Thông điệp của chính phủ CS Việt Nam: 'Tự
do cái con c'
Nguyễn Hưng Quốc
Mấy
ngày qua, đọc báo (lề trái) ở Việt Nam cũng như trên thế giới, hầu như ở đâu
tôi cũng thấy nhắc đến bản án dành cho ba blogger: Điếu Cày Nguyện Văn Hải (12
năm tù), Tạ Phong Tần (10 năm tù) và Phan Thanh Hải (4 năm tù). Hầu như tất cả
đều có nhận định giống nhau: Bản án quá nặng nề và nghiệt ngã.
Tại sao chính quyền phải nặng tay và nghiệt ngã đến như vậy?
Có hai lý do chính:
Thứ nhất, để trả thù. Ai cũng biết là chính quyền Việt Nam hiện nay, cũng giống như bất cứ chế độ độc tài nào, rất căm ghét các blogger và các nhà báo độc lập. Độc tài bao giờ cũng gắn liền với sự dối trá và do đó, đều có nhu cầu che giấu sự thật và né tránh mọi sự phản biện. Tất cả sức mạnh của độc tài đều được xây dựng trên, và nuôi dưỡng bằng, sự dối trá và che giấu ấy. Chính vì vậy, họ xem những kẻ nói thật là những kẻ thù không thể đội trời chung. Có cảm tưởng bao nhiêu thù hận của chính quyền đối với quyền nói thẳng và nói thật đều dồn hết vào ba con người yếu đuối không có vũ khí nào khác ngoài cái miệng và bàn phím computer.
Thứ hai, để đe dọa. Mới đây, đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh phản công, trừng trị và ngăn chận các blog “phản động”. Đến nay, cả ba blog bị ông Nguyễn Tấn Dũng nêu đích danh vẫn tồn tại, hơn nữa, vẫn thu hút một số người đọc cực kỳ đông đảo. Người ta bèn chuyển sự răn đe đến ba đối tượng nhỏ hơn và yếu hơn, những người đã bị bắt. Bản án dành cho họ, do đó, như một lời cảnh cáo: Liệu hồn!
Có thể xem lời cảnh cáo ấy là một thông điệp chính mà chính quyền gửi đến cho các blogger, các nhà báo độc lập cũng như dân chúng Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, điều chính quyền không làm được là chứng minh ba blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải là “phản động”, là có âm mưu “chống nhà nước”. Tất cả những gì họ làm là tham gia các cuộc biểu tình và viết bài lên án âm mưu xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc. Cho nên thông điệp mà chính phủ muốn gửi đến mọi người qua bản án nặng nề dành cho ba blogger này cần được hiểu thêm là: Chống Trung Quốc đồng nghĩa với việc chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Gắn liền thông điệp này với bản án bốn năm tù dành cho nhà báo Hoàng Khương ngày 7 tháng 9 vừa rồi, chúng ta thấy thêm một thông điệp khác: Vạch trần sự tham nhũng của công an cũng đồng nghĩa với việc chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Những thông điệp ấy quá rõ ràng. Chắc chắn người Việt Nam nào cũng có thể hiểu được. Hiểu, nhưng có sợ và tuân thủ hay không thì lại là một chuyện khác. Chỉ có điều là tác dụng ngược của những thông điệp ấy cũng rất rõ ràng. Hầu như ai cũng thấy:
Thứ nhất, tham nhũng là một vùng cấm. Ai đề cập đến là bị tù.
Thứ hai, chống Trung Quốc cũng là một vùng cấm. Ai lớn tiếng chống Trung Quốc là bị tù, thậm chí, còn bị tù còn nặng hơn là chống lại chính quyền Việt Nam.
Thứ ba, tự do ngôn luận cũng là một vùng cấm. Mà không phải chỉ có tự do ngôn luận. Nói theo Trung tá công an Vũ Văn Hiến tại phiên tòa xử Điều cày Nguyễn Văn Hải tại tòa án Thành phố Hồ Chí Minh ngày 24 tháng 9 là: “Tự do cái con c.”
Câu nói của Vũ Văn Hiến gây ấn tượng mạnh đến độ nhà văn Nguyễn Quang Lập đề nghị đưa nó vào đề thi môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông kỳ tới:
“Bác Hồ nói “ Không có gì quí hơn độc lập tự do”. Trung tá công an Vũ Văn Hiến nói: “ Tự do là cái con c.!” Từ những gì trải nghiệm ở nước ta, bạn hãy viết một bài luận về vấn đề này để chứng minh phát ngôn của trung tá công an Vũ Văn Hiến về tự do ở Việt Nam là hoàn toàn chính xác.”
Tại sao chính quyền phải nặng tay và nghiệt ngã đến như vậy?
Có hai lý do chính:
Thứ nhất, để trả thù. Ai cũng biết là chính quyền Việt Nam hiện nay, cũng giống như bất cứ chế độ độc tài nào, rất căm ghét các blogger và các nhà báo độc lập. Độc tài bao giờ cũng gắn liền với sự dối trá và do đó, đều có nhu cầu che giấu sự thật và né tránh mọi sự phản biện. Tất cả sức mạnh của độc tài đều được xây dựng trên, và nuôi dưỡng bằng, sự dối trá và che giấu ấy. Chính vì vậy, họ xem những kẻ nói thật là những kẻ thù không thể đội trời chung. Có cảm tưởng bao nhiêu thù hận của chính quyền đối với quyền nói thẳng và nói thật đều dồn hết vào ba con người yếu đuối không có vũ khí nào khác ngoài cái miệng và bàn phím computer.
Thứ hai, để đe dọa. Mới đây, đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh phản công, trừng trị và ngăn chận các blog “phản động”. Đến nay, cả ba blog bị ông Nguyễn Tấn Dũng nêu đích danh vẫn tồn tại, hơn nữa, vẫn thu hút một số người đọc cực kỳ đông đảo. Người ta bèn chuyển sự răn đe đến ba đối tượng nhỏ hơn và yếu hơn, những người đã bị bắt. Bản án dành cho họ, do đó, như một lời cảnh cáo: Liệu hồn!
Có thể xem lời cảnh cáo ấy là một thông điệp chính mà chính quyền gửi đến cho các blogger, các nhà báo độc lập cũng như dân chúng Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, điều chính quyền không làm được là chứng minh ba blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải là “phản động”, là có âm mưu “chống nhà nước”. Tất cả những gì họ làm là tham gia các cuộc biểu tình và viết bài lên án âm mưu xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc. Cho nên thông điệp mà chính phủ muốn gửi đến mọi người qua bản án nặng nề dành cho ba blogger này cần được hiểu thêm là: Chống Trung Quốc đồng nghĩa với việc chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Gắn liền thông điệp này với bản án bốn năm tù dành cho nhà báo Hoàng Khương ngày 7 tháng 9 vừa rồi, chúng ta thấy thêm một thông điệp khác: Vạch trần sự tham nhũng của công an cũng đồng nghĩa với việc chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Những thông điệp ấy quá rõ ràng. Chắc chắn người Việt Nam nào cũng có thể hiểu được. Hiểu, nhưng có sợ và tuân thủ hay không thì lại là một chuyện khác. Chỉ có điều là tác dụng ngược của những thông điệp ấy cũng rất rõ ràng. Hầu như ai cũng thấy:
Thứ nhất, tham nhũng là một vùng cấm. Ai đề cập đến là bị tù.
Thứ hai, chống Trung Quốc cũng là một vùng cấm. Ai lớn tiếng chống Trung Quốc là bị tù, thậm chí, còn bị tù còn nặng hơn là chống lại chính quyền Việt Nam.
Thứ ba, tự do ngôn luận cũng là một vùng cấm. Mà không phải chỉ có tự do ngôn luận. Nói theo Trung tá công an Vũ Văn Hiến tại phiên tòa xử Điều cày Nguyễn Văn Hải tại tòa án Thành phố Hồ Chí Minh ngày 24 tháng 9 là: “Tự do cái con c.”
Câu nói của Vũ Văn Hiến gây ấn tượng mạnh đến độ nhà văn Nguyễn Quang Lập đề nghị đưa nó vào đề thi môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông kỳ tới:
“Bác Hồ nói “ Không có gì quí hơn độc lập tự do”. Trung tá công an Vũ Văn Hiến nói: “ Tự do là cái con c.!” Từ những gì trải nghiệm ở nước ta, bạn hãy viết một bài luận về vấn đề này để chứng minh phát ngôn của trung tá công an Vũ Văn Hiến về tự do ở Việt Nam là hoàn toàn chính xác.”
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment