Tuesday, December 3, 2013

Chính Phủ VN: Tiếp Tay Cho Thế Lực Bóc Lột Lao Động Việt Nam tại Đài Loan


 

Những điều chúng ta cần làm


 

Phiên họp của Ðại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva.

Phiên họp của Ðại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva.

Trịnh Hội

02.12.2013

Tất nhiên tôi cũng biết có rất nhiều điều chúng ta cần làm. Và mỗi người cuối cùng đều phải quyết định điều gì cần phải làm ngay và điều gì có thể gác sang một bên đợi đến khi rảnh rỗi làm tiếp. Nhưng hôm nay tôi muốn nhắc đến một vấn đề - liên quan đến hai chữ Việt Nam – mà tôi nghĩ ai cũng cần phải làm ngay. Đặc biệt là đối với những người còn quan tâm đến tình trạng nhân quyền ở trong nước và chúng ta có thể làm gì để cải thiện nó.

Đó là việc Việt Nam sẽ phải ra điều trần trước Liên Hiệp Quốc ở Geneva vào ngày 28 tháng 1 năm 2014 sắp tới. Theo đúng tiến trình Universal Periodic Review (UPR) mỗi 4 năm mới có một lần như tôi đã trình bày trước đây.

Đây là một cơ hội hy hữu để các tiếng nói của công dân và các tổ chức xã hội dân sự được lắng nghe một cách chính thức và có hệ thống hẳn hoi ngay tại diễn đàn lớn nhất và có sự tham dự của tất cả các nước. Đặc biệt là phần trình bày của nước phải điều trần trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà chính họ cũng vừa mới được gia nhập: Việt Nam.

Đương nhiên vào ngày 28 tháng 1 đại diện cho Việt Nam sẽ thông cáo cho cả thế giới biết rằng chính phủ Việt Nam đã đạt được những thành tích lẫy lừng về nhân quyền đến độ nào. Họ cũng sẽ cố chứng minh cho thấy trong 4 năm vừa qua chính phủ Việt Nam đã và đang tiếp tục ủng hộ và bảo vệ quyền làm người của mọi công dân đến ngần nào. Và thế thì làm gì có cái gọi là tù nhân lương tâm Việt Nam!

Nhưng sự thật có phải vậy không?

Cả tôi và bạn thừa biết.

Giáo dân Thái Hà ở Hà Nội thắp nến cầu nguyện cho Luật sư Lê Quốc Quân.Giáo dân Thái Hà ở Hà Nội thắp nến cầu nguyện cho Luật sư Lê Quốc Quân.

Đã đến lúc chúng ta không chỉ lên các báo, đài tiếng Việt, các trang mạng truyền thông xã hội để nói cho nhau nghe về những điều tàn tệ đang xảy ra ở Việt Nam. Một nhà giáo Đinh Đăng Định đang bị ung thư nhưng vẫn phải ngồi tù vì tội “tuyên truyền”. Một Lê Quốc Quân và những tù nhân khác đang tiếp tục bị ngược đãi vì không được phép có luật sư đại diện làm kháng cáo mà phải tự biên, tự viết trong ngục tù trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị xử, theo đúng Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự hiện hành.

Những sự thật hiển nhiên như vậy. Những điều luật mơ hồ, bất cập. Một hệ thống pháp lý từ trên xuống dưới phải phục tùng Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tất cả cần phải được trình bày cho cả thế giới nghe.

Một cách bài bản. Có hệ thống. Và hoàn toàn từ tốn.

Đã đến lúc chúng ta không thể và không chỉ nói cho nhau nghe. Để sau đó tất cả đều phải nhẫn nhịn, không dám lạm bàn.

Vì đây là một cơ hội hiếm có và cũng là điều mà ai cũng có thể làm được.

Đối với những anh em trong nước, các bạn có thể đích thân tìm đến các toà đại sứ ở Hà Nội để thông báo cho họ về điều này. Chưa hẳn ai cũng biết sáng ngày 28 tháng 1 sắp tới đây là phần điều trần của Việt Nam ở Geneve. Cũng chưa hẳn họ biết là chúng ta cần họ làm gì.

Đối với các cá nhân, hội đoàn ở hải ngoại, chúng ta nên phát động một phong trào vận động các nước thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, liên lạc, tiếp xúc với họ để nói lên, thứ nhất, những gì đã xảy ra ở Việt Nam trong 4 năm qua. Và thứ hai, quan trọng hơn, yêu cầu họ đặt thẳng vấn đề với chính phủ Việt Nam. Điều gì họ hứa họ sẽ làm và điều gì họ sẽ chối bỏ. Ít nhất ra thế giới cũng sẽ có cơ hội thấy được bộ mặt thật của nhà cầm quyền Hà Nội.

Nếu làm được như vậy tiếng nói của chúng ta, của những người đang thật sự quan tâm về tình trạng nhân quyền ở quê nhà, sẽ được đi xa hơn, được nhiều người nghe hơn và chắc chắn sẽ trở thành tiếng nói chính thức ngay tại buổi điều trần sáng ngày 28 tháng 1 năm 2014.

Riêng đối với VOICE và các tổ chức phi chính phủ đang cùng hợp tác, chúng tôi sẽ cùng đưa ra 4 Đề nghị (Recommendations) sau:

1.   Việt Nam huỷ bỏ những điều khoản mơ hồ và bất cập trong Bộ Luật Hình Sự theo đúng các quy ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Đặc biệt là các điều khoản liên quan đến an ninh quốc gia như điều khoản 79 (hoạt động lật đổ nhà nước), 88 (tuyên truyền chống phá chế độ) và 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ làm tổn hại lợi ích nhà nước).

2.   Việt Nam sửa đổi và ban hành luật công nhận quyền của tất cả mọi công dân được xét xử công bằng và được luật sư bảo vệ ngay từ lúc bị bắt cho đến khi hồ sơ kết thúc mà không cần phải xin phép bất kỳ một tổ chức hay toà án nào.

3.   Việt Nam tôn trọng và tạo điều kiện cho mọi công dân tham gia vào các hoạt động xã hội dân sự theo như các biểu quyết của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua mà Việt Nam giờ là thành viên.

4.   Việt Nam thực thi những cam kết mà chính họ đã hứa vào năm 2009 trong tiến trình UPR đầu tiên nhưng trong 4 năm vừa qua họ đã không thực hiện.

Đọc đến Đề nghị 4 chắc có lẽ một số bạn sẽ ồ lên bảo: năm 2009 tụi nó cũng hứa đó mà có làm đâu. Vậy thì tiếp tục vận động để làm gì, mất cả công lẫn của?

Thưa bạn, nếu nghĩ như thế thì chúng ta sẽ không thể tranh đấu để thay đổi được bất kỳ điều gì trong xã hội. Chúng ta phải làm vì chúng ta không còn một sự lựa chọn nào khác. Thứ nhất, chúng ta phải nói thay cho những người không có tiếng nói hiện đang phải ngồi tù. Thứ hai, chúng ta phải nói để thế giới biết được sự thật về những gì đang xảy ra ở quê hương chúng ta. Và thứ ba chúng ta phải nói vì đó là điều cần phải làm.

We do it because it’s the right thing to do.

Thế không biết có ai muốn cùng tôi đi vận động không nhỉ?

 

Blog / Trịnh Hội

 

 

 

Nghị Định 95 của Chính Phủ VN: Tiếp Tay Cho Thế Lực Bóc Lột Lao Động Việt Nam tại Đài Loan


Minh Tâm




Ngày 22 tháng 08 năm 2013, Chính Phủ Việt Nam đã ban hành Nghị Định Số: 95/2013/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Trong đó, Quy định đưa người lao động Việc Nam đi làm việc ở nước ngoài tồn tại nhiều điều bất cập, đặc biệt là những quy định về hình thức xử phạt, mức xử phạt đối với người lao động đi làm ở nước ngoài:

 

Chương IV, Điều 35, khoảng 2 quy định phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với lao động “Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.”

 

Câu hỏi mà chúng ta cần đặt ra ở đây là dựa vào đâu mà Chính Phủ đưa ra mức phạt hành chính nặng như vậy? Chính Phủ có hay không đứng trên lập trường của những người lao động nghèo để suy nghĩ và đưa ra quyết định trên? Chính Phủ có trả lời được câu hỏi vì sao người lao động bỏ trốn hay không?

 

Chính sách đưa người lao động đi làm ở nước ngoài của chính phủ Việt Nam là nhằm mục đích giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước v.v. Từ năm 1998, lựa chọn thông qua các công ty mô giới để được đi lao động ở các nước có nền Công nghiệp phát triển như Đài Loan, Nhật, Hàn, CH. Séc… là con đường thoát ly sự nghèo khó của nhiều người lao động Việt Nam.

 

Thế nhưng, trên thực tế, do người lao động phải trả chi phí mô giới quá cao, họ thường lâm vào tình trạng nợ nần nhiều năm. Do vậy họ dễ dàng bị rơi vào tình trạng bị cưỡng ép lao động ở các nước tiếp nhận lao động. Họ sống và làm việc như những nô lệ thời Trung Cổ. Trong khi đó, người lao động không nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại các nước tiếp nhận người lao động khi người lao động bị xâm phạm quyền lợi.

 

Nước nhận lao động Mức quy định/người Mức thu trên thực tế/người

 

Taiwan 4.500 USD 5.000 - 7.000 USD 

Japan 4.000 USD 5.000 - 10.000 USD 

South Korea 1.500 - 2.700 USD 3.000 USD - 4.000 USD

 

Biểu giá quy định và mức thu vượt phổ biến theo thống kê của Báo Tuổi Trẻ (19/02/2013)

 

Với đa số người lao động, họ cố gắng vay mượn và bỏ ra một số tiền lớn như vậy để được đi làm ở nước là với hi vọng được làm việc trong điều kiện an toàn, khỏe mạnh, có mức lương cao hơn ở Việt Nam. Không một người lao động nào mong muốn sẽ trở thành một “người bất hợp pháp.” Vậy thì nguyên nhân vì sao người lao động bỏ trốn?

 

Thứ nhất, như chúng tôi đã nêu trên, chi phí mô giới để được đi lao động ở nước ngoài trên thực tế các công ty mô giới thu là quá cao. Hiện tượng này đã được các NGOs giúp đỡ công nhân Việt Nam ở nước ngoài phổ biến, các cơ quan báo chí trong và ngoài nước phản ánh. Thế nhưng, cho đến nay, hiện tượng các công ty mô giới lộng hành, bát nháo phí mô giới vẫn chưa được khắc phục.

 

Thứ hai, người lao động, sau khi rời Việt Nam, họ bị mô giới Việt Nam bỏ rơi, chối bỏ hết trách nhiệm mà đáng lý ra, theo quy định của pháp luật Việt Nam, các công ty mô giới Việt Nam phải chịu trách nhiệm. Chính Phủ Việt Nam đã làm gì? Hơn nữa, trên đất khách, người lao động hoàn toàn không có sự bảo vệ của Chính Phủ Việt Nam:

 

Việt Nam vẫn duy trì vị trí tùy viên lao động ở 9 quốc gia tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất, nhưng lại không có sứ quán ở một số nước nơi có những báo cáo về nạn mua bán người Việt Nam. Tại một số quốc gia có đại sứ quán của Việt Nam, các cán bộ ngoại giao còn phản ứng chưa thỏa đáng trong việc bảo vệ người lao động di cư, và Chính phủ xác nhận rằng các cán bộ ngoại giao chưa được tập huấn đầy đủ và giám sát về vấn đề này. Chính phủ không công bố số liệu về các trường hợp trong đó cán bộ lãnh sự quán hoặc cán bộ ngoại giao đã xác định hoặc hỗ trợ người Việt Nam bị cưỡng ép lao động tại nước ngoài. Các quy định của Chính phủ không cấm các công ty tư nhân giữ hộ chiếu của người lao động ở nước tiếp nhận lao động, và các công ty Việt Nam cũng đã giữ giấy thông hành của người lao động, đây được coi là một hành vi tiếp tay cho nạn mua bán người. Mặc dù về nguyên tắc người lao động có quyền khởi kiện các công ty xuất khẩu lao động, nhưng trên thực tế không có dấu hiệu nào cho thấy các nạn nhân được bồi thường tại các tòa án Việt Nam trong các vụ kiện này.” (Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, 2013)

 

Thứ ba, trong nhiều trường hợp (ở đây, chúng ta lấy ví dụ của người Việt đi lao động ở Đài Loan) người lao động Việt Nam không chỉ chịu sự áp đặt và bóc lột của cả các công ty mô giới và chủ thuê, theo các NGOs giúp đỡ công nhân nước ngoài tại Đài Loan, các công ty mô giới kết hợp với chủ thuê để cố tình ép người lao động bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tiền cọc chống trốn chạy của người lao động.

 

Thứ tư, tại nước tiếp nhận lao động, người lao động phải tuân theo những quy định về luật pháp dành cho người lao động nước ngoài - công nhân cổ xanh, của nước họ đang làm việc. Chưa phải nói đến vấn đề kỳ thị văn hóa trong đời sống hằng ngày mà người lao động phải chịu đựng, họ còn bị kỳ thị và phân biệt đối xử ngay trong các điều luật của chính phủ nước nhận lao động. Thí dụ, Chính Phủ Đài Loan đưa ra chính sách tuyển lao động nước ngoài đến Đài Loan là việc không phải vì lý do Đài Loan thiếu hụt nguồn lao động, mà Đài Loan thiếu lao động trong các ngành nghề thuộc nhóm 3D (Dirty, Dangerous and Demeaning – Bẩn thiểu, Nguy hiểm, Hạ thấp phẩm giá), những ngành nghề mà công nhân bản địa không tình nguyện làm.

 

Nay, Chính Phủ Việt Nam không đứng trên lập trường bảo vệ quyền lợi của người lao động để giải quyết vấn đề. Chính Phủ chưa tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân của hiện tượng chạy trốn của các lao động Việt Nam ở nước ngoài. Ngược lại, chính phủ Việt Nam lại đưa ra mức phạt hành chính cao hơn mức phí mô giới người lao động phải đóng theo quy định. Trong khi đó, các công ty mô giới mới thực sự là đối tượng đáng bị thanh trừng chứ không phải người lao động nghèo khổ. Trong khi đó, nếu chúng ta đem so sánh mức phạt với mức lương tối thiểu của một người lao động trong nước 1.150.000/ tháng thì hình phạt công nhân bỏ trốn thực sự không giải quyết được vấn đề mà sẽ tiếp tay dung dưỡng chế độ “nô lệ lao động”.

 

Quy định mới này, chỉ có thể uy hiếp tinh thần của người lao động, đẩy người lao động vào thế tiến thoái lưỡng nan, tiếp tục chấp nhận nằm trong tình trạng bị cưỡng ép lao động.

 

Nói cách khác, quy định mới với mức phạt hành chính cao như thế này, Chính Phủ Việt Nam chẳng phải đang tiếp tay cho các công ty mô giới tiếp tục lộng hành?

 

Người lao động không tình nguyện làm nô lệ, họ không còn con đường nào khác nên mới chọn con đường chạy trốn. Nay, với mức phạt bất hợp lý này, người lao động có con đường nào khác là chấp nhận tình trạng bị cưỡng ép lao động? Như vậy chẳng phải Chính Phủ Việt Nam đã vi phạm Nhân Quyền?

 

Theo linh mục Nguyễn Văn Hùng, người nhiều năm làm việc và giúp đỡ các nạn nhân bị cưỡng ép lao động ở Đài Loan, Cha cho biết, điều mà chính phủ Việt Nam cần làm bây giờ để khắc phục tình trạng chạy trốn của công nhân làm việc ở nước ngoài là:

 

 Học hỏi các nước Đông Nam Á khác như Philippine, thu phí mô giới với mức phù hợp.

 

 Đào tạo, trang bị người lao động với những kiến thức cần thiết để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của chính người lao động trước khi đi làm ở nước ngoài.

 

 Kết hợp với chính phủ Đài Loan, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ứng phó cho người lao động khi người lao động rơi vào trường hợp bị bóc lột hay cưỡng ép lao động.

 

 Hợp tác với các Tổ Chức Phi Chính Phủ, Tôn giáo tại các nước có lao động người Việt, như Giáo Hội Công Giáo Giáo Phận Tân Trúc Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Cô Dâu Việt Nam, Trung Tâm Hy Vọng, Hiệp Hội Lao Động Quốc Tế Đài Loan, v.v… để lấy tư liệu các công ty môi giới Việt Nam vi phạm quy định chính phủ, đưa ra tòa khởi tố. Đồng thời cung cấp thống kê các công ty môi giới VN bị khởi tố, cấm giấy phép kinh doanh của những công ty đó.

 

 Thông báo cho người lao động danh sách những công ty vi phạm pháp luật, để họ không bị lừa đảo.

 

DienDanCTM

nguồn: Taiwanact.net

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link