như chị chia sẻ ngày 30/4 của 40 năm trước đã mang ba tên gọi khác nhau tùy theo vị trí của từng người vào thời điểm xảy ra biến cố này. Nhưng sau 40 năm trải qua những thăng trầm của đất nuớc dưới sự cai trị độc tài của đảng CSVN, cái gọi là ngày “giải phóng” không còn ai nhắc đến nữa, ngoại trừ lãnh đạo và bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi.
Những người đã từng vào sinh ra tử ở cả hai miền Nam Bắc, đóng góp vào biến cố 30/4 hầu hết đã cảm thấy bị phản bội và không còn coi ngày này là ngày giải phóng như CSVN rêu rao.
Thay vì gọi là ngày giải phóng, cách gọi ngày 30/4/1975 là ngày thống nhất chỉ nói lên sự gượng ép theo vở tuồng “Hội nghị hiệp thương thống nhất hai miền Nam và miền Bắc” do chính những người của đảng CSVN diễn xuất vào năm 1976.
Theo tôi, ngày 30/4 đích thực phải là ngày Quốc Hận từ những sai lầm sau đây của CSVN:
Sai lầm đầu tiên của chế độ chính là sự trả thù quân cán chính và thân nhân của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa do chính sách hận thù và ngược đãi của kẻ chiến thắng, khiến cho hàng triệu người phải sống trong nỗi kinh hoàng trên một đất nước gọi là hòa bình, thống nhất. Điều đau xót nhất sau năm 1975 là hàng trăm ngàn người ở vào tuổi thanh xuân, có nhiều năng lực nhất để đóng góp cho công cuôc phục hưng đất nước sau chiến tranh, lại bị giam cầm trong những trại tù khắc nghiệt gọi là trại cải tạo không biết ngày về.
Sai lầm thứ hai là CSVN đã phá đổ toàn bộ xã hội miền Nam vốn được xây dựng trên nền tảng tự do, nhân bản và tiến bộ trong hai mươi năm (từ 1955 đến 1975) để thay thế bằng chế độ tem phiếu, công an trị và giáo dục ngu dân. Hậu quả là xã hội ở miền Nam đã nhanh chóng bị san bằng bởi  chính sách bần cùng hóa của miền Bắc, nền tảng gia đình đã bị phá nát khi không còn là chỗ dựa mà đã biến thành nơi canh chừng, nghi ngờ, tố cáo lẫn nhau giữa các thành viên.
Sai lầm thứ ba là tham vọng cộng sản hóa miền Nam để thành lập Liên bang Đông Dương làm bàn đạp cộng sản hóa Đông Nam Á. Chính vì tham vọng bành trướng chủ nghĩa vô sản quốc tế này, ngay sau khi chiếm miền Nam, lãnh đạo Hà Nội đã lập tức khống chế Lào và tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia, gây ra một cuộc chiến tương tàn đe dọa nền hòa bình Đông Nam Á từ năm 1979 đến khi Hà Nội buộc phải rút quân ra khỏi Campuchia năm 1989.
Những chính sách sai lầm khủng khiếp này đã đưa đến cuộc bỏ phiếu bằng chân của hàng triệu người Việt, đánh đổi mạng sống của chính mình bằng hành trình vượt biên, vượt biển để tìm tự do – chưa từng xảy ra trong lịch sử nước nhà. Thảm kịch thuyền nhân Việt Nam đã trở thành một bi kịch lớn của nhân loại vào đầu thập niên 80 khi hàng trăm ngàn thuyền nhân bị vùi thây trên biển Đông, đánh động lòng từ tâm của thế giới; nhưng lãnh đạo CSVN thì lại dửng dưng gọi đó là “tàn dư của Mỹ Ngụy”.
Những bi kịch đau thương xảy ra cho người dân Việt Nam sau ngày 30/4 vẫn còn tiếp tục kéo dài cho đến ngày hôm nay, và chỉ có hai chữ Quốc Hận mới lột tả hết ý nghĩa của ngày 30/4. Song song, cũng chính tinh thần Quốc Hận của 30/4 đã phát sinh ra cuộc đấu tranh mới của toàn thể dân tộc ở cả hai miền Nam Bắc.

Thanh Thảo: Như vậy thì 40 năm qua, Việt Nam dưới chế độ Cộng sản Việt Nam là một đất nước như thế nào, thưa ông?
Lý Thái Hùng: Sự sụp đổ nhanh chóng của miền Nam vào thời điểm tháng 4/1975 đã khiến cho lãnh đạo Hà Nội tự mãn và cho rằng họ đứng trên “đỉnh cao trí tuệ” của loài người, là trung tâm của thế giới vì đã chiến thắng cường quốc Hoa Kỳ và lãnh đạo của thế giới tự do.
Chính sự cao ngạo này đã khiến Hà Nội vội vã đưa Việt Nam rơi vào bốn thảm kịch lớn tiếp tục kéo dài đến ngày nay.
Thứ nhất là bần cùng hóa xã hội Việt Nam bằng chế độ vô sản chuyên chính triệt để. Hậu quả của chủ trương này đã phá hủy toàn bộ xã hội miền Nam từ vật chất đến tinh thần, làm ảnh hưởmg trầm trọng đến khả năng vươn lên của miền Nam nói riêng và toàn thể đất nước nói chung.
Thứ hai là gieo rắc chiến tranh và thù nghịch đến các lân quốc, đặc biệt là đối với Campuchia và biên giới phía Bắc với Trung Cộng, khiến cho Việt Nam bị thế giới cô lập trong nhiều năm dài, đồng thời làm hao tổn thêm sinh mạng và tài nguyên dân tộc. Hậu quả là CSVN phải dựa vào khối cộng sản Liên Xô thời đó để sống còn.
Thứ ba là ngược đãi và phân biệt đối xử đối với người dân miền Nam, đặc biệt là đối với con em trong các gia đình có người thân là quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa như không được ghi danh vào đại học, không được nhận vào các cơ quan quốc doanh. Hậu quả của chính sách ngược đãi này đã biến hàng triệu người thành loại “công dân hạng hai” trên một đất nước gọi là hòa bình, thống nhất, làm phí phạm nhân tài của đất nước, và khiến hiện tượng “chảy máu chất xám”, vượt biên gia tăng.
Thứ tư là nạn tham ô, cửa quyền phát sinh từ bộ máy độc đảng, độc quyền của đảng CSVN đã làm cho đất nước Việt Nam tiếp tục suy kiệt vì tài nguyên quốc gia chạy vào túi riêng của cán bộ các cấp với những kế hoạch đầu tư hoang tưởng.
Nói tóm lại, 40 năm qua, đất nước Việt Nam đã bị biến thái thành một xã hội phân cực giàu nghèo một cách cùng cực vì nạn tham ô, chuyên quyền và sứ quân của chế độ toàn trị.

Thanh Thảo: Trong phần chia sẻ vừa rồi ông có đề cập ngày 30/4 là khởi điểm của một cuộc đấu tranh mới. Tại sao gọi là mới và nhìn lại 40 năm qua, cuộc đấu tranh đã có những diễn tiến và thành tựu như thế nào thưa ông?
Lý Thái Hùng: Tôi nghĩ cuộc đấu tranh mà dân tộc Việt Nam đang tiến hành kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 là cuộc đấu tranh mới vì hai lý do sau đây:
Thứ nhất, đây là cuộc đấu tranh không nhằm phục hồi lại chính thể Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam mà có mục tiêu triệt để là chấm dứt ách độc tài của đảng cộng sản trên toàn thể đất nước. Chính vì mục tiêu này mà cuộc đấu tranh đã không chỉ giới hạn ở miền Nam hay ở miền Bắc mà đã lan rộng trên toàn thế giới với sự tham gia và hưởng ứng của người Việt yêu nước khắp nơi.
Thứ hai, đây không phải là cuộc chiến tranh dựa trên súng đạn, xe tăng, máy bay theo lối đánh quy ước trước năm 1975, mà là cuộc đấu tranh dựa trên sự căm phẫn của người dân vùng lên chống lại một thiểu số cai trị độc tài. Nói cách khác, cuộc đấu tranh hiện nay là cuộc đấu tranh “dựa trên chính nghĩa để huy động toàn dân, dựa trên chính nghĩa để tranh thủ thế giới và dựa trên chính nghĩa để khuất phục đối thủ”. Đây là cuộc đấu tranh “toàn dân, toàn diện” mà ai cũng có thể tham gia và cần tới tất cả mọi người, trong mọi lãnh vực để bao vây, tạo áp lực và làm ruỗng nát các cột trụ chống đỡ chế độ.
Với nền tảng mới của cuộc đấu tranh sau năm 1975 như vậy, nhìn lại những nỗ lực đấu tranh và tình hình đất nước trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi Khối 8406 ra đời vào tháng 4 năm 2006 cho đến nay, chúng ta có thể tóm gọn qua hình ảnh của 5 đợt sóng như sau:
1.   Đợt sóng đầu tiên phải nói đến sức đấu tranh bền bỉ và can đảm của các nhà đấu tranh dân chủ và bà con dân oan đã từng lớp nhồi cưỡi lên nhau, chồng chất vươn cao: đợt đầu bị bắt, bỏ tù thì lại có đợt sau xuất hiện đông hơn, tỏa rộng hơn, quyết liệt hơn.
2.   Đợt sóng thứ hai chính là sự chán chường, mất niềm tin trong nội bộ đảng CSVN tạo ra làn sóng thoái đảng, chống đảng, bỏ đảng đang đe dọa sự tồn vong của chế độ.
3.   Đợt sóng thứ ba là những hỗ trợ của dư luận quốc tế, của các tổ chức nhân quyền thế giới tỷ lệ thuận với nỗ lực đấu tranh của người Việt Nam. Đặc biệt là những hỗ trợ này đã tiến hành ngay tại Việt Nam.
4.   Đợt sóng thứ tư là sự xuất hiện của mạng Internet và mạng xã hội đã phá vỡ bức màn bưng bít của CSVN với sự ra đời của làn sóng truyền thông lề trái – còn gọi là truyền thông phi nhà nước – gây rất nhiều lúng túng cho chế độ.
5.   Đợt sóng ngầm sau cùng chính là thượng tầng lãnh đạo không còn là khối thuần nhất với sự kèn cựa, đấu đá lẫn nhau giữa các phe nhóm mà biểu hiện rõ nhất hiện nay là phe bám vào Trung Quốc và phe chủ trương thoát vòng lệ thuộc Trung Cộng.

Cả 5 đợt sóng đang hòa mình trổi dậy thành ngọn sóng thần, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong hoàn cảnh sôi sục và chín mùi của đất nước chúng ta ngày hôm nay, và sẽ quét sạch đi mọi tàn tích của độc tài đảng trị để dân tộc có cơ hội vươn lên. Và mỗi một chúng ta đều có thể đóng góp phần nhỏ bé nhưng thiết yếu của mình vào đại cuộc chung.

Thanh Thảo: Song song với công cuộc đấu tranh tại Quốc Nội, theo ông thì trong 40 năm qua, Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại đã có những đóng góp gì đáng kể vào công cuộc chung bên cạnh những thành tựu trên con đường hội nhập nơi xứ người?
Nhờ sống trong môi trường tự do và dân chủ tại các quốc gia tiếp cư, người Việt tỵ nạn – tuy rất vất vả trong những ngày đầu lưu vong – nhưng hầu hết mọi người đã nhanh chóng tạo dựng một cuộc sống ổn định và đa số có mức sống trên trung bình.
Đây là những nhân tố quan trọng góp phần tạo ra những trung tâm thương mại to lớn của Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Châu, Pháp, Đức… Đồng thời những trung tâm này đã trở thành một tiêu biểu cho sức vươn lên của khối người Việt hải ngoại trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đối với quốc gia tiếp cư.
Nhưng điểm đáng nói của Cộng đồng người Việt hải ngoại trong 40 năm tỵ nạn là giữ vững lập trường đấu tranh chống độc tài cộng sản một cách quyết liệt và không khoan nhượng trước những chính sách chiêu dụ “hòa giải, hòa hợp” của thiểu số lãnh đạo CSVN. Nhờ vậy mà Cộng đồng hải ngoại đã đóng góp 3 nỗ lực rất thiết yếu cho công cuộc đấu tranh chung hiện nay.
1/Tranh thủ sự hậu thuẫn của thế giới đối với công cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa hiện nay của dân tộc Việt Nam. Đồng thời vận động thế giới áp lực CSVN phải tôn trọng nhân quyền và ngăn chận những đàn áp đối với các nhà dân chủ tại Việt Nam.
2/Làm cho CSVN thất bại trong kế hoạch bao vây kinh tế đối với các nhà dân chủ và những người yêu nước bằng sự kiên trì hỗ trợ tài chánh, phương tiện để bà con quốc nội có điều kiện thăm nuôi thân nhân bị tù, thuốc men chữa bệnh; mướn luật sư bênh vực, nhất là giúp bà con dân oan có phương tiện đi tìm công lý…
3/Góp phần phá vỡ bức màn bưng bít của CSVN dưới nhiều hình thức và nhất là tạo một chỗ dựa tình thần cho các nhà dân chủ, các tổ chức đấu tranh trong nước để có thể vượt qua tình trạng khống chế, cô lập của bộ máy an ninh.
Nói tóm lại, sự hiện hữu của Cộng đồng người Việt tại hải ngoại sau năm 1975 đã trở thành một nhân tố quan trọng hỗ trợ cho phong trào dân chủ ngày một lớn mạnh, vượt qua mọi khó khăn, sóng gió để từng bước đối đầu công khai với chế độ Hà Nội.

Thanh Thảo: Nhìn lại sức mạnh của đảng CSVN vào lúc họ chiếm miền Nam ngày 30/4 năm 1975 so với tình trạng của đảng CSVN ngày nay, ông nhìn về viễn cảnh tương lai Việt Nam trong thời gian tới như thế nào thưa ông?
Lý Thái Hùng: So sánh CSVN khi tiến chiếm Sài Gòn 40 năm trước đây với ngày hôm nay, chế độ Hà Nội hiện đang bị suy yếu đi rất nhiều. Sự suy yếu này là hệ quả tất nhiên của đường lối cai trị thoái hóa, lạc hậu của chế độ; nhưng quan trọng nhất vẫn là ý chí và sức mạnh đấu tranh của đại khối dân tộc ở trong và ngoài nước đang ngày càng thêm lớn mạnh; CSVN không còn có thể dập tắt như nhiều thập niên trước đây.
Những diễn biến xã hội như vụ chống chặt cây xanh ở Hà Nội, chống lấn, lấp sông Đồng Nai, chiếm Quốc lộ 1A để chống ô nhiễm nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân II tại Bình Thuận, vụ đình công tại khu chế xuất Tân Tạo chống điều 60 Luật Bảo Hiểm Xã Hội v.v… đã đưa ra tín hiệu rằng tình hình Việt Nam đang bước vào một giai đoạn bất ổn khó lường.
Từ nền kinh tế suy sụp trầm trọng, tới những rạn nứt không thể phủ nhận trong nội bộ lãnh đạo đảng CSVN và nhất là tình trạng biến loạn xã hội đang chực chờ bùng nổ; tất cả đang tạo ra những áp lực thay đổi thể chế chính trị mạnh mẽ tại Việt Nam trong một tương lai rất gần.

Thanh Thảo: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng.




image





Ngày Quc Hn 30/4 năm nay đánh du đúng 40 năm ngày min Nam Vit Nam rơi vào tay lc lượng cng sn mi...
Aperçu par Yahoo



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link