Friday, December 6, 2013

Chiến thuật « dương đông kích tây » của Bắc Kinh tại Hoa Đông


 

Thứ năm 05 Tháng Mười Hai 2013

Chiến thuật « dương đông kích tây » của Bắc Kinh tại Hoa Đông





 

Trên một trang mạng Baidu : Cờ Trung Quốc cắm trên đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Trên một trang mạng Baidu : Cờ Trung Quốc cắm trên đảo Senkaku/Điếu Ngư.

REUTERS/Stringer/Files


Ngày 23/11/2013, Trung Quốc đơn phương loan báo thành lập vùng « nhận dạng và phòng không » chiếm một vùng trời trên biển Hoa Đông từ Đài Loan lên tận Hàn Quốc ở phía bắc và Nhật Bản ở phía đông. Trong bối cảnh Hoa Kỳ chuyển trục sang châu Á Thái Bình Dương, thái độ khiêu khích này của Trung Quốc mang ý nghĩa gì ? Liệu biển Đông Nam Á mới là mục tiêu chính ?

Thái Bình Dương nơi Hạm đội 7 của Mỹ ngự trị từ sau thế chiến thứ hai 1945 mất dần ý nghĩa « thái bình ».

Sự kiện đáng lo mới nhất biểu hiệu cho tình trạng leo thang căng thẳng vừa xảy ra vào ngày 23/11 vừa qua.Sau nhiều năm đưa tàu « kiểm ngư, hải giám » xâm nhập quần đảo Senkaku mà Trung Quốc tranh giành với Nhật và gọi là Điếu ngư, Bắc Kinh đột ngột và đơn phương thiết lập « vùng nhận dạng và phòng không » bao trùm gần như là toàn vùng biển Hoa Đông, chồng chéo lên không phận và hải phận của ba nước Bắc Á khác là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Trong những ngày qua, để phản ứng lại thái độ hung hăng đe dọa của Bắc Kinh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đều đưa phi cơ chiến đấu lên không phận gây xung khắc này, nhưng chưa xảy ra một cuộc đụng độ nào với máy bay Trung Quốc.

Hoa Kỳ đưa thêm máy bay săn tàu ngầm vào khu vực tăng cường cho lực lượng tại chỗ, Nhật Bản tham gia vào chiến lược lá chắn chống tên lửa của Hoa Kỳ, Hàn Quốc thông báo kế hoạch mua 4 máy bay tiếp xăng trên không hoặc của Mỹ hoặc của Pháp để nâng cao năng lực tác chiến của các phi đoàn bảo vệ hải đảo xa xôi.

Trả lời phỏng vấn AFP, chuyên gia quốc phòng Nhật Bản Takehiko Yamamoto, nhận định tình hình rất bi quan do « không bên nào nhượng bên nào ». Đối với Nhật có hay lý do : một là tài nguyên dưới đáy biển, hai là tinh thần bất khuất của dân tộc.

Ở phía nam, Philippnes cho Mỹ đặt ra-đa nhìn ra biển Đông Nam Á và đặt mua thêm tàu chiến của Mỹ, Pháp, Nhật.

Cũng ở vùng biển Đông này mà Trung Quốc gọi là Hoa Nam, công luận chưa quên vào năm 1974, Trung Quốc bất ngờ huy động hạm đội Nam hải đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa đang do Việt Nam Cộng Hòa quản lý. Năm 1988, cũng bằng vũ lực, Trung Quốc đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Từ thập niên nay, Bắc Kinh đưa ra cái gọi là « đường biên giới 9 đoạn » và tuyên bố hơn 80% vùng biển Đông Nam Á là thuộc chủ quyền của Trung Quốc lấn áp trực tiếp bốn nước láng giềng là Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia.

Giới quan sát ghi nhận là từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền tại Trung Quốc, Bắc Kinh đột nhiên thay đổi thái độ tránh gây bất bình với Đông Nam Á nhưng lại leo thang áp lực với Nhật Bản.

Tuần trước, Hoa Kỳ phản ứng cứng rắn qua động thái cho hai pháo đài bay B-52 bay vào vùng nhận dạng của Trung Quốc, nhưng sau đó lại khuyên các hãng hàng không dân dụng tuân theo yêu sách của Trung Quốc.

Hầu hết các nhà phân tích không tin là Trung Quốc đủ sức áp đặt trên biển Hoa Đông. Nếu các cơ quan tuyên truyền của Bắc Kinh kêu gọi « phải cho Nhật biết tay », thì ngược lại bộ quốc phòng Trung Quốc khẳng định là không nhắm vào « một nước nào ».

Thái độ mâu thuẫn này mang ý nghĩa gì ? Bắc Kinh mưu đồ gì và sẽ đi đến đâu ?

RFI đặt câu hỏi với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason, Hoa Kỳ :

Tầm ăn dâu :

« Chính sách của Trung Quốc hiện nay là tìm cách lấy lại chủ quyền biển đảo mà họ gọi là của họ. Đây là chính sách lâu dài theo kiểu mềm nắn rắn buông, kiểu tầm ăn dâu, tiến bước nào tốt bước ấy, không được thì lùi lại, rồi dương đông kích tây, khi thì hòa hoãn ở bienr Đông Nam Á, nhưng rấn mạnh ở các đảo tại Bắc Á. Chính sách này không thay đổi, họ từ từ tiến tới thôi…

Hoa Kỳ đã thấy hết mưu kế của Trung Quốc. Khi Trung Quốc đưa ra ''vùng nhận diện phòng không'' thì Hoa Kỳ, Nhật, Đại Hàn, Đài Loan đều phản ứng. Phản ứng mạnh nhất là của Mỹ và Nhật... rõ ràng là Mỹ không lùi bước. Trong cuộc nói chuyện điện thoại, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel có nói rõ với bộ trưởng quốc phòng Nhật là Mỹ ủng hộ lập trường của Nhật. Mỹ không can dự vào chuyện tranh giành chủ quyền biển đảo, nhưng Mỹ công nhận quần đảo Senkaku do Nhật quản lý và nếu có chiến tranh thì Mỹ sẽ phải can dự, vì có hiệp ước phòng thủ chung. Mỹ cho Trung Quốc biết lập trường cứng rắn như thế để Trung Quốc không nên hành động liều lĩnh và hiểu lầm…

Nhưng Mỹ cũng có hành động hơi lạ. Một mặt ủng hộ Nhật, mặt khác lại bảo máy bay hàng không dân sự của Mỹ tuân thủ luật Trung Quốc. Thế rồi phát ngôn viên Mỹ lại không nói như thế, thành ra đây là cái phản ứng lờ mờ để Trung Quốc muốn đoán sao thì đoán và để máy bay dân sự muốn làm gì thì làm (chính phủ) Mỹ không chịu trách nhiệm.

Trong khi đó thì các nước Đông Nam Á không lên tiếng phản đối mà dường như còn đi theo luật Trung Quốc, vì sợ nguy hiểm. Thành ra, Trung Quốc cứ tiến lên được tí nào thì tiến, nhưng nếu khó thì lại lùi.

Âm mưu phá nguyên trạng về không phận và lãnh hải :

RFI: Thế thì họ có giữ vùng nhận diện phòng không hay không ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Theo tôi thì họ cứ giữ. Họ không thi hành (lời đe dọa) thì không sao bởi vì có hai điều đáng chú ý trong chính sách của Trung Quốc : Trung Quốc là người không hài lòng với nguyên trạng và tìm mọi cách để thay đổi nguyên trạng. Trong khi đó, các nước khác thì phải giữ nguyên trạng mà giữ thì thường chỉ phản ứng mà không chủ động. Cho nên Trung Quốc làm được gì thì làm không được thì thôi. Điều này làm các quốc gia khác mỏi mệt mà họ mỏi mệt thì Trung Quốc thành công. Trong trường hợp này, nếu chỉ có Nhật, Mỹ và Đại Hàn chống mà các nước Đông Nam Á không chống thì Trung Quốc tương đối thành công rồi. Mà khi đã thành công (ở Hoa Đông) thì không có điều gì cản Trung Quốc áp dụng vùng « nhận diện phòng không » tại Biển Đông Nam Á.

Kích động tâm lý phản chiến tại Nhật và làm nản chí Hoa Kỳ là mục tiêu lâu dài:

Trong tương lai lâu dài, Trung Quốc nhắm gây ảnh hưởng phong trào phản chiến tại Nhật và tìm cách chia rẽ Mỹ với Nhật (hy vọng) nếu Mỹ gặp khó khăn nội bộ, hay khó khăn ở nơi khác và phải tốn kém quá thì Mỹ ngưng ủng hộ Nhật.

Nhật Bản và Đại Hàn biết như vậy cho nên họ cũng làm mạnh lên (tăng cường quân sự) để Mỹ thấy rằng không phải chỉ có Mỹ thôi mà Nhật và Đại Hàn cũng cố gắng đóng góp vào và Mỹ phải có qua có lại.

Thật ra thì Trung Quốc không tính toán sai lầm nhưng họ cố làm cho bằng được, không được thì mới thôi. Đây là một thách thức rất lớn cho Bắc Á và Đông nam Á.

Bắc Á thì giàu có, đã có sức mạnh quân sự chỉ tăng cường thêm. Thứ hai là họ có những cam kết phòng thủ chung với Mỹ cho nên họ vững hơn (Đông Nam Á). Trung Quốc cố gắng nhưng khó thực hiện được ảnh hưởng tại Bắc Á trong trung hạn.

Trước mắt, thái độ của Trung Quốc giúp cho Mỹ thực hiện chính sách chuyển trục sang Á Châu…

 

 

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link