Tổng thống
Ukraine yêu cầu NATO cung cấp vũ khí
SBTN Phỏng Vấn TNS John McCain & Thông
Điệp Gửi CĐ Việt Nam
Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko và Ngoại trưởng
Mỹ John Kerry trong cuộc họp tại Kiev, ngày 5/2/2015.
·
·
·
·
Tin liên hệ
Bộ trưởng quốc phòng các nước trong khối NATO hôm nay gặp nhau tại
Brussels để bàn về mối đe dọa phát sinh từ thái độ gây hấn của Nga
05.02.2015
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm nay họp tại Kyiv với Tổng thống
Ukraine Petro Poroshenko, là người mới đây đã lên tiếng yêu cầu các nước Tây
phương cung cấp vũ khí để giúp nước ông chiến đấu chống lại phiến quân thân
Nga. Thông tín viên VOA Michael Brown tường thuật.
Chính phủ của Tổng thống Barack Obama cho tới nay chỉ cung cấp
viện trợ phi sát thương cho quân đội Ukraine, nhưng các giới chức Mỹ mới đây
cho biết họ đang xem xét tới việc cung cấp vũ khí để giúp mang lại một sự kết
thúc nhanh chóng hơn cho cuộc xung đột ở Ukraine.
Ông Ashton Carter, người được Tổng thống Obama đề cử để thay ông
Chuck Hagel làm bộ trưởng quốc phòng, nói với một ủy ban của quốc hội là ông
ủng hộ việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta nên hỗ trợ cho người Ukraine để họ có
thể tự vệ. Hiện giờ tôi chưa nói được là bản chất của những loại vũ khí đó là
như thế nào, bởi vì tôi chưa tham khảo ý kiến các nhà lãnh đạo quân sự của
chúng ta hay các nhà lãnh đạo của Ukraine, nhưng tôi ngã về hướng cung cấp vũ
khí cho họ, kể cả các loại vũ khí sát thương."
Mặc dù vậy, ông Carter sau đó cũng nói với ủy ban này rằng những
áp lực chính trị và kinh tế đối với Moscow nên tiếp tục là trọng tâm của những
nỗ lực của các nước phương Tây nhằm ngăn không cho điện Kremlin hỗ trợ cho các
lực lượng nổi dậy ở Ukraine.
Tại Tòa thánh Vatican hôm thứ tư, Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi
tăng cường sự can thiệp của quốc tế để bắt đầu cuộc đàm phán hòa bình Ukraine.
Nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo nói rằng giao tranh giữa những người Cơ đốc
giáo là “một vụ tai tiếng.”
"Khi tôi nghe những chữ 'chiến thắng' hay 'đánh bại' tôi cảm
thấy một sự đau đớn cực kỳ và một sự buồn rầu vô tả trong trái tim của tôi. Đó
không phải là những chữ đúng đắn. Chữ đúng duy nhất là 'hòa bình'. Đây là chữ
đúng duy nhất."
Vụ giao tranh mới nhất tại thị trấn Debaltsev do chính phủ Ukraine
kiểm soát đã bùng ra thành một cuộc chiến toàn diện giữa lúc vòng đàm phán hòa
bình mới nhất nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy kéo dài 9 tháng nay dã bị thất bại hồi
tuần trước.
Bị vây hãm, Ukraine chờ
quyết định về viện trợ võ khí sát thương
Một viên chức thành phố
nhìn từ cửa sổ một khu dân cử bị hư hại vì đạn pháo kíchm theo lời của dân địa
phương, Donetsk, 5/2/15
·
·
·
·
Tin liên hệ
06.02.2015
Chính quyền của Tổng thống
Obama đang cứu xét vệc liệu có cung cấp vũ khí phòng vệ để Ukraine chống lại
phe nổi dậy được Nga hậu thuẫn hay không, sau khi nhiều giới chức cấp cao cũ
cũng như mới kêu gọi một sự thay đổi trong chính sách.
Phương Tây đã chỉ cung
cấp viện trợ nhân đạo, và thiết bị quân sự phi sát thương, như đồng phục và
dụng cụ thông tin. Dọc theo lằn ranh ngưng bắn cũ, quân đội Ukraine đang bám
trụ, nhưng bị qua mặt về vũ khí và chịu tổn thất nặng nề. Thông tín viên Al
Pessin đi thăm thị trấn Papasna, cách tiền tuyến chưa đầy 15 kilomet.
Đây là trạm kiểm soát cuối
cùng trước vùng chiến trận. Binh sĩ Ukraine theo dõi sát ai ra vào, trong khi
các gia đình chen chúc lên xe để ra đi và những chiếc xe buýt chở đầy trẻ em
trên đường đi đến nhà họ hàng hay nơi tạm trú.
Ngay gần đó, là thị trấn gần
như bỏ hoang Papasna, đã nhiều lần bị trúng pháo kích. Nhiều người ở lại ủng hộ
phe nổi dậy và tỏ vẻ không vui khi nhìn thấy khách Tây phương.
Thị trưởng Yuriy Onishenko và
nhóm nhân viên trung thành với chính phủ ở Kyiv tìm cách tiếp tục làm việc giữa
những cơn pháo kích.
Ông nói: “Là thị trưởng, tôi
còn không thể liệt kê các công việc của tôi, bởi vì mọi thứ nay tuỳ thuộc vào tôi.
Nửa ngày làm việc, người phụ tá và tôi đi bằng xe hơi tiêng, và 7 hay 8 nhân
viên thành phố tôi còn giữ được cũng ra ngoài, và chúng tôi đem thức ăn nóng
cho những người đang tạm trú ở các tầng hầm.”
Cách không xa là thị trấn
Debaltseve bị vây hãm, nơi binh sĩ Ukraine đang bám trụ, trong tình hình cuộc
vây hãm đã kéo dài hơn 1 tuần lễ.
Vị thống đốc mới của vùng
Donetsk bị chiếm đóng một phần là Tướng Lục quân Ukraine Alexander Kihtenko,
biết rõ cần phải có gì.
Ông nói: “Đương nhiên, là một
quân nhân, tướng lãnh của quân đội Ukraine, tôi có thể nói rằng phải, chúng tôi
thực sự cần viện trợ quân sự hôm nay, kể cả thiết bị trinh sát và thông tin
liên lạc, cùng các vũ khí hiện đại khác, có thể là vũ khí chống tăng. Chúng tôi
có các chuyên gia có thể sử dụng vũ khí hiện đại. Nhưng dĩ nhiên, một số huấn
luyện viên cũng sẽ có ích.”
Các biện pháp chế tài kinh tế
Tây phương đã không thuyết phục được Tổng thống Nga Vladimir Putin rút lại hậu
thuẫn dành cho phe nổi dậy. Cung cấp vũ khí sẽ làm tăng áp lực, nhưng khó mà
tiên đoán được phản ứng, theo chuyên gia phân tích Yaroslav Voitko thuộc Trung
tâm Quốc tế về Nghiên cứu Chính sách ở Kyiv.
“Cung cấp vũ khí sát thương,
có thể sẽ khiến ông Putin hiểu ra được rằng thế giới nghiêm túc về việc ngăn
chặn vụ này. Nhưng không thể đoán trước được phản ứng của ông ta, và điều không
may là bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra.”
Chính vì sự kiện không thể
đoán trước được ấy cho đến giờ này nước ngoài vẫn chưa đưa vũ khí vào. Nhưng
các binh sĩ bị vây hãm này có thể sẽ được thêm sự hỗ trợ, trong khi họ cố gắng
nắm quyền kiểm soát.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment