Friday, September 28, 2012

TIN THE GIOI ++++

Động đất tại đảo Sumatra báo hiệu sự đứt gãy đáy Ấn ĐộDương

–Theo các nhà khoa học những đợt động đất mạnh xảy ra ngoài khơi đảo Sumatra của Indonesia tháng 4 vừa qua có thể là dấu hiệu của sự kiến tạo một vành đai địa tầng mới dưới đáy Ấn Độ Dương.

Nhận định trên vừa được các nhà khoa học đưa ra trên tạp chí Nature số ra tuần này.
Theo đó dựa trên những phân tích về các rung chấn, đợt lớn nhất có cường độ 8,7 độ richter, có thể báo hiệu những thayđổi lớn đang diễn ra dưới đáy đại dương mà hậu quả là sự chia tách mảng lục địaẤn – Úc thành hai. Dù vậy quá trình này không diễn ra tức thời mà có thể mất hàng triệu năm.
Trận động đất tại đảo Sumatra ngày 11/4
Trậnđộng đất tại đảo Sumatra ngày 11/4
“Đây là một quá trình có thể đã bắt đầu từ 8 –10 triệu năm trước, do đó bạn có thể hình dung còn phải mất bao lâu nữa một vành đai thực sự mới hình thành”, tiến sỹ Matthias Delescluse đến từ trường Ecole Normale Superieure tại Paris nhận định. Ông chính là tác giả của một trong ba bài báo trên tờ Nature, bàn luận về vụ động đất ngày 11/4.
Đảo Sumatra của Indonesia nằm trên nơi tiếp giáp của mảng lục địa Ấn – Úc và mảng Sunda. Những mảng lục địa này đang di chuyển chồng lấn lên nhau với tốc độ khoảng 5-10 cm mỗi năm. Trong đó mảng lục địa Ấn– Úc bị kéo giãn, bao gồm cả đáy Ấn Độ Dương, đang bị mảng Sunda đè lên. Đảo Sumatra nằm trên mảng Sunda này.
Sự va chạm tại vành đai của các mảng này chính là nguyên nhân của rất nhiều trận động đất mạnh, tiêu biểu như trận động đất mạnh 9,1 độ richter xảy ra hôm 26/12/2004 gây ra thảm họa sóng thần. Rất may làđợt động đất hôm 11/4/2012 dù có cường độ mạnh nhưng không gây ra hiệu ứng tương tự.
Điều này có thể được giải thích bởi bản chất của sự đứt gãy này là sự trượt ngang, trong đó đá dịch chuyển theo phương ngang vềhâi ban của đường đứt gãy. Nó trái ngược với sự dịch chuyển theo phương thẳngđứng của những đợt đứt gãy tạo sóng thần.
Những rung chấn hồi tháng 4 cũng diễn ra lệch sâu về phía Tây và nằm trực tiếp trên mảng lục địa Ấn – Úc trong một vùng đang diễn ra sự kiến tạo trên quy mô lớn với nhiều sự đứt gãy. Tiến sỹ Delescluse cho biết có những bằng chứng cho thấy các đầu của mảng lục địa đang dồn vào giữa. “Australia đã dịch chuyển về phía Ấn Độ và Ấn Độ cũng đã dịch chuyển vềphía Australia”, ông Delescluse phát biểu trên BBC.

Ba tàu chiến Nhật sắp thăm Campuchia

27/09/2012 21:15

Ba tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ thăm Campuchia từ ngày 6-10.10 nhằm củng cốquan hệ hữu nghị giữa hai nước, theo thông cáo báo chí của Đại sứ quán Nhật tại Campuchia ngày 27.9.

3 tàu chiến Nhật sắp thăm Campuchia
Hai trong ba tàu chiến Nhật sẽ đến Campuchia - Ảnh: Reuters
Các tàu chiến Kashima, Shimayuka và Matsuyuki do Chuẩn đô đốc Hidetoshi Fuchinoue, phụ trách Đội tàu Huấn luyện Nhật, làm chỉhuy. Các tàu này sẽ cập cảng Sihanoukville ngày 6.10 trên đường thực hiện chuyến huấn luyện ngoài biển khơi.
“Mục tiêu của chuyến thăm là tạo cơ hội cho 194 học viên tốt nghiệp trường hải quân tìm hiểu văn hóa và quân đội, cũng như củng cố quan hệhữu nghị với Campuchia thông qua các chương trình giao lưu”, Tân Hoa xã dẫn thông báo cho biết.
Trong thời gian ở lại Campuchia, Chuẩn đô đốc Fuchinoue dự địnhđến thủ đô Phnom Penh để chào Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh và Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Tea Vinh vào ngày 8.10.

Động đất 6,9 richter ngoài khơi Alaska, Mỹ

- Một trận động đất mạnh 6,9 richter đã rung chuyển bờ biển Alaska vào ngày 26/9 song không có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra, giới hữu trách Mỹ cho hay.

Trận động đất xảy ra vào 23h40 GMT ngày 26/9 cách đông đảo Amatignak, Alaska, 63km và ở độ sâu 40km, Cơ quan địa chất Mỹ, cơ quan theo dõiđộng đất khắp thế giới, cho biết.
Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cho biết trận độngđất không có khả năng gây sóng thần có sức tàn phá rộng khắp Thái Bình Dương, cũng như không có nguy cơ sóng thần ở Hawaii .

Bill Clinton có thểlàm tổng thống ở Pháp hoặc Ireland?

Bill Clinton tiết lộ, ông lại có thể tranh cửTổng thống nhưng lần này là ở Ireland hoặc Pháp. Tuy vậy, ông thú nhận khả năng tiếng Pháp yếu kém của bản thân có thể khiến ông thất bại.
Cựu Tổng thống Mỹ, 66 tuổi, cho biết, tài sản thừa kế tại Ireland giúp ông có đủ tư cách ra tranh cử ở đây. Ngoài ra, do chào đời ởArkansas thì ông có thể - về mặt lý thuyết - tham gia cuộc chạy đua vào ghếTổng thống Pháp do một thương thuyết lịch sử có tên gọi Hợp đồng mua Louisiana.
"Có hai quốc gia mà tôi có thể tranh cửTổng thống. Nếu tôi chuyển tới Ireland và mua một ngôi nhà ở đây, tôi có thểtranh cử chức Tổng thống Ireland vì tài sản thừa kế của tôi tại đây", Bill Clinton nói với nhà báo CNN Piers Morgan tại hội nghị Sáng kiến toàn cầu Clinton, diễn ra hôm 25/9.
"Và bởi vì tôi chào đời ở Arkansas, vốn là một phần của Hợp đồng mua Louisiana - mảnh đất mà Mỹ mua của Pháp vào năm 1803để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Pháp, nên tôi có thể tranh cử tại Pháp".
"Bất cứ ai ở nơi nào trên thế giới, chàođời ở một nơi từng là một phần của đế chế Pháp, nếu bạn chuyển tới đó hay sốngở Pháp trong 6 tháng và có thể nói tiếng Pháp điêu luyện đều có thể chạy đua vào ghế ông chủ điện Elysses", Clinton nói.
Cựu Tổng thống Bill Clinton nói ông từng có sự ủng hộ khả cao trong một cuộc khảo sát mang tính lý thuyết về khả năng của ông trong cuộc tranh cử Tổng thống Pháp.
"Và tôi nói, thật tuyệt vời. Nhưng đó làđiều tốt nhất tôi có thể có vì một khi họ nghe tiếng thứ tiếng Pháp đứt quãng của tôi với âm điệu miền nam, thì tỷ lệ ủng hộ tôi sẽ tụt xuống còn một con sốtrong một tuần và tôi sẽ thất bại".
Bill Clinton giữ hai nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ, từ1993-2001. Sửa đổi số 22 trong Hiến pháp Mỹ ngăn không cho ông tiếp tục tranh cử Tổng thống thêm nữa.
Hi Lạp: tổng bãi công bạo lực vì khủng hoảng nợ
Ngày 26-9, hàng chục nghìn người Hi Lạpđã đổ xuống đường biểu tình phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới của chính phủ. Họ đốt phá, ném đá, bom xăng vào cảnh sát giữa thủ đô Athens.
Cuộc biểu tình đã biến thành bạo loạn giữa thủ đô Athens - Ảnh: CNN
CNN đưa tin cuộc tổng bãi công kéo dài cả ngày 26-9 và đây là cuộc đình công lớn nhất Hi Lạp kể từ khi chính phủ liên minh mớiđược thành lập ở nước này hồi tháng 6 vừa qua.
Gánh nặng nợ nần đã khiến Chính phủ Hi Lạp phải cắt giảm tiếp tiền lương và lương hưu, sa thải bớt nhân viên hưởng lương ngân sách nhằm tiết kiệm 11,5 tỉ euro từ năm 2013-2014 để nhận gói cứu trợ thứ hai 130 tỉ euro từ EU, IMF và Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh vô sốngười Hi Lạp đã mệt mỏi sau nhiều năm khủng hoảng kinh tế và đang phải vật lộn mưu sinh khi tiền lương bị giảm một nửa, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao.
Tínhđến tháng 5-2012, có tới 53,8% thanh niên Hi Lạp dưới 25 tuổi không có việc làm.
Một người biểu tình bị cảnh sát trấn áp - Ảnh: CNN
Cảnh sát Athens ước tính số người biểu tình tại thủ đô khoảng 35.000 người, trong khi các liên đoàn lao động tổ chức biểu tình cho hay có tới 50.000 người tham gia. Những người quá khích đã ném đá, chai lọ,bom xăng vào cảnh sát, buộc cảnh sát phải dùng hơi cay và vòi rồng để xua đámđông, bắt giữ ít nhất 100 người. Biểu tình đình công còn lan ra các thành phốkhác khắp Hi Lạp, trong đó có Patras, phía tây Athens.
Nhiều ngả đường ở Athens phải đóng cửa, mạng lưới giao thông công cộng không hoạt động, hàng chục chuyến bay bị hủy, nhiều tàu bè bị từ chối cập cảng, trường học đóng cửa, bệnh viện chỉ còn một số ít y bác sĩ nòng cốt.
Costas Liveris - một nhân viên hành chính công 36 tuổi - cho hay anh đã bị cắt một nửa tiền lương và rất chật vật khi giá lương thực, thực phẩm cơ bản ngày một tăng. “Tôi thấy tức giận và không có hi vọng vì sau cuộc bầu cử, chúng tôi chẳng nhận được gì từ lời hứa của chính phủmới.
Đảng mới cầm quyền nhưng chính sách thì y như cũ. Đã nhiều năm qua, các chính sách của họ không hề cải thiện đời sống người dân” - Liveris nói.
Trước đó tối 25-9, người Tây Ban Nha cũng biểu tình rầm rộ chống các biện pháp cắt giảm ngân sách của chính phủ. Hàng chục người bị thương và bị bắt khi đụng độ với cảnh sát ở trung tâm Madrid. Họ cho hay cảnh sát đã bắn đạn cao su vào đám đông.
Khủng hoảng nợ ở khu vực đồng tiền chung châu Âuđã khiến nhiều quốc gia phải thắt chặt chi tiêu. Tây Ban Nha và Ý đang phải vật lộn với khối nợ lớn trong khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao.
Iran bắt giám đốc Hãng thông tấn nhà nước IRNA
Ali-Akbar Javanfekr - giám đốc Hãng thông tấn nhà nước IRNA đồng thời là cố vấn truyền thông của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad - đã bị bắt giữ vào tối 26-9 để thụ án.
Giám đốc Hãng thông tấn nhà nước IRNA Ali Akbar Javanfekr bị bắt để thụ án tù 6 tháng - Ảnh: AFP
Văn phòng công tố Tehran cho hay Ali Akbar Javanfekr bị kết án 6 tháng tù giam vì hai tội danh là xúc phạm Đại giáo chủAyatollah Ali Khamenei - nhà lãnh đạo tối cao của Iran và cho đăng tải những nội dung đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức của đạo Hồi và xã hội.
Luật sư của ông Javanfekr nói thêm tội danh thứ hai xuất phát từ bài viết đăng ở một tạp chí thuộc Hãng IRNA, trong đó chỉtrích việc phụ nữ Iran bị bắt ép phải đội khăn trùm đầu.
Hãng thông tấn Fars đưa tin ngoài án tù giam, ông Javanfekr còn bị cấm hoạt động báo chí trong vòng 3 năm.
Theo AP, ông Ali Akbar Javanfekr là nhân vật mới nhất trong số hàng chục đồng minh thân cận của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad bị chính quyền bắt giữ từ tháng 4-2011 đến nay.
Những vụ bắt giữ càng cho thấy rõ hơn sự bất đồng giữa một bên là Đại giáo chủ Khamenei theo đường lối bảo thủvà cứng rắn với một bên là Tổng thống Ahmadinejad - người theo đuổi các chính sách cải cách.
Ông Javanfekr bị bắt khi Tổng thống Ahmadinejadđang có mặt ở New York để tham dự cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Theo dự kiến, ông Ahmadinejad sẽ trở về nước vào cuối tuần này
Triều Tiên bán 2 tấn vàng cho Trung Quốc
CHDCND Triều Tiên đã bí mật bán hơn 2 tấn vàng cho Trung Quốc trong năm 2011 và thu về 100 triệu USD, theo báo Chosun Ilbo, Hàn Quốc.
CHDCND Triều Tiên bán vàng cho Trung Quốc để bù chi - Ảnh: Wallpaperbuzz.com
Báo này cho biết Bình Nhưỡng đã bán cho Bắc Kinh hơn 2 tấn vàng, bao gồm vàng từ các mỏ khai thác và vàng trang sức trong dân, thu về khoảng 100 triệu USD.
Việc bán vàng này diễn ra sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un lên nắm quyền thay người cha Kim Jong Il đã qua đời vào tháng 12-2011. Thời báo Hoàn Cầu và báo Hối Thông của Trung Quốc sau đó đã đăng lại tin này và không bình luận gì.
Cùng ngày 25-9, Đài truyền hình Hàn Quốc YTN cáo buộc Bắc Kinh đang thâu tóm nguồn tài nguyên của CHDCND Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng cấp phép cho một công ty Trung Quốc độc quyền thăm dò khoáng sản dưới lòng đất trên toàn lãnh thổ Triều Tiên.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, một phần khoáng sản của Triều Tiên đang rơi vào tay Trung Quốc” - YTN nhấn mạnh.
-LIÊN HIỆP QUỐC (AP) - Tổng thống Myanmar hôm Thứ Năm phát biểu trước Ðại Hội Ðồng LHQ, rằng conđường tiến đến dân chủ không thể đảo ngược lại được, đồng thời công khai ca ngợi lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi.
Tổng thống Myanmar, ông Thein Sein, phát biểu trong phiên nhóm lần thứ 67 của Ðại Hội Ðồng LHQ hôm Thứ Năm, 27 Tháng Chín. (Hình: AP/Richard Drew)
Tổng Thống Thein Sein phát biểu rằng, đất nước ông còn được biết với tên Burma, đã bị tụt hậu đến năm thập niên dưới chế độ chuyên chế.
Lần đầu tiên bài diễn văn đọc trước các lãnh đạo thế giới của một lãnh tụ Myanmar được truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình chính phủ ở quê nhà.
Trước đây chưa hề có một diễn văn nào nhắc đến tên một lãnh tụ đối lập, người từng tranh đấu ôn hòa chống lại chế độ quân phiệt và giành được sự ca ngợi của quốc tế.
Cựu tướng Thein Sein tuy cổ xúy cởi mở chính trịnhưng chưa từng công khai ca ngợi bà Suu Kyi, cũng chưa bao giờ nhắc đến bà nhưlà một khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình như ông phát biểu hôm Thứ Năm.
Ông nói:
“Với tư cách là một công dân Myanmar, tôi xin có lời ngợi khen bà về vinh dự mà xứ sở dành cho bà, do những nỗ lực đấu tranh cho dân chủ.”
Bà Suu Kyi hiện đang viếng thăm Hoa Kỳ. Tuần trước bà đã hội kiến với Tổng Thống Barack Obama, được Quốc Hội trao tặng huy chương cao quí nhất, và tham dự đại hội giáo dục toàn thế giới vào hôm Thứ Tư.
Về phần ông Thein Sein, hôm ThứTư ông gặp gỡ với Ngoại Trưởng Hillary Rodham Clinton, người loan báo nới lỏng việc cấm nhập cảng hàng hóa từ Myanmar.

Liên Hợp Quốc đang mất uy?

Các chính trị gia với nhiều việc cấp bách trong nước đã vắng mặt trong cuộc họp của LHQ. Một số lãnh đạo quan trọng như Chủtịch Trung Quốc, Thủ tướng Đức, Tổng thống Nga, không dự họp.
Trong khi những cuộc xung đột quen thuộc giữa các nước được đề cập tại phòng họp của Đại hội đồng LHQ gồm 193 thành viên thì các ghế ngồi bị bỏ trống sẽ chứng thực một cách thầm lặng cho tầm quan trọng đang giảm sút của cơ quan này.
Một số nhà lãnh đạo quan trọng như Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướngĐức Angela Merket và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ vắng mặt tại cuộc họp thường niên năm nay. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng chỉ xuất hiện chớp nhoáng và không chính thức tham gia các cuộc họp tay đôi với những quan chức nước ngoài.
Ảnh hưởng của LHQ, tổ chức đã tồn tại được 67 năm, luôn bị giới hạn bởi quyền phủ quyết của 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Hiện giờ sức mạnh khoa học, tài chính, môi trường, tôn giáo và nhân khẩu học toàn cầu đang ngày càng kiềm chế khả năng hành động của LHQ và xói mòn tổ chức này.
"Khái niệm về một thế giới của những quốc gia, có từ thời Hiệp ước Westphalia vào năm 1648, và ý tưởng rằng họ độc quyền về quan hệ quốc tế và tiến hành chiến tranh đã không còn hiệu lực. Nó đã được thay thế bằng các yếu tố phi quốc gia và sự ủy nhiệm của các nước, và ý kiến công chúng đã trở thành trọng tâm", Max Manwaring, giáo sưViện nghiên cứu chiến lược thuộc trường lục quân Mỹ ở Carlisle, Pennsylvania cho hay.
Được thiết lập để giúp các nước hóa giải xung đột trước khi leo thang thành một cuộc chiến công khai, LHQ khôngđược trang bị đầy đủ để giải quyết những thách thức vượt phạm vi quốc gia trong thời đại internet, vốn có thể đưa tin tài chính và các video khắp thế giới nhanh hơn cả việc Hội đồng Bảo an có thể tập hợp các đại biểu cần thiết để biểu quyết một vấn đề, chứ chưa nói tới thống nhất.
Cơ quan ra quyết định của LHQ bị tê liệt về những chủ đề nhức nhối như tham vọng hạt nhân của Iran, tình trạng dấy loạn tại Syria, các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên và tình trạng nhà nước của Palestine cũng không có gì chuyển biến. Các nhà ngoại giao tại trụ sởchính của LHQ cũng không kỳ vọng có gì thay đổi trong thời gian ngắn.
Với những nhà lãnh đạo vắng mặt trong cuộc họp năm nay, những ưu tiên chính trị của họ là ở đất nước của mình.
Thủ tướng Angela Merkel cần quan tâm tới sự sống còn của đồng tiền chung châu Âu cũng như sức khỏe của kinh tế Đức. Trung Quốc đang đối mặt với thay đổi lãnh đạo quan trọng của cả thập niên và hành động quyết đoán hơn với các nước láng giềng. Ngay cả Tổng thống MỹObama, người đã đưa lại hướng tiếp cận đa phương vào chính sách ngoại giao Mỹcũng chỉ xuất hiện ngắn ngủi tại cuộc họp khi cuộc tranh cử Tổng thống của ôngđang bị đe dọa.
AMASCUS, Syria (AP) -Hai vụ nổ liên tiếp ngay trong Bộ Tổng Tham Mưu quân đội Syria đã làm rung chuyển thủ đô Damascus hôm Thứ Tư, tiếp theo là các cuộc chạm súng lẻ tẻ kéo dài trong mấy giờ đồng hồbên trong khu vực được bảo vệ an ninh chặt chẽ này, theo tin từ cơ quan truyền thông nhà nước Syria và các nhân chứng.
Khói bốc tại khu vực bị đánh bom ở thủ đô Damascus của Syria. (Hình: AFP/GettyImages)
Một bản thông cáo của quân đội Syria cho hay không có cấp chỉ huy hay binh sĩ nào bị thương tích trong hai vụ nổ, với một vụdo xe bom gây ra. Tuy nhiên, đài truyền hình Iran, Iranian Press TV, cho hay một trong các phóng viên của họ thiệt mạng trong cuộc chạm súng ở nơi nổ bom.
Cơ quan thông tấn nước Syria SANA cho hay các vụnổ xảy ra vào lúc khoảng 7 giờ sáng, rung chuyển khu vực mấy cây số quanh đó và làm bể cửa kính tại một số tòa nhà.
Tổ chức Quân Ðội Syria Tự Do (FSA) lên tiếng nhận trách nhiệm về hai vụ nổ này, nói rằng có vài chục người thiệt mạng trong cuộc tấn công.
Tòa nhà nơi đặt Bộ Tổng Tham Mưu bốc cháy gây ra cột khói đen cao và dày đặc ở thủ đô Damascus trong suốt mấy giờ đồng hồ sau vụ nổ

Nhật, Trung quyết không thỏa hiệp

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda hôm qua tuyên bố nước này sẽ không thỏa hiệp với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo trên biển Hoa Đông.

Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda phát biểu từ Liên Hợp Quốc ngày 26/9. Ảnh: AP
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói Tokyo sẽ ứng xử một cách bình tĩnh và không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương giữa hai cường quốc châu Á. Ông cũng khẳngđịnh trước Liên Hợp Quốc rằng vấn đề tranh chấp kể trên cần được giải quyết một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp và không sử dụng vũ lực.
"Về vấn đềquần đảo Senkaku mà các bên đang quan tâm, đây là một phần lãnh thổ vốn có của chúng tôi, rất rõ ràng, theo lịch sử và theo luật pháp quốc tế. Do đó, không có sự tranh chấp nào ở đây và càng không thể có sự thỏa hiệp, thay đổi nào cho lập trường cơ bản này", AP dẫn lời ông Noda phát biểu trên trong cuộc họp báo bên lề cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc từ New York.
Trước đó, các nhà ngoại giao cấp cao của Nhật Bản và Trung Quốc cũng có cuộc hội đàm tại New York và Bắc Kinh, để tìm biện pháp cải thiện tình hình căng thẳng lên cao nhất trong nhiều năm qua vì tranh chấp trên biển. Tuy nhiên cuộc gặp mặt được mô tả là "rất căng" này không mang lại đột phá nào, ngoài cam kết hai bên tiếp tục đối thoại.
Quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư hiện do Nhật kiểm soát trên thực tế, và nằm trong khu vực có trữ lượng cá cũng như nguồn năng lượng, khíđốt dồi dào.
Chính phủ của ông Noda mới thông qua quyết định mua lại 3 trong 5 hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngưtừ các chủ sở hữu tư nhân người Nhật hồi đầu tháng nhằm "ổn định quản lý", tuy nhiên, Nhật nói rằng "Trung Quốc dường như không chịu hiểuđiều đó".
Thủ tướng Nhật cho biết những cuộc tấn công nhằm vào người Nhật và các công ty của Nhật ởTrung Quốc là không thể tha thứ vì bất cứ lý do gì và Nhật Bản đã yêu cầu Trung Quốc phải đảm bảo an toàn cho công dân và tài sản của Nhật. Trước đó, ông Noda cảnh báo rằng các biểu hiện chống Nhật thái quá như đập phá cửa hàng và nhà máy của Nhật có thể là gậy ông đập lưng ông, khiến các nhà đầu tư nước ngoài rời Trung Quốc.
Ngay sau phát biểu của ông Noda, chiều qua phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Tần Cương khẳng định lại quan điểm của Bắc Kinh về tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. Trung Quốc cũng tỏ rõ quyết tâm không lùi bước trong đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo. Cùng ngày, các báo lớn của Trung Quốc tiếp tục đăng các ý kiến hoặc xã luận nói rằng quan điểm của Tokyo trong tranh chấp là "không thể chấp nhận được".
Một số người Trung Quốc sống ở Mỹ hôm qua tổ chức biểu tình phản đối Thủ tướng Nhật bên ngoài trụ sở của Liên hợp quốc tại New York. Họ mang các khẩu hiệu và nói qua loa, rằng "Điếu Ngư là của Trung Quốc".
Rõ ràng là cuộc khủng hoảng giữa hai nước còn lâu mới kết thúc. Trung Quốc có thể sẽ gửi thêm các tàu đến khu vực vùng nước tranh chấp, nguy cơ xảy ra xung đột tăng cao bởi những hiểu nhầm và sự tính toán sai lầm.
Thêm một bên cũng tuyên bố chủ quyền tại quần đảo là Đài Loan. Đây cũng là bên có sức nặng nhấtđịnh trong tranh chấp. Đài Loan tuyên bố tách ra khỏi Trung Quốc từ năm 1949 và chưa bao giờ trở nên gần với Bắc Kinh hơn thế, kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên cầm quyền ở Đài Loan cách đây 4 năm. Tuy nhiên, để khẳng định lập trường Đài Loan là một phần của Trung Quốc, Bắc Kinh đã phát đi những tuyên bố rằng lợi ích củaĐài Bắc cũng chính là của Trung Quốc.
Ngày 25/9, tàu tuần tra của Đài Loan và Nhật Bản có màn đấu vòi rồng ở vùng nước gần Senkaku/Điếu Ngư. Những hình ảnh được phát trên đài truyền hình quốc gia NHK của Nhật cho thấy tàu tuần duyên Nhật phun nước vào các tàu cá của Đài Loan, trong khi các tàu tuần tra của Đài Loan phun nước từ các ống áp suất cao đáp trả các tàu của Nhật Bản. Đến trưa cùng ngày, các tàu cá và tàu tuần tra của Đài Loanđã rời vùng nước tranh chấp và về tới cảng nhà vào ngày hôm sau.

25 lính Nhật được điều sang Iraq tự sát

27/09/2012 20:55
Lính Nhật tại Iraq - Ảnh: AFP

Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 27.9 cho biết 25 binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ nước này (SDF) đã tự sát trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2011 sau khi được điều sang Iraq, theo Tân Hoa xã.

Cơ quan trên cho biết một số trường hợp tự sát là do mắc nợ hoặc các vấn đề gia đình, song hiện chưa rõ liệu có sự liên quan giữa các vụ tự sát và sứ mệnh của họ ở quốc gia vùng Vịnh.
Trong số 25 binh sĩ nói trên, 19 người thuộc lực lượng lục quân, trong khi những người còn lại thuộc lực lượng không quân.
Trong tài khóa 2011, tổng cộng số vụ tự sát trong số khoảng 250.000 binh sĩ thuộc SDF là 78 người.

Cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa trở thành Chủ tịch đảng Dân chủ tự do nước này (LDP), hiện đóng vai trò đối lập. Như vậy, đối thủ củađương kim Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, trong cuộc bầu cử quốc hội sắp tới, đã lộ diện.

Theo nguyên tắc ở Nhật Bản, người đứng đầu chínhđảng lớn nhất trong quốc hội sẽ lãnh đạo chính phủ. Trong lịch sử 57 năm qua của LDP, ông Abe là cựu thủ tướng đầu tiên thuộc đảng này được tái bầu chức chủtịch.
Cơ hội làm thủ tướng một lần nữa của ông Abeđang dần rõ ràng hơn. Kết quả các cuộc thăm dò dư luận vừa qua đều cho thấyđảng LDP vượt trội so với đảng Dân chủ Nhật Bản cầm quyền. Ông Noda đang tìm cách để có thêm thời gian nhưng khó trì hoãn lâu hơn việc giải tán quốc hội đểtổng tuyển cử trước thời hạn.
Sự trở lại chính trường của ông Abe báo hiệu nhiều chấn động mới về chính trị nội bộ ở Nhật Bản.
Cuộc vận động tranh cử sẽrất quyết liệt. Chính trường Nhật Bản cũng sẽ bị chia rẽ hơn nữa. Cách đây 5 năm, ông Abe có nhiệm kỳ cầm quyền ngắn ngủi và phải thoái vị vì mấy vụ bê bối. Tuy nhiên, ông khi đó được gắn cho biệt danh “diều hâu đối ngoại”. Ông ghi dấuđậm nét về chính sách đối ngoại, đặc biệt trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.
Các vấn đề cấp thiết hiện tại của Nhật như tăng trưởng kinh tế, nợ công, thuế,an ninh năng lượng sẽ đóng vai trò quyết định kết quả cuộc bầu cử sắp tới. Tuy nhiên, quan hệ giữa Tokyo với Washington và Bắc Kinh cũng không kém phần quan trọng. Một con phượng hoàng đã cất cánh từ tro tàn ở Nhật Bản

Thái Lan muốn tham gia vấn đề biển Đông

28/09/2012 3:10

Trong lúc các thành viên ASEAN đang nỗ lực đạt được Bộ quy tắcứng xử (COC) trên biển Đông, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đưa ra một hướng tiếp cận bất ngờ đối với vấn đề này.

AP dẫn lời bà Yingluck, phát biểu tại một hội nghị ở New York (Mỹ), cho hay trên cương vị một nước không liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, Thái Lan muốn tham gia giải quyết xung đột. Theođó, Thủ tướng Yingluck nhấn mạnh rằng mình không hề đánh giá thấp những thách thức phải đối mặt, nhưng bà tự tin tận dụng lợi thế mềm mỏng của phái yếu để đưa ra cách tiếp cận mới.
Như vậy, Thái Lan đã chính thức bày tỏ ý định hỗtrợ nỗ lực của khối ASEAN nhằm giải quyết vấn đề biển Đông. Những ngày vừa qua, mọi chú ý về tranh chấp chủ quyền trên biển đều dồn về khu vực Hoa Đông. Tuy nhiên, giới quan sát vẫn cho rằng đó chỉ là tạm thời và không ít thách thức vẫnđang tồn tại ở biển Đông. Vì thế, khối ASEAN đừng nên lơi lỏng nỗ lực giải quyết những thách thức đó.

Nổ nhà máy hóa chất ở Trung Quốc và Hàn Quốc, 4 người chết

27/09/2012 20:56

Hai công nhân thiệt mạng và 7 người khác bị thương hôm 27.9 trong một vụ nổ nhà máy hóa chất ở Khu tự trị Choang Quảng Tây, theo Tân Hoa xã.

Vụ tai nạn xảy ra khoảng giữa trưa tại một phân xưởng tinh chế do Công ty Công nghiệp Hóa chất Hechi điều hành, Phó giám đốc công ty Li Chunqi cho biết.
Những người bị thương đã được đưa đến bệnh viện chữa trị, ông Li nói và cho biết thêm rằng thương tích của họ không đe dọa đến tính mạng.
Điều tra ban đầu cho thấy vụ nổ xảy ra do rò rỉkhí gas.
Công ty trên là công ty con của Tập đoàn Hóa chất Quốc gia Trung Quốc (ChemChina).
* Trong khi đó, một vụ nổ tại nhà máy hóa chất ởHàn Quốc đã làm ít nhất 2 người chết và 2 người khác bị thương, theo hãng tin AP.
Cảnh sát cho biết vụ nổ xảy ra ngày 27.9, khi 4 người đang làm việc gần một xe bồn chở các hóa chất tương tự như a-xít hydrochloric.
Cũng theo cảnh sát, một công nhân thứ năm cũng ởgần xe bồn vào thời điểm xảy ra vụ nổ chưa được tìm thấy.
Nguyên nhân vụ nổ đang được điều tra.
Nhà máy trên nằm trong một khu phức hợp công nghiệp ở thành phố Gumi, đông nam Hàn Quốc, nơi có các công ty chuyên sản xuất tivi và linh kiện điện tử.

Mỹ truy tố kẻ bán vật liệu cấm cho Trung Quốc

Một công dân Trung Quốc vừa bị truy tố ở New York do nỗ lực xuất khẩu vật liệu cấm từ Mỹ cho quân đội Trung Quốc.

Các chiến đấu cơ J-10 của không quân Trung Quốc. Ảnh: China Defense Mashup
Theo AFP, cáo trạng hình sự ở tòa án liên bang Brooklyn cáo buộc Ming Suan Zhang, 40 tuổi, vi phạm luật pháp Mỹ về xuất khẩu sợi carbon chuyên dụng, một vật liệu nhẹ nhưng bền thường được dùng trong quân đội, công nghiệp quốc phòng và hàng không vũtrụ.
Cơ quan hành pháp phát giác âm mưu này của Zhang hồi đầu năm nay, khi hai đồng phạm người Đài Loan "đang cố gắng xác định một lượng lớn sợi carbon chuyên dụng thông qua các liên lạc từ xa trên Internet", văn phòng công tố viên cho biết.
Hồi tháng 7, Zhang được cho là đã thông báo với một đồng phạm rằng y sẽ đặt từ một đến hai tấn sợi carbon. Tuy nhiên, đợt chuyển hàng đầu tiên sẽ chỉ bao gồm 100 kg. Ngay sau đó, Zhang đã liên hệ với một nhân viên hành pháp mật để chốt lại thỏa thuận xuất khẩu sợi carbon từ New York sang Trung Quốc.
Zhang cho biết y "cần gấp sợi carbon cho chuyến bay thử nghiệm sắp diễn ra của một chiếnđấu cơ Trung Quốc". Zhang sau đó sắp xếp một cuộc hẹn với một nhân viên mật để sở hữu một mẫu sợi carbon chuẩn bị xuất sang Trung Quốc và tiến hành phân tích để xác thực.
Zhang sau đó đã bị cảnh sát bắt giữ. Nếu bị kết án, Zhang có thể đối mặt với 20 năm tù.

Tàu Đài Loan rời quầnđảo tranh chấp

Các tàu Đài Loan bắt đầu rút khỏi quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư để trở về cảng nhà của họ trưa nay, sau màn đấu vòi rồng với tàu tuần duyên Nhật Bản.

Các tàu Đài Loan trong màn đấu vòi rồng với Nhật Bản trước khi rút đi vào chiều nay. Ảnh:Sina
"Các tàu cáđã hoàn thành nhiệm vụ phản đối Nhật Bản vào khoảng 9h15 sáng nay và dự kiến về đến cảng nhà ở huyện Yilan, đông bắc Đài Loan, vào trưa 26/9", Sina dẫn nguồn báo Đài Loan cho biết.
Các tàu tụ tập lúc 5h sáng ngày 25/9 ở vị trí cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 20 hải lý. Các tàu cố gắng đến gần hơn với quần đảo trong khi các tàu Nhật ngăn chặn tàu bằng cách bắn súng nước vào tàu Đài Loan.
Theo Sina, ban đầu con số tàu cá Đài Loan dự định tham dự là 75 tàu sau đó tăng lên thành 100 tàu đến từ nhiều vùng của Đài Loan. Những người tổ chức đội tàu này cho biết họ thực hiện chuyến đi nhằm thể hiện quyền đánh cá trong vùng nước và phảnđối việc Nhật Bản quốc hữu hóa một phần quần đảo.
Trước khi các tàuĐài Loan rời khỏi vùng nước, những hình ảnh được phát trên đài truyền hình quốc gia NHK của Nhật cho thấy tàu tuần duyên Nhật phun nước vào các tàu cá của Đài Loan, trong khi các tàu tuần tra của Đài Loan phun nước từcác ống áp suất cao đáp trả các tàu của Nhật Bản.
Lực lượng tuần duyên Nhật cho biết có nhiều tàu cá đi vào vùng nước và được hỗ trợ bởi 6 tàu tuần duyên Đài Loan. Ngoài ra, các tàu của Trung Quốc đại lục cũng đang hiện diện gần khu vực quần đảo không người này. Theo lực lượng tuần duyên Nhật Bản, hai tàu hải giám và hai tàu ngư chính lần lượt đi vào vùng nước tiếp giáp với quần đảo cho đến trước khi đội tàu cá Đài Loan xuất hiện.
Phát ngôn viên bộNông nghiệp Trung Quốc cho hay họ có khoảng 200 tàu cá quanh khu vực quần đảo tranh chấp, nhưng không nêu rõ có đồng thời từng ấy tàu hay tổng cộng nhiều ngày, cũng không nêu rõ các tàu tiến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bao nhiêu.
Trước đó truyền thông Trung Quốc nói sẽ có khoảng 1.000 tàu cá của ngư dân tiến ra vùng tranh chấp từ hai tỉnh Chiết Giang và Sơn Đông. Tuy nhiên tin này sauđó bị giới chức bác bỏ.
Bangkok bỗng hóa thành... sông
- Báo The Nation của Thái Lan ngày 27-9 đăng bài viết với tựa đề đầy giễu cợt: “Bangkok sau mưa: sự trở lại của thành phố Venice phương Đông” khi mô tả “sau một trận mưa, đường phố lại biến thành sông”!
Một con đường ngập nước ở Phuket - Ảnh: The Nation
Theo báo Bangkok Post, cảnh sát Thái Lan đã cảnh báo về 21 điểm ngập mới ở Bangkok. “Người đi đường cần tránh những con đường dễngập để đề phòng tai nạn” - người phát ngôn lực lượng cảnh sát quốc gia thông báo. Chính quyền thủ đô cho biết sau những trận mưa ngày 26-9, khoảng 30 conđường trong thành phố bị ngập nặng, gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng.
Trước đó, Ủy ban Chính sách quản lý nước và lũlụt quốc gia cho biết mưa lớn còn tiếp tục đổ xuống Bangkok từ nay đến ngày 1-10. Cơ quan khí tượng khẳng định các vùng trũng ở thủ đô chắc chắn tiếp tục bị ngập nặng.
Nước lũ khắp nơi
Theo Cơ quan khí tượng, lượng mưa đổ xuống Bangkok trong tháng 9-2012 cao nhất trong vòng 50 năm qua. Trong chiều 25-9, lượng nước mưa đổ xuống thủ đô lên tới mức 138mm/giờ trong khi hệ thống thoát nước thành phố chỉ đủ sức xử lý 60mm/giờ.
Ông Phiphat Rueangngam mô tả tốc độtháo nước này là “không quá tệ, chỉ chậm thôi”!
“Chúng tôi mong người dân hãy kiên nhẫn và thông cảm” - phó thị trưởng Bangkok Wallop Suwande kêu gọi.
Nhưng khả năng chịu đựng của người dân Bangkok có giới hạn!
Ngoài thủ đô Bangkok, hàng loạt thành phố, thịtrấn ở miền trung và miền nam Thái Lan cũng rơi vào cảnh ngập lụt. Tại nhiều con đường ở thị trấn Phuket, nước ngập 50-100cm, và người dân phải tự cứu lấy mình bằng cách huy động bao cát để chắn lũ. Cơ quan khí tượng ở Songkhla lên tiếng kêu gọi người dân đề phòng nguy cơ lở đất do lũ lụt. Lở đất đã xảy ra ở Chiang Mai và thành phố Phitsanulok. Ở tỉnh Ranon, 84 làng được cảnh báo về nguy cơ lũquét và lở đất.
Ông Sanya Sheenimit, giám đốc Cơ quan Thoát nước của chính quyền Bangkok (BMA), nhận định chính quyền và người dân thủ đô cũng như các khu vực cần chuẩn bị đối phó với nguy cơ lũ lụt lớn như năm ngoái.
Người dân một số vùng nông thôn, do vẫn còn bịám ảnh với thảm họa lũ lụt năm ngoái, đã đổ xô đến chùa cầu khẩn thần linh ra tay ngăn chặn nước lũ. Theo giáo sư kinh tế Somprawin Manprasert thuộc Đại học Chulalongkorn, hiện tượng này cho thấy người dân đã mất niềm tin vào chính phủsau thảm họa năm ngoái.
Thảm họa lũ lụt 2011 đã để lại những con sốkhủng khiếp: cướp đi sinh mạng của 815 người Thái, ảnh hưởng đến 13,6 triệu người, gây thiệt hại kinh tế 45,7 tỉ USD, lấy đi 3,7% GDP của Thái Lan, phá hủy hơn 20.000km2 đất nông nghiệp. Hàng loạt khu công nghiệp ở Thái Lan bị đóng cửa do nước lũ, làm gián đoạn dây chuyền sản xuất ôtô, hàng điện tử châu Á, ảnh hưởng kéo dài qua tận năm 2012.
Chống lũ yếu kém
Theo Wall Street Journal, kể từ sau thảm họa lũlụt 2011, chính quyền Thái Lan đã đầu tư 11 tỉ USD để nạo vét các con kênh, phát triển hệ thống đê điều chống lũ. Nhà chức trách còn bắt tay vào xây dựng một bức tường chống lũ dài hơn 320km dọc sông Chao Phraya, chạy dọc phía nam từcác vùng công nghiệp lớn tới thủ đô Bangkok và xuống vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, cứ mưa lớn đổ xuống là Bangkok và nhiều khu vực khác vẫn ngập nặng.
Bộ trưởng khoa học Plodprasob Surassawadee, kiêm chủ tịch Ủy ban Quản lý nước và lũ, đã chỉ trích BMA dữ dội vì không thể kiểm soát tình trạng nước ngập. “Nhà chức trách thành phố cần phải nạo vét các kênhđào và đường ống thoát nước một cách khẩn cấp, đồng thời cải thiện hệ thống thoát nước” - Bộ trưởng Plodprasob nhấn mạnh.
Nhiều quan chức khác cũng cho rằng việc Bangkok bị ngập là do chính quyền thành phố chưa hoàn thành việc nạo vét hệ thống cống thoát nước.
Ngày 20-7, BMA tuyên bố hoàn thành nạo vét 85% hệ thống cống, nhưng cũng ngay trong ngày đó Bộ trưởng thông tin Anudith Nakornthap bức xúc đặt vấnđề: “Chính quyền thủ đô có ngân sách 1,96 tỉ baht (hơn 63 triệu USD) cho công việc này, tại sao lại không hoàn thành?”.
Ngay tại những khu vực của thành phố mà BMA khẳng định đã nạo vét xong thì mới đây cảnh sát Bangkok lại phát hiện rất nhiều bao cát được sử dụng trong đợt lũ năm ngoái vẫn đang nằm kẹt trong nhiều cống rãnh và ống thoát nước.
chị Proudmanee Sangsri, nhân viên một cơ quan nhà nước ở Bangkok, cho biết mấy hôm nay mưa rất lớn. Người dân lo lắng về lũ lụt nhưng từ bài học năm ngoái, cộng với nỗ lực của chính phủ, chị tin rằng tình hình sẽ không tệnhư năm ngoái.
Proudmanee cho biết hiện chính quyền thủ đô và trung ương đã bắtđầu kiểm tra hệ thống thoát nước, dọn dẹp rác bên trong các ống cống để nước lụt thoát dễ hơn.
Chị Ngọc Bích, một người Việt ở Bangkok, than thở hệ thống thoát nước thành phố vốn kém nên mưa lớn đã gây ngập lụt ở nhiều nơi, có đoạn ngập cao đến nửa bánh xe hơi, đường phố tắc nghẽn. Có đoạn thì đến 21g vẫn thấy kẹt cứng.
Dân Thái Lan lo lũ lụt "lịch sử" lặp lại
Người dân Bangkok đang lo ngại sẽ phải chứng kiến những đợt mưa lớn gây nguy cơ lặp lại trận lũ lụt kinh hoàng năm ngoái khi tháng 9, lượng mưa ở thủ đô Thái Lan cao nhất năm thập kỷ qua.
Asia One ngày 26-9 dẫn dự báo của Cơ quan khí tượng Thái Lan nói mưa và sấm chớp sẽ ảnh hưởng tới phần lớn Bangkok và các tỉnh phụ cận tới thứ hai tuần tới. Mưa dông cũng diễn ra ở nhiều khu vực.
Mưa như trút ở Bangkok - Ảnh: AP
Sau những trận mưa lớn kéo dài nhiều giờ, giao thông đã tê liệt ở một số khu vực tại Bangkok khi hàng chục tuyến đường bịngập.
Ủy ban hành chính đô thị Bangkok (BMA) đã cảnh báo người dân phải mất vài giờ nước mới có thể rút kịp sau những trận mưa lớn, do hệ thống thoát nước tại Bangkok chỉ được thiết kế để đối phó với lượng mưa chỉ 60mm. “Chúng tôi mong người dân kiên nhẫn và thông cảm”, Phó thống đốc Bangkok Wallop Suwandee nói với Bangkok Post.
Ông nói Ủy ban hành chính đô thị Bangkok đã lắpđặt các máy bơm ở những điểm dễ lụt để hạn chế bớt ảnh hưởng với người dân. Sanya Sheenimit, người đứng đầu bộ phận thoát nước của BMA, nói chỉ trong vài giờ lượng mưa 93mm đã đổ xuống những khu vực như đường Rama IX vào ngày 25-9.“Mưa cũng rất lớn ở đoạn Vibhavadi-Rangsit” - ông nói.
Theo thống kê chính thức, lượng mưa tổng cộng trong 24 giờ tính tới 15g ngày 25-9 là 107mm ở Pom Prab, 133mm ở Phya Thai và 134mm ở Huai Khwang. Thị trưởng Bangkok Sukhumbhand Paribatra nói BMA đã có kếhoạch xây dựng thêm ba đường hầm thoát nước ở thủ đô để đối phó với lũ lụt.
Trong một diễn biến liên quan, phó phát ngôn của chính phủ Anusorn Iamsa-ard nói Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã chỉ định Thứtrưởng giao thông Chatchart Sithipan chuẩn bị kế hoạch giải quyết các vấn đề lũlụt và giao thông ở Bangkok và các tỉnh phụ cận. Ủy ban do Chatchart đứng đầu dự kiến sẽ trình bày các chiến lược phòng chống lũ lụt cơ bản cho chính quyền vào ngày 28-9 trong cuộc họp nội các.
Theo Anusorn, chiến lược này bao gồm việc biến một số tòa nhà chính phủ thành các khu vực sơ tán tạm thời, cũng như điều chỉnh thời gian làm việc của các cơ quan nhà nước. “Các cơ quan chính quyền ở Bangkok và các tỉnh có thể cho phép nhân viên về sớm nếu như dự báo thời tiết nói có mưa lớn và sắp xếp làm bù sau đó” - Anusorn nói.
Tỉnh Phichit đã tuyên bố bốn huyện nằm trong vùng có nguy cơ bị lũ, Sam Ngam, Pho Prathap Chang, Bung Narang và Pho Thale, dọc theo sông Yom. Ở Prachin Buri, sông Prachin Buri đã tràn bờ tại một số điểm. Tại khu chợ Ta Prachum, mức nước lụt đã là 90cm.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link