Thursday, November 1, 2012

THÁI ĐỘ CỐ CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG SẼ CÔ LẬP HÓA TRUNG QU ỐC


 

THÁI ĐỘ CỐ CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG

SẼ CÔ LẬP HÓA TRUNG QU ỐC

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 16.10.2012


 

Đây là bài tóm tắt những ý tưởng mà chúng tôi trả lời cho Phỏng vấn của Đài RFI (Radio France Internationale) chiều hôm qua 15.10.2012.

         Từ năm nhập vào được Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO/ OMC) Trung quốc làm những Tsumani về hàng hóa sang các Thị trường Tiêu thụ, nhất là Hoa kỳ và Liên Au, để nhặt từng xu như Tầu Chệt bán ve chai kiếm vốn. Trong sản xuất, không thể chỉ có nước lã mà vã lên hồ.  Sản xuất nhiều và càng nhiều bao nhiêu, thì càng cần phải có nguyên liệu và nhiên liệu. Nhưng lãnh thổ đất liền lâu đời của Trung quốc thiếu thốn nguyên liệu và nhiên liệu. Thậm chí những hầm mỏ than đá đã bị khối dân Tầu moi móc lâu đời và cạn gần hết. Phương tiện khai thác than lại cũ kỹ và đã chôn vùi nhiều dân Tầu trong hầm mỏ.

         Bí lối nguyên liệu và nhiên liệu tại đất liền, thì phải đi tìm tòi khai thác ở nhiều nơi dù bằng mưu mô lừa đảo đút lót hối lộ cho những chính quyền độc tài để có quyền khai thác. Bô xít Tây Nguyên VN là một tỉ dụ điển hình.

         Nhưng khi các nơi bắt đầu phản ứng chống lại, thì Kinh tế sản xuất tràn lan của Trung quốc bị đe dọa ngưng trệ. Vì vậy, trong hoàn cảnh bí lối về nguyên liệu và nhiên liệu, Trung quốc quay về Biển Đông, trở thành cố chấp và nghĩ rằng mình có thể “lấy thịt đè người“ đối với những quốc gia nhỏ chung quanh Biển Đông. Chính thái độ cố chấp này sẽ làm cho Trung quốc bị cô lập hóa.

         Chúng tôi xin đề cập đến những điểm sau đây:

=>     Tình trạng suy thoái sản xuất hiện nay của những Công ty Trung quốc

=>     Phân tích về những lệ thuộc của guồng máy Sản xuất

=>     Đi tìm khai thác Nguyên liệu và Nhiên liệu

=>     Thái độ hung hăng và cố chấp của Trung quốc tại Biển Đông, Trường Sa, Trường Sa và quần đảo Senkaku / Điếu Ngư

=>     Tương lai của Trung quốc bị cô lập hóa

 

Tình trạng suy thoái sản xuất hiện nay

của những Công ty Trung quốc

 

         Cuối năm 2011 và đầu năm 2012, Thống kê của Trung quốc đã đưa ra những con số la hoảng về giảm sút xuất cảng và cắt nghĩa rằng đó là hậu quả của rình trạng Khủng hoảng Kinh tế tại Hoa kỳ và Liên Au, nghĩa là việc giảm sút xuất cảng này mang tính cách giai đoạn do Thị trường Tiêu thụ nước ngoài.

         Trong tháng 9 này, Thống kê của Trung quốc lại đưa ra những con số cho thấy việc suy thoái chính tình trạng sản xuất của các Công ty Trung quốc mà lý do không thuộc vào những yếu tố thị trường tiêu thụ nước ngoài, nhưng thuộc chính tình trạng yếu kém những phương tiện sản xuất của các Công ty gốc Trung quốc, như thiếu nguyên liệu và nhiên liệu. Bản Tin của Kelly Olsen (AFP, Thông Tấn Xã Pháp) đánh đi từ Bắc Kinh ngày 01.10.2012, viết như sau:

“Hoạt động sản xuất của Trung quốc bị co cụm lại trong tháng 9 này theo con số của nhà nước đưa ra thứ Hai vừa rồi. Con số này cho thấy ước lượng tăng trưởng bị giảm xuống hẳn. ».

Cũng theo Bản Tin này, chỉ tiêu tăng trưởng của Trung quốc rơi xuống 7.5% sánh với 9.3% của 2011 và 10.4% của 2012.

         Hoạt động sản xuất giảm xuống là có những lý do nội tại sản xuất của các Công ty Trung quốc chứ không hoàn toàn do Thị trường tiêu thụ nước ngoài. Chính vì những lý do nội tại sản xuất mà chúng tôi muốn tìm hiểu thái độ hung hăng cố chất của Trung quốc tại khu vực Biển Đông hiện nay. Thái độ này liên quan đến việc Trung quốc buộc phải tìm kiếm nguyên liệu và nhiên liệu cho nền sản xuất nói chung của nước mình

 

Phân tích về những lệ thuộc

của guồng máy Sản xuất

 

1.      Tổng quát các Lãnh vực Kinh tế quốc gia

 

         Những hoạt động Kinh tế quốc gia được các Nhà Kinh tế phân biệt ra ba Lãnh vực Kinh tế rõ rệt và tuần tự nối tiếp nhau. Yếu kém một trong ba Lãnh vực Kinh tế ấy, nền Kinh tế quốc gia bị ngưng trệ, què quặt. Ba Lãnh vực đó là : Lãnh vực Kinh tế thứ nhất là Tìm kiếm Nguyên Liệu và Nhiên liệu để cung cấp cho Lãnh vực Kinh tế thứ hai. Lãnh vực Kinh tế thứ hai này là Biến chế nguyên liệu thành hàng hóa sẵn sàng cho Tiêu thụ. Lãnh vực Biến chế được gọi là Lãnh vực Công Kỹ nghệ. Lãnh vực Kinh tế thứ ba gồm những Dịch vụ trong đó Dịch vụ Thương mại là quan trọng nhất. Dịch vụ này cần có khối người Tiêu thụ có khả năng tài chánh dồi dào để mua hàng hóa, nghĩa là có Mãi lực tiêu thụ.

         Kinh tế Trung quốc chú trọng về Lãnh vực Kinh tế thứ hai: Biến chế hàng hóa. Lãnh vực này phát triển quá độ nhưng lại lệ thuộc vào Lãnh vực Kinh tế đi trước là Nguyên liệu và Nhiên liệu. Lãnh vực Biến chế này lại lệ thuộc vào Lãnh vực Kinh tế thứ ba là Tiêu thụ mà Mãi lực nội địa lại yếu kém.

 

2.      Riêng đối với những Xí nghiệp Biến chế hàng hóa     

        

         Q       =       f ( K, L, T)

 

Lượng sản xuất Q tùy thuộc vào

(1)     K (Capital) : việc sử dụng vốn ;

(2)     L (Labour) : việc sử dụng Nhân lực và

(3)     T (Technology) : việc sử dụng Kỹ thuật.

Các Công ty Trung quốc chỉ có ưu điểm là có thể sử dụng Nhân lực (L) với giá rẻ bóc lột. Còn việc sử dụng vốn (K) chính yếu là cho nguyên liệu thì khi nguyên liệu thiếu thốn, có vốn cũng khó lòng mua được. Về phương diện sử dụng Kỹ thuật (T), đó là vấn đề nhiên liệu. Kỹ thuật dựa trên máy nổ không thể không có nhiên liệu dầu nhớt.

 

Đi tìm khai thác Nguyên liệu và Nhiên liệu

 

1.      Sự thiếu thốn Nhiên liệu tại Lãnh thổ Trung quốc

 

Các nước đã Kỹ nghệ hóa có sẵn Nguyên liệu và Nhiên liệu đã được khai thác từ lâu từ những cựu thuộc địa. Âu châu có Phi châu và Hoa kỳ có Nam Mỹ châu. Chính nội địa Hoa kỳ cũng có nguồn dự trữ nhiên liệu dầu lửa chưa khai thác: Texas và Alaska.

Các nước bắt đầu phát triển như Nam Dương, Nam Phi, Ba Tây, Úc châu đều có nguồn nguyên liệu và nhiên liệu dồi dào.

Chỉ có Lục địa Trung quốc thiếu thốn nguyên liệu nhất là nhiên liệu dầu lửa. Nguồn nhiên liệu than đá đã bị khai thác lâu đời và hiện nay trang bị khai thác đã quá cổ và nhiều nguy hiểm.

Chính vì vậy mà việc Trung quốc phải đi tìm nguyên liệu và nhiên liệu từ nơi khác, nếu không nền Kinh tế bị ngưng trệ.

 

2.      Tỉ dụ về việc tìm kiếm nhiên liệu và nguyên liệu tại Phi châu với thài độ không chính đáng của Trung quốc

 

         Kỳ họp thứ tư vừa rồi giữa Trung quốc và một số nước Phi châu là tại Bắc Kinh ngày 19.07.2012. Bị quốc tế công kích và mang mặc cảm đi lừa những nước nghèo để thu góm nhiên liệu và nguyên liệu, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã phải giả hình tuyên bố như sau:

«Trung quốc la nước lớn nhất trong những nước đang phát triển, và Phi châu, một lục địa gồm nhiều nước nhất. Nhân dân Trung quốc và nhân dân Phi châu nối kết với nhau bằng những tương quan đồng đều, bằng sự chân thực và tình hữu nghị, và đang hỗ trợ cho nhau trong việc phát triển chung. «

Cũng chính trong cuộc họp này tại Bắc Kinh, Tổng thống Nam Phi đã không ngần ngại tuyên bố lên sự thật của việc nối kết này. Ông tuyên bố :

«Việc Trung quốc cam kết giúp phát triển Phi châu chính yếu là để cung cấp cho mình những nguyên liệu«

         Mộ số những tài liệu chứng minh rằng mục đích của Trung quốc là đi thâu gom nhiên liệu và nguyên liệu, bất chấp sự tôn trọng những gía trị nhân bản và dân tộc địa phương :

=>     Điển hình là vụ Soudan mà Trung quốc đã vì nhiên liệu mà cung cấp võ khí và ủng hộ tại Liên Hiệp Quốc cho chế độ bạo tàn Al-Bachir.

=>     Thống kê các nước Phi châu cho thấy rằng năm 2005, chỉ có 14 nước Phi châu có Bảng Cân Đối Thương mại dương. Những nước này là những nước sản xuất nguyên liệu và dầu lửa xuất cảng qua Trung quốc. Trong khi ấy, 30 nước có Bảng Cân Đối Thương mại âm. Đó là những nước không có dầu lửa và nguyên liệu nhưng bị tràn đầy những hàng may dệt, những đồ mỹ phẩm giả, những thuốc giả và những hàng rẻ tiền của Trung quốc.

=>     Cách thế thâu tóm nguyên liệu và nhiên liệu là ủng hộ các chế độc độc tài, cho hối lộ những lãnh đạo nước này. Dân chúng địa phương không bao giờ được hưởng những món tiền vốn cung cấp bởi Trung quốc.

         Không cần phải tìm hiểu cách thế thâu gom nguyên liệu và nhiên liệu tại Phi châu. Chúng ta cứ nhìn trường hợp Việt Nam thì thấy rõ mục đích của tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung quốc với những chữ vàng khè ! Hãy nghĩ đến vụ Bauxite Tây nguyên !

 

3.      Những khó khăn lớn dần tại Phi châu và những nơi khác

 

Khi dân chúng mỗi quốc gia bị khai thác bắt đầu ý thức về việc Trung quốc cho hối lộ để lấy nhượng quyền khai thác hầm mỏ, thì những khó khăn bắt đầu cho mưu mô của Trung quốc.

=>     Dân chúng các nước Phi châu nhìn việc thâu gom nguyên liệu và nhiên liệu của nước mình như sự bán đứng những tài nguyên của quốc gia cho Trung quốc bởi những nhà lãnh đạo độc tài.

=>     Các nhà độc tài Phi châu bán tài nguyên quốc gia cho Trung quốc cũng phải lo sợ vì chính Tổng thống Nam Phi đã thẳng thừng tuyên bố ra cái thâm ý của Trung quốc.

=>     Những cuộc Cách Mạng tại Bắc Phi và Trung Đông làm mất một số nước lớn cung cấp nhiên liệu cho Trung quốc.

=>     Ai cũng hiểu cái thái độ cố chấp ủng hộ của Trung quốc cho Tổng thống Syrie giết dân là do sự cố thủ của Trung quốc giữ lấy nguyên liệu và nhiên liệu của nước này.

=>     Thái độ ủng hộ của Trung quốc cho chế độ hiện hành tại Iran cũng là do mục đích thâu gom nguyên liệu, nhất là nhiên liệu từ Iran.

=>     Phi châu cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu và nhiên liệu cho Hoa kỳ và nhất là cho Âu châu. Âu châu có mối liên hệ truyền thống với Phi châu, nên sự đối kháng của Âu châu có sức mạnh đánh bật Trung quốc ra khỏi Phi châu.

=>     Kinh nghiệm của Nhật bản trước đây: Chính khi chúng tôi đã làm cố vấn Tài chánh cho nhóm Bongo tại Congo Brazyville cách đây 25 năm. Thời ấy,Nhật bản có phong trào đi mua nợ cho những nước nghèo, với mục đích nước này nhượng quyền khai thác nguyên liệu. Khi tôi làm cố vấn cho nhóm Bongo, thì một Công ty Nhật mua nợ và có nhượng quyền khai thác gỗ quý tại khu vực miền bắc Brazaville. Một cuộc Đảo chánh xẩy ra và tân Tổng thống thu lại nhượng quyền khai thác. Công ty Nhật phải cuốn gói ra đi.

 

Thái độ hung hăng và cố chấp của Trung quốc

tại Biển Đông, Trường Sa, Trường Sa

và quần đảo Senkaku / Điếu Ngư                          

 

Thấy bị đe dọa như vậy, Trung quốc chỉ còn cách :

*        Nối kết với Nga, một nước dồi dào về nhiên liệu như dầu hỏa, nhất là khí đốt. Nối kết với một số nước vùng Trung Á có nhiều nhiên liệu và nguyên liệu. Nhưng sự nối kết với Nga không dễ dàng vì Nga, một nước lớn, vốn dĩ cạnh tranh với hàng xóm Trung quốc và không muốn Trung quốc lớn mạnh hơn mình để nắm vùng Trung Á vốn chịu ảnh hưởng như «chư hầu«  của Nga trước đây.

*       Trung quốc chỉ còn một con đường mà họ cảm thấy như mình có thể “lấy thịt đè người«, đó là bành trướng thế lực trấn át tại Vùng Biển Đông. Thực vậy, vùng Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa và quần đảo Senkaku / Điếu Ngư chứa đựng ở dưới mặt nước những nguồn nhiên liệu và nguyên liệu. Thái độ cố chấp, hung hăng của của Trung quốc tại Biển Đông, nhất là cái Lưỡi Bò đỏ chót, có liên hệ đến nguyên liệu và nhiên liệu là như vậy. Ngoài vấn đề nhiên liệu, nguyên liệu, tương lai cung cấp đồ ăn cho khối người khổng lồ Trung quốc là từ Biển. Nếu đồng bằng ở đất liền bị thu hẹp do nhân số tăng, mở kỹ nghệ chiếm mặt bằng và do đó nông nghiệp giảm xuống, thì Biển là lãnh vực khai thác đồ ăn với chiều sâu của Biển và nguồn Hải sản tự sinh dồi dào.

 

Tương lai của Trung quốc bị cô lập hóa

 

         Việc cố thủ đi khai thác nguyên liêu và nhiên liệu một cách bất chính như trường hợp Phi châu và thái độ hung hăng cố chấp của Trung quốc tại Biển Đông đang đưa Trung quốc đến chỗ bị cô lập hóa:

=>              Đối với Liên Âu và Hoa kỳ vì các khối này ngại sợ Trung quốc chiếm đoạt Thị trường các nơi, ngay cả trên lãnh thổ của mình như Trung quốc đã làm trong thập niên qua khi vào được WTO/ OMC

=>     Đối với Phi châu vì Phi châu ý thức chủ đích đào xới nguyên liệu và nhiên liệu của mình một cách bất chính.

=>     Đối với các nước thuộc Đông Nam Á (ASEAN) vì những nước này phải bảo vệ Kinh tế của mình mới bắt đầu phát triển (Mesures de Protection des Industries naissantes)

=>     Nhật và Nam Hàn cũng không để cho Trung quốc khống chế đường Biển, con đường Thương Mại trong vùng Kinh tế Thái Bình Dương gồm những quốc gia quy tụ chung quanh Biển Đông. Hoa kỳ quan tâm đặc biệt đến việc ngăn chặn Trung quốc chủ tâm chiếm Biển Đông và gây khó dễ trong tương lai con đường Thương Mại xuyên Âu-Á và giữa các quốc gia trung Vùng Kinh tế Thái Bình Dương (Zone Economique Pacifique) .

         Khi sử dụng những con đường gian giảo bất chính như hối lộ chẳng hạn để thủ lợi cho mình, thì cách thế ấy trước sau gì cũng lòi ra và bị người khác ghét. Câu hát  bằng tiếng La-tinh để tiễn đưa những người chết: “Quidquid latet, apparebit“  (Điều gì giấu đút tiệm tiến, sẽ hiện ra nguyên hình). Chính Trung quốc chọn con đường để mình bị cô lập hóa.

         Khi mà nguyên liệu và nhiên liệu bị thiếu thốn, thì hệ thống sản xuất Kinh tế bị ngưng trệ !

 

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 16.10.2012

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link