Monday, February 2, 2015

Hồng Kông : Biểu tình lớn đầu tiên kể từ phong trào dân chủ mùa thu

 
Đăng ngày 01-02-2015

Hồng Kông : Biểu tình lớn đầu tiên kể từ phong trào dân chủ mùa thu

media
Tuần hành vì dân chủ tại Hồng Kông, 01/02/2015.Reuters/Tyrone Siu

Hôm nay 01/02/2015, hơn hai tháng sau các cuộc biểu tình lớn tại Hồng Kông, lần đầu tiên những người tranh đấu dân chủ lại xuống đường. Theo báo chí địa phương, khoảng 2.000 cảnh sát được huy động để giữ gìn trật tự. 

Ban tổ chức thông báo 13.000 người tham gia biểu tình. Cảnh sát đưa ra con số 6.600 người có mặt vào lúc khởi đầu cuộc tuần hành. 

Giương cao những chiếc ô màu vàng – biểu tượng của phong trào đòi dân chủ - những người biểu tình tuần tự đi qua các đường phố chính ở trung tâm thành phố. Họ yêu cầu một « cuộc bầu cử dân chủ thực sự » trong đợt bỏ phiếu bầu người đứng đầu đặc khu hành chính Hồng Kông năm 2017.

Những người sáng lập phong trào « Chiếm giữ Trung tâm » (Occupy Central) như Benny Tai, cùng các lãnh đạo sinh viên như Joshua Wong (Hoàng Chi Phong), đều có mặt trong cuộc tuần hành. Những người tổ chức hy vọng khoảng 50.000 người tham gia hôm nay.

Theo các nhà quan sát, cuộc tuần hành này là một trắc nghiệm trong cuộc đối đầu giữa phong trào dân chủ với chính quyền đặc khu và Bắc Kinh. Cảnh sát Hồng Kông đe dọa can thiệp để chống lại mọi ý định « chiếm giữ trung tâm ». Về phần mình, các đại diện phong trào biểu tình cũng tuyên bố hoạt động này không phải là chủ trương của những người tổ chức.

Cuộc tuần hành hôm nay xảy ra sau biến cố ngày 24/01/2015, khi các sáng lập viên phong trào biểu tình đòi dân chủ Occupy Central cho biết họ bị câu lưu với tội danh « tổ chức và tham gia tập hợp trái phép », nhưng không bị truy tố. Họ đã được thả sau 3 giờ tạm giam.

Những người đấu tranh vì dân chủ Hồng Kông liên tục đối đầu với chính quyền từ nhiều năm nay, để đòi quyền tự do lựa chọn người lãnh đạo thành phố. Lần đầu tiên chính quyền Bắc Kinh chấp nhận bầu cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu đối với đặc khu hành chính Hồng Kông, tuy nhiên cử tri Hồng Kông phải lựa chọn người lãnh đạo trong số các ứng cử viên được Bắc Kinh chấp thuận.

Nhà bình luận Sonny Lo (Lô Triệu Hưng), trưởng Bộ môn Khoa học Xã hội Viện Giáo dục Hồng Kông, nhận xét : « Cuộc biểu tình hôm nay cho các công dân (Hồng Kông) thấy rằng động lực dân chủ không chết và phong trào sẽ tiếp tục ». 

Tuy nhiên, ông Sonny Lo cũng cảnh báo người biểu tình rằng các cư dân Hồng Kông đã kiệt sức và nhiều người hy vọng phong trào không có những hoạt động quá đà. 

Theo ông Sonny Lo, « mọi người đã khá mệt mỏi về chính trị. Những nhà tranh đấu cần phải suy nghĩ một cách thận trọng về chiến lược hành động » trong bối cảnh nhiều cư dân Hồng Kông có một thái độ « thực dụng về chính trị ».

Theo các nhà quan sát, ngoài phong trào đòi bầu cử dân chủ mùa thu vừa qua, xã hội Hồng Kông – một cựu thuộc địa của Anh Quốc – đã khá quen thuộc với các cuộc xuống đường lớn, như cuộc tuần hành phản đối một điều luật về an ninh năm 2003, hay các cuộc biểu tình hàng năm tưởng niệm cuộc thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 









 
Đăng ngày 31-01-2015

Tập Cận Bình thanh trừng kiểu Staline để nắm toàn quyền

mediaChiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình giống như "thanh trừng" thời Staline hầu đảm bảo quyền lực tuyệt đối - REUTERS /Jason Reed

Cuộc thanh trừng tại Trung Quốc theo kiểu Stakine là đề tài được tuần báo Courrier International quan tâm. Tờ báo trích dịch bài viết trên trang mạng Cn.nytimes.com đề tựa: “Trung Quốc: thanh trừng kiểu Staline”. Bài viết nêu lên quan điểm của tác giả Murong Xuecun, đồng thời là nhà văn, về chiến lược chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. 

Theo tác giả, mục tiêu của chiến dịch này là làm suy yếu các phe cánh đối lập và đảm bảo quyền lực tuyệt đối.
Theo tác giả bài viết, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập được báo chí trong nước không ngớt lời ca ngợi, nhưng cùng lúc ấy lại dấy lên nhiều tiếng nói chỉ trích một cuộc chiến “có chọn lọc”. Đối với tác giả, chiến dịch này giống một cuộc thanh trừng theo kiểu Staline trong nội bộ Đảng Cộng sản hơn là tìm kiếm sự minh bạch. Nó dựa vào điều lệ của Đảng hơn là dựa vào pháp luật.

Những người chịu trách nhiệm thi hành đa số là đảng viên Đảng Cộng sản, tương đương với nhân viên tình báo của KGB, chứ không phải là cảnh sát. Thường thì nhà báo bị cấm xen vào các vụ này. Do đó, truyền thông cũng không được lên tiếng khi các vụ việc chưa được đưa ra công chúng. Hơn nữa, tất cả phải viết cùng một ý. Quan trọng hơn nữa là cho tới giờ phút này, trong phe cánh thân cận với Chủ tịch Tập Cận Bình chưa có ai bị sờ gáy.

Theo nhiều nhà phân tích, các đồng minh chính trị quan trọng nhất của ông Tập là những người được gọi là “thế hệ đỏ thứ hai” tức con cháu của các cựu đảng viên. Trong cỗ máy quyền lực khá đặc biệt của Trung Quốc cộng sản, thành phần này có nhiều đặc quyền đặc lợi hơn người khác và một khả năng làm giàu không thể tưởng.

Tuy nhiên, cho đến lúc này thì chưa ai bị diệt cả, trừ Bạc Hy Lai (cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh) bị kết án tù chung thân năm 2013. Sự thất sủng của ông Bạc được xem như kết quả của sự thua cuộc trong cuộc chiến quyền lực, chứ không phải là hệ quả của hành vi nhận hối lộ.

Theo tác giả, tuy thất thế, nhưng Bạc Hy Lai (Bo Xilai) vẫn được đãi ngộ khá tốt hơn so với nhiều nhân vật khác xuất thân từ gia đình bình dân như Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) bị cáo buộc tham nhũng và tiết lộ bí mật quốc gia. Cả gia đình, tay chân thân cận và lãnh địa của ông Chu cũng bị kéo vào vòng xoáy.

Tác giả giải thích, tại Trung Quốc, các quan chức cao cấp có quyền lực vô hạn tại khu vực mà họ lãnh đạo: họ có thể thăng tiến cho người thân và nhận hối lộ mà không chút hổ thẹn.
Tại các thành trì của ông Tập Cận Bình như tỉnh Phúc Kiến (Fujian) và Chiết Giang (Zhejiang), theo những gì tác giả biết, chưa một quan chức cao cấp nào cỡ phó chủ tịch tỉnh bị hạ bệ.

Ông Tập Cận Bình sẽ không kéo dài chiến dịch này, vì, nếu trong nhiệm kỳ thứ hai của ông (nếu ông tái đắc cử), một số đông công chức khả nghi tiếp tục bị trừng phạt thì điều đó chứng tỏ ông bất lực trước tệ nạn này. Khi ông Tập loại bỏ được hết đối lập thì các quan chức và người thân vẫn tiếp tục ngựa quen đường cũ (tham nhũng).

Tại Trung Quốc, một số ảo tưởng rằng hành động trên của ông Tập nhằm đưa đất nước Trung Hoa tiến dần theo hướng dân chủ, nhưng theo tác giả, đó là một nhà độc tài đang tìm cách tập trung quyền lực vào tay mình. Ngoài ra, tác giả còn tố cáo quyền được bào chữa của phạm nhân không được tôn trọng, vì họ không được gặp luật sư trong lúc chờ xét xử.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 





No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link