Thursday, September 27, 2012

Giao Tiếp Bằng Ngoại Ngữ

Giao Tiếp Bằng Ngoại Ngữ
 

 

Giao Tiếp Bằng Ngoại Ngữ



 

Bạn thân,
Sau khi nhận ra rằng đang có hàng loạt Giáo Sư Tiến Sĩ tại Việt Nam khi giao tiếp với người ngoaị quốc chỉ bằng ngôn ngữ tay quơ chân múa, nhà nước bấy giờ mới ra quyết định buộc phải giao tiếp bằng ngoại ngữ.

Đơn giản vì văn bằng tại Việt Nam hầu hết kiếm được bằng học thuộc lòng, một phần khác nhờ chi tiền để mua bằng, một phần khác nhờ hay không bằng hên, và một phần khác là nhờ cán bộ chú bác gửi gấm... thế nên, khi gặp Tây, Mỹ là quờ quạng liền.

Nhưng tới đây, thí dụ, khi giao tiếp với ngoaị kiều bằng Anh ngữ, thì nên nói bằng tiếng Anh nào?



Cũng y hệt như người học Việt ngữ sẽ phải vất vả khi nghe giọng xứ Nghệ An, Quảng Ngãi, Châu Đốc, Chợ Lớn, vân vân... người học Anh ngữ nên nói giọng Anh văn nào: giọng tiếng Anh kiểu BBC từ London, hay giọng tiếng Anh kiểu đài VOA dạy Việt ngữ ở thủ đô Hoa Kỳ, hay là giọng Anh ngữ kiểu đài SBS từ Australia? Tha hồ cho các Giáo Sư Tiến Sĩ mệt lỗ tai.

Báo Lao Động hôm 24-9-2012 có bản tin như sau:

“Giáo sư, phó giáo sư phải giao tiếp được bằng tiếng Anh

Ngày 22.9, người phát ngôn của Bộ GDĐT, Chánh Văn phòng Bộ GDĐT, PGS-TSKH Phạm Mạnh Hùng đã có công văn chính thức gửi các cơ quan báo chí cho biết: Trong mấy ngày qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin không chính xác về yêu cầu trình độ ngoại ngữ đối với ứng viên xét đạt tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh GS, PGS.

Bộ GDĐT thông báo chính thức như sau: Theo quy định tại khoản 3 điều 1 Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27.4.2012 của Thủ tướng Chính phủ, ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS phải sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh.

Cụ thể: Ứng viên được xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS phải thành thạo 1 trong 5 ngoại ngữ: Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung. Ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh PGS phải thành thạo 1 ngoại ngữ bất kỳ. Ứng viên được công nhận là sử dụng thành thạo ngoại ngữ phải đọc hiểu được các tài liệu chuyên môn viết bằng ngoại ngữ, viết được các bài báo chuyên môn bằng ngoại ngữ và trao đổi (nghe, nói) về chuyên môn bằng ngoại ngữ.”

Tuy nhiên, có khi nói dzậy mà không phải dzậy... Vấn đề là, ai xác nhận là các Giáo Sư Tiến Sĩ đọc, hiểu và viết được ngoại ngữ?

Trong khi các bản văn Việt ngữ của rất nhiều Giáo Sư vốn đã bí hiểm, khó hiểu... thì làm sao biết bài viết ngoại ngữ của họ không có lỗi? Mà nói là cần báo quốc tế đăng, thì mỗi số báo chỉ đang được khoảng vài chục bài cho cac1 tác giả toàn cầu, lấy đâu ra chỗ đăng bài cho vài chục ngàn Giáo Sư Tiến Sĩ tại VN để trắc nghiệm khả năng của các vị?

Bởi vậy, công văn là công văn thôi.

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link