Saturday, December 8, 2012

Lũ lượt tìm đến “địa ngục trần gian”


 


Con gái không được nhiều quyền tự do tranh luận với cha mẹ về hôn nhân là một trong lý do khiến số người lấy chồng ngoại quôc ở miền Tây nhiều

Lũ lượt tìm đến “địa ngục trần gian”


Thứ Sáu, 07/12/2012, 12:10 AM (GMT+7)

(Tin tuc) - Vẫn le lói những “điểm sáng” trong số các cô gái lấy chồng ngoại, nhưng chuyện nhiều cô dâu Việt đẫm nước mắt, thậm chí chết oan khuất vẫn được kể suốt bao năm nay ở miệt ĐBSCL.

 

Và có vẻ như, những chuyện đau lòng, chết chóc đó chưa bao giờ là bài học. Những cô gái miền Tây vẫn lũ lượt tìm đến “địa ngục trần gian”…

Những cù lao xuất ngoại

Bao đời nay, Cù Lao Dung thuộc tỉnh Sóc Trăng là huyện có cuộc sống rất thuần... miền Tây. Một ngày của năm 1990, A Sị - một kỹ sư người Đài Loan có mặt trong đội thi công một công trình của nhà nước Việt Nam ở Cù Lao Dung - phải lòng cô thôn nữ tên Dự ở xã An Thạnh Nhứt. Một năm sau, họ thành vợ chồng và dắt díu nhau về Đài Loan sinh sống và đều đặn gửi tiền về cho gia đình.

Từ đó, An Thạnh Nhứt rộ lên phong trào lấy chồng Đài Loan. Theo thống kê chưa đầy đủ của huyện Cù Lao Dung, xã An Thạnh Nhứt là nơi có nhiều người lấy chồng Đài Loan nhất với trên 500 trường hợp đến thời điểm này. Hôm tôi ngồi trên phà cắt sông Hậu đến Cù Lao Dung, người lái phà buồn tái tê kể chuyện: “Đã có hàng trăm cô gái lần đầu tiên lên cái phà này để rời Cù Lao Dung, họ lên đất liền và mất hút luôn bên xứ người, một đi không trở lại...”. 

Rồi cũng có một người trở về là chị Dự. Chị không quay về một mình mà cùng chồng con và một giống xoài lạ của Đài Loan mà thời điểm đó Việt Nam chưa có. Vợ chồng chị Dự mua đất, trồng xoài và thành... tỉ phú sau một thời gian ngắn. Hôm tôi tìm đến, vợ chồng chị Dự không có mặt ở Việt Nam. Ông Lê Hoài Thanh - Phó Chủ tịch UBND xã An Thạnh Nhứt - xác nhận: “Ông A Sị - chồng của cô Hồ Thị Dự - về đây trồng xoài trúng lắm. Diện tích trồng đến thời điểm này đã rộng đến 7ha”. Cũng theo ông Thanh, vợ chồng chị Dự giao cho các anh em bên này quản lý và hai vợ chồng qua qua về về, chứ không ở hẳn Việt Nam.

Một cù lao khác tên là Tân Lộc (ở quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) nằm giữa sông Hậu thơ mộng, được người đời gán cho nhiều cái tên khác nhau: Cù lao hèm; cù lao tỉ phủ, cù lao mang nợ, cù lao Đài Loan... Mỗi tên gọi gắn liền với đặc điểm thăng trầm của xứ này, như: Nơi đây từng có đến 200 lò đường; 50 tỉ phú; từng mắc nợ đến gần 1.000 tỉ đồng và có đến trên... 600 phụ nữ lấy chồng Đài Loan.

Riêng chuyện lấy chồng Đài Loan, ở cù lao này còn lưu truyền một chuyện nghe đầy huyền thoại. Năm 1993, ông Võ Minh Phương (ấp Phước Lộc, xã Tân Lộc) làm ăn thất bại, nợ nần chồng chất, rồi được mai mối gả con gái cho một người Đài Loan. Hai năm sau con gái con rể về Tân Lộc, rủ cả gia đình sang Đài Loan du lịch. Sau khi du lịch về, ông cất nhà khang trang và tiếp tục gả cô gái út cho một người Đài Loan khác. May mắn đến với ông thêm lần nữa khi cô con gái út lấy được anh chồng giàu có, gửi tiền về cho vợ chồng ông tiêu xài tưởng chừng không hết.

Lũ lượt tìm đến “địa ngục trần gian”, Tin tức trong ngày, lay chong ngoai, co dau viet tu tu, co dau viet, nhay lau, ba me viet, co dau han quoc, han quoc, hai con nho, phu nu viet, toa nha chung cu, benh vien, tu vong, tin nhanh, tin hot, vn

Con gái không được nhiều quyền tự do tranh luận với cha mẹ về hôn nhân là một trong lý do khiến số người lấy chồng ngoại ở miền Tây nhiều. Ảnh: H.V.M

Nhưng vợ chồng A Sị, chị Dự hay con gái ông Phương chỉ là những điểm sáng hiếm hoi của phong trào lấy chồng ngoại ở khu vực ĐBSCL. Bởi như cù lao Tân Lộc, theo gương ông Phương, nhiều gia đình khác ở Tân Lộc có con gái đồng loạt lấy chồng Đài Loan, thậm chí nhiều gia đình có đến 3 - 4 người (đến bây giờ là 600 người), nhưng không phải ai cũng có cơ hội làm cho cha mẹ nở mày nở mặt với xóm làng. Buồn hơn, có nhiều người đến... 3- 4 lần lấy chồng Đài Loan.

“Họ ly dị với người này, về nước thông qua mai mối lại tiếp tục lấy người khác, rồi ly dị, rồi lại lấy chồng. Hiện Tân Lộc có ít nhất 15 đứa trẻ cha Đài mẹ Việt, được mẹ gửi về ngoại nuôi để sang Đài Loan làm dâu lần thứ hai, thứ ba...” - ông Lê Minh Huấn, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lộc - kể. Ông bảo “chúng tôi không thể ngăn cản được. Họ đến UBND xã xác nhận tình trạng hôn nhân, là cấp chính quyền mình phải làm đúng luật; các đoàn thể cũng tuyên truyền vận động, nhưng cũng chẳng ăn thua”.

Bất lực với lấy chồng ngoại chui?

Theo thống kê chưa đầy đủ, ĐBSCL có trên 100.000 cô gái lấy chồng nước ngoài, trong đó nhiều nhất là Đài Loan, gần đây có sự chuyển hướng sang lấy chồng Trung Quốc, Hàn Quốc. Địa phương có người lấy chồng nước ngoài nhiều nhất là Cần Thơ, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng... Đáng nói là phần lớn trong số này chồng... chui, tức không đăng ký qua sở tư pháp địa phương.

Lấy ví dụ Hậu Giang - nơi có cô dâu Võ Thị Minh Phương vừa ôm hai con nhảy lầu tự tử bên Hàn Quốc - hiện có đến 4.000 cô gái lấy chồng nước ngoài, tuy nhiên, con số báo cáo của Sở Tư pháp tỉnh này cho thấy, trong năm 2012 chỉ có trên 400 trường hợp đăng ký kết hôn với người nước ngoài, còn những năm trước chỉ có 100-200 người.

Lũ lượt tìm đến “địa ngục trần gian”, Tin tức trong ngày, lay chong ngoai, co dau viet tu tu, co dau viet, nhay lau, ba me viet, co dau han quoc, han quoc, hai con nho, phu nu viet, toa nha chung cu, benh vien, tu vong, tin nhanh, tin hot, vn

Nhiều người lần đầu tiên lên phà rời cù lao, sau đó lấy chồng ngoại và không bao giờ trở về nữa...

Tại Sóc Trăng, chỉ riêng một xã đã có đến 201 người lấy chồng nước ngoài, nhưng con số chính thức của Sở Tư pháp Sóc Trăng thì... “toàn tỉnh chỉ có 210 trường hợp đăng ký kết hôn với người nước ngoài” (?). Bà Nguyễn Thị Thu Vân - Giám đốc Sở Tư pháp Sóc Trăng - ưu tư: “Sự chênh lệch về con số này cho thấy hôn nhân bất hợp pháp tăng cao. Chúng tôi đã mở nhiều đợt tuyên truyền đến các huyện, thành, thị xã trong tỉnh để người dân hiểu và đăng ký kết hôn chính thức, nhưng kết quả thu được lại không như mong muốn”.

Thực tế, con đường “chính ngạch” đăng ký kết hôn với người nước ngoài xem ra còn quá xa lạ với những người dân vùng quê nghèo của ĐBSCL. Và đây là một trong những lý do dẫn đến bi kịch. Tôi tìm gặp ông Kim Sà Wach - Phó Chủ tịch UBND xã Lai Hoà, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, nơi trong năm 2012 có đến gần 70 cô gái lấy chồng Trung Quốc, diễn ra sau khi cơ quan Công an thị xã Vĩnh Châu phát hiện đường dây môi giới lấy chồng ngoại bất hợp pháp và 10 cô gái trốn thoát trở về trong đau đớn mà tôi đã kể ở kỳ trước.

Ông Wach nói: “Chúng tôi rất đau xót cho những gia đình nghèo gả con lấy chồng nước ngoài chỉ nhận được 5-10 triệu đồng. Ở xứ lạ quê người không biết nó làm gì, sống ra sao cả, có đứa bị hành hạ, sống trong tủi nhục, nghe kể mà thương đứt ruột”. Ông thở dài: “Người dân đến đây xác nhận tình trạng hôn nhân, biết thế nào cũng lấy chồng Trung Quốc, chúng tôi hết lời giãi bày, nhưng họ không tin. Đến khi con gái bị ngược đãi nơi xứ người, họ mới nhận ra, thì đã muộn”.

Tương tự ông Wach, bà Nguyễn Thu Hương - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng - khẳng định: “Để ngăn chặn việc môi giới hôn nhân bất hợp pháp, chúng tôi đã tuyên truyền nhiều đợt, nhiều lần, giúp chị em nhận thức đúng đắn về quyết định của mình khi lấy chồng nước ngoài”. Đồng quan điểm này, bà Trần Hồng Chiến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu - nói: “Hầu hết môi giới hôn nhân với người nước ngoài đều ở vùng nông thôn - nơi có cuộc sống khó khăn, nhận thức của người dân còn hạn chế. Chúng tôi không có quyền cấm phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, khi gặp trường hợp như vậy chúng tôi chỉ biết tư vấn, phân tích thiệt hơn để gia đình tự quyết định”.

Một thực tế rất đau lòng nữa, việc một cô gái ở miền Tây có lấy chồng ngoại hay không, phần lớn là do cha mẹ quyết định chứ sự đồng ý hay phản đối của họ chỉ mang tính... tham khảo. Đơn giản, quan niệm hôn nhân kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” thời phong kiến hiện vẫn còn ăn sâu tại nhiều vùng sông nước miền Tây. Không ít người trong con số 100.000 cô dâu nói trên đã đau khổ, ngậm ngùi chấp nhận lấy một người chồng bất đồng ngôn ngữ, khác xa tập quán, chẳng có tình yêu. Họ quan niệm lấy chồng nước ngoài là cách duy nhất để báo hiếu cha, mẹ...

Trở lại với nhân vật Lộc mà tôi đã kể ở kỳ trước. Khi biết tin Lan lấy chồng nước ngoài vì chữ hiếu, chỉ với mục đích đánh đổi 200 triệu đồng trả nợ cho gia đình, anh không hề trách Lan mà chỉ tủi phận mình nghèo. Hôm tôi với Lộc ngồi trong quán nước bên đường, gặp lúc ai đó ca điệu lý con sáo có đoạn “ai đưa con sáo sang sông, để cho con sáo xổ lồng bay xa...”. Bất giác Lộc quay sang tôi nói bâng quơ: “Do con sáo bị nhốt trong lồng lâu quá, hổng cho nó đi đâu cả và chưa ai dạy nó đường bay về nên nó mới đi mất phải không anh?”.

 

 


Di hài cô dâu Việt nhảy lầu về đến quê hương


 Ngày 30/11, sau 3 ngày sang Hàn Quốc, gia đình bà Võ Thị Ảnh đã đưa được tro cốt của con gái và 2 cháu tử nạn vì nhảy lầu từ tầng 18 về đến quê nhà an táng.


 


Khoảng 18h30' chiều nay (30/11), chuyến xe đưa tro cốt của ba mẹ con chị Võ Thị Minh Phương (27 tuổi), cùng 2 cháu là Kim Xì Chin (7 tuổi) và Kim Chà Xanh (3 tuổi) về quê nhà tại ấp Hòa Quới, xã Hòa An, huyện Phùng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Phần tro cốt của 3 mẹ con chị Phương, sau khi hỏa thiêu tại Hàn Quốc đã được chia thành 6 phần: 3 phần đưa về Việt Nam và 3 phần để lại thờ tại nhà chồng chị.

Về đến nơi, bà con lối xóm và các cơ quan chức năng đã có mặt để tiến hành nghi lễ an táng 3 mẹ con chị Phương theo phong tục địa phương. Rất nhẹ nhàng, một bàn thờ được lập vội trước sân nhà cùng di ảnh của 3 mẹ con xấu số.

Trước đó, chỉ trong thời gian ngắn ngủi, chị Võ Thị Thu Phương quê ở Hậu Giang đã nhận lời đồng ý kết hôn với chàng trai Kim Yoeng Hwa, sinh sống tại TP. Busan, Hàn Quốc. Chú rể Hwa thời điểm kết hôn lớn hơn chị Minh Phương 20 tuổi, cái tuổi bằng bậc cha chú của mình.

Tuy nhiên chị Minh Phương vẫn chấp nhận ‘nhắm mắt đưa chân’ lấy chồng xứ Hàn.

Sau 8 năm sinh sống, hai vợ chồng chị sinh hạ được 2 người con kháu khỉnh. Nhưng, hạnh phúc chẳng tày gang, bi kịch cuộc sống gia đình đã xảy ra, chị Phương sống với chồng liên tục bị bạo hành, điều đó đã khiến cô dâu Việt ôm con nhảy lầu từ tầng 18 tự sát trong đau đớn.

Khi nghe hung tin con gái và 2 cháu ngoại ôm nhau nhảy lầu tự sát. Bà Võ Thị Ảnh cùng 2 người con trai đã sang TP. Busan, Hàn Quốc đưa tro cốt con cháu về quê nhà.

Cùng ngay, phần tro cốt của 3 mẹ con chị Phương được gửi lên ngôi chùa Cao Đài, tại ấp Hòa Quới A, xã An Hòa cách ngôi nhà bà Ảnh khoảng 1km.

Một số hình ảnh đau thương được PV VietNamNet ghi lại.

Đông đảo người thân vây quanh bàn thờ lập vội.

 

Bà Võ Thị Ảnh ngất lịm sau khi về đến nhà.
Bà Ảnh cố gắng gượng dậy đưa 3 mẹ con chị Phương lên chùa.

 

Nhẹ nhàng đưa tro cốt ra khỏi nhà.

 

Bịn rịn trong đêm

 

Xuống thuyền.

 

Ngọn đèn leo lét trong đêm.

 

Di chuyển đưa bàn thờ lên chùa thờ phụng.


Quốc Huy

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link