Thursday, February 5, 2015

Nhất “tiêu” nhì “cà”: Nông dân kẻ khóc người cười


Nhất “tiêu” nhì “cà”: Nông dân kẻ khóc người cười

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-02-04
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
02042015-caphe-tieu-nn.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
069_Bsip_014365_008.jpg
Các loại tiêu hạt: Xanh, đen, đỏ, trắng ...
AFP photo
Việt Nam hiện chi phối 50% sản lượng hạt tiêu xuất khẩu trên thị trường thế giới. Điều thần kỳ là từ nhiều năm qua nông dân Việt nam được cho là đã điều tiết thị trường giữ vững giá tiêu ở mức cao.
Trồng cây gì có lợi nhuận cao, dù ít đất vẫn cho lợi tức cao đủ nuôi sống cả gia đình. Câu trả lời là trồng tiêu “vua của các loại gia vị”. Năm 2014, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt hơn tỷ USD với lượng tiêu trồng tại Việt Nam xuất đi là 135.000 tấn. Nõi rõ như vậy vì Việt Nam cũng nhập khẩu 20.000 tấn hạt tiêu, và phần dành cho tiêu dùng nội địa là 6.000 tấn. Diện tích trồng tiêu hiện nay vào khoảng 63.000 ha, nhiểu nhất ở Tây nguyên, đông nam bộ và một lượng không lớn ở Trung bộ.
Có lẽ tiêu là loại cây trồng duy nhất ở Việt Nam mà người nông dân không phải làm thêm nghề phụ để nuôi thân. Ông Tư một người trồng tiêu ở Đắc Lắc, từ thuở cây tiêu còn rất ít và giá thấp, ông chọn cách an toàn sử dụng phân hữu cơ, phân sinh học tuy năng suất không cao nhưng đất được bảo vệ độ màu mỡ canh tác bền vững. Những người muốn ăn xổi thúc bón phân hóa học, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, tuy năng suất ban đầu cao nhưng những mùa sau dễ thất bại. Ông Tư bộc bạch:
“Diện tích tổng cộng 7 sào thôi, tôi thì canh tác vườn tiêu bón phân hữu cơ năng suất không cao lắm. Nhưng mình trồng trên trụ sống và làm từ đầu thời điểm cây tiêu chưa có giá thành ra lợi nhuận tương đối ở mức cao, “lương” nông dân như tôi tính ra một tháng cỡ 20 triệu rồi.”
Lợi tức của người trồng tiêu hầu như duy trì ở mức cao trong những năm vừa qua không thay đổi. Thậm chí có khả năng cao hơn nữa nếu mà kỹ thuật chăm bón đầy đủ kỹ càng vườn tiêu tốt.
- Ông Nguyễn Vịnh
Ông Nguyễn Vịnh, một nhà giáo về hưu người sáng lập trang mạng Giatieu.com, đưa thông tin cập nhật về thị trường tiêu trong ngoài nước và hướng dẫn kỹ thuật qua mạng cho nông dân nhận định:
“Lợi tức của người trồng tiêu hầu như duy trì ở mức cao trong những năm vừa qua không thay đổi. Thậm chí có khả năng cao hơn nữa nếu mà kỹ thuật chăm bón đầy đủ kỹ càng vườn tiêu tốt. Còn ngược lại tình trạng hiện nay sâu bệnh nhiều lắm cho nên cũng rất nhiều nhà thua lỗ vì vườn tiêu bị sâu bệnh; còn những nhà vẫn chăm được, chăm tốt thì vẫn duy trì lợi nhuận ở mức cao. Một vườn tiêu lợi nhuận khoảng 2/3 doanh thu. Một héc-ta tiêu hiện nay có thể bán bình quân từ 600 triệu đến 800 triệu trong khi đầu tư khoảng 250 triệu đến 300 triệu.”
Giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 4 lần trong vòng 7 năm, tiêu Việt Nam từ mức hơn 2.000 USD/tấn đã leo lên tới 8.000 USD/tấn vào năm 2014. Tiêu bán tại vườn ngày xưa chỉ 20.000đ-30.000đ/kg đã leo lên mức 120.000đ/kg vào năm 2012-2013 và mức giá ghi nhận trong tháng 1/2015 khoảng 150.000 đ/kg.
Nông dân điều tiết thị trường
045_IS09A6K86-350.jpg
Một tách cà phê đen. AFP photo
Cách đây 1 thập niên, người trồng tiêu Việt Nam cùng chung bài học với hạt cà phê, đầu vụ thu hoạch bán ồ ạt để trang trải nợ nần và chi tiêu đã làm giá rớt tới mức thấp nhất chỉ làm lợi cho các nhà đầu cơ quốc tế. Tuy vậy tình hình đã khác đi nhiều trong những năm vừa qua, người nông dân trồng tiêu đã được báo giá quốc tế, giá nội địa hàng giờ hàng ngày và bảo nhau giữ hàng bảo vệ giá, chờ giá tốt mới bán. Các chuyên viên thị trường dùng thuật ngữ điều tiết thị trường. Vì sao người nông dân trồng tiêu làm được việc này, trong khi người trồng cà phê lại không làm được điều thần kỳ đó.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam từ Saigon nhận định:
“Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu chỉ bán theo hướng dịch vụ hưởng một số phí nào đó thôi vì nông dân Việt Nam hiện nay đang bán theo giá thị trường Kochin. Khi giá lên thì Việt Nam theo, khi giá xuống thì Việt nam không bán. Hiện nay thị trường toàn cầu theo giá Việt Nam mà lên, gần như Việt Nam điều tiết. Người nông dân có đặc tính rất tốt cho nên họ mới có thể điều tiết được thị trường. Hơn nữa do tích lũy lợi nhuận nhiều năm, nông dân trồng tiêu không thiếu tiền, không vội vàng bán,  hàng họ để lại đã chuyển biến một dạng của tiền tệ rồi.”
Người trồng tiêu nói gì về việc họ trở thành người cầm trịch trên thị trường. Làm thế nào để hình thành việc này và cần có những điều kiện gì. Chúng tôi nêu câu hỏi với ông Tư Đắc Lắc một người trồng tiêu thành công, ông cho biết những người trồng tiêu bây giờ đa số biết tận dụng internet, hoặc mua tin trên điện thoại di động. Những người không biết thì được người khác chỉ dẫn. Điều quan trọng là người trồng tiêu nhận thức được khi nào cần bán và bán ra bao nhiêu để vẫn được giữ giá. Tại sao các mặt hàng nông sản, khác nông dân không thể làm theo cách làm của người trồng tiêu. Ông Tư Đắc Lắc tiếp lời:
...do tích lũy lợi nhuận nhiều năm, nông dân trồng tiêu không thiếu tiền, không vội vàng bán, hàng họ để lại đã chuyển biến một dạng của tiền tệ rồi.
- Ông Đỗ Hà Nam
“Cái chỗ bắt chước cũng khó, thứ nhất là vốn; thứ hai là mặt hàng đó anh có thể để được không, có nên để hay không. Nhưng cái quan trọng nhất vẫn là vấn đề vốn. Giống như một doanh nghiệp, anh có vốn kinh doanh, vốn lưu động anh mới làm được. Riêng tôi lúc trước cũng chịu khó chịu khổ dành dụm dần dần, tích lũy tiền bạc. Năm mà tiêu 30 ngàn/kg thì đã bắt đầu trồng tiêu, được bao nhiêu thì cũng dự trữ từ từ. Mình không sắm sửa gì hết để lại một số vốn cầm tay gọi là vốn đầu tư tái sản xuất. Có những cái đó thì khỏi vay ngân hàng trả lãi, lúc đó lãi suất ngân hàng Việt Nam cao nhất trên thế giới.”
Nếu giá tiêu và lợi nhuận cho người trồng tiêu chuyên nghiệp đầy phấn khởi trong mùa xuân Ất Mùi 2015, thì thông tin về mặt hàng cà phê lại kém vui. Ông Nguyễn Vịnh nhà tư vấn cho nông dân trồng tiêu và cà phê nhận định:
“Năm nay người trồng cà phê hơi buồn, buồn vì năng suất sụt giảm, so với nhiều năm trước thì có thể đã sụt giảm trên 30%. Trong khi đó giá thì cũng cầm chừng như mọi năm. Cho nên xét về giá thì không có vấn đề gì lắm, nhưng xét về năng suất sản lượng thì sụt giảm quá nhiều, giảm thấp rất nhiều so với dự báo của thương nhân quốc tế. Đối diện với vụ mùa mới là nỗi lo rất lớn. Đó là nỗi lo biến đổi khí hậu và hiện nay dấu hiệu khô hạn đã bắt đầu hiện rõ trên đất Tây nguyên, cho nên bà con đang lo.”
Sang năm mới Ất Mùi 2015 câu chuyện người trồng tiêu, trồng cà phê hay cây bơ bút (booth), cây sầu riêng dona ở Tây Nguyên hiện rõ buồn vui lẫn lộn. Nông nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà người nông dân cần phải trang bị cho mình kiến thức cũng như phương tiện để đối phó.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -11/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link