Sunday, April 26, 2015

40 năm sau: Chủ nghĩa cộng sản nhường chỗ cho tư bản đỏ



 
40 năm sau: Chủ nghĩa cộng sản nhường chỗ cho tư bản đỏ

Nick Davies
Nguyễn Tiến Trung lược dịch

LND: Một người đã gửi cho đường link của báo The Guardian. Phóng viên Nick Davies đã vẽ ra một bức chân dung khá hoàn hảo về tình trạng Việt Nam 40 năm sau chiến tranh. Tôi chỉ lược thuật một số ý hay, tin chắc rằng sẽ sớm có bản dịch tiếng Việt để tất cả mọi người đều đọc được.
***
Người Mỹ đã nói dối về cuộc chiến Việt Nam, nhưng hiện tại, chính những người lãnh đạo Việt Nam là những người dối trá nhất.
Năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO. 30 năm sau chiến thắng của người cộng sản, Việt Nam hiện tại đã hoàn toàn trở thành một thành viên của nền kinh tế tư bản toàn cầu.

Việt Nam có một hệ thống vụng về để kiểm duyệt quan chức, triệu tập mọi tổng biên tập hàng tuần, thứ ba ở Hà Nội và thứ năm ở Sài Gòn, để cho họ biết được phép nói gì và phải giấu gì. Năm 2008, do cố gắng đưa ra bằng chứng về sự liên hệ giữa một trùm xã hội đen (Năm Cam) và những quan chức cao cấp, ông Nguyễn Công Khế – tổng biên tập báo Thanh Niên lúc đó – đã bị sa thải.
Tháng 11 năm ngoái, ông Khế đã cho đăng bài trên New York Times để kêu gọi lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam chấp nhận báo chí tự do. Và ông nhấn mạnh những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã phản bội lại chính cam kết và lý tưởng cộng sản của mình. Hiện tại ở Việt Nam, tham nhũng lan tràn và bất bình đẳng sâu sắc.

Ông Khế nói từ 50 đến 70 phần trăm ngân sách quốc gia chảy vào túi quan tham. Năm 2014, tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Việt Nam là quốc gia tham nhũng tệ hơn 118 quốc gia với điểm số vỏn vẹn là 31 trên 100.
Ông Khế cho rằng: “Chúng tôi đã đánh đổi hàng triệu sinh mạng cho độc lập và công bằng. Khi tôi ở trong tù, tôi đã hình dung đất nước sẽ không còn tham nhũng sau chiến tranh, nhưng điều đó đã không xảy ra. Sự phát triển của quốc gia cần tiếp tục, vì vậy chúng tôi không chống lại những ai làm giàu chính đáng. Nhưng chúng tôi không thể cho phép những người kiếm tiền bất chính có thể tiếp tục làm cho người nghèo ngày càng nghèo hơn”.

Từ 2004 đến 2010, thu nhập của 10% dân số nghèo nhất đã giảm 1/5, trong khi 5% dân số giàu nhất ở Việt Nam chiếm tổng 1/4 thu nhập.
Nông dân nghèo khó mất đất đai vào các dự án phải đổ về thành phố và các khu công nghiệp làm công nhân. Nhưng sự bảo vệ cho họ rất yếu, công đoàn của đảng cộng sản đã không thể tổ chức được một cuộc đình công hợp pháp nào. GS Angie Ngoc Tran kết luận: “Với làn sóng tư bản đổ vào Việt Nam do đầu tư nước ngoài và tư nhân hóa các xí nghiệp quốc doanh, hành động của chính quyền ngày càng ít tính đại diện cho người dân. Có lúc, vài cơ quan và thiết chế đã liên minh với những nhà tư bản.”

Tháng tư 2013, chính công đoàn của chính quyền đã phản đối mức lương tối thiểu chỉ đủ chi trả cho 50% chi phí thiết yếu. Theo Liên đoàn lao động, đa số công nhân ở các thành phố sống cơ cực, gầy gò ốm yếu…. Họ phải thuê những căn phòng ổ chuột giá rẻ và tằn tiện tối đa… bị suy dinh dưỡng và những nguy hiểm về sức khỏe khác.
Trong khi đó, y tế và giáo dục không hề miễn phí. Chính quyền đầu tư phần lớn vào các bệnh viện cho người giàu hơn là vào các trung tâm y tế cho người nghèo.

Thực tế bây giờ là Việt nam đã kết hợp những điều tồi tệ nhất của hai hệ thống: chính quyền xã hội chủ nghĩa chuyên chế và chủ nghĩa tân tự do không hạn chế; hai cái này đã tước đoạt tài sản và quyền con người của người dân Việt Nam, trong khi một thiểu số đã vơ vét đầy túi nấp sau những ngôn từ hoa mỹ của cách mạng. Cuối cùng là điều dối trá tồi tệ nhất. Chiến thắng trong chiến tranh nhưng bị đánh bại trong thời bình, tuyên bố của những lãnh đạo Việt Nam rằng họ theo chủ nghĩa xã hội giống như những lời tuyên truyền rỗng tuếch. Theo lời của một cựu chiến binh đã liều mạng sống của mình cho điều đó: “Họ là tư bản đỏ.”



__._,_.___

Posted by: truc nguyen <

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link