Friday, December 6, 2013

Vài suy nghĩ vụn về chữ “phản động”


 


Vài suy nghĩ vụn về chữ “phản động”


 


Trung Tú (Danlambao) - Phản động hay anti-progressive hay reactionary có nghĩa đen là sự cản trở cho đà tiến triển. Tính từ này ra đời từ thời Cách mạng Pháp để chỉ những người mang quan điểm chính trị cổ hủ.

 

Qua thế kỷ 20, tính tự này rất được chuộng trong phong trào Cộng sản trong cuộc chụp mũ bất cứ những ai không đồng chính kiến với họ. Khoảng giữa thế kỷ 20 là thời gian mà những người Cộng Sản đang đắm chìm trong cơn hoang tưởng về việc biến thế giới thành một thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa. Bất cứ ai không cùng quan điểm sẽ bị coi là “phản động” vì dám cản trở bước tiến vĩ đại của phong trào Cộng Sản quốc tế.


Ở Trung Quốc những năm 50 và 60, chữ phản động được chụp cho những người bị coi là cản trở cuộc Cách mạng Văn Hóa và Bước Đại Nhảy Vọt về kinh tế. Ai cũng biết là số người chết trong hai phong trào kể trên lên đến hang chục triệu. Chết trong sự tù đày, tra tấn và nạn đói.

 

Nhưng dù gì hai chữ này trong thời gian hoang tưởng đó cũng có chút ý nghĩa vì cũng có nhiều người Cộng Sản thành thực tin rằng công cuộc của họ sẽ biến thế giới này thành “thiên đường” của giai cấp bị trị. Ai cản trở là phản động.

 

Cái chữ phản động cũng như phương thức sử dụng nó rồi được du nhập qua Việt Nam bởi Đảng Cộng Sản qua láng giềng tốt. Bất cứ ai không chia sẻ sự đên rồ của chủ thuyết Marx-Lenine bị vu cho cái tội phản động và đi kèm đó là nhà tù dưới cái tên trại Cải Tạo (đây cũng là một từ đầy cộng sản tính) hoặc cái chết. Cũng như những nơi nó đã đi qua, hai chữ “phản động” được sử dụng không chút suy nghĩ và đã để lại trên đất Việt Nam hàng triệu xác chết trong các nhà tù, hàng triệu mảnh đời tang hoang.

 

Thời gian rất công bằng. Thế kỷ 21 bắt đầu không còn bóng dáng của phong trào Cộng Sản vì chỉ vài chục năm cũng đủ chứng minh tính thiếu thiết thực của nó cũng như sư vô nhân của những kẻ thực hiện nó. Nhưng vẫn lác đác ở vài quốc gia, đảng Cộng Sản vẫn bám víu vào đó như là nồi cơm của chế độ. Trong đó có Việt Nam của tôi. 

 

Đương nhiên chế độ Cộng Sản còn thì hai chữ “phản động” vẫn phải được dùng như một trong những công cụ bảo vệ chế độ. Cho dù việc sử dụng nó vào lúc này rất lố bịch. Nó tố cáo sự dốt nát của những kẻ sử dụng.

 

Thôi thì tôi có câu hỏi nhỏ cho các bạn dư luận viên hoặc đảng viên nhé. Hy vọng không quá khó cho các bạn:

 

Nếu phản động là sự cản trở cho đà phát triển; thì giữa hai nước Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc (bản sao của Bắc và Nam Việt Nam trước đây). Nước nào là “động” và nước nào “phản động”?

 



 

 

Phương Uyên bị Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm đuổi học.



Nguyễn Tường Thụy - Ngay sau khi Nguyễn Phương Uyên ra khỏi trại giam, Uyên và gia đình đã đến trường để xin theo học trở lại. Trường Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM nói sẽ xin ý kiến cấp trên rồi trả lời sau.

 

Ngày 29/11/2013, Trường ĐHCNTP TP HCM ra quyết định buộc thôi học đối với sinh viên Nguyễn Thị Phương Uyên. Lý do họ đưa ra là Phương Uyên đã vi phạm pháp luật của nước CHXHCNVN.

 

Căn cứ họ ra quyết định là qui chế đối với học sinh sinh viên, bản án phúc thẩm ngày 16/8/2013 xử Phương Uyên 3 năm tù treo và công văn của Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

Chưa rõ bản qui chế đối với học sinh sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn của Vụ công tác HS, SV như thế nào nhưng khả năng nếu trường ĐHCNTP có căn cứ đúng thì qui chế của Bộ GD và ĐT còn khắc nghiệt hơn cả Bộ luật hình sự vì theo bộ luật hình sự, nhiều trường hợp bị án tù, sau khi ra tù chỉ có thể bị đình chỉ đảm nhiệm chức vụ từ 1- 5 năm.

 

Luật thi hành án hình sự không hề có điều khoản nào cấm người đang thi hành án treo tiếp tục học tập. Ngược lại còn bỏ ngỏ khả năng họ có thể được theo học phổ thông, đào tạo nghề. Điều 65, khoản 3 qui định:

 

Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.

 

Trong khi đó, quyết định của trường ĐHCNTP TP HCM buộc thôi học là vĩnh viễn.

 

Đây là một quyết định vô nhân đạo, bịt kín tương lai của sinh viên Nguyễn Phương Uyên khi cuộc đời của Uyên tất cả còn ở phía trước.


 


 

5/12/2013

 



__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link