14
điều Việt Nam cam kết khi ứng cử Hội đồng nhân quyền LHQ
VRNs (06.12.2013) –
VN and UN – Khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, Chính phủ Việt
Nam đã cam kết 14 điều. Đây là bản tạm dịch do bạn đọc lấy trên internet. Bản
gốc tiếng Anh lưu tại trang web của UN. Bạn đọc có thể vào đó tham khảo.
1. Thực hiện chính sách, biện pháp và tăng cường
nguồn lực để bảo đảm tốt hơn cơ bản về quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, dân sự
và chính trị của con người phù hợp với những tiêu chuẩn được quốc tế công nhận.
[1. Adopt policies and measures and increase resources to better ensure all
fundamental economic, social, cultural, civil and political human rights in
line with internationally recognized norms.]
2. Đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên
kỷ. [2. Achieve the Millennium Development Goals.]
3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và tư
pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, củng cố các tổ chức quốc gia bảo vệ nhân
quyền, trong đó có thể thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia. [3. Continue
to improve the legal and judicial systems, build a rule-of-law State and
strengthen national institutions protecting human rights, including the
possible establishment of a national human rights institution.]
4. Thực hiện chính sách, biện pháp và tăng cường
nguồn lực để bảo đảm tốt hơn về an sinh xã hội, phúc lợi và công lý, đặc biệt
là quyền của các nhóm dễ bị xâm phạm như phụ nữ, trẻ em, người già, người
khuyết tật và dân tộc thiểu số. [4. Adopt policies and measures and increase
resources to ensure social security, welfare and justice, particularly the
rights of vulnerable groups, such as women, children, the elderly, people with
disabilities and ethnic minorities.]
5. Tăng cường giáo dục và đào tạo về nhân quyền,
nâng cao nhận thức và năng lực của các cơ quan thi hành pháp luật để bảo đảm
tốt hơn quyền và tự do cơ bản của người dân. [5. Promote human rights education
and training to improve the awareness and capacity of law-enforcement agencies
to better ensure peoples’ rights and fundamental freedoms.]
6. Tiếp tục thực hiện các khuyến cáo mà Việt Nam
nhận được trong chu kỳ UPR (Universal Periodic Review – Thẩm định định kỳ phổ
quát) đầu tiên trong năm 2009, tham gia một cách có trách nhiệm và xây dựng
trong chu kỳ UPR thứ hai. [6. Continue to implement the recommendations that
Viet Nam has accepted in the first UPR cycle in 2009, and to participate in a
responsible and constructive manner in the second UPR cycle.]
7. Tăng cường nền tảng dân chủ và sự tham gia
của nhân dân vào sự lập kế hoạch và thực hiện các chính sách, cải thiện việc
Việt Nam tham gia trong các tổ chức chính trị, xã hội trong lĩnh vực nhân
quyền. [7. Strengthen grass-roots democracy and the people’s involvement in the
planning and execution of policies, and improve Viet Nam’s engagement with
political, social organizations working in the field of human rights.]
8. Tham gia một cách tích cực, xây dựng và có
trách nhiệm trong các công tác của Hội đồng (NQ) để góp phần làm gia tăng hiệu
năng và hiệu quả của Hội đồng, tính minh bạch, khách quan và cân bằng, trong
tinh thần đối thoại và hợp tác. [8. Participate in an active, constructive and
responsible manner in the work of the Council to contribute to strengthening
the Council’s efficiency and effectiveness, transparency, objectivity and
balance, in the spirit of dialogue and cooperation.]
9. Tăng cường hợp tác và đối thoại với cơ chế
Liên hợp quốc về quyền con người, đặc biệt là các cơ quan công ước quốc tế và
Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền về các thủ tục đặc biệt, bao gồm cả lời mời thêm
các nước thăm viếng Việt Nam. [9. Strengthen cooperation and dialogue with
United Nations human rights mechanisms, particularly treaty bodies and Office
of the United Nations High Commissioner for Human Rights special procedures,
including possible invitations for additional country visits to Viet Nam.]
10. Hỗ trợ và tích cực tham gia tham vấn liên
chính phủ về nâng cao năng lực và hiệu quả của cơ quan công ước quốc tế về
quyền con người. [10. Support and actively participate in intergovernmental
consultations on improving the capacity and effectiveness of human rights
treaty bodies.]
11. Tham gia và đóng góp vào việc thúc đẩy sự
hợp tác nhân quyền ASEAN, đặc biệt là trong khuôn khổ AICHR và trong việc thực
hiện các tuyên bố nhân quyền ASEAN. [11. Participate in and contribute to the
promotion of ASEAN human rights cooperation, particularly in the AICHR
framework and in the implementation of the ASEAN Human Rights Declaration.]
12. Duy trì đối thoại nhân quyền song phương và
các cơ chế hợp tác với các nước đối tác, với mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo
vệ nhân quyền trên thế giới. [12. Maintain bilateral human rights dialogue and
cooperation mechanisms with partner countries, with the common goal of
promoting and protecting human rights in the world.]
13. Hoàn thành thủ tục sớm gia nhập Công ước
chống tra tấn. [13. Complete procedures for early accession to the Convention
against Torture.]
14. Làm thủ tục cho việc phê chuẩn Công ước về
Quyền của Người khuyết tật.[ 14. Complete procedures for the ratification of
the Convention on the Rights of Persons with Disabilities.]
NHÀ BÁO PHẠM CHÍ DŨNG TỪ
BỎ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tâm thư từ bỏ đảng của Nhà báo Phạm Chí Dũng
05-12-2013
Nhà báo Phạm Chí Dũng, cây bút bình luận sắc bén đồng thời là tiến
sĩ kinh tế, hôm nay 05/11/2013 vừa viết lá tâm thư chính thức từ bỏ đảng Cộng
sản Việt Nam. Thụy My xin giới thiệu với bạn đọc ở đây :
TÂM THƯ TỪ BỎ ĐẢNG
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 12 năm 2013
.
Tôi là nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, đảng viên từ năm 1993, viết
tâm thư này nhằm khẳng định một quyết định khó khăn trong đời mình:
Tôi chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, được đào tạo từ môi trường quân đội và nhiều năm công tác trong hệ thống chính quyền, đảng cùng nhiệm vụ bảo vệ an ninh, tôi đã từng tràn đầy nhiệt huyết đóng góp cho một đất nước xã hội chủ nghĩa công bằng và bác ái. Với trách nhiệm của một đảng viên, tôi đã chưa từng tham nhũng hoặc bị sa đọa lối sống.
Song tất cả những gì mà Đảng Cộng sản thể hiện vai trò “lãnh đạo
toàn diện” trong ít nhất một phần tư thế kỷ qua đã khiến cho tôi, cũng như
nhiều đảng viên khác, đi từ thất vọng đến tuyệt vọng về lý trí lẫn tình cảm.
Kết quả của cơ chế “lãnh đạo toàn diện” của Đảng Cộng sản, mà thực chất là tư tưởng một đảng cố hữu, chính là nguồn cơn sâu xa và nguồn dẫn trực tiếp khiến cho xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng không thể khác hơn là thảm cảnh như ngày hôm nay.
Chưa bao giờ tham nhũng lại trở thành một quốc nạn ngập ngụa từ cấp trung ương đến tận cơ sở, từ trắng trợn đến vô liêm sỉ và dã man đến thế. Chưa bao giờ các nhóm lợi ích kinh tế và nhóm thân hữu chính trị, cũng như sự cấu kết giữa hai nhóm này lại biện chứng và sâu đậm đến mức bất chấp dân tình đến như vậy. Cũng chưa bao giờ hố phân hóa giàu nghèo trong xã hội ta lại thê thiết và tàn nhẫn như hiện thời.
Những độc đoán về chính trị đã tất yếu dẫn đến hậu quả nạn độc quyền, đặc quyền và đặc lợi, trục lợi. Hậu quả ấy đã đẩy nền kinh tế vào thế vong tồn và cạn kiệt hầu hết các nguồn tài nguyên của đất nước. Cuộc trục lợi không thương tiếc đó đã, đang và sẽ dồn ép hậu quả khủng khiếp của nó lên đầu 90 triệu người dân Việt và toàn bộ lực lượng vũ trang.
Chính vào lúc này, nền kinh tế Việt Nam đang đặt một chân vào vực thẳm khủng hoảng, và chỉ cần thêm ít năm nữa thôi, cơn ung hoại sẽ lan ra toàn thân để không thể một liều thuốc đặc trị nào còn tác dụng.
Ung hoại kinh tế lại đang phá nát cơ thể đạo đức xã hội. Xã hội suy đồi toàn diện. Chưa bao giờ đạo lý và văn hóa người Việt, dân tộc Việt lại trở nên thảm thương và bĩ cực như giờ đây. Tình người và mối dây ràng buộc lỏng lẻo còn lại giữa con người với nhau luôn và sẽ phải đối mặt với nguy cơ cắn xé lẫn nhau.
Ai và cơ chế nào đã gây ra thảm cảnh không thể cứu vãn như thế? Trong tâm trạng tuyệt vọng của một đảng viên, những người như tôi đã phải nhận chân rằng điều được xem là sự “lãnh đạo toàn diện” của Đảng Cộng sản đã thất bại, thất bại một cách cố ý và quá cay đắng. Không những không hướng đến tinh thần công bằng và bác ái, làm tròn nghĩa vụ một nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, Đảng Cộng sản hiện thời chỉ còn mang bóng hình và hơi thở của các nhóm lợi ích.
Lời thề trung thành với Đảng Cộng sản của tôi đã bị thực tế đau đớn thẳng thừng phủ nhận.
Đảng và những người như tôi, tất cả đều sinh ra từ nhân dân và vì nhân dân. Nhưng một khi Đảng đã không còn đại diện cho quyền lợi của đại đa số người dân, vì sao chúng tôi phải tiếp tục trung thành với Đảng?
Có sinh có diệt, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản ắt phải thấy quy luật trời đất đó đang ứng nghiệm vào chính họ. Bởi thái độ vô cảm, vô trách nhiệm và tư tưởng tư hữu bất chấp dân sinh, rất nhiều đảng viên cao cấp đã đẩy xã hội vào tâm thế phản lại ý nghĩa thiêng liêng của Tổ quốc.
Đã đến lúc những người như tôi cần nhận chân rằng vai trò của Đảng Cộng sản không phải là vĩnh viễn. Cũng không thể gìn giữ lòng trung thành tuyệt đối với một lý tưởng chỉ còn là câu chữ cửa miệng.
Không nhằm mục đích chống Đảng, tôi thành tâm cho rằng thái độ từ bỏ Đảng Cộng sản là một trong những con đường ngắn nhất để gần gũi hơn với nhân dân và quyền lợi người nghèo.
Trong tận cùng tâm thức, một công dân tốt có ý nghĩa hơn nhiều so với một đảng viên tồi.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
Địa chỉ: 298/4 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1, Quận Tân Bình, TP. Hồ
Chí Minh
ĐT: 01235459338
Email: vietleminhquan@gmail.com
ĐƠN XIN RA ĐẢNG
Kính gửi:
Đảng ủy Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM
Tôi là Phạm Chí Dũng, đảng viên từ năm 1993, hiện công tác và sinh
hoạt đảng tại Viện Nghiên cứu phát triển, trực thuộc Ủy ban nhân dân TP.HCM.
Tôi làm đơn này đề nghị Đảng ủy Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM
hướng dẫn thủ tục và giải quyết cho tôi được ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lý do: Tôi tự nhận thấy Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục
vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân, và điều đó đi ngược với tôn chỉ mục
tiêu ban đầu của Đảng cùng lời thề của tôi khi vào Đảng. Do vậy tôi không còn
phù hợp với vai trò và nghĩa vụ một đảng viên trong Đảng Cộng sản.
Trân trọng.
Ngày 5 tháng 12 năm 2013
Người làm đơn
Phạm Chí Dũng
–
* Mời xem thêm: Thêm một đảng viên từ bỏ đảng Cộng sản (RFA).
Thêm một đảng viên từ bỏ đảng Cộng sản
Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-12-05
2013-12-05
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Màn hình máy tính của nhân viên nhà nước, ảnh
minh họa.
AFP photo
Vừa có thêm một đảng viên Cộng sản tại Việt Nam
công khai từ bỏ đảng. Đó là ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập, người vào
đảng từ năm 1993. Lý do ông nêu ra là Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục
vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân. Gia Minh hỏi chuyện ông và ông cho
biết:
Tôi cũng đau khổ khi nghĩ đến chuyện này anh
ạ.Vấn đề là người ta đã đau khổ nhiều năm và còn lại những đau khổ thì vẫn phải
tiếp tục nỗi đau khổ để chiêm nghiệm trong tương lai còn có những đau khổ tiếp
nối nào. Khi phải bỏ Đảng Cộng sản đối với tôi đó là sự đau nhức giống như là
anh Hiếu Đằng, anh ấy cũng rất buồn.
Chiều nay, chúng tôi vào thăm anh ấy ở trong
bệnh viện 115. Anh ấy đang bị cơn bạo bệnh ung thư tiền liệt tuyến hành hạ mà
bác sĩ thì bảo là khó rồi. Khi thấy anh ấy nói về quá khứ, về hiện tại và cả
tương lai mà giọng anh ấy nghèn nghẹn, không rõ nữa và ngân ngấn nước mắt. Lúc
đó thì tôi có quyết định ngay. Từ bỏ không phải vì một công thức nhất thời mà
tôi đã suy nghĩ từ lâu. Tôi làm điều đó và mong muốn cũng như anh Hiếu Đằng là
mọi người còn có cốt cách, còn có lương tâm, còn có suy nghĩ, nhìn lại để thấu
hiểu đằng sau, điều gì, nguyên nhân nào, những nguồn cơn nào đã đẩy đất nước
đến tình trạng ngày hôm nay.
Quá xấu, quá tệ, quá suy đồi. Tất cả mọi thứ đều
xuống cấp một cách trầm trọng. Thật sự tôi cũng cầu mong những người Việt ở hải
ngoại như các anh thấu hiểu được phần nào tâm trạng của người dân ở Việt Nam,
một đất nước khốn khổ như thế nào - khó khăn từ kinh tế, suy thoái đến đạo đức.
Vậy ai làm ra những điều đó?
Không còn ai khác ngoài sự lãnh đạo toàn diện
của đảng thôi. Đảng chỉ đạo làm được cái gì? Trong khi đó, người ta chấp nhận
những đối trọng chính trị có phải tốt hơn không. Người ta có cơ chế tam quyền
phân lập và đồng thời cơ chế này có thể giám sát người dân từ ngoài xã hội đến
trong nội bộ để làm tốt hơn. Những người đảng viên cần nhận thức ra điều đó để
thấy là đã đến lúc cần phải có cơ chế mới thay cho cơ chế cũ.
Ai sẽ quyết định số phận của ĐCS
Gia Minh: Như ông nói cái việc này cũng đã được ấp ủ suy nghĩ từ
lâu nay và cần phải có một cơ chế mới thay thế cho cái cũ. Theo ông thì cơ chế
như thế nào có thể đáp ứng được cho tình hình hiện nay mà mọi người cần nên
theo ạ?
Ông Phạm Chí Dũng: Dứt khoát là phải có đối trọng về mặt
chính trị. Có điều là đối trọng như thế nào, đó là cơ chế hoàn toàn sương mù
trong thời điểm hiện nay tại Việt Nam. Cho đến lúc này thì nhà nước Việt Nam
mới đặt ra vấn đề nhà nước pháp quyền nhưng vẫn chưa thừa nhận chuyện tam quyền
phân lập. Không tam quyền phân lập thì làm sao có được nhà nước pháp quyền.
Thực ra chỉ là trò chơi chữ để người ta kéo dài thời gian. Kéo dài thời gian
thì được lợi cho ai? Chẳng được lợi cho ai cả, lẫn nhà nước và người dân. Tất
cả đều khủng hoảng từ xã hội đến kinh tế trong những năm sắp tới. Tất cả đều bị
kéo theo. Vì vậy vấn đề là cần phải hành động ngay, cần phải giải quyết ngay.
Rất may mắn là Việt Nam đã có một tiền lệ đó là kịch bản Myanmar.
Vấn đề đặt ra là Myanmar có thuận tiện, thuận
lợi và những ứng lợi nào đối với Việt Nam trong thời gian tới. Chính lãnh đạo
nhà nước Việt Nam cần rút ra điều đó vì kết quả của Myanmar đã thấy rõ rằng
chính quyền tổng thống Thein Sein gần như không mất gì cả. Họ giữ nguyên được
quyền lực, quyền lợi và những chiến công mà không gặp phải sự phản đối của cộng
đồng Myamar ở nước ngoài.
Tôi cho là giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam đã
biết tự quyết định số phận của họ, ngay từ bây giờ chứ không phải là dân chúng,
nhưng trong những năm tới thì chính dân chúng sẽ là người quyết định số phận
của họ.
- Ông Phạm Chí Dũng
- Ông Phạm Chí Dũng
Họ chỉ cần thêm một chút dân chủ và nhân quyền
cho người dân mà thôi. Những người lãnh đạo Việt Nam nên nhìn đó để có được
phương án và giải pháp tối ưu cho Việt Nam trong thời gian sắp tới. Còn lại như
thế nào thì tùy thuộc vào bản lĩnh và trí khôn của họ. Tuy nhiên tôi e rằng
trong hoàn cảnh này thì khó có thể có được sự sáng tạo đột biến nào trong giới
lãnh đạo chính trị của Việt Nam
Người dân TPHCM ngồi dưới những panô tuyên
truyền cho đảng và bác Hồ hôm 19/11/2013. AFP photo
Gia Minh: Vừa qua thì giới nhân sĩ trí thức cũng như một
số tầng lớp người dân đã có ý kiến nhưng qua việc sửa đổi hiến pháp thì tất cả
những ý kiến đều đã được không nghe. Vậy ông có thấy cần phải có những mức độ
như thế nào nữa thì mới có thế tác động để có được mọi người đang mong đợi,
thưa ông?
Ông Phạm Chí Dũng: Không cần điều gì nữa anh ạ vì bản hiến
pháp đã đóng khung và đã được đồng thuận 98%. Tuyệt đại đa số như vậy cho thấy
Quốc hội không còn của dân, do dân và vì dân nữa. Đó không còn là đại diện do
người dân bầu ra nữa. Tôi cho đó là tiền đề chấm dứt cho một triều đại. Vì thế
sự kiến nghị đối với chính phủ, đối với nhà nước Việt Nam hiện nay không còn
quá cần thiết nữa.
Đặc biệt những vấn đề liên quan đến những vấn đề
trọng yếu như là hiến pháp thì không có gì thay đổi cả. Điều này cho thấy một
sự bảo thủ gần như là tuyệt đối và như vậy có thể dẫn đến cực đoan. Theo qui
luật thì tất cả những gì cực đoan đều có thể nhanh chóng dẫn đến sự sụp đổ,
càng cực đoan thì càng sụp đổ nhanh chóng.
Tôi cho là giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam đã
biết tự quyết định số phận của họ, ngay từ bây giờ chứ không phải là dân chúng,
nhưng trong những năm tới thì chính dân chúng sẽ là người quyết định số phận
của họ. Còn giới nhân sĩ trí thức Việt Nam thì tôi cho là những vấn đề mà họ
kiến nghị những tâm thư, những tâm huyết thư mà họ kiến nghị thì sắp tới thì
chỉ có thể là chữa cháy thôi. Chữa cháy thì vẫn phải làm vì nhờ vào đó người
dân sẽ hiểu, biết thêm thông tin. Đặc biệt là tầng lớp dân chúng, họ là những
nạn nhân về môi trường và thiệt thòi về đất đai....Họ hiểu thêm và biết thêm về
cách thức để đấu tranh để bảo vệ quyền sinh tồn, quyền sống của mình, đặc biệt
là vấn đề nhân quyền mà vừa qua nhà nước Việt Nam đã chính thức tham gia vào
Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Chính yếu là người dân. Và từ đó kết
tựu với nhau để tạo ra những tiền đề, những manh nha hầu mong có thể dẫn đến
một mô hình nào đó, một mảnh ghép nào đó của xã hội dân sự Việt Nam trong tương
lai.
Liệu có ánh sáng cuối đuờng hầm?
Gia Minh: Những hành động như là công khai ra khỏi đảng Cộng sản
Việt nam rồi kêu gọi thành lập xã hội dân sự...theo ông thì cần có thêm những
gì và thời gian bao lâu nữa thì mọi người có thể đoàn kết chung tay để đạt được
những điều mong muốn lâu nay, thưa ông?
Ông Phạm Chí Dũng: Tôi thấy cần có một sự kết đoàn anh
ạ.Chúng ta cần có một vòng tay lớn giữa những tầng lớp nhân sĩ trí thức và
người dân. Điều đặc biệt là không nên bỏ qua thành phần trí thức trong đảng. Đó
là nguồn lực và nhân lực chính có thể làm dịch chuyển cả một quả núi bị trì trệ
như hiện nay. Tôi muốn nói là năm 2013 là một năm đặc biệt, khác hẳn với những
năm trước. Khởi đầu của năm nay là nhóm kiến nghị 72 với những kiến nghị động
trời liên quan đến những vấn đề nhạy cảm đặc biệt là liên quan đếnay đổi hiến
pháp mà trước đây chưa từng xảy ra. Cho đến cuối năm tôi hy vọng thấy điều được
coi là phát pháo hiệu nổ ra được coi là của anh Lê Hiếu Đằng khi anh ấy từ bỏ
đảng Cộng sản Việt Nam thì sẽ có một cơn sóng nhỏ dẫn đến một rừng sóng trí
thức đảng viên của đảng và người ta tự quyết định xem người ta còn có trách
nhiệm đối với đảng hay là nên có trách nhiệm đối với nhân dân. Nếu những cơn
sóng nhỏ kết tụ lại với nhau thì có thể dẫn đến một cơn sóng lớn và nó sẽ tốt
hơn cho xã hội dân chủ của Việt Nam trong tương lai. Theo tôi thì ít nhất là
hai năm nữa mới có thể nhìn ra được ánh sáng.
Gia Minh: Trong giờ khắc mà có những trăn trở và khắc khoải và phải
đi đến một quyết định mà ông cho rằng là đau khổ như thế thì ông còn có những
tâm tư muốn chia sẻ gì với mọi người ạ?
Nếu những cơn sóng nhỏ
kết tụ lại với nhau thì có thể dẫn đến một cơn sóng lớn và nó sẽ tốt hơn cho xã
hội dân chủ của Việt Nam trong tương lai. Theo tôi thì ít nhất là hai năm nữa
mới có thể nhìn ra được ánh sáng.
- Ông Phạm Chí Dũng
- Ông Phạm Chí Dũng
Ông Phạm Chí Dũng: Tâm tư thì tôi sẽ nói hết trong bức tâm
thư nhưng điều mà tôi muốn nói thêm là các bạn trẻ ở lứa tuổi 20, 30 họ có thể
lớn hơn nhiều. Những bạn trẻ đó có thể đã vào đảng, chưa vào đảng hoặc là đang
cảm tình đảng hoặc đang được vận động vào đảng thì những bạn trẻ đó nên có
những suy nghĩ và nhìn nhận lại. Vấn đề là thế này: chúng ta không chống đảng,
chúng tôi ở trong nước chúng tôi không chống đảng nhưng chúng tôi nhìn nhận lại
đảng xem là vai trò của đảng còn xứng đáng trong hiện tình đất nước như thế này
hay không. 38 năm sau ngày đất nước thu về một mối, chưa bao giờ tình hình lại
bi đát như hiện nay. Điều đó thì nguồn cơn tại ai, từ đâu.
Các bạn trẻ thế hệ sau này lớn lên sẽ tiếp quản
đất nước trong tương lai và các bạn cũng phải trả nợ cho đất nước trong tương
lai. Đó là nợ công mà hiện nay ít nhất đã lên đến % GDP. Do vậy các bạn
cũng nên xem xét lại chọn lực như thế nào cho xứng đáng: chọn lựa đảng cộng sản
hay chọn lựa điều gì tốt đẹp hơn. Tôi không muốn nói là một đảng phái khác vì
hiện nay chỉ có đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên ngoài đảng cộng sản ra bạn
còn có thể lựa chọn điều gì khác? Các bạn có thể lựa chọn nhân dân hoặc các bạn
có thể lựa chọn điều gì đó đại diện cho nhân dân chẳng hạn như Xã hội Dân sự,
bất cứ điều gì có thể làm nên dân chủ ở Việt Nam thay vì một chế độ đóng kín.
Gia Minh: Chân thành cảm ơn ông phạm Chí Dũng đã dành cho quý thính
giả của đài Á châu Tự do cuộc nói chuyện này mặc dầu lúc này đã là 1:05AM rồi.
Một lần nữa xin chúc ông khỏe ạ.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment