VÌ THAM NHŨNG,
CSVN GIAO KINH TẾ CHO
XÂM LĂNG TQ
Trúc Giang MN
1* Tổng quát
Trong lúc bị đe dọa bởi những âm mưu của Trung Cộng ở Biển
Đông thì một áp lực khác mà CSVN phải gánh chịu, đó là kinh tế quá lệ thuộc vào
TC, vì thế, một viên chức TC đặt vấn đề trừng phạt kinh tế để dằn mặt VC.
Trong quan hệ thương mại, VN đóng vai trò cung cấp nguyên
liệu thô, nhiên liệu thô và nông, lâm, thủy sản cho TC. Trái lại, TC xuất khẩu
sang VN công nghiệp với những kỹ thuật thấp và trung bình, nhất là một khối lượng
lớn về hàng tiêu dùng. Chính khối lượng lớn lao hàng tiêu dùng giá rẻ và kém phẩm
chất tràn ngập thị trường VN nầy, đã giết chết các doanh nghiệp sản xuất trong
nước.
Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh Tế VN nêu nhận xét “Với tình
trạng như thế, chúng ta bị lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế và sẽ không giữ được
độc lập về chinh trị”.
2* Những nguyên nhân khiến cho kinh tế VN lệ thuộc vào Trung Cộng
- Tình trạng nhập siêu nặng nề
- Trung Cộng nắm thầu hết các công trình quan trọng
- Tình trạng buôn lậu
- Trung Cộng khai thác tài nguyên
- Lái buôn người Tàu thu gom nông sản
- Lệ thuộc thương mại kéo theo lệ thuộc tài chánh và kinh
tế.
Đó là chủ trương thâm độc của TC trong việc thôn tính VN.
2.1. Tình trạng nhập siêu
Sự lệ thuộc về kinh tế của VN được thể hiện qua tình trạng
nhập siêu của VN trong cán cân thương mại giữa hai nước. Một cách đơn giản, nhập
siêu là nhập cảng quá nhiều so với xuất cảng. Nhập siêu là con số tính bằng tiền
(kim ngạch) so sánh giữa nhập cảng và xuất cảng.
Nhập siêu (Trade deficit) là khi số tiền mua hàng hoá
vào, tức là nhập cảng, cao hơn số tiền thu được từ hàng hoá xuất cảng. Nhập
siêu không tốt cho kinh tế vì cần phải có ngoại tệ để trả tiền mua vào, nếu xuất
cảng quá ít và không còn ngoại tệ dự trữ, thì phải vay nợ.
Theo con số của Cục Thống Kê VN, thì nhập siêu của VN đối
với TC, năm 2005 là 2.67 tỷ USD, tăng vọt lên tới 12.7 tỷ USD trong năm 2010.
Và trong 5 tháng đầu năm 2011, thì nhập siêu VN là 6.5 tỷ USD.
2.2. Nhóm hàng nhập cảng nhiều nhất
Theo Cục Thống Kê, năm 2010, VN nhập hàng hóa từ TC là
20.02 tỷ USD gồm 5 nhóm chính như sau:
1. Trang thiết bị và phụ tùng 27%
2. Xăng dầu 17%
3. Sắt thép 56%
4. Phân bón 40%
5. Nguyên liệu phục vụ dệt may và da giày 70%
Rõ ràng là danh mục hàng hoá VN phụ thuộc vào Trung Cộng
ngày một gia tăng và có mối ràng buộc chặt chẽ tới nền kinh tế VN.
“Nếu nguồn cung cấp nầy ngưng thình lình, thì lập tức,
không những thị trường nội địa mà cả kim ngạch xuất khẩu của VN vào thị trường
Liên Âu và Hoa Kỳ cũng bị ngưng trệ”. Đó là nhận xét của TS Trần Đình Thiên,
thuộc Viện Kinh Tế VN.
TS Lê Đăng Doanh cho biết, có 2 cách nhập siêu, đó là nhập
siêu thuần tuý thương mại và nhập siêu có tính cách đầu tư, cụ thể là nhà thầu
TQ mang máy móc vào VN trong hình thức thầu trọn gói EPC. (EPC=Engineering
Procurement and Construction).
2.2.1. Hàng hoá Trung Cộng tràn ngập thị trường Việt Nam
Hàng hoá phẩm chất kém nên giá rẻ tràn ngập thị trường VN
đã giết chết các doanh nghiệp sản xuất nội địa, thất nghiệp gia tăng, nếu không
có chương trình xuất khẩu lao nô ra ngoại quốc, thì không biết CSVN giải quyết
nạn thất nghiệp ra sao.
Hàng hoá VN không thể cạnh tranh nổi với hàng TC về giá cả
cũng như về phẩm chất, ngay trong nước cũng như ở thị trường Trung Cộng.
Hàng tiêu dùng kém chất lượng, giá rẻ, độc hại, hàng giả
nhập lậu vào VN qua biên giới.
- Điện thoại iPhone Made in China mới xài thì 2 tuần đầu,
sóng chập chờn, tiếng còn tiếng mất.
- Radio giá rẻ, sau một tháng thì phát ra giọng nghẹt
mũi.
- Thực phẩm thì dùng các chất phẩm màu, gây ung thư. Sữa
bột nhiễm Melanine giết hại trẻ em.
Trứng gà, gia vị lẫu, tương ớt gây ngộ độc hay ung thư…
- Chăn mền, quần áo TC đe dọa sức khỏe vì có chất
formodehyde gây hại cho da, trà trân châu bằng polymer, trứng gà giả… Ly cốc
“thủy tinh nhiễm độc chì” tràn qua biên giới.
- Xe Taxi TC của công ty sản xuất Lifan đang chạy thì 2
bánh xe rớt ra ngoài, gây tai nạn chết người ở Huế.
2.2.2. Việt Nam biến thành cái kho chứa hàng kém phẩm chất của Trung Cộng
TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên Cứu
Thương Mại, bộ Công Thương, cho rằng, “Nhập siêu ngày càng gia tăng là do “quan
hệ ngầm”, “giao ước phi văn bản” được hình thành từ lâu nay giữa chủ hàng TQ với
đối tác VN. Đã từng theo dõi và khảo sát, chúng tôi thấy chủ hàng TQ sẵn sàng
khai gian những chứng từ nhập khẩu để VN trốn thuế, thậm chí, nhiều doanh nghiệp
TQ còn làm giả xuất xứ để hàng hoá TQ nhập vào VN, rồi sau đó xuất khẩu sang
Liên Âu và Hoa Kỳ với cái xuất xứ là Made in Vietnam để né tránh bị đánh thuế
chống bán phá giá đối với các mặt hàng của TQ. Vì thế, Liên Âu và HK, khi đánh
thuế chống bán phá giá hàng hoá TQ, bao giờ cũng lôi cả VN vào, vì họ sợ, nếu
không, thì TQ sẽ dán nhản Made in Vietnam vào hàng của họ để tránh thuế chống
bán phá giá”.
Vì thế, mà hiện nay, VN đang lảnh làm gia công cho TQ về
hàng da giày để xuất khẩu.
Nói về thuế chống bán phá giá.
Kinh tế thị trường tự do của Tư bản dựa trên sự cạnh
tranh công bằng giữa các công ty tư nhân với tư nhân.
Công bằng là tư nhân cạnh tranh với tư nhân trên căn bản
tiền vốn của tư nhân với nhau.
Không công bằng là, vốn nhà nước do ngân sách quốc gia
bơm không giới hạn vào các công ty quốc doanh, sẽ chiếm ưu thế hơn khi nhà nước
cạnh tranh với tư nhân. Các nước tư bản với thị trường tự do, vì bảo vệ các
công ty nội địa của mình, nên nâng giá hàng hoá quốc doanh, nhất là TQ cố ghìm
giá trị ở mức thấp của đồng Nd tệ, các nước tư bản như Liên Âu và Hoa Kỳ đánh một
thứ thuế gọi là thuế chống bán phá giá, mỗi khi thấy giá món hàng nào của TQ và
VN rẻ hơn so với hàng trong nước họ.
2.2.3. Nhập khẩu bằng đi buôn
TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế hàng đầu VN nêu nhận
xét: “Thực tế nhiều năm qua, mỗi khi cần nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất,
thì các doanh nghiệp, kể cả quốc doanh, sẵn sàng chuyển sang nghề đi buôn để kiếm
lời, tức là nhập khẩu hàng hoá vào VN với giá rẻ rồi bán ra theo giá chênh lệch.
Tâm lý nầy rất phổ biến trong ngành sắt thép, phân bón và hoá chất.”
TS Nguyễn Văn Nam cũng đồng ý, và ông nói thêm “Một số
doanh nghiệp nhà nước muốn kiếm lời cho nhiều, nên mua hàng hoá kém phẩm chất của
TQ, đã bị các nước Liên Âu và HK từ chối, hoàn trả, thì lập tức, số hàng kém phẩm
chất nầy được quảng cáo ưu đãi, đặc ân bán giá rẻ, chạy thẳng vào thị trường
VN. Như thế, biến nước ta trở thành một nhà kho chứa hàng kém phẩm chất của
Trung Quốc”.
Bà Phạm Thị Thanh Minh, Phó Vụ trưởng Xuất Nhập Khẩu bộ
Công Thương thừa nhận “Tất cả các mặt hàng nhập khẩu đều có quy chuẩn về chất
lượng, tuy nhiên, do khâu kiểm tra, giám sát không chặt chẽ ngay từ cửa hải
quan, nên hàng kém chất lượng vẫn vào được thị trường, nhất là hàng hoá do các
công ty nhà nước nhập vào. Những tiêu cực đó đã ăn sâu vào nền kinh tế, giống
như căn bịnh đã kháng thuốc, thật khó chữa”.
2.2.4. Lệ thuộc thương mại đưa đến lệ thuộc tài chánh
TS Lê Đăng Doanh cho biết, VN dự kiến sẽ xuất khẩu mặt
hàng da giày và dệt may đến 18 tỷ đô la trong năm 2011, nhưng nguyên vật liệu của
hai ngành nầy lệ thuộc vào TQ, và nếu TQ bắt ép phải trả bằng đồng Nhân dân tệ,
thì VN phải vay nợ của TQ, thế là lại bị lệ thuộc thêm nữa vào TQ về tài chánh.
Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp Hội Da Giày cũng
là Phó Chủ tịch Hiệp Hội Dệt May Saigon cho biết, VN và TQ sẽ xử dụng nhân dân
tệ trong việc thanh toán tài chánh. Ông Kiệt nói tiếp “Nếu phải nhập khẩu bằng
đồng Nd tệ rồi sau đó, xuất khẩu để lấy đô la, thì chúng tôi bị thiệt hại ở chỗ
phải mua vào với giá cao hơn và bán ra với giá thấp hơn vì tỷ giá giữa 2 đồng
tiền”. Ví dụ 1 đô la = 2 đồng tệ. Mua vào hai đồng tệ, bán ra lấy 1 đô la.
2.3. Trung Cộng thầu hết các công trình lớn và quan trọng
2.3.1. Thầu EPC
Thầu EPC còn được gọi là “hợp đồng trọn gói” hay “hợp đồng
chìa khoá trao tay”.
EPC là Engineering, Procurement and Construction, là Thiết
kế, mua sắm và xây dựng.
Là gói thầu được trao tòan bộ công trình, từ việc thiết kế
kỹ thuật, thiết kế bản vẽ, tư vấn, cung cấp máy móc và dụng cụ trang bị, vật liệu,
lắp ráp, xây dựng, cho chạy thử, nghĩa là từ A đến Z của dự án, trao cho nhà thầu.
Chủ thầu VN chỉ chờ cho mọi việc hoàn tất, nhận chìa khóa bàn giao là xong.
Hiện nay có 90% gói thầu EPC do Trung Cộng nắm giữ, bao gồm
những dự án lớn và quan trọng thuộc về năng lượng (nhà máy điện), kim loại, hoá
chất. Đó là mối lo ngại cho rằng VN ngày càng lệ thuộc vào TC.
Nhà thầu Trung Cộng áp đảo.
Tại một cuộc hội thảo hồi đầu tháng 6 năm 2011, Hiệp Hội
nhà thầu xây dựng VN cho biết 90% gói thấu EPC thuộc về tay TQ, cho nên, TQ đã
nắm hơn phân nửa số tiền đầu tư là 248,000 tỷ đồng, thuộc vốn vay nợ và đầu tư
của nước ngoài.
Những bê bối của nhà thầu Trung Cộng
Nhà nước VN cho rằng nhà thầu TQ trúng thầu là do họ cho
giá quá thấp. Đối với những gói thầu EPC thì phần quan trọng nhất là máy móc
trang bị, nhưng TC trang bị bằng những máy móc lạc hậu, cũ kỹ, so với máy của
Nhật hoặc của HK thì còn kém xa về mọi mặt.
Chưa chắc gì thầu Trung Cộng giá thấp
Công ty lắp ráp máy Lilama của VN nhận gói thầu dự án xây
nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, công suất 1,200 Megawatts với giá là 1.17 tỷ
USD, trang bị máy phát điện Nhật và HK, trong khi đó, Tập đoàn Khí Đông Phương
TQ, trúng thầu nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, công suất 1,245 MW do Tập đoàn
Điện Lực VN làm chủ thầu, với giá 1.4 tỷ USD nhưng trang bị máy móc lạc hậu của
TQ. Nhà máy điện Duyên Hải 3 cũng rơi vào tay TQ, công suất 1,200 MW, giá 1.3 tỷ
USD với máy phát điện của TQ.
Như vậy, thầu TQ đâu có rẻ.
Có một điều lạ đáng chú ý là, những dự án do các công ty
quốc doanh làm chủ thầu, thì nhà thầu TQ luôn luôn thắng thế. Cụ thể như Tập
đoàn Than-Khoáng VN (TKV) và Điện lực VN (EVN) gồm 6 nhà máy nhiệt điện, các dự
án luyện kim, như nhà máy sản xuất kim loại đồng Sơn Quyền, Bauxite Tây Nguyên,
đều do các công ty TQ thực hiện.
Trong những dự án lớn, TQ thường mang công nhân lao động
phổ thông của họ sang làm việc. Cái tai hại là họ chiếm nhiều công ăn việc làm
của người VN. Họ mang sang VN những máy móc từ lớn đến nhỏ, ngay cả con
bù lon, con ốc vít, thậm chí những dụng cụ làm vệ sinh và công nhân dọn dẹp vệ
sinh, họ cũng mang từ TQ sang, cụ thể là ở dự án Phân Đạm Cà Mau. Nhưng nguy hại
hơn nữa là về an ninh quốc phòng của VN.
Điều mà các chuyên gia kinh tế VN lo ngại nhất là sự lệ
thuộc của VN vào những phụ tùng thay thế của máy móc TC, vốn rất dễ hư hỏng.
Điều gì sẽ xảy ra, khi máy móc phát điện bị hư hỏng mà đồ
phụ tùng không được cung cấp kịp thời, trong lúc điện rất cần cho sản xuất kinh
tế, trong trường hợp ông chủ Tàu khựa đang nóng giận về Biển Đông? Hơn nữa,
chuyện máy phát điện TQ hư hỏng xảy ra hà rầm mặc dù nhà máy mới xây.
Con buôn người Tàu Cộng sản lưu manh và gian trá lắm. Mùa
khô năm ngoái, 2010, VN rơi vào tình trạng thiếu điện trầm trọng mà nguyên nhân
chính là các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than bị hư hỏng, đồng thời, những
công trình xây dựng nhà máy điện mới bị trục trặc, tiến độ chậm, không bàn giao
đúng hẹn, khiến cho VN phải nhập điện từ TQ, mà trong lúc cần thiết đó, TQ cũng
không cung cấp đủ số lượng ghi trong hợp đồng.
Một nhà kinh tế phát biểu “Không hiểu VN đang mướn nhà thầu
xây dựng hay đang van lạy xin xỏ nhà thầu TQ?”
Câu hỏi của các nhà kinh tế chân chính trong nước: “Liệu
chúng ta có thể đạt được mục tiêu hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả đầu tư với những
cổ máy rẻ tiền của TQ hay không”?
Những gói thấu EPC rơi vào tay TC, tạo ra nhập siêu rất lớn,
mà quỹ dự trữ ngoại tệ cạn dần, thì lấy tiền đô la đâu mà trả. Trang Web Viet
Land cho biết về tình trạng Quỹ dự trữ đô la như sau:
“Cuối năm 2008 dự trữ 23 tỷ USD. Cuối năm 2009, còn 15 tỷ,
tức không tới 200 USD/đầu người. Mỗi tháng chi tiêu mất 700 triệu, đến tháng 10
năm 2011 thì hết sạch, không còn ông đầu bự nào cả”. (tờ 100USD)
2.3.2. Tại sao Trung Cộng nắm được những công trình trọng yếu của Việt Nam?
Ủy Ban Tài Chánh và Ngân Sách Quốc Hội VN đưa ra những
con số giật mình:
- 90% dự án thầu trọn gói EPC do TQ nắm giữ
- 30% doanh nghiệp TQ đang thực hiện các dự án dầu khí,
điện, luyện kim, hoá chất… riêng về điện, hàng tỷ đô la rơi vào tay TQ.
An ninh năng lượng, an ninh quốc gia thật sự đang ở trong
tình trạng đáng lo ngại.
Rõ ràng là giao trứng cho ác.
2.3.3. Lý do rơi vào tay Trung Cộng
Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây Dựng VN,
nguyên Thứ trưởng bộ Xây Dựng cho biết:
1. Tham rẻ. Thiếu hiểu biết về kỹ thuật.
Cho nên dễ chấp nhận, và thực tế vở lẻ ra mới thấy là hiệu
quả kém, chất lượng không tốt.
2. Trung Ương đảng CSVN hậu thuẩn cho nhà thầu TQ
Chính quyền TQ thường dùng ảnh hưởng của mình để vận động
cho các nhà thầu của họ, cho nên Trung Ương đảng CSVN muốn làm vừa lòng quan thầy,
thể hiện 16 chữ vàng và 4 tốt:
- Láng giềng hữu nghị (Láng giềng khốn nạn)
- Hợp tác toàn diện (Cướp đất toàn diện)
- Ổn định lâu dài (Lấn biển lâu dài)
- Hướng tới tương lai (Thôn tính tương lai).
4 tốt: Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác
tốt.
Nên đã dành ưu tiên cho các nhà thầu Trung Cộng, và nhiều
năm như vậy, các vị trí chiến lược quan trọng của quốc gia đã lọt vào tay TC. Họ
chiếm các điểm quan yếu như Tây Nguyên, các vùng cao và rừng núi phía Bắc, chớ
không quan tâm nhiều đến vùng đồng bằng.
2.3.4. Lý do dễ hiểu nhất là tham nhũng
Nhận hối lộ là nguyên nhân để các quan lớn duyệt
và phê thuận để giao những gói thầu EPC cho TC. Và như thế, 10 năm nay, đã có
90% công trình chiến lược quốc gia lọt vào tay TC, như điện, khai quặng mỏ, dầu
khí, luyện kim, hoá chất…Nếu có chiến tranh xảy ra, thì bản đồ các nhà máy điện,
lò luyện kim, những vị trí chiến lược đã nằm trong tay Trung Cộng rồi.
Nhập siêu thương mại đối với TC quá cao mà ngoại tệ dự trữ
sắp cạn, thế tại sao VN vẫn phát triển kinh tế đều đều? Đó là vay nợ khắp bốn
phương, mắc nợ như chúa chởm mà vẫn xài sang để phô trương chính trị và thành
tích của đảng CSVN. Nợ thì 40 năm nữa mới trả mà mạng sống của mấy cha nội đó
chỉ còn tối đa là 15, 20 năm hưởng phước nữa thôi.
3* Việt Nam vay nợ 4 phương
Việt Nam hiện nay vay nợ của trên 50 quốc gia với tổng số
nợ là 29 tỷ đô la, chiếm 42.2% GDP. Trong năm 2011, VN phải dành ra 4 tỷ USD để
trả nợ và tiền lời.
Ngân sách quốc gia năm 2011
- Dự thu 595,000 tỷ đồng VN
- Dự chi 725,600 tỷ đồng VN.
Trong 10 nhà tài trợ lớn nhất chiếm 80% nguồn tiền vay mượn,
thì Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất về nợ ODA của VN. CSVN đã vay mượn đủ các
loại nợ, các loại ngân hàng trên thế giới, bao gồm nợ ODA, nợ ADB, nợ FDI của
các ngân hàng WB (World Bank), IMF…
3.1. Nợ ODA
ODA (Official Development Assistance) là Hỗ trợ phát triển
chính thức.
Gọi là hỗ trợ vì các khoản tiền cho vay không có lãi, hoặc
lãi suất rất thấp trong một thời gian dài từ 10 đến 40 năm.
Gọi là chính thức, vì nó chỉ cho chính phủ vay mà thôi.
Gọi là phát triển, vì các nước giàu cho vay vốn để giúp đở
các nước nghèo, trước hết là xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế. Mỗi quốc
gia giàu thường có quỹ ODA của nước đó.
3.1.1. Ưu điểm của vốn ODA
- Lãi suất thấp
- Thời gian hoàn trả lâu dài
- Nguồn vốn ODA luôn luôn có kèm theo một khoản viện trợ
không hoàn trả.
3.1.2. Những bất lợi khi nhận ODA
Nước cho vay thường kèm theo những điều kiện như sau:
- Phải cho họ được ưu tiên trúng thầu
- Ưu tiên nhập cảng một số hàng hoá của nước cho vay
- Mở rộng hợp tác chiến lược, kinh tế, chính trị…
- Dở bỏ dần dần hàng rào thuế quan.
Ngoài ra, những tai hại mà nợ ODA có thể gây ra là tham
nhũng, lãng phí… trình độ quản lý kém khiến cho nước nhận ODA lâm vào tình trạng
nợ nần không thể trả nổi.
Hai vụ tham nhũng nợ ODA điển hình của VN là vụ PMU 18 của
Bùi Tiến Dũng và vụ PCI của Huỳnh Ngọc Sỹ.
Cho đến nay, không có bộ ngành nào của VN cho biết con số
nợ vay của Trung Cộng là bao nhiêu cả. Đó là “bí mật quốc gia”. Chỉ thấy trong
9 dự án xây nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn Than-Khoáng quốc doanh, thì đã có 4
dự án vay vốn ODA của TC, và TC trúng thầu trọn gói EPC. Đó là các dự án nhà
máy điện Cao Ngạn, Sơn Động, Cẩm Phả và Mạo Khê, vay tiền của ngân hàng China
Eximbank. Ngoài ra, Tập đoàn Điện Lực (EVN) cũng vay tiền ở ngân hàng nầy để
xây nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh 1 và 2, Hải Phòng 1 và 2, Uông Bí mở rộng. Bộ
Tài Chánh VN cũng vay tiền của China Eximbank để xây nhà máy nhiệt điện Vĩnh
Tân 2. Như vậy, chỉ riêng ngành điện, VN đã vay hàng tỷ đô la của Trung Cộng.
Vay nợ là lệ thuộc vào tài chánh, chẳng may, TC tăng giá
trị đồng tệ thì số tiền trả nợ cũng phải tăng theo.
3.2. Nợ ADB
ADB (Asian Development Bank) là một tổ chức tài chánh thuộc
Liên Hiệp Quốc gồm 67 quốc gia thuộc châu Á - Thái Bình Dương là hội viên. Trụ
sở ADB đặt tại Manila, Philippines.
Mục đích:
- Hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, giúp
quản kinh tế tốt, bằng những số tiền và hỗ trợ kỹ thuật, trước tiên là xoá đói
giảm nghèo.
3.3. Nợ FDI
FDI (Foreign Direct Investment) là Đầu tư trực tiếp nước
ngoài, bằng cách góp vốn bằng tiền mặt hoặc tài sản như nhà máy, công xưởng…trong
một thời gian lâu dài. Vì nền kinh tế các nước nghèo rất cần tiền vốn để phát
triển.
3.4. Nợ Ngân Hàng Thế Giới
Ngân hàng thế giới (World Bank-WB) là một tổ chức tài
chánh Quốc tế, cung cấp các khoản cho vay, nhằm thúc đẩy kinh tế của các nước
đang phát triển (nước nghèo) thông qua việc cho vay vốn để xóa đói giảm nghèo
(Poverty reduction strategies), ưu tiên cho những quốc gia nghèo nhất. Ngân
hàng thế giới là một trong những tổ chức tài trợ lớn nhất cho Việt Nam.
4* Việt Nam nghèo mà xài sang mục đích tuyên truyền chính trị
Xây đường hầm Thủ Thiêm
CSVN vay nợ thẳng tay, xài líp ba ga, để cho cán bộ chấm
mút và để tuyên truyền chính trị cho thành tích phát triển của đảng CSVN. Đường
hầm Thủ Thiêm là một minh chứng.
Đường hầm dưới đáy sông Sàigòn nằm trong dự án xa lộ Đông
tây do tiền vay nợ ODA của Nhật.
Đường hầm dài 1,400m có 6 làn xe, mỗi phía có 3 làn nguợc
xuôi, không phải là to lớn để tránh được nạn kẹt xe.
Lối vào đường hầm hai bên bờ sông hình chữ U tổng cộng
400m. Phần chính của đường hầm dưới đáy sông dài 700m.
Đường hầm nằm dưới đáy sông, cách mặt đất đáy sông 24m, sức
chịu đựng động đất ở 6 chấm Richter.
Nghèo mà chơi ngông, xài sang, đó là vay nợ 4,000 tỷ đồng
VN để xây đường hầm, trong khi đó, cây cầu Thủ Thiêm nối quận Bình Thạnh với Thủ
Thiêm chỉ tốn 1,000 tỷ đồng (500 triệu USD), cầu dài 1,200m cũng 6 làn xe.
Xây cầu không cần kỹ thuật cao, sau khi hoàn thành không
tốn thêm chi phí vận hành và bảo trì. Trái lại, đường hầm Thủ Thiêm cần hệ thống
chiếu sáng 24 trên 24 suốt chiều dài 1,400m. Tốn hao một khối lượng điện khổng
lồ trong lúc VN đang thiếu điện. Mỗi năm phải thay hàng ngàn bóng đèn cao áp. Hệ
thống gió dưới đáy sông trong lòng đất cực kỳ phức tạp. Hệ thống bơm nước cũng
thế. Rồi cũng phải có hệ thống máy phát điện phòng hờ thường trực 24/24 trong
tình trạng cúp điên liên miên. Nhân viên trực máy điện, nhân viên cấp cứu tai nạn
cũng phải thường trực suốt ngày đêm. Cả trăm người, bao gồm các chuyên viên phục
vụ cho đường hầm.
Công trình chưa đưa vào xử dụng thì đã bị nứt, nước rỉ
vào là do có tham ô trong vật liệu, như kiểu xi măng cốt tre thay vì cốt sắt. Hồ
xây dựng thì cát nhiều hơn xi măng… đó là hiện tượng phổ biến trong ngành xây dựng
ở VN, gọi mỉa mai là xây lấp.
5* Những vụ tham nhũng vốn ODA
5.1. Vụ PMU 18
PMU (Project Management Unit) là Đơn vị quản lý dự án số
18. Là vụ tham nhũng trong bộ Giao Thông Vận Tải, xảy ra hồi đầu năm 2006. Người
quản lý PMU 18 là Tổng Giám Đốc Bùi Tiến Dũng, quản lý số tiền vay nợ ODA 2 tỷ
đô la thông qua Ngân hàng Thế giới (WB)
Vụ tham nhũng không phải do cơ quan chống tham nhũng nhà
nước phát hiện, mà do một tình cờ xem như bị xui xẻo của kẻ gian tham. Đó là cảnh
sát Hà Nội bắt một sòng bạc lớn đang sát phạt nhau, tịch thu máy vi tính mới
lòi ra vụ cá độ bóng đá, dẫn tới vụ tham nhũng.
Đầu tháng 1 năm 2006, Bùi Tiến Dũng bị bắt giam với cáo
buộc là đã cá độ bóng đá với số tiền 1.8 triệu đô la và dùng tiền đem cho gái.
Sau 18 tháng điều tra, Bùi Tiến Dũng và 7 thuộc cấp bị
truy tố về những tội:
- Cố ý làm trái quy định nhà nước
- Tham ô tài sản. (Nhưng không cho biết là tham ô bao
nhiêu tiền)
Bùi Tiến Dũng lãnh 13 năm tù (6 năm tội cá độ, 7 năm ăn hối
lộ) không có tội tham ô. Một bị can tên Phạm Tiến Dũng, 36 tuổi, nguyên Trưởng
phòng kế toán và kế hoạch, bị đột tử trong trại giam, không biết lý do.
Những người liên hệ đến vụ án:
- Bộ trưởng GTVT Đào Đình Bình bị buộc từ chức.
- Thứ trưởng GTVT Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam, sau đó được
miễn truy tố hình sự, bị cách chức.
- Thiếu tướng Phạm Xuân
Quắc, cục trưởng cục Điều tra (C14) cùng một số Công an cấp dưới bị khởi tố về
tội lạm dụng chức vụ và quyền hạn.
- Nguyễn Việt Chiến, báo Thanh Niên, bị 2 năm tù giam.
- Nguyễn Văn Hải, báo Tuổi Trẻ, được tha bổng sau thời
gian bị giam giữ.
Trước khi bị bắt, Bùi Tiến Dũng mở tiệc ở nhà hàng Melia,
những người tham dự gồm có: Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh, Thủ trưởng cơ quan điều
tra Bộ CA, Đoàn Mạnh Giao, điều hành văn phòng Thủ tướng (Phan Văn Khải, Nguyễn
Tấn Dũng làm Phó Thủ tướng), Nguyễn Văn Lâm, phụ tá Văn phòng Thủ tướng.
Bữa tiệc được xem như như tiệc chạy án của Bùi Tiến Dũng,
cho nên Tướng Cao Ngọc Oánh bị mất chức.
Riêng ông Nguyễn Văn Lâm là tay chân thân tín của Phan
Văn Khải, chuyên đi thu hụi chết. Có lần đã bỏ quên một cặp da đựng 10,000 đô
la và nhiều phong bì tiền thu từ các địa phương, cặp da bị bỏ quên trên phi cơ
và bị phát hiện.
Ngoài ra, những nhân vật có quan hệ vòng ngoài không bị
truy tố. Đó là con rể của Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh là Đặng Hoàng Hải, chức vụ
Trưởng ban Tham vấn của PMU 18 và vợ là con gái của Nông Đức Mạnh tên Hương,
làm việc trong PMU 18.
Ngày 16-4-2006, báo Thanh Niên tiết lộ kết quả điều tra
là có 40 quan chức nhà nước đã nhận hối lộ để ém nhẹm vụ án. Chính vì vậy
mà ký giả Nguyễn Việt Chiến bị đi tù.
5.2. Vụ tham nhũng PCI vốn ODA
PCI (Pacific Consultants International) là Công ty Tư vấn
Thái Bình Dương của Nhật. Chủ tịch công ty là Masayoshi Taga, 62 tuổi cùng 4
nhân viên bị chính phủ Nhật bắt đưa ra toà về tội đưa hối lộ số tiền 820,000
USD cho một viên chức cao cấp VN là Huỳnh Ngọc Sỹ để được trúng thầu trong dự
án xa lộ Đông Tây, nợ ODA của Nhật.
Nhật Bản yêu cầu VN hợp tác điều tra, nhưng nhà nước VN
bao che, ém nhẹm.
Ngày 4-12-2008, Đại sứ Nhật ở VN là Mitsuo Sakaba thông
báo sẽ đóng băng 700 triệu viện trợ năm 2008 và đóng băng toàn bộ vốn ODA của
năm 2009.
Nhà nước VN vẫn bao che, đưa Huỳnh Ngọc Sỹ ra toà kêu án
3 năm tù về tội lấy nhà công của nhà nước đem cho thuê lấy số tiền là 85,000
đôla chia cho Lê Quả, phó quản lý.
Nhật Bản muốn làm sáng tỏ vụ nhận hối lộ và không chấp nhận
bao che như vậy. Thế là Huỳnh Ngọc Sỹ bị kêu án chung thân. Huỳnh Ngọc Sỹ kháng
án. Và báo chí VN bị cấm nói tới vấn đề nhận hối lộ của Huỳnh Ngọc Sỹ. Được biết,
thời gian đó, Nguyễn Minh Triết đang giữ chức Bí thư Thành Ủy Sàigon. Sỹ còn là
sui gia với Bí thư Thành Ủy Lê Thanh Hải (Sau Nguyễn Minh Triết) Hải là Ủy Viên
Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng CSVN
Huỳnh Ngọc Sỹ chỉ là con chuột nhắc bị làm vật hy sinh,
trong khi những con chuột cống thì vẫn ung dung tự tại mà hưởng phước.
6* Kết
Cộng Sản Việt Nam đã thực sự lệ thuộc vào Trung Cộng về
kinh tế và tài chánh, khi TC nổi giận ra tay trừng phạt thì VN lãnh đủ, vì thế,
CSVN luôn luôn tỏ ra hèn nhát và nhu nhược trước tên láng giềng khốn nạn nầy.
GS Carl Thayer, một chuyên viên nghiên cứu về VN của Học
Viện Quốc Phòng Úc phân tích “Mối nguy cho VN chính là sự lệ thuộc vào kinh tế
TQ quá nhiều, thặng dư thương mại nhập siêu lớn hơn 12 tỷ USD, sự lệ thuộc nầy
cướp đi quyền tự do hành động của VN”.
Một tác giả vốn là một đảng viên, cán bộ cao cấp của VC
đã viết:”Tính đến nay, cuộc Bắc thuộc mới đã kéo dài 21 năm (Kể từ 1990, khi
Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng họp cùng Giang Trạch Dân và Lý Bằng tại
Thành Đô, Tứ Xuyên, trong 2 ngày 3 và 4-9-1990, CSVN xin làm một chư hầu của
TQ), với biết bao thiệt thòi, tủi nhục cho đất nước và nhân dân trên tất cả các
lãnh vực, từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, tài chánh, thương mại, văn hoá, từ
lãnh thổ, lãnh hải đến tài nguyên và an ninh , chủ quyền. Đây là thời kỳ đen tối
nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam”.(Hết trích)
Thái độ hèn nhát của CSVN thể hiện rõ bằng những hành động
như sau. Trong khi bọn TC lớn tiếng chửi bới, nào là “Bọn VN đã chiếm nhiều đảo
của TQ và đã tỏ ra hung hãn nhất, bọn VN giết hại ngư dân TQ, cần dạy cho VN vô
ân bạc nghĩa một bài học lớn hơn trước đây”. Thế mà lãnh đạo CSVN im re và
không ngượng miệng trâng tráo ca ngợi 16 chữ vàng và 4 tốt. Nhiều nơi xúc tiến
xây Cung Hữu Nghị Việt-Trung.
Người cựu đảng viên viết tiếp.
“Hãy gạt bỏ cái tinh thần nô lệ, tay sai. Dựa hoàn toàn
vào Bắc Kinh không phải là một chính sách an toàn và đáng tin cậy”.
“Hãy gắn bó với thế giới dân chủ rộng lớn, hùng mạnh, văn
minh, gắn bó với các nước châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, với các nước
Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia… giữ quan hệ bình đẳng
với Trung Quốc, là đường lối sáng suốt nhất hiện nay.”
“Hãy đứng thẳng người lên. Vì Tổ quốc, vì danh dự dân tộc.
Trung Quốc hung hăng nhưng không phải là một siêu cường, kinh tế bấp bênh, quân
sự yếu kém, dựa vào họ như dựa vào cây cột mục, đã không an toàn mà còn chịu nhục
nhã dài dài”.
Trúc Giang
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment