Saturday, December 8, 2012

Biển Đông Khó Êm?


 

Biển Đông Khó Êm?

(12/06/2012)

Tác giả : Trần Khải

Hải Quân Ấn Độ sẽ vào Biển Đông? Chắc chắn rằng với bản tánh ngang ngược xã hội chủ nghĩa, quốc gia đang đóng vai đàn anh của Bắc Hàn sẽ không để mọi chuyện êm lặng.

Đúng như thế. Báo Global Times ghi lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao TQ Hong Lei nói hôm 6-12-2012 rằng Trung Quốc sẽ “chống lại bất kỳ cuộc thăm dò năng lượng đơn phương nào” ở Biển Đông.

Câu nói này là đáp trả lời tuyên bố của Đô Đốc Tư Lệnh Hải Quân Ấn Độ D. K. Joshi rằng Hải Quân Ấn Độ sửa soạn vào Biển Đông để bảo vệ quyền lợi khai thác dầu đã ký chung với VN.

Trong khi đó, học giả Du Jifeng taị Viện Khoa Học Xã Hội TQ, tuyên bố: “Đe dọa thực sự từ Ấn Độ đối với TQ là việc hợp tác quân sự giữa Ấn và VN.”

Mặt khác, bản tin VOA hôm Thứ Tư ghi nhận rằng Mỹ và Philippines muốn Trung Quốc minh định về luật biển mới.

Bản tin nói, Hoa Kỳ và Philippines cho hay đang tìm lời giải thích rõ ràng từ phía Trung Quốc về quy định mới của Bắc Kinh có hiệu lực từ đầu năm sau cho phép cảnh sát tỉnh Hải Nam lục soát, tịch thu, và đuổi tàu thuyền nước ngoài bị xem là xâm nhập bất hợp pháp vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Reuters trích phát biểu của đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, ông Gary Locke, hôm 4/12 rằng chính phủ Hoa Kỳ rất muốn minh định rõ ràng ý nghĩa, cách thực thi, và mục đích của các luật lệ mới này của Trung Quốc. Ông Locke nói kế hoạch Trung Quốc loan báo tuần rồi không rõ ràng về mục đích cũng như phạm vi thực hiện.

Trong khi đó, Philippines cũng cho biết cuối tuần qua đã gửi công hàm ngoại giao yêu cầu Trung Quốc lập tức xác minh về các quy định mới này.

VOA ghi thêm: “Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines, ông Raul Hernandez, nói kế hoạch của Bắc Kinh cho cảnh sát ngăn trở tàu bè nước ngoài tại các khu vực mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của mình ở Biển Đông là một mối đe dọa trực tiếp đối với cả cộng đồng quốc tế, vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, và cản trở quyền tự do hàng hải căn bản cũng như hoạt động thương mại hợp pháp.”

Đối với ngư dân VN thì đằng nào cũng phải ra khơi kiếm sống. Bản tin RFA đã phỏng vấn một số ngư dân, trích:

“Ngư dân Nguyễn Chí Thạnh nói với đài RFA rằng khi nghe lệnh mới của Trung Quốc thì ông cũng không ngạc nhiên lắm vì thực tế hành động bắt bớ của cảnh sát biển Hải Nam đã xảy ra trước đây. Ông cho rằng hễ khi gặp tàu Trung Quốc thì hầu như tàu cá nào của Việt Nam cũng phải tháo chạy:

“Chạy chứ, chạy hết ga hết số. Tàu Trung Quốc rượt tàu chúng tôi chạy như sư tử săn mồi”.

Tuy nhiên, nhiều ngư dân Việt Nam khẳng định vẫn sẽ bám biển. Chị Nguyễn Thị Hương có chồng và con đi làm nghề đánh cá ở Hoàng Sa và Trường Sa cho biết lệnh mới của Trung Quốc làm chị vô cùng lo lắng vì theo chị, giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa có thoả thuận rõ ràng về vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên chị vẫn cho chồng con ra khơi:

“Cũng đi, bây giờ ảnh với hai đưá con cũng đi”.

Chị Hương cho biết gia đình chị ra khơi vì được Nhà nước khuyến khích làm kinh tế biển trong lúc ông Nguyễn Chí Thạnh thì cho rằng dân biển thì phải làm biển:

“Sợ thì sợ chứ biển thì phải đi, chỗ làm mà làm sao ở nhà được”.

Theo thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Quãng Ngãi, năm ngoái có 17 tàu thuyền Việt Nam với 200 ngư dân bị nước ngoài bắt. Hầu hết các trường hợp không được hỗ trợ như mong đợi...”

Một bản tin của RFI hôm Thứ Tư nêu câu hỏi: Trung Quốc lùi bước tại Biển Đông trước sức ép của quốc tế?

Bản tin RFI viết:

“...Theo hãng tin Anh Reuters, vào hôm nay, 05/12/2012, ông Ngô Sĩ Tồn, lãnh đạo sở Ngoại Vụ tỉnh Hải Nam, kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải, một cơ quan tham vấn cho chính quyền Bắc Kinh về Biển Đông, đã công nhận rằng: Các quy định mới về chận xét và xua đuổi tàu ngoại quốc - được tỉnh này thông qua vào hạ tuần tháng 11/2012 - chỉ là một sáng kiến cấp tỉnh.

Trả lời phỏng vấn của Reuters qua điện thoại, quan chức này cho biết: "Đó không phải (là sáng kiến của Bắc Kinh). Chính các cơ quan thực thi pháp luật ở địa phương đã khởi xướng điều này». Ông Ngô Sĩ Tồn nói rõ thêm là các quan chức tỉnh của ông «chắc chắn sẽ phải báo cáo lên trên và chắc chắn sẽ phải xin ý kiến từ ban bộ hữu trách.»...”

Tuy nhiên, cần ghi thêm rằng quan chức này không phải phát ngôn nhân chính thức của Bộ Ngoaạ Giao TQ, mà ông phát ngôn nhân Hong Lei đã nói rất hung hăng như dẫn trên, khi hù dọa Ấn Độ và VN.

Nhưng giới trí thức VN đã liên tục chất vấn về cách Hà Nội ứng phó.

Nhà báo Thiện Tùng trong bài đăng ở mạng Bauxite VN tưạ đề “Không thể không hỏi, không luận bàn” đã nêu vấn đề, dẫn vài câu nơi đây như:

“1 - Biết rõ tàu TQ xâm phạm biển đảo Việt Nam (VN) sao lãnh đạo VN không cho gọi chính danh mà gọi là “tàu lạ”?

2 – Dân yêu nước biểu tình chống TQ xâm phạm biển đảo, sao lãnh đạo VN lại cho Công an dẫn theo côn đồ hành hung gây khó, bắt nóng, bắt nguội…?

3 – Sao những thầu dỏm TQ lại trúng và được thầu nhiều công trình ở VN, đặc biệt là công trình Bauxite Tây Nguyên?

4 – Ai chủ trương để hơn 10 tỉnh cho dân TQ thuê đất rừng thượng nguồn và đất ven biển làm phương hại môi trường và an ninh, quốc phòng?

5 – Sao để phim TQ tràn ngập trên đài truyền hình từ trung ương cho đến địa phương? Và nghe đâu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn định cho TQ mở đôi ba Viện hay Trường “Khổng Tử Học” gì đó, có không?

6 – Tại sao đập phá, đục bỏ những bia, đài tưởng niệm… ghi chiến công của tiền nhân và hậu thế chống TQ xâm lược?...

...Già cả, thương tật, tôi chẳng biết mình sống nay chết mai. Bất quá khi chết người ta quăng tôi xuống sông xuống biển cũng đâu có sao. Tôi lo là lo cho lớp trẻ và những thế hệ mai sau. Các em cháu hãy nhìn nỗi thống khổ của 4 sắc tộc Tạng, Hồi, Mông, Mãn đã thuộc TQ mà định cho mình “phải làm gì và làm thế nào” để nước VN ta khỏi thuộc Tàu, tránh cho dân tộc VN mình khỏi sống trong cảnh “một cổ 2 tròng”.

Xem đây là lời trăn trối của tôi cũng không sai....”(hết trích, toàn văn ở đây: http://boxitvn.blogspot.com/)

Làm sao bây giờ? Nghe chuyện Biển Đông, trước là thương ngư dân, sau là thương cả nước mình...



  

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link