Nghĩ
suy từ hiến pháp mới
Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ Việt Nam
2013-12-04
2013-12-04
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Biểu tượng Quốc gia Việt Nam bên ngoài Phủ chủ tịch tại Hà Nội,
ảnh chụp ngày 21 tháng 11 năm 2013.
AFP PHOTO
Vì không chấp nhận quan hệ "mật thiết" theo đòi hỏi
"gắn bó" yêu đương, một cô gái đã nhận lãnh ca acid từ tên côn đồ
[1]. Cùng với cô gái đáng thương, còn 5 người vô tội khác hứng chịu lây. Gã này
đã hạ nhục đàn ông Việt Nam bằng hành vi hèn hạ.
Trong điều 4 hiến pháp vừa "thông qua", có đoạn:
“Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân
dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những
quyết định của mình.”
Một tổ chức hoạt động không giấy phép hàng chục năm, với vô số chủ
trương và hành động trên thực tế mang đậm thuộc tính khủng bố, giờ vẫn "gan
cùng mình" tuyên bố: "phục vụ dân"; "chịu sự giám sát của
dân"; "chịu trách nhiệm trước dân". Không những thế, đến mức trơ
trẽn, ĐCSVN đơn phương đòi... "gắn bó mật thiết với dân". Nghe thật
hãi hùng!
Nếu có, cơ hội đã bỏ lở
từ lâu.
Dù "gắn bó mật thiết"; dù "gắn bó" nhưng không
"mật thiết"; dù chẳng có nhu cầu "gắn bó mật thiết", bất kỳ
ai, kể cả những người "chịu yêu Đảng", sớm hay muộn cũng phải nhận lãnh
các loại tai họa từ những tên "phục vụ", những kẻ "chịu trách
nhiệm". Những hậu quả như vậy, nhiều và đa dạng đến mức không cần thiết
phải dẫn ra.
Trước, trong và sau cái gọi là "hiến pháp mới" ra đời
đang bị nhiều người lên án, những trận diễn tập "chống bạo loạn, khủng
bố" như lời cam đoan chắc nịch, người cộng sản luôn sẵn sàng... "gắn
bó" với dân, bất kỳ khi nào có dấu hiệu dân không còn muốn "mật
thiết" với đảng nữa (!).
Hiến Pháp không tạo nên dân chủ, mà chính dân chủ tạo nên hiến
pháp.
- Benjamin Barber -
Thật vậy, dù các ông (bà) gọi là "đại biểu quốc hội" có
đồng ý 100% cũng không nói lên điều gì khác, ngoài hình ảnh người cộng sản đang
hốt hoảng ôm chặt lấy nhau, cố tỏ ra bình tĩnh hô to: "tán thành"!
Hiến pháp chỉ có giá trị thực tiễn, khi tổ chức làm ra nó là của
dân. Tại Việt Nam, ai cũng biết, hiến pháp dù có hay không, chẳng giải quyết được
gì, cũng không nói lên bất kỳ giá trị nào khác, ngoài việc bóc trần sự tiếm
quyền dân của người cộng sản.
Trong hoàn cảnh bơ vơ côi cút, ĐCSVN quyết định "bình
thường hóa quan hệ" với Trung Cộng vào năm 1991. Ngay sau đó, Hiến pháp
1992 ra đời. Hai sự kiện lớn này đặt
trong bối cảnh Việt Nam bị cô lập và bỏ rơi hoàn toàn, khi Liên Xô và các nước
cộng sản Đông Âu kéo nhau sụp đổ. Hiến pháp 1992 trở thành "phép thắng lợi
tinh thần" tỏ ra hiệu quả cho ĐCSVN.
Không biết "thâm cung bí sử" quá trình bình thường hóa
quan hệ Việt - Mỹ ra sao, nhưng nếu có thể gọi là "phép màu", đó
chính là việc Hoa Kỳ quyết định bãi bỏ cấm vận Việt Nam vào 1994, tạo tiền đề
quan trọng cho vấn đề viện trợ, vay mượn, đầu tư để vực dậy "thân
xác" Việt Nam rời rã sau 20 năm lỡ... "đi theo đảng" (!). Đây
cũng chính là thời cơ quá tốt cho Việt Nam rũ bỏ mọi quá khứ sai lầm bằng một
hiến pháp tiến bộ, trên nền tảng đẩy mạnh dân chủ ngay vào lúc đó. ĐCSVN đã bỏ
qua.
Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam
Do đó, nếu phải "tiếc một cơ hội bị bỏ lở" [2] như tổ
chức HRW bày tỏ, đó nên là thời điểm của thập niên 90, thế kỷ trước. Vì suy cho
cùng, "hiến pháp mới" cho thấy hậu bối cộng sản tiếp tục hành trình
độc đạo đi vào "tử địa" do tiền bối cộng sản mở lối sẵn. Cái đáng
tiếc là những bộ não cộng sản không chấp nhận sự vận động theo hướng văn minh
không thể cưỡng lại. Những giai đoạn khác nhau với tình hình khác nhau, nhưng người
cộng sản vẫn chọn phương án giống nhau - chống lại quy luật tiến hóa nhân loại
và chống lại dân tộc Việt Nam. Đó là sai lầm chết người của hậu bối cộng sản,
trong tình hình hiện nay.
Toàn bộ nội dung "hiến pháp mới" không cho thấy yếu tố
"hội nhập quốc tế".
Đây là điều tối quan trọng, bởi người cộng sản, bây giờ có muốn cũng không còn
cơ hội biến Việt Nam trở thành "ốc đảo", cách ly với thế giới, như
Bắc Triều Tiên. Đó là sai lầm đáng lên án, bởi họ vừa muốn thống trị "muôn
năm" vừa muốn "làm bạn với thế giới". Người cộng sản luôn khinh
rẻ dân, họ chỉ sợ những quốc gia nào, thế lực nào có ảnh hưởng và chi phối đến
bổn mạng và tài sản của họ.
Tử huyệt "kinh tế
thị trường định hướng XHCN"
Song song đó, tử huyệt nguy hiểm nhất ai cũng thấy: "kinh tế
thị trường định hướng XHCN".
Người cộng sản rất gian ngoan khi đề cập đến kinh tế thị trường. Những
lợi ích từ kinh tế thị trường mang lại, họ ca tụng, ngược lại những gì bất lợi
hay sai lầm hoặc tham nhũng, tệ nạn xã hội lan tràn họ gọi nó là "mặt
trái" của kinh tế thị trường [3], vờ kêu gọi "tăng cường quản lý nhà
nước", "nâng cao hiệu quả giám sát xã hội" v.v.... nhưng không
bao giờ dám đề cập đến tư tưởng "tam quyền phân lập" (!).
Ông Robert M. Dunn Jr. Giáo sư Kinh tế Đại học George Washington,
Washington D.C cho biết [4]:
"Xuyên suốt tiến trình lịch sử, mọi xã hội đều phải đối mặt
với một vấn đề kinh tế cơ bản là việc quyết định phải sản xuất cái gì và cho ai
trong một thế giới mà các nguồn tài nguyên bị hạn chế. Trong thế kỷ 20, nhìn
chung có hai cơ chế kinh tế đối chọi nhau đã mang những kết quả rất khác nhau,
đó là: nền kinh tế chỉ huy được định hướng từ chính phủ trung ương và nền kinh
tế thị trường được dựa trên doanh nghiệp tư nhân. Vào buổi bình minh của thế kỷ 21, một điều rõ
ràng đối với toàn thế giới là nền kinh tế chỉ huy, tập trung đã thất bại trong
việc duy trì tăng trưởng kinh tế, trong việc đạt được sự thịnh vượng, hoặc thậm
chí trong việc bảo đảm an ninh kinh tế cho các công dân của mình... với nhiều
người, các nguyên tắc và cơ chế căn bản của một nền kinh tế thị trường, vẫn còn
xa lạ hoặc bị hiểu sai.
Bất chấp những thành quả rõ ràng trong việc tăng mức sống ở các nước
từ Tây Âu đến Bắc Mỹ và châu Á, vẫn còn một số người nhìn nhận các nền kinh tế
thị trường (đặc biệt là vai trò của nó trong thương mại quốc tế) với sự hoài
nghi. Sở dĩ như vậy một phần là do nền kinh tế thị trường không phải là một ý
thức hệ mà là một hệ thống các tập tục và thiết chế đã được kiểm nghiệm qua
thời gian để làm sao mọi cá nhân và xã hội có thể sống và thịnh vượng về phương
diện kinh tế. Về bản chất các nền kinh tế thị trường là phi tập trung, linh
hoạt, thực tế và có thể thay đổi được. Một đặc điểm trọng tâm của các nền kinh
tế thị trường là không có một trung tâm điểm..."
Không những khái niệm "kinh tế thị trường định hướng
XHCN" vô nghĩa, nó cũng chẳng giải quyết được gì cho lời hẹn với thế giới,
đến hết năm 2018, Việt Nam giã biệt "kinh tế phi thị trường".
Thật ra, ai cũng biết, giới cầm quyền Việt Nam hứa hão để vào được
WTO. Bên cạnh đó, xin công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, người cộng
sản chỉ nghĩ đến những lợi ích đi theo mà không quan tâm những nghĩa vụ nghiêm
ngặt đi kèm, tương ứng với những lợi ích họ nhận được. Đó tiếp tục thể hiện tầm
nhìn nhất thời, thiển cận và thiếu nghiêm túc, khi gắn với đạo đức kinh doanh
của nhiều "doanh nghiệp nhà nước" rất bê bối nhiều năm qua. Không
những thế, lời cầu xin "kinh tế thị trường" còn tố cáo nguyên thủ
quốc gia vi hiến.
Người cộng sản Việt Nam sẽ trả lời như thế nào để thuyết phục Hoa
Kỳ và phương Tây, giả sử với câu hỏi: "Liệu sự công nhận "kinh tế thị
trường" có ý nghĩa gì so với "Kinh tế thị trường định hướng
XHCN" mà Việt Nam đã mặc định trong hiến pháp mới?".
"Hiến pháp mới" với "kinh tế thị trường định hướng
XHCN" cũng trở thành chướng ngại vật quá lớn để vượt qua nhằm gia nhập
TPP, nó vẫn còn biết bao ràn cản, không chỉ mỗi "quyền sở hữu trí
tuệ" như tờ thesaigontime "đã thấy âu lo" [5].
Hiến pháp Việt Nam giờ đây không thể gói gọn và xem nó như là câu chuyện
nội bộ của người Việt Nam, không dính dấp chút nào đến tác động hữu cơ và mãnh
liệt trên nhiều lãnh vực đối với thế giới trong thời đại toàn cầu hóa, ví dụ
hiệp định dẫn độ tội phạm [6] Báo Pháp Luật kêu gọi thúc đẩy, sau khi Việt Nam
ký quyết định phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia (TOC).
Kết
Do đó, "hiến pháp mới" không đáng để gọi "thụt
lùi", "có tội với dân tộc", "lịch sử sẽ phán xét",
"tang khốc" v.v.... bởi người cộng sản vẫn vẹn nguyên bản chất từ hơn
70 năm qua. Tội ác, sự bịp bợm của họ vẫn đầy đủ và ngày thêm dầy lên trong
"quyển sổ" Diêm Vương đang nắm giữ. Người Việt Nam từ 38 năm thống
nhất, ngày càng tang thương. Cớ gì phải than khóc thêm? Những lời nói hoa mỹ
đậm chất "đau khổ", đổ lỗi cho tổ chức gọi là "quốc hội khóa
13", vỗ ngực mình không "bấm nút" hoàn toàn vô nghĩa, đạo đức
giả.
Trong ngày biểu quyết "hiến pháp mới", người dân vẫn
xuống đường [7] đòi quyền lợi bị tước đoạt nhiều năm qua. Một lão nông nghèo,
hôm 16/10/2013 cho RFA biết [8]: "Năm nay tôi đã 82 tuổi rồi, khổ sở quá rồi. Chế độ của chính
quyền Đà Nẵng ‘ăn cháo, đá bát’, người dân chúng tôi không còn gì hết. Nhưng
bữa nay ra văn bản không giải quyết nữa, chấm dứt, tức ăn cướp không, cướp cạn!
Chúng tôi không còn con đường nào khác: một là chết tại ngõ chính phủ, hai là
phải giải quyết quyền lợi cho chúng tôi để chúng tôi bảo vệ cuộc sống. Nhân dịp
ông gọi được tôi, tôi quá mừng. Giờ còn con đường nhờ thế giới, cả thế giới ủng
hộ chúng tôi nêu ra tình trạng mất nhân quyền, dân chủ thế này để cứu chúng tôi".
Ngay người dân nghèo mất đất cũng hiểu rõ bộ máy "nhà
nước" cùng hệ thống tư pháp, pháp luật không còn là của dân. Đó cũng lý
giải thêm, tại sao các tổ chức: Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Mạng Lưới Blogger Việt
Nam chuẩn bị ra đời vào ngày 10/12/2013, cho đến Hội Phụ Nữ Nhân Quyền vừa thành
lập, tất cả có cùng tư tưởng: mọi hoạt động của họ đều bảo đảm tính chất
"đấu tranh bất bạo động", đồng thời nhấn mạnh tuân thủ theo chuẩn mực
Quyền Con Người của Liên Hiệp Quốc đề ra.
Giới cầm quyền Việt Nam đang ở thế co cụm, cố thủ trong bế tắc và chuẩn
bị đối mặt với phiên điều trần nhân quyền diễn ra ngày 28/1/2014 với tư cách
vừa trúng cử vào HĐNQLHQ. Thế giới không thể để cho cộng sản Việt Nam tiếp tục
hoành hành và cai trị người dân như nô lệ. Hoa Kỳ và các nước văn minh không
được phép vì lợi ích quốc gia, tiếp tục dung dưỡng người cộng sản Việt Nam
chống lại nhân dân như đã gật gù ký vào BTA hay WTO trước đây. Thậm chí ai cũng
biết những khoản vay nợ, viện trợ, về đến Việt Nam, không những vào túi quan
tham và phe nhóm, còn bị phá tán hoang phí trong hàng loạt công trình xây dựng
cơ sở hạ tầng kém chất lượng. Tất cả khoản tiền khổng lồ đó, cuối cùng đều trút
lên đầu người dân với con số trên 76 tỉ USD nợ công theo đồng hồ nợ thế giới
tháng 10/2013.
Cha mẹ không dạy được đứa con hư đốn đành phải để pháp luật ra
tay, đó là nỗi bất hạnh và nhục nhã nhưng đành chấp nhận, vì không thể để nó gây
họa cho mọi người như gã đàn ông đã tạt acid vào cô gái vô tội. Dân Việt Nam
trong hoàn cảnh tương tự như thế, khi trót hạ sinh đứa con "Cộng Sản" và giờ đây đành
nhờ pháp luật quốc tế răn dạy. Còn hình thức đấu tranh nào ôn hòa hơn?
Nguyễn Ngọc Già, Việt Nam 04-12-2013
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
_________________
http://www.anninhthudo.vn/Phap-luat/Khoi-to-ke-dien-tinh-tat-a-xit-lam-6-nguoi-bi-thuong-tich/524748.antd[1]
_________________
http://www.anninhthudo.vn/Phap-luat/Khoi-to-ke-dien-tinh-tat-a-xit-lam-6-nguoi-bi-thuong-tich/524748.antd[1]
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment