Saturday, December 15, 2012

Đốt Lá Đa Học Bài



Đốt Lá Đa Học Bài



 

Bạn thân,
Gương siêng học thời nào cũng có. Trẻ em cần được khuyến học, và cần được tạo cơ hội để siêng học.

Bởi vì tệ hại nhất cho một dân tộc, là khi trí tuệ bị hoang phí. Do vậy, giáo dục lúc nào cũng là chìa khóa để thăng tiến, không chỉ cho cá nhân, mà còn cho cả dân tộc.

Tuy nhiên, đối với trẻ em cùng lớp, cùng trường, những cách đối xử dị biệt từ phía thầy cô có thể mang tác dụng khác hơn là khích lệ giaó dục.

Thời xưa có nhiều gương khuyến học. Như trong cuốn "Quốc văn giáo khoa thư" lớp sơ đẳng, có chuyện ông Châu Trí, thuở trẻ học giỏi, nhưng nhà nghèo, phải đến ở nhờ chùa Long Tuyền; không có tiền mua dầu thắp đèn, phải đi quét lá đa, tối đốt lửa mà học, sau đỗ tới giải nguyên. Thế nên, thơ nói lập chí mới nên, đời không việc gì là khó.



Khuyến học như thế, nhưng thời naỳ, đồng tiền đang biến dạng các môi trường giaó dục VN.

Báo Thanh Niên kể về những lớp “VIP” trong trường công, như ở Hà Nội:


Toàn bộ sàn lót gỗ trong một lớp “VIP” của Trường tiểu học Nguyễn Trãi (Hà Nội)

“...Cách thức điều hành của không ít trường hiện theo kiểu phụ huynh nào mạnh chi thì có thể sắm đủ thứ cho lớp học của con mình, biến lớp học của trường công thành riêng của con nhà giàu, gây ra sự phân hóa phản cảm trong môi trường giáo dục.

Trường tiểu học Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) gây bất bình trong dư luận khi cho phép phụ huynh của 2 lớp 1A và 1B biến lớp học của con mình trở thành lớp… đặc biệt dành cho con nhà giàu, bất chấp những lớp xung quanh vẫn học ở những phòng học cũ kỹ với các phương tiện dạy học nghèo nàn.

Theo bảng chi phí đầu tư xây dựng lớp 1A của ban đại diện hội phụ huynh học sinh (HS), riêng hệ thống bảng tương tác của lớp này đã mất gần 168 triệu đồng. Đồng thời, lớp học này còn đầu tư và sửa chữa gần như toàn bộ cơ sở vật chất trong lớp như: bàn ghế của HS và cô giáo, sàn nhà, máy điều hòa, rèm cửa, hệ thống điện, chiếu sáng, sơn cửa, xây dựng trong lớp và hành lang. Tổng số tiền để đầu tư lớp học ở đây lên hơn 300 triệu đồng, biến lớp học trở thành một “ốc đảo” sang trọng khác thường.

Một phụ huynh của hai lớp trên cho biết: “Mỗi người phải nộp 5,5 triệu đồng cho khoản bảng tương tác, ngoài ra còn 2,4 triệu đồng tiền tiếng Anh, bán trú…”.

Nhiều phụ huynh cho rằng không chỉ trang bị lớp học kiểu VIP (Very Important Person - nhân vật hết sức quan trọng - NV) , ngay những buổi lễ khai giảng, chào cờ… HS của những lớp này cũng ngồi loại ghế khác với các lớp khác (!). Trong khi đa số HS ngồi loại ghế nhựa thông thường thì HS lớp này ngồi loại ghế có tựa lưng. “Nhìn cảnh như vậy, tôi từng rớt nước mắt vì thương con, vì bất bình với nhà trường”, một phụ huynh tâm tư...”

Có nên không? Báo Thanh Niên ghi lời một phụ huynh có con học ở lớp thường trong Trường tiểu học Nguyễn Trãi bất bình: “Con tôi mới vào lớp 1 mà luôn miệng hỏi: Sao mẹ không cho con học ở lớp đẹp, có điều hòa mát như các bạn kia?, tôi không thể giải thích làm sao để cháu hiểu mà không bị tổn thương”.

Có nên không? Có phải đây là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa?

Có nên không? Có phải đây là tập cho trẻ em suy nghĩ y hệt như trẻ em Bắc Triều Tiên, rằng cả nước ai cũng đói thê thảm chỉ trừ các em sinh trong hoàng tộc nhà họ Kim?

Có nên không? Sao chưa đem truyện khuyến học như đốt lá đa để dạy riêng các em nhà nghèo, để mà mơ ánh đèn điện ở thiên đường ốc đảo...

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link