Tuesday, December 3, 2013

Tiếng nói từ trong nước: Quốc hội nên giải tán


 

 

Chuyên gia LHQ kêu gọi VN mở rộng quyền tự do tư tưởng cho người dân


Bà Shaheed nói nhà cầm quyền Hà Nội nên mở rộng không gian cho người dân bộc lộ quan điểm.

Bà Shaheed nói nhà cầm quyền Hà Nội nên mở rộng không gian cho người dân bộc lộ quan điểm.

 

02.12.2013

Một chuyên gia về nhân quyền của Liên hiệp quốc tuyên bố đã đến lúc chính phủ Việt Nam phải bảo đảm quyền tự do bày tỏ tư tưởng của công dân, nhằm ngăn chặn tình trạng các nghệ sĩ bị trừng phạt, sách nhiễu hay bị giam giữ tùy tiện.

Lời kêu gọi được Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về các Quyền văn hóa, bà Farida Shaheed, đưa ra sau chuyến đi thực tế đầu tiên đến Việt Nam từ ngày 18 đến 29/11 nhằm nghiên cứu những biện pháp được chính quyền thực hiện để người dân có thể thụ hưởng đầy đủ các quyền văn hóa trong nước.

Bà Shaheed nói nhà cầm quyền Hà Nội nên mở rộng không gian cho người dân bộc lộ quan điểm kể cả quyền tự do biểu đạt nghệ thuật và tự do học thuật, đồng thời phải đảm bảo cho dân có thể đóng góp tri thức vào sự phát triển của đất nước.

Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về các Quyền văn hóa, bà Farida Shaheed

Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về các Quyền văn hóa, bà Farida Shaheed

Bà Shaheed cũng bày tỏ quan ngại vì Việt Nam thiếu vắng các nhà xuất bản tư nhân làm giới hạn phạm vi để những tiếng nói độc lập được nghe thấy và chỉ cho sử dụng một bộ sách giáo khoa lịch sử duy nhất trong học đường.

Thông cáo báo chí của Liên hiệp quốc tại Việt Nam dẫn lời bà Shaheed nhấn mạnh việc dạy lịch sử cần khuyến khích tư duy phê phán-phân tích-tranh luận, như khuyến nghị bà đã nêu trong báo cáo gần đây nhất trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc hồi tháng 8 năm nay.

Dẫn ra các trường hợp nghệ sỹ bị kết tội theo điều 88 Bộ Luật Hình sự vì “tuyên truyền chống nhà nước”, chuyên gia nhân quyền Liên hiệp quốc nói bà thật tâm hy vọng Việt Nam xem lại các chính sách trong việc đảm bảo quyền tự do biểu đạt nghệ thuật và sáng tạo của công dân, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.

Vẫn theo lời bà Shaheed, đã đến lúc những tiến bộ về xoá đói giảm nghèo và kinh tế của Việt Nam cần được bổ sung bằng việc tăng cường không gian cho dân tranh luận công khai và biểu đạt các tiếng nói đa dạng trên con đường phát triển đất nước.

Trong chuyến thăm 12 ngày, Báo cáo viên Đặc biệt Shaheed đã đặt chân tới Hà Nội, Sài Gòn, Hội An, Sa Pa, Đà Nẵng, Quảng Nam, và Lào Cai, gặp gỡ các thành phần trong xã hội dân sự và các giới chức nhà nước.

Bà Shaheed sẽ trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc báo cáo đầy đủ về chuyến đi và những khuyến nghị đối với Hà Nội trong năm 2014.

Chuyến đi của bà Shaheed diễn ra 1 tuần sau khi Việt Nam trúng cử trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hôm 12/11 giữa những chỉ trích mạnh mẽ của giới bảo vệ nhân quyền quốc tế về hồ sơ nhân quyền xuống dốc của Hà Nội.

Trong số các nghệ sĩ đang bị Việt Nam cầm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ có trường hợp của hai nhạc sĩ được cộng đồng quốc tế lưu ý, Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình.

 


 

 

 

Tiếng nói từ trong nước: Quốc hội nên giải tán


Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-12-02

Một buổi họp Quốc hội tháng 11, 2013 tại Hà Nội

Một buổi họp Quốc hội tháng 11, 2013 tại Hà Nội

AFP


Quốc hội Việt Nam vừa thông qua bản Hiến pháp mới, trong đó những điều quan trọng vẫn giữ như cũ, đó là Đảng cộng sản vẫn là đảng lãnh đạo duy nhất, đất đai vẫn thuộc sỡ hữu toàn dân. Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng cho rằng Quốc hội Việt nam nên được giải tán. Từ Hà nội anh Nguyễn Lân Thắng cho Kính Hòa biết như sau,

Nguyễn Lân Thắng: Việc tôi đề đề xuất giải tán Quốc hội đòi hỏi một lộ trình rất là dài. Quốc hội hiện nay không đáp ứng được nguyện vọng của rất nhiều quần chúng. Rất nhiều người không tán thành việc Hiến pháp được thông qua. Cái việc đòi Quốc hội giải tán chỉ là cái ý thôi, cái quan trọng là người Việt nam cần phải làm sao thay đổi, sửa đổi làm sao cho các sinh hoạt chính trị được tự do và người dân được quyền tự quyết các công việc của đất nước.

Kính Hòa: Có một lộ trình cụ thể nào từ cái ý tưởng giải tán quốc hội này mà anh đề ra không?

Nguyễn Lân Thắng: Việc giải tán Quốc hội là một chuyện rất lâu dài, đòi hỏi sự liên kết và hành động của nhiều người dân. Mà việc đầu tiên là bất tuân dân sự. Người dân thể hiện sự bất tuân dân sự bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như nhà nước cấm nói đến cái gì đó thì mình cứ nói, hay là có những nhân vật mà nhà nước cho là chống phá gì đấy, thì mình cứ nêu gương…Có rất nhiều cách khác nhau mà người dân có thể làm một cách rất là dễ dàng.

Giải tán Quốc hội đòi hỏi một lộ trình rất là dài. Quốc hội hiện nay không đáp ứng được nguyện vọng của rất nhiều quần chúng. Rất nhiều người không tán thành việc Hiến pháp được thông qua. Cái việc đòi Quốc hội giải tán chỉ là cái ý thôi, cái quan trọng là người VN cần phải làm sao thay đổi, sửa đổi cho các sinh hoạt chính trị được tự do

Ông Nguyễn Lân Thắng

...Giải tán Quốc hội đòi hỏi một lộ trình rất là dài. Quốc hội hiện nay không đáp ứng được nguyện vọng của rất nhiều quần chúng. Rất nhiều người không tán thành việc Hiến pháp được thông qua. Cái việc đòi Quốc hội giải tán chỉ là cái ý thôi, cái quan trọng là người VN cần phải làm sao thay đổi, sửa đổi cho các sinh hoạt chính trị được tự do

Kính Hòa: Xin hỏi anh Thắng câu cuối là vừa rồi khi Hiến pháp được thông qua, có nhiều ý kiến của giới trí thức trong nước như là của Giáo sư Tương lai, nói rằng trong tình hình thực tế hiện nay thì việc đó không làm ngạc nhiên, và trong số hơn 90% bấm nút thông qua Hiến pháp đó thì cũng có những người không hài lòng, nhưng mà tình hình buộc người ta làm như thế, và sau này cũng có thể là chính những người đó, trong những điều kiện khác, sẽ không đồng ý với sự thông qua Hiến pháp một cách độc đoán như vậy. Anh thấy thế nào?

Nguyễn Lân Thắng: Tôi cũng nghĩ rằng đại biểu quốc hội họ cũng có bị những sức ép nhất định. Nhưng mà tôi không đồng tình với ý kiến cho rằng những người đó sẽ có thể làm thay đổi tình hình chính trị tại Việt Nam, bởi vì họ là những người mà quần chúng mất hết sự tin tưởng. Cá nhân tôi cho rằng phải có một sự thay đổi, chuyển đổi lớn trong phong trào của quần chúng, một phong trào xã hội dân sự thì mới mong có sự chuyển đổi trong chính trường Việt Nam.

Kính Hòa: Cám ơn anh Thắng về buổi phỏng vấn này.


 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link