Thủ lĩnh phe ly
khai ở Ukraine loan báo 'lệnh tổng động viên'
Trung Quốc
có đáng sợ hay không?
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Thủ lãnh khu vực tự xưng là Cộng hòa Nhân dân Donetsk Alexander
Zakharchenko (giữa) và các vệ sĩ ở Donetsk, miền đông Ukraine.
·
·
·
Tin liên hệ
Giao tranh ở miền đông Ukraine, 13 binh sĩ tử trận
Một tuyên bố của Nhóm Tiếp Xúc 3 bên nói rằng các đặc sứ của nhóm
phiên quân đã không đển dự cuộc đàm phán thay vào đó, nhóm này nói rằng phe
phiến quân muốn xét lại thỏa thuận Minsk
02.02.2015
Một thủ lãnh của phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine đã loan
báo “lệnh tổng động viên”, nhằm mục đích tăng cường các lực lượng quân sự của
phe ly khai lên tới 100,000 quân.
Ông Alexander Zakharchenko, thủ lãnh của vùng tự xưng là Cộng hoà
Nhân dân Donetsk, được hãng tin ly khai DAN trích lời hôm nay nói rằng 'kẻ thù'
- tức là chính quyền Ukraine, đang tăng cường các lực lượng của họ ở miền Nam
vùng Donetsk, có phần chắc để sẵn sàng thực hiện một cuộc tấn công, và do đó
cần phải ban hành lệnh tổng động viên để ‘cân bằng tình hình’.
Ông Zakharchenko nói nỗ lực tuyển mộ sẽ khởi sự trong vòng 10
ngày, và thoạt đầu sẽ nhắm vào những người tình nguyện.
Một tờ báo hàng dầu của Mỹ nói Washington đang xét lại lập trường
của mình trong việc cung cấp các vũ khí và thiết bị quân sự có tính cách tự vệ
cho chính quyền Ukraine tại Kyiv.
Báo New York Times hôm qua tường thuật rằng trong khi Tổng Thống
Obama chưa ra quyết định về việc cung cấp vũ khí sát thương cho các lực lượng
an ninh Ukraine, chính quyền của ông đang có quan điểm mới về vấn đề viện trợ
quân sự cho Ukraine.
Các phần tử ly khai thân Nga trên xe tăng ở Donetsk, miền đông
Ukraine.
Tờ báo dẫn lời các giới chức không nêu danh tính nói rằng Bộ
trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry, Chủ tich Ban Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ, Tướng
Martin Dempsey, và bà Susan Rice, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng Thống Obama,
đều sẵn sàng mở các cuộc thảo luận mới về việc cung cấp vũ khí sát thương cho
các lực lượng Ukraine.
Báo Times nói Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã ủng hộ việc cung
cấp vũ khí tự vệ cho các lực lượng chính phủ Ukraine, mà Tổng Thống nước này,
ông Petro Poroshenko đã yêu cầu từ tháng 11 năm ngoái.
Tư Lệnh lực lượng NATO, Tướng Philip Breedlove, cũng ủng hộ việc
cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, theo tờ New York Times.
Tờ báo nói rằng một phúc trình độc lập được công bố hôm nay bởi 8
giới chức cấp cao của Mỹ kêu gọi Hoa Kỳ gửi vũ khí và thiết bị quân sự trị giá
3 tỉ đôla cho Ukraine, đang làm “dấy lên một cuộc tranh cãi rộng lớn hơn” ở
Washington.
Hồi tháng 12, Tổng thống Obama ký luật cho phép cung cấp viện trợ
quân sự về cả vũ khí sát thương lẫn không sát thương cho chính phủ Kyiv.
Nhưng
một người phát ngôn của Tòa Bạch Ốc lúc đó nói rằng Tổng Thống dè dặt về viêc
cung cấp các loại thiết bị quân sự như thế, một động thái mà nhiều nhà phân
tích nói là có thể bị Moscow coi như một hành động khiêu khích quân sự đáng kể
từ các nước Tây phương.
Hôm Chủ nhật, Tổng Thống Obama nói điện Kremlin không thừa nhận
rằng giải quyết vấn đề Ukraine về lâu về dài là phục vụ các lợi ích của nước
Nga.
Ông nói với đài truyền hình CNN rằng các phiến quân được Nga tài
trợ, huấn luyện, và dựa vào điện Kremli về mặt chiến thuật quân sự. Ông nói
chính phủ của ông sẽ tiếp tục tăng sức ép với Moscova về mặt kinh tế, trong khi
chuyển đạt tới Tổng Thống Nga Vladimir Putin rằng các giải pháp ngoại giao vẫn
được để ngỏ.
Cuộc tranh chấp tại Ukraine đã giết chết hơn 5.100 người kể từ khi
bùng nổ hồi tháng Tư năm ngoái, tiếp theo sau vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea
của Ukraine.
Chính quyền Ukraine hôm nay nói rằng 5 binh sĩ đã bị giết chết
ngày hôm qua ở miền đông nước này. Và chính quyền thành phố Donetsk cho biết 15
thường dân đã bị thiệt mạng tại đó trong vài ngày qua.
Thành viên của đơn vị đặc biệt của lực lượng vũ trang Ukraine
trong một buổi lễ ở Kharkiv, ngày 30/1/2015.
Các ca thương vong này là những số liệu mới nhất kể từ khi các
cuộc hoà đàm với phiến quân thân Nga tan vỡ hôm thứ Bảy. Từ đó, các cuộc giao
tranh đã bùng phát dữ dội tại các khu vực ly khai tự xưng là Donetsk và
Luhansk, và chung quanh vùng Debaltseve đang nằm dưới quyền kiểm soát của
Ukraine.
Vụ giao tranh mới nhất bùng nổ sau khi các đặc sứ hòa bình của cả
hai bên bỏ ngang các cuộc đàm phán ở Belarus, mà không đạt được tiến bộ hướng
tới một thoả thuân sẽ chấm dứt cuộc tranh chấp kéo dài 10 tháng.
Một thông báo của nhóm liên lạc 3 bên đang tìm cách đạt tiến bộ
cho các cuộc hoà đàm nói rằng các đặc sứ của các nhóm nổi dậy không sẵn sàng
thảo luận việc thi hành lệnh ngưng bắn và rút các vũ khí nặng.
Thay vào đó các đại diện của nhóm liên lạc đến từ Nga, Ukraine và
Tổ chức Hợp tác và An ninh Châu Âu, tức OSCE, nói các đặc sứ của phe nổi dậy
muốn trở lại các cuộc hoà đàm đã thất bại ở Minks, đã đặt nền móng cho cuộc
đình chiến vào tháng 9 năm ngoái.
Cuộc ngưng bắn đó đã bị vi phạm liên tiếp và đã hoàn toàn tan vỡ
hồi tuần trước, sau khi phe nổi dậy loan báo việc phát động một chiến dịch quân
sự mới nhằm nới rộng vùng lãnh thổ do họ kiểm soát.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment