TUYÊN
BỐ từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam của ông LÊ HIẾU ĐẰNG
TUYÊN BỐ
Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VN, hơn 40 tuổi
đảng. Nay tôi tuyên bố
công khai ra khỏi đảng CSVN
vì:
ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc)
mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích,
trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân
tộc, nhân dân.
Tôi xin xác định đây là quyết định của tôi.
Ngày 04.12.2013
Lê hiếu Đằng
(chữ ký)
.
Đôi lời: Vậy là phát pháo lệnh
đã nổ!
Trước khi bản Dự thảo
Hiến pháp sửa đổi được Quốc hội thông qua, công luận thừa biết màn hài kịch lố
bịch sẽ có cái kết ra sao, người ta chờ đợi một phản ứng mạnh mẽ nào đó, ví như
một cuộc biểu tình. Nhưng đã không xảy ra.
Phải chăng lòng người đã quá mệt mỏi? Hay nỗi sợ hãi bị đàn áp,
trong lúc thiếu sự gắn kết và những “ngọn cờ”?
Và Lê Hiếu Đằng đã nhận lãnh vị trí đó, dù cho có thể sẽ là một
“ngọn cờ cảm tử”.
Thử nhìn lại, khi ông tung ra bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…, bộ máy tuyên truyền của ĐCSVN hoảng hốt tới
đâu. Đến những tờ báo thuộc loại có phần “gần dân”, chẳng bao giờ thèm tham gia
những cuộc “đánh hôi” của đám báo “lá
… chuối chùi khu” như Nhân dân, Quân đội nhân dân, vậy mà cũng
được lôi vào trận. Rồi vài tay chân đã lộ hoặc chưa lộ mặt của đảng cũng nháo
nhác kêu la, chửi rủa.
Nếu đó là cú đòn nhứ, làm cho đảng vội vã tung hết binh lực, thì
cú đòn lần này, chắc chắn sẽ làm đảng khó trở tay, nhất là ngay giữa lúc bữa
tiệc hân hoan mừng Hiến pháp mới vừa được bày biện. Nó sẽ như cái tát vào ngay
giữa những cái miệng bóng nhẫy đang nhồm nhoàm gặm dở khúc sườn, đùi.
Ban bí thư sẽ chụm
đầu bàn bạc, Ban Tuyên giáo sẽ có những chỉ thị ngầm, …? Liệu có nên công khai
phản công như lần trước, hay nín lặng, vì không khéo thì “lợi bất cập hại”?
Không lẽ lại lần nữa phải huy động cỗ máy khổng lồ chỉ để chống lại một Lê Hiếu
Đằng đơn độc, đang mắc trọng bệnh? Hay là để dành binh lực, chờ cú đòn nặng
hơn, của một tập thể, chẳng hạn? Cho nên, sẽ phải bóp đầu, căng tai nghe ngóng,
phán đoán xem liệu hiệu ứng của cú đòn này sẽ lan tỏa tới đâu.
Bởi vì
Một phong trào bỏ đảng nếu như được dấy lên, ngay vào lúc này, sẽ là
cái giá phải trả đau đớn nhất, mối đe dọa lớn nhất trong lịch sử 83 năm vinh –
nhục của ĐCSVN.
BT
—-
* Tham khảo: - Lê Hiếu
Đằng (Wikipedia). - Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh… (BauxiteVN).
– Nhiều sai lầm, lệch lạc trong bài viết trên
giường bệnh của ông Lê Hiếu Đằng (CAND). - Qua bài viết của ông Lê Hiếu Đằng, nghĩ về gốc
đức của một người cao tuổi (CAND). - “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh”: Sai lầm
và ngộ nhận (NLĐ). - Thư gửi anh Lê Hiếu Đằng –“Đằng ấy… đằng mình”!!! (SGGP). - “Màn tung hứng” vụng về (QĐND). - Nhân đọc bài “Suy nghĩ trong những
ngày nằm bịnh…” của Lê Hiếu Đằng (VNTPHCM). - Báo Đảng công kích ông Lê Hiếu Đằng (BBC).
Thư số 26 gởi:
Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Phạm Bá Hoa
Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954,
chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang
giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác
ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với
lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là
trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy
Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn
trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi
chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi mà quê hương tôi có
dân chủ tự do thật sự.
Các Anh là Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Xin gọi Người
Lính Quân Đội Nhân Dân ngắn gọn là “Các Anh” để tiện trình bày. Chữ “Các Anh”
viết hoa mà tôi sử dụng ở đây, bao gồm từ người lính đến các
cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ
Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các
Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân
Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm
quyền, cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử, và nội dung tôi gởi đến Các Anh
được đặt trên căn bản đó.
Với thư này, tôi giúp Các Anh nhận ra thỏa hiệp kinh hoàng giữa
lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lãnh đạo Trung Cộng. Tiếp theo là những sự kiện
rất trùng hợp, cho thấy lãnh đạo Các Anh đã và đang thực hiện những điều đã
thỏa hiêp mà theo đó là “Việt Nam đã và đang từng bước sáp phập vào nước Trung
Hoa”. Từ đó, Các Anh có thêm yếu tố mà suy nghĩ .....
Thứ nhất. Hội nghị năm 1990 tại Thành Đô, Tứ
Xuyên, Trung Cộng.
Ông Nguyễn Văn Linh (Wikipedia - Nguyễn Văn Linh), tên thật
là Nguyễn Văn Cúc, chào đời ngày 1/7/1915 tại Hưng Yên. Không thấy nói trình độ
giáo dục, nhưng năm 14 tuổi có tham gia Học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách Mạng
Thanh Niên lãnh đạo. Ngày 1/5/1930, khi rải truyền đơn chống Pháp thì bị bắt
với án tù chung thân tại trại tù Côn Đảo. Năm 1936, chánh phủ Pháp thay đổi
lãnh đạo và ông được trả tự do. Ông Linh vào đảng cộng sản tại Hải
Phòng.
Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ 6, ông Nguyễn Văn Linh giữ chức Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành trung ương Trong
đại hội 7 năm 1991 và đại hội 8 năm 1996, giữ chức Cố Vấn, Ban Chấp Hành trung
ương. Ông chết ngày 27/4/1998.
Ông Trần Quang Cơ (Google.vn - Hồi ký Trần Quang Cơ). Giữ
chức Đại Sứ tại Thái Lan từ tháng 10/1982 đến tháng 10/1986. Giữ chức Thứ
Trưởng Ngoại Giao từ tháng 1/1987 đến 1993 ông về
hưu.
Trước khì đến hội nghị Thành Đô.
Từ đầu năm 2004, giới cán bộ ngoại giao và
giới trí thức ở Việt Nam đã chuyền tay nhau tập hồi ký và suy nghĩ của ông Trần
Quang Cơ, nguyên Thứ Trưởng Ngoại Giao. Tập hồi ký 82 trang viết từ năm 2001,
hoàn tất tháng 5/2003, nhưng chưa được phép xuất bản. Tác giả cung cấp những
tài liệu giá trị về những vấn đề Việt Nam trong giai đoạn nguy khốn nhất, bởi
chiến tranh Campuchia và tái lập bang giao (Các Anh gọi là quan hệ) giữa hai
nước cộng sản đàn anh Trung Hoa với đàn em Việt Nam.
Ngày 9/4/1987, Bộ Chính Trị quyết định thành lập “Tổ
Nghiên Cứu Nội Bộ” để tìm giải pháp trong bang giao với Liên Xô- Trung Cộng -
Camphuchia. Ông Trần Quang Cơ là một thành viên trong tổ nghiên cứu này.
Ngày 20/5/1988, Nghị Quyết 13 nhắm giải quyết vấn đề
Campuchia trước năm 1990, và cố gắng tái lậpbang giao với Trung
Cộng.
Ngày 14/3/1989, Bộ Chính Trị quyết định rút hết quân
khỏi Campuchia vào cuối tháng 9/1989.
Ngày 13/6/1990, Đại Sứ Trung Cộng tại Việt Nam Từ Đôn
Tín, đến gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch và nói: “Lần này tôi sang Hà Nội chủ yếu để bàn
với các đồng chí Việt Nam về vấn đề Campuchia, đồng thời cũng xem xét nguyện
vọng của các đồng chí, chúng tôi đã chuẩn bị ý kiến về quan hệ
hai nước Trung Quốc-Việt Nam”.
Ngày 29/8/1990, Đại Sứ Việt Nam tại Trung Cộng Trương Đức Duy trở về nước để gặp Tổng Bí ThưNguyễn Văn Linh trao thông
điệp của Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân, mời các ông Nguyễn
Văn Linh, Đỗ Mười, và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô,
thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên Trung Cộng vào ngày 3/9/1990,để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và
vấn đề bình thường hoá bang giao giữa Việt Nam
với Trung Cộng.
Điều lạ là ngày
24/8/1990, Trung Cộng đã bác
bỏ việc bàn
chuyện bình thường hóa, mà đòi phải giải quyết vấn đề Campuchia trước. Theo ông
Nguyễn Cơ Thạch, Bộ Trưởng Ngoại Giao nhận định: “Sự thay đổi đột ngột
của Trung Quốc là do họ thấy Mỹ, Nhật, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN,
tỏ thái độ thân thiện với Việt Nam, nên họ muốn phá Việt Nam”.
Ngày 30/8/1990, Bộ Chính Trị họp bàn về việc gặp lãnh đạo Trung Cộng. Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linhphát biểu: “Chúng
ta cần bàn hợp
tác với Trung Cộng để bảo vệ Chủ Nghĩa Xã Hội và chống
đế quốc,đồng thời hòa hợp giữa Phnom Penh với Khmer
đỏ để giải quyết vấn đề Campuchia”. Quan điểm của Đại Tướng Lê Đức Anh về
hồ sơ Campuchia: “Phải bàn về
hòa hợp dân tộc thực sự ở Campuchia, vì nếukhông
có Polpot thì chiến tranh vẫn tiếp tục”.
Ngày 2/9/1990, Ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ
Mười, và Phạm Văn Đồng đến
Thành Đô đúng hẹn. Tháp tùng có ông Hồng Hà chánh văn phòng trung ương, ông Hoàng Bích Sơn Trưởng
ban đối ngoại, và ông Đinh Nho Liêm Thứ Trưởng
Bộ Ngoại Giao, nhưng không có Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch vì cho rằng quan điểm ông Thạch không thích hợp trong lần
họp này.
Hội nghị Thành Đô.
Ngày 3/9/1990. Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và Thủ Tướng Lý
Bằng của Trung Cộng, đón các vị lãnh đạo cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Đỗ
Mười, và Phạm Văn Đồng tại khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô.
Buổi họp đầu tiên chiều hôm nay, ông Nguyễn
Văn Linh nói đến nguyện vọng muốn nhanh chóng giải quyết vấn
đề Campuchia, và đặt trọng tâm vào vấn đề bình thường hóa bang
giao Việt-Trung.
Ngày 4/9/1990. Buổi sáng tiếp tục họp. Những vấn đề hội nghị
thảo luân hầu như đạt được nhận thức chung một cách đầy đủ,
nên quyết định khởi thảo một bản kỷ yếu của Hội Nghị. Lúc 2 giờ 30 chiều, tại
khách sạn Kim Ngưu, lãnh đạo hai nước Việt-Trung cử hành nghi thức ký kết chánh
thức. Hai bên riêng biệt do Tổng Bí Thư và Thủ Tướng ký. Đây là bước ngoặt mang
tính lịch sử của bang giao hai nước Việt-Trung.
Điều lạ là tác giả hồi ký chỉ cho biết hai
bên đạt được nhận thức chung một cách đầy đủ, nhưng không một chi tiết nào cho
thấy hai bên đạt được những gì. Vậy, phải chăng những chi tiết đó thuộc loại
tối mật?
Trong cuốn sách “Mao Chủ Tịch của tôi” của
tác giả Hà Cẩn, Viện Văn Học Trung Cộng đã được giới thiệu trong “Những
sự thật không thể chối bỏ” có đoạn viết: ”Việt Nam cuối cùng
cũng đã xích lại gần hơn nữa với Trung Quốc. Những gì thuộc về quan hệ tốt đẹp
của hai đảng từ thời Mao Chủ tịch và Hồ Chủ tịch đã được Tổng Bí Thư
Nguyễn Văn Linh cụ thể hơn sau chiến tranh biên giới năm 1979. Không
có gì có lợi hơn cho cả Việt Nam và Trung Quốc khi đứng cùng nhau”.
Sau hội nghị Thành Đô.
Sau 2 ngày họp 3 và 4/9/1990, kết quả được ghi lại trong “Biên Bản”
gồm 8 điểm. Trong đó: 5 điểm là quan điểm của Trung Cộng giải quyết hồ sơ Campuchia mà lãnh đạo cộng sản Việt Nam không có quan điểm nào cả. 2
điểm liên quan đến quốc tế mà hai bên không có gì tranh cãi. Chỉ có 1 điểm nói đến cải
thiện bang giao Việt Nam - Trung Cộng mà thực chất chỉ
là lập trường cũ của Trung Cộng đối với Việt Nam, nhưng không thấy nói lập
trường đó như thế nào. Ông Giang Trạch Giang nhấn mạnh: “Các
nước phương Tây rất chú ý tới quan hệ của chúng ta. Các đồng chí đến đây, các
nước không ai biết. Chúng ta cảnh giác vấn đề này, họ cho rằng Việt Nam xã hội
chủ nghĩa với Trung Quốc xã hội chủ nghĩa đều do đảng cộng sản lãnh đạo, họ họp
nhau làm gì đây” Vì vậy, chúng ta giữ kín chuyện này, vì tình hình quốc tế hiện
nay, nếu để họ biết hai đảng cộng sản bắt tay nhau là sách
lược không lợi cho chúng ta”.
Tác giả nhận định rằng: “Thỏa thuận Việt Nam-Trung Quốc ở
Thành Đô, hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của Việt Nam, mà ngược lại là
một sai
lầm hết sức đáng tiếc trong bang giao giữa hai nước.
Trong khi đó, sự kiện Liên Xô và các nước
Đông Âu sụp đổ đã tác động rất lớn đến ông Nguyễn Văn Linh, và dẫn đến tư
tưởng phục tùng Trung Cộng, kẻ thù ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Mặc dù Nguyễn
Cơ Thạch, Võ Chí Công, Trần Xuân Bách can ngăn, nhưng ông Nguyễn Văn Linh không
nghe, vẫn giữ quan điểm: “Kéo Trung Quốc lại để thay thế Liên Xô,
làm chỗ dựa vũng chắc bảo vệ xã hội chủ nghĩa. Dù Trung Quốc bành trướng thế nào đi nữa thì
Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa”.
Tóm tắt tài liệu.
Những sử liệu của Trung Cộng đã chứng minh
nhóm dâng nước và bán nước do ông Nguyễn Văn Linh đứng đầu. Những ai thật sự
lương thiện đã không theo cộng sản, hoặc nhận thấy cộng sản tồi tệ nên đã ly
khai khỏi đảng, đều công nhận rằng “cộng sản là dối trá và ngụy biện”. Cái
cách mà ông Nguyễn Văn Linh dối gạt dân khi nói đến chủ trương “cởi trói” chính
là cách ngụy biện cho đường lối độc tài của cộng sản: Vậy thì mỗi chúng
ta hãy đem những sự thật này đến với nhân dân Việt Nam, vì đó là con
đường ngắn nhất để cứu nước trước thảm họa đang đến rất gần. Đấu tranh cho dân
chủ, trước hết phải lật đổ cộng sản.
Cuối cùng, tôi không tìm thấy
thỏa hiệp về tái lập bang giao giữa hai nước cộng sản Việt-Trung trong Biên Bản
hội nghị Thành Đô, chỉ thấy được nhận định của tác giả cho rằng, thỏa thuận với Trung Cộng
là một sai lầm hết sức đáng tiếc. Vậy, sai lầm đó là gì? Các
Anh hãy theo tôi, để tìm sự thật qua những tài liệu mà tôi trưng dẫn có thể có
liên quan đến nhận định của Thứ Trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ lúc ấy.
Thứ hai. Đi tìm sự thật trong biên bản hội nghị
Thành Đô.
Theo hồi ký của ông Trần Quang Cơ, “Biên Bản” hội nghị Thành Đô
ngày 4/9/1990 có 8 điểm mà trong đó: 5 điểm là quan điểm của Trung Cộng giải quyết hồ sơ Campuchia mà
lãnh đạo cộng sản Việt Nam không có quan điểm nào cả. 2 điểm liên
quan đến quốc tế mà hai bên không có gì tranh cãi. Chỉ có 1 điểm nói đến cải
thiện bang giao Việt Nam - Trung Cộng mà thực chất chỉ
là lập trường cũ của Trung Cộng đối với Việt Nam, nhưng không thấy nói lập
trường đó như thế nào. Có điều là tác giả thừa nhận thỏa thuận đó làmột
sai lầm hết sức đáng tiếc. Tôi nghĩ, ông Trần Quang Cơ muốn nói đến sai lầm
trong nội dung điểm cải thiện bang giao với Trung Cộng, và có thể vì vậy mà
quyển sách vẫn chưa được lãnh đạo của ông cho phép ấn hành chăng? Vậy, sai
lầm đó là gì?
Mời Các Anh đọc đoạn văn dưới đây mà tôi tin là cựu Thứ Trưởng
Ngoại Giao Trần Quang Cơ muốn nói nhưng không dám nói hoặc không được
nói. Xin nhấn mạnh rằng, hồi ký của ông Trần Quang Cơ cũng như tài
liệu dưới đây liên quan đến hội nghị Thành Đô hoàn toàn giống nhau về thời
gian, không gian, thành phần tham dự, và nội dung họp mật, ngoại trừ vấn đề cốt
lõi là tái lập bang giao giữa hai nước cộng sản Việt Nam với Trung Hoa thì giấu
kín. .
Tôi tin rằng, nội dung thỏa hiệp bình thường hóa bang giao giữa
Trung Cộng với Việt Cộng trong Biên Bản hội nghị Thành Đô ngày 4/9/1990, là tin
tức mà tổ chức Wikileaks cho biết họ có trong tay khối tài liệu
liên quan đến Việt Nam vào khoảng 2.300 điện tín gửi đi từ
tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội, và khoảng 800 điện tín từ tòa lãnh sự Hoa
Kỳ ở Sài Gòn, trong số 251.287 điện tín tài liệu trao đổi giữa 250 tòa đại sứ
và tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại hơn 90 quốc gia với Bộ Ngoại Giao tại Hoa Thịnh
Đốn. Trong số hơn 3.100 điện tínliên quan đến Việt Nam có cả những
loại “tối mật”, đặc biệt hơn cả là Biên Bản về cuộc họp
tối mật giữa Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh & Chủ Tịch Hội Đồng Bộ
Trưởng Đỗ Mười của Việt Nam, với Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân & Thủ Tướng Lý
Bằng của Trung Cộng, ngày 3 và 4/9/1990 tại Thành Đô. Biên Bản này
có đoạn:
“… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa
cộng sản, đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết
các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam xin làm hết mình
để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước, do
Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ.
Việt Nam bày tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía
Trung Quốc để Việt Nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính
quyền trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây
Tạng, Quảng Tây…. Phía Trung Quốc đã đồng ý và chấp nhận đề
nghị nói trên, cho Việt Nam trong thời hạn 30 năm(1990-2020) để
đảng cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho
việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
“Liệu, 1 điểm trong 8 điểm của Biên Bản Thành Đô liên quan đến vấn
đề bang giao giữa hai nước cộng sản Việt Nam-Trung Hoa có thể là đoạn văn
bên trên?”.
Cho dù như thế nào đi nữa, thì những sự kiện từ sau hội nghị
Thành Đô 1990 đến nay vẫn là một chuỗi sự thật trên quê hương Việt Nam mà lãnh
đạo Các Anh không thể phủ nhận, vì chính họ đã và đang thực hiện.
Nhìn lên biên giới.
Ngày 30/12/1999 tại Bắc Kinh, lãnh
đạo Việt Nam với lãnh đạo Trung cộng đã ký Hiệp Ước biên giới trên bộ, và ông
Nông Đức Mạnh với tư cách Chủ Tịch Quốc Hội đã phê chuẩn ngày 9/6/2000. Theo
đó, biên giới Việt Nam mất 789 cây số vuông vào tay Trung
Cộng, bao gồm Ải Nam Quan và 3/4 thác Bản Giốc.
Xin hỏi: “Các Anh có chấp nhận sự thực này không? Nếu không, mời
đọc vài đoạn ngắn trong bài viết củaTiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Hà Nội: “... Hiệp
Ước bán phần đất biên giới chỉ được lãnh đạo Việt Nam thông báo trong nội bộ
đảng, như thể đất nước này là tài sản riêng của đảng cộng sản vậy. Thông báo
chánh thức đó như thế này: Toàn bộ diện tích các khu vực hai bên có
nhận thức khác nhau khoảng 227 cây số vuông. Qua đàm phán, hai bên đã thỏa
thuận khoảng 113 cây số vuông thuộc Việt Nam, và khoảng 114 cây số vuông thuộc
Trung Hoa. Như vậy, diện tích được giải quyết cho mỗi bên xấp xỉ ngang nhau,
hoàn toàn không có việc ta để mất một diện tích lớn như bọn phản động và bọn cơ
hội chính trị bịa đặt”. Rồi ông Giang mỉa mai: Vậy là cái xấp xỉ đó
có mất đất thật! Nhưng mất theo nguyên tắc nào? Vì sao Việt Nam chỉ có 320 ngàn
cây số vuông lại phải xẽ cho Trung Hoa với diện tích 9 triệu 600 ngàn cây số
vuông để họ có thêm 1 cây số vuông nữa? Cho dù Trung Hoa có 1 tỉ
300 triệu dân, nhưng đâu phải họ thiếu đất cho dân ở đến nỗi Việt Nam phải chia
cho họ 1 cây số vuông?” .....
Các Anh có cảm nhận được nỗi đau qua lời than của ông Giang không?
Lời than của một ông Giang trong hàng trí thức của cộng sản, nghe sao mà đau
đớn quá! Cay đắng quá! Lời than như nối dài lời dạy củaVua Trần
Nhân Tông từ trong lịch sử xa xưa! Vào nửa cuối thế kỷ 13, khi
trao quyền cho con (Trần Anh Tông), vua Trần Nhân Tông có lời dạy rằng:
“Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều
bậy bạ, trái đạo làm người. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường
làm một nẻo, vô luân. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa.
Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải, các việc trên khiến ta nghĩ
tới chuyện khác lớn hơn là họa ngoại xâm. Họ không tôn trọng biên giới
theo qui ước, cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính
được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai và hải đảo của ta, lâu dần họ sẽ
biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy,
các ngươi phải nhớ lời ta dặn: "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng
không được để lọt vào tay kẻ khác". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như
một lời di chúc cho muôn đời con cháu." Kẻ khác, mà
vua Trần Nhân Tông nói đến, thuở ấy là Trung Hoa phong kiến, và bây giờ là
Trung Hoa cộng sản. Ngắn gọn là Trung Cộng.
Nhìn vào vịnh Bắc Việt.
Sau khi chiếm được 789 cây số vuông dọc biên giới, ngày
31/12/1999, Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng Tang Jiaxuan sang Hà Nội
gặp riêng ông Lê Khả Phiêu, đòi phân chia lại phần biển trong Vịnh Bắc Việt.Ngày
25/2/2000, Lê Khả Phiêu cử Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Dy Niên sang
Bắc Kinh cho biết phía Việt Nam đồng ý giao thêm phần biển. Ngày
26/7/2000, tại khách sạn Shangri-La ở Thái Lan, Ngoại Trưởng Trung
Cộng nói với Ngoại Trưởng Nguyễn Dy Niên ràng: “Trung Cộng muốn chia Vịnh
Bắc Việt theo tỷ lệ 50/50”. Ngày 24/12/2000, Thứ Trưởng
Ngoại Giao Lê Công Phụng được Chủ Tịch Trần Đức Lương cử sang
Trung Cộng gặp ông Hoàng Di, phụ trách tình báo và là cánh tay phải của Ngoại
Trưởng Trung Cộng. Họ vẫn khăng khăng đòi tỷ lệ 50/50 trên vịnh Bắc Việt, gồm
cả đảo Bạch Long Vĩ. Lê Công Phụng được lệnh Bộ Chính Trị cố gắng “xin
lại 6%” gần khu vực Bạch Long Vĩ. Kết quả cuối cùng cuộc đi đêm của Lê
Công Phụng, biên giới trên Vịnh Bắc Việt của Việt Nam từ 62% xuống còn
56%, và Trung Cộng từ 38% tăng lên 44%.
Ngày 25/12/2000, Chủ Tịch nhà nước
Trần Đức Lương sang Bắc Kinh ký Hiệp Ước bán biên giới trên vịnh Bắc Việt cho
Trung Cộng. Từ đó, tổ quốc Việt Nam bị mất 11.362 cây số vuông trên
Vịnh Bắc Việt. Hãy nghe Lý Bằng nói với Trần Đức Lương tại Quảng Trường Nhân
Dân ngày 26/12/2000 như sau: “Số tiền 2 tỷ mỹ kim để mua một phần Vịnh Bắc
Việt là hợp lý”. Lý Bằng nói tiếp: “Trong thời gian chiến tranh, Trung
Hoa đã giao cho Việt Nam vô số vũ khí để mua vùng đất Sapa, Ải Nam Quan, thác
Bản Giốc,.....
Vậy là, chỉ hơn một năm,
họ đã chiếm được 789 cây số vuông trên biên giới, và 11.362
cây số vuôngtrên Vịnh Bắc Việt, mà Trung Cộng không chết một mạng người,
không bắn một viên đạn, không tốn một giọt xăng dầu, cũng không nhỏ một giọt mồ
hôi, họ chỉ cần nhón 3 ngón tay cầm cây viết ký vào bản Hiệp Ước là xong. Với
tư cách là “Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam”, có khi nào Các Anh cảm nhận
được sự giằng xé từ trong chiều sâu tâm hồn của NGười Lính đối với Tổ Quốc và
Nhân Dân không? Nếu KHÔNG,tôi xin hỏi: “Các Anh là người Việt
Nam hay người Trung Hoa?” Nếu CÓ, tôi xin hỏi: “Vậy, Các Anh
đang nghĩ gì......?”
Nhìn ra Biển Đông.
Ngày 2/12/2007, Quốc Vụ Viện
Trung Cộng thành lập quận Tam Sa trong tỉnh Hải Nam, bao gồm
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Lãnh đạo Các Anh phản
ứng qua Lê Dũng, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao, đủ để gọi là có phản ứng, và
sau đó im lặng hoàn toàn. Nhớ lại hồi tháng 5/2009, Trung Cộng
trưng ra tấm bản đồ Biển Đông với hình chữ U thường gọi là “đường lưỡi bò” để
giành chủ quyền hơn 80% diện tích biển này.
Trích bài viết của tác giả Vũ Cao Đàm, giúp Các Anh nhận rõ thêm
về chính sách bang giao phục tùng của lãnh đạo Các Anh đối với Trung Cộng:
“Năm 2010, tôi đọc được một
bài báo sặc mùi hiếu chiến được đăng trên trang mạng “Trung Quốc Binh Khí Đại
Toàn” là một trang mạng của Trung Cộng. Tôi đã dịch sang Việt ngữ và gửi đăng
trên trang Bauxite Việt Nam (BVN). Ngay sau khi BVN đăng tải, tôi rất
vui mừng vì bản dịch rất nhanh chóng lan truyền trên các trang mạng và blog của
Cộng Đồng Việt Nam, và nhận được những lời bình luận sôi sục tình cảm yêu nước
thương nòi, căm thù bọn cộng sản xâm lược khát máu Đại Hán, và thức tình lương
tri của những ai đang còn mê muội ảo tưởng vào giọng lưỡi xảo trá “đồng chí
quốc tế vô sản, anh em môi hở răng lạnh, 4 tốt, và 16 chữ vàng”. Bài báo kết
thúc bằng lời nguyền của họ là: “hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm
vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa”.
Ngày 28/8/2011, theo bản tin thông
tấn xã Việt Mam, Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam, trong
buổi họp với Tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Trung Cộng
tại Bắc Kinh, Tướng Vịnh nói: "Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng
cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ
nghĩa láng giềng... Việt Nam sẽ ‘kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông
người ở Việt Nam, và dứt khoát không để sự việc tái diễn... Việt Nam
không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc”.
Ngày 1/8/2012, theo bản tin của
tỉnh Hải Nam thì họ sẽ làm chủ Biển Đông với hạm đội tàu cá lên đến22.000
chiếc với 225.000 ngư dân. Trong số ngư dân, có đến 110.000 ngư dân
sắp được võ trang. Riêng đoàn tàu cá loại lớn với 5.000 chiếc, sẽ dàn trải khắp
vùng biển từ hải phận Bà Rịa Vũng Tàu đến quần đảo Trường Sa. Ngày
2/8/2012, tỉnh Quảng Đông cũng cho biết, hơn 1.000 tàu cá của thành
phố Dương Giang đã quay mũi ra Biển Đông, ngay sau lời của Phó Chủ Tịch tỉnh
Quảng Đông Liu Kun tuyên bố lễ hội đánh cá bắt đầu. “Phải chăng, Trung
Cộng sử dụng đoàn tàu đánh cá khổng lồ của chúng để bao vây lấn chiếm Biển
Đông, hay ít nhất là bao vây vùng đánh cá rộng lớn trên Biển Đông của Việt Nam?”
Ngày 30/11/2012, tàu khảo sát Bình
Minh 2 của Việt Nam đang công tác nghiên cứu trong vùng biển Việt Nam, bị
hai tàu cào cá của Trung Cộng cắt cáp thu nổ địa chấn. Nhớ lại, tàu Bình Minh 2
đã một lần bị tàu hải giám của Trung Cộng cắt cáp ngày 26/5/2011.
Ngày 6/12/2012, các hãng thông tấn lớn
trên thế giới đều loan tin Trung Cộng “ra lệnh cho cộng sản Việt Nam phải
ngưng tất cả công trình dò tìm dầu khí ở Biển Đông, và không được quấy nhiễu
tàu đánh cá của họ”.
Tôi vẫn không quên là trong thời gian gần đây, Không Quân Nhân Dân
với Hải Quân Nhân Dân Việt Nam, được gia tăng đáng kể về khả năng tuần thám và
chiến đấu. Nhưng tôi xin hỏi: “Có bao giờ Các Anh được hệ thống truyền
thanh truyền hình báo chí, đưa tin Không Quân với Hải Quân Nhân Dân
ra khơi để bảo vệ tàu cá của “Nhân Dân Việt Nam”, khi bị những đoàn tàu Trung
Cộng rượt đuổi ủi chìm rồi tịch thu tài sản, còn bắt ngư phủ Việt Nam đem tiền
chuộc mạng không?”
Hỏi cũng là trả lời “Hoàn toàn không!” Vậy là,
Không Quân với Hải Quân Các Anh chỉ bảo vệ đảng độc tài chớ đâu có bảo vệ
Dân mà kèm theo hai chữ Nhân Dân! Phải chăng lãnh đạo Các Anh mua
để có được khoản tiền hoa hồng, còn máy bay với tàu chiến để phô trương”
chớ không phải ngăn chận Trung Cộng, vì ngư dân Việt Nam thì có Dân Quân
Biển tự lo mà!. Rõ ràng là thực tế đã chứng minh điều đó.
Nhìn trong nội địa.
Tháng 11/2007, ông Nguyễn Tấn
Dũng, Thủ Tướng đảng cộng sản ban hành Quyết Định số 167/2007, về thăm dò khai
thác quặng Bauxite trên Cao Nguyên Miền Trung trong thời gian từ năm 2007 đến
năm 2015, xét đến năm 2025, và giao cho Tập Đoàn Than & Khoáng Sản quốc
doanh Việt Nam thực hiện. Tập đoàn này dành một hợp đồng cho Công ty Chalieco
của Trung Cộng khai thác. Để nhận ra sự nguy hại đến an ninh quốc gia, Các Anh
hãy đọc lời cảnh báo từ một số nhân vật quan ngại sâu sắc đến quyết định nói
trên:
Ngày 27/3/2009, báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám Đốc Công Ty Năng Lượng Sông Hồng thuộc Tập Đoàn
Khai Thác Than & Khoáng Sản, được mời đến văn phòng trung ương đảng dự buổi
tọa đàm. Sau đó, trong thư gởi Bộ Chính Trị, ông Sơn viết: “Lựa chọn
nhà thầu Trung quốc là một sai lầm... Tôi có thể khẳng định, nếu đấu thầu một
cách minh bạch, đúng luật, thì không một nhà thầu Trung Quốc nào có thể thắng
thầu trong bất cứ dự án Bauxite nào”.
Ngày 3/4/2009 (Đối thoại
online). Thiếu Tướng Công An Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện
Chiến Lược & Khoa Học Bộ Công An, phân tách về địa thế của Tây Nguyên như
sau: “Trung Quốc vào Tây Nguyên là họ đã có điều kiện khống chế đối với cả
ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay Trung Quốc đã thuê một vùng
đất rộng lớn ở tỉnh Munbunkiri, sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99
năm, và họ đã làm chủ các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-tô-pơ, tỉnh cực Nam của
Lào, giáp với Việt Nam và Campuchia (tại ngã ba Đông Dương). Đây
là hậu họa khôn lường đối với an ninh quốc gia.
Ngày 17/8/2011, trên báo Dân Việt,
ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ Tịch Tổng Giám đốc Investconsult Group trong bài “Chuyên
gia nói về người Trung Hoa thuê đất”, hiện tượng này là một sự tranh giành
không gian sống. Không những thế, đó là một hệ thống các hành vi trong âm mưu
của họ. Theo ông thì cứ cái đà này sẽ dẫn đến tình trạng từ sản phẩm
cho đến ruộng đất, từ đất canh tác công nghiệp là rừng, cho đến đất canh tác
cây lương thực đều nằm trong chiến lược của họ, tất nhiên là nguy hiểm cho
Việt Nam.
Ngày 31/8/2011 (trang Bauxite
online). Giáo sư Vũ Cao Đàm nhận định: “Bằng chiêu bài“ hợp
tác khai thác bô-xit”, đế quốc Trung Cộng đã đóng chốt ở một vùng vô cùng hiểm
yếu của bán đảo Đông Dương, cộng với những hợp đồng thuê 300.000 mẫu
tây đất rừng đầu nguồn với các “đồng chí” của họ tại các địa phương
trên suốt các vùng biên giới, Trung Cộng đã tạo ra một thế quân sự vô cùng nguy
hiểm có khả năng làm tê liệt khả năng phản công bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam khi
bị Trung Cộng tấn công từ bốn phía. Chúng ta không quên cộng thêm một bầy nhung
nhúc gồm trên 1.300.000 người lao động Trung Cộng, gồm những
tráng đinh chắc chắn đã giải ngũ sau khi thực hiện nghĩa vụ quân
sự. Bọn chúng được các“ đồng chí” sắp xếp đều khắp đủ mọi miền trên đất Việt
Nam đã tạo ra một đạo quân dự bị khổng lồ, cầm súng bắn được ngay, đang
mai phục khắp đất nước này. Một nguy cơ đang rập rình chờ đợi và người
dân Việt -những ai còn tỉnh táo- đành sống trong muôn nỗi phập phồng!”
Tôi góp nhặt một số sự kiện trong số hằng ngàn sự kiện diễn ra
ngay trong nội địa Việt Nam chúng ta, hẳn là Các Anh đã biết đến sự kiện
kinh khủng này chớ? Tại nơi nhà thầu Trung Cộng đang khai thác ở Nhơn Cơ (Đắc
Nông) và Tân Rai (Lâm Đồng), bùn đỏ đang là thảm họa trong hiện tại và trong
tương lai đối với con người và rừng thiên nhiên từ Cao Nguyên Miền Trung xuống
thung lũng Đồng Nai, ra vùng duyên hải miền Đông Sài Gòn.
Và thảm họa cao nhất ngay trong tầm mắt, là dân tộc Việt Nam chúng
ta bị kẻ thù từ trong lịch sử xa xưa, tái hiện trong thế giới ngày nay thống
trị lần nữa, với vũ khí chiến lược của họ là “4 tốt
với 16 chữ vàng” mà lãnh đạo Các
Anh dùng làm phương châm trong bang giao với Trung Cộng. Một Trung Cộng vừa
thâm lại vừa độc, vừa gian lại vừa dối, trong mục đích bành trướng bá quyền của
họ mà trước mắt là Việt Nam!
Kết luận.
Là Người Lính trong quân đội nhân dân Việt Nam, tôi nghĩ, có Anh 5
năm, 15 năm, thậm chí 20 năm hay 25 năm cầm súng, có bao giờ Các Anh suy
ngẫm điều gì về quảng đời quân ngũ với súng đạn, có Anh đã thương tật tàn phế,
có bạn đã gục ngã trên chiến trường? Và Các Anh đang còn súng đạn trong tay, có
bao giờ Các Anh suy nghĩ: “Những sự kiện mất đất dọc theo biên giới,
mất biển trong Vịnh Bắc Việt, mất quyền kiểm soát Biển Đông, mất quyền kiểm
soát tại những làng mạc của Trung Cộng trải dài từ Móng Cáy Quảng Ninh cực bắc,
dọc theo duyến hải đến tận Mũi Cà Mau cực nam, và từ rừng núi tây bắc Hà Nội
dọc theo Trường Sơn xuống tận Cao Nguyên miền Trung? Và liệu, đó có phải là dấu
hiệu mà lãnh đạo Các Anh biến nước Việt Nam chúng ta từ từ mất hút
vào tay Trung Cộng không, vì năm 2020 đang chập chờn
phía trước?”
Sau khi Các Anh nghiền ngẫm những sự kiện với dẫn chứng rõ ràng,
tôi nghĩ là trong một mức độ nào đó, Các Anh hiểu được tại sao tôi viết loạt
thư này gởi đến Các Anh. Thật sự là tôi muốn giúp Các Anh có được nét nhìn của
người tự do như chúng tôi, để Các Anh nhận ra con đường cộng sản mà Các Anh đã
và đang đi là tự mình nhốt mình vào nhà tù lớn do Bộ Chính Trị lãnh đạo bằng
bản chất dối trá, và cai trị dối trá. Từ đó, Các Anh hãy suy nghĩ mà chọn cho
mình một hướng đi, cùng 90 triệu đồng bào hòa nhập vào Cộng Đồng thế giới tự
do, để được ngẫng cao đầu giữa thế giới văn minh, được hãnh diện trước
những người ngoại quốc đến Việt Nam du lịch, tìm hiểu nếp sống văn hóa dân tộc
với chiều dài lịch sử ngàn năm trước đã lừng danh thế giới.
Tôi vững tin là bà con trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản
tại hải ngoại -đặc biệt là Những Người Cựu Lính Chúng Tôi- sẽ hết lòng hỗ
trợ Các Anh và quí vị đồng bào để làm nên lịch sử.
Hãy nhớ, “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho
sự thịnh vượng của đất nước. Và Tự Do, không phải là quà tặng, mà chính chúng
ta phải tranh đấu. (trích trên internet).
Texas, tháng 12 năm 2013
Phạm Bá Hoa
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment