Mỹ trao tàu
tuần tra, tăng cường hỗ trợ tuần duyên VN
Hiệp định
Paris 1973-2013
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
·
In
·
Ý kiến
·
Chia sẻ:
Ông
Puneet Talwar (trái) nói rằng phía Mỹ "tự hào" vì đã giúp đỡ lực
lượng tuần duyên Việt Nam.
·
·
·
·
Tin
liên hệ
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đi về đâu?
Đảng cộng sản Việt Nam hôm
nay kỷ niệm 85 năm ngày thành lập, trong bối cảnh có nhiều tiếng nói kêu gọi
'đa nguyên, đa đảng' và 'cạnh tranh bình đẳng'
·
Một nhà ngoại giao
Bắc Hàn ở Việt Nam ‘xin tị nạn’
·
Sóng ngầm trong quan
hệ Việt – Trung – Mỹ
VOA Tiếng Việt
05.02.2015
Một quan chức ngoại giao cấp
cao của Hoa Kỳ cho biết rằng Washington đã trao cho Việt Nam tàu tuần tra biển
theo như lời hứa của Ngoại trưởng John Kerry trong chuyến công du tới quốc gia
cựu thù cuối năm 2013.
Ông Puneet Talwar, Trợ lý
Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề quân sự và chính trị, cũng cho biết thêm rằng Mỹ
sẽ tiếp tục hỗ trợ củng cố lực lượng tuần duyên mà Việt Nam gọi là cảnh sát
biển.
Nhà ngoại giao này xác nhận
như vậy trong một cuộc phỏng vấn với VOA tiếng Việt hôm 4/2, ít lâu sau khi tới
Việt Nam tham dự cuộc đối thoại lần thứ bảy về quốc phòng, an ninh và chính trị
song phương.
Ông cho biết: “Chúng tôi đã
và đang tăng cường hợp tác để giúp đỡ Việt Nam phát triển lực lượng tuần duyên.
Chúng tôi rất tự hào về điều đó, và chúng tôi cũng hy vọng rằng phía đối tác
Việt Nam sẽ đánh giá như vậy. Đúng, chúng tôi đã cung cấp cho Việt Nam
tàu tuần tra và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện điều đó để giúp lực lượng tuần
duyên của Việt Nam cải thiện khả năng”.
Chúng tôi đã và đang tăng
cường hợp tác để giúp đỡ Việt Nam phát triển lực lượng tuần duyên. Chúng tôi
rất tự hào về điều đó, và chúng tôi cũng hy vọng rằng phía đối tác Việt Nam sẽ
đánh giá như vậy. Đúng, chúng tôi đã cung cấp cho Việt Nam tàu tuần tra và
chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện điều đó để giúp lực lượng tuần duyên của Việt
Nam cải thiện khả năng.
Trợ
lý Ngoại trưởng Mỹ Puneet Talwar nói.
Trong chuyến công du đầu tiên
tới Việt Nam trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ hồi tháng 12 năm 2013, ông John
Kerry thông báo rằng Mỹ sẽ hỗ trợ cho Việt Nam một khoản trị giá 18 triệu đôla
cũng như giúp huấn luyện và cấp 5 tàu tuần duyên cho Việt Nam.
Tuyên bố của nhà ngoại giao
hàng đầu của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc có nhiều hành động mạnh
mẽ nhằm xác nhận chủ quyền trên biển Đông.
Hồi đầu năm 2014, trong một
cuộc phỏng vấn dành riêng cho VOA Việt Ngữ, Tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ, Đô
đốc Bob Papp cho biết ý định cử một sĩ quan của lực lượng này tới Đại sứ Mỹ ở
Hà Nội.
Khi ấy, ông Papp cũng cho
biết rằng phía Hoa Kỳ sẽ cấp cho Việt Nam các tàu tuần tra mà Mỹ đã ‘ngưng sử
dụng’.
Chủ đề quan trọng
Trợ lý Ngoại trưởng Talwar
cho biết rằng an ninh biển, nhất là vấn đề tự do hàng hải, là một trong các vấn
đề quan trọng trong cuộc đối thoại thường niên Việt – Mỹ.
Thời gian qua, có nhiều đồn
đoán về loại vũ khí mà Việt Nam sẽ mua của phía Mỹ sau khi Washington dỡ bỏ một
phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương.
Khi được hỏi rằng phía Việt
Nam có đề cập tới các thiết bị quân sự mà họ muốn mua của Mỹ hay không, ông
Talwar nói: “Chuyến thăm của chúng tôi tới Việt Nam không phải nhằm mục đích
bán bất kỳ một loại vũ khí nào đó hay để giao dịch. Chuyến đi này thể hiện
chiều sâu ngày càng lớn trong mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Hoa
Kỳ".
Chuyến thăm của chúng tôi
tới Việt Nam không phải nhằm mục đích bán bất kỳ một loại vũ khí nào đó hay để
giao dịch. Chuyến đi này thể hiện chiều sâu ngày càng lớn trong mối quan hệ đối
tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Trợ
lý Ngoại trưởng Mỹ Puneet Talwar nói.
Ông nói thêm: "Chúng tôi
đã thảo luận rất nhiều vấn đề, từ an ninh biển, gìn giữ hòa bình, không phổ
biến vũ khí hủy diệt tới các vấn đề nhân đạo như gỡ bỏ bom mìn còn sót lại ở
Việt Nam hay vấn đề binh sĩ Mỹ mất tích trong Chiến tranh Việt Nam. Cả hai phía
đều có các đại diện các bộ ngành tại cuộc đối thoại và điều đó cho thấy sự lớn
mạnh của mối quan hệ song phương”.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Hoa
Kỳ chính thức sửa đổi quy định về quản lý xuất khẩu vũ khí quốc tế liên quan tới
Việt Nam, mở đường cho việc bán các vũ khí sát thương cho quốc gia cựu thù.
Văn bản mới được đăng tải
trên trang web của Cục Văn thư Liên bang Hoa Kỳ có đoạn viết, Bộ Ngoại giao Mỹ
đã xác định rằng “vì các lợi ích đối ngoại Mỹ, an ninh quốc gia và vì các quan
ngại nhân quyền mà việc xuất khẩu các thiết bị quốc phòng mang tính sát thương
và các dịch vụ quốc phòng cho Việt Nam có thể được cho phép trên cơ sở từng
trường hợp một nhằm tăng cường an ninh và trinh sát trên biển”.
Trinh sát biển
Hiện chưa rõ Việt Nam sẽ mua
gì, nhưng giới chức quân sự cấp cao của Mỹ từng được báo chí dẫn lời nói rằng
hai quốc gia đang bàn thảo về “các tàu tuần tra, các thiết bị trinh sát, tình
báo” và “có thể là cả một số vũ khí cho hạm đội mà Việt Nam chưa có”.
Trong khi đó, trả lời báo
giới, giáo sư Carl Thayer, nhận định Việt Nam đang muốn mua máy bay tuần tra
biển P3 của Mỹ. Ngoài ra, chuyên gia về Việt Nam này còn cho rằng Hà Nội cũng
quan tâm tới radar ven biển, giúp tăng cường khả năng giám sát biển của Hải
quân Việt Nam.
Việt Nam đã thả blogger Điếu
Cày ít lâu trước khi Hoa Kỳ có quyết định trên với quốc gia cựu thù nhưng sau
đó lại bắt ít nhất 3 blogger khác hồi cuối năm 2014.
Khi được hỏi rằng các nhà
quan sát nhật định rằng Hà Nội dường như đang sử dụng các nhà bất đồng chính
kiến trong cuộc mặc cả với Washington, Trợ lý Ngoại trưởng Puneet Talwar nói
rằng nhân quyền luôn là một thành phần quan trọng trong bang giao giữa hai
nước.
Quyết định hỗ trợ quốc
phòng [cho Việt Nam] về vấn đề an ninh biển được xem xét trong bối cảnh rộng
lớn, và vấn đề nhân quyền là một thành tố quan trọng. Việc Việt Nam có những
tiến bộ về nhân quyền sẽ giúp làm sâu sắc thêm nữa mối quan hệ với Mỹ cả về
quốc phòng hay trong các lĩnh vực khác.
Trợ
lý Ngoại trưởng Mỹ Puneet Talwar nói.
Ông nói: “Quyết định hỗ trợ
quốc phòng [cho Việt Nam] về vấn đề an ninh biển được xem xét trong bối cảnh
rộng lớn, và vấn đề nhân quyền là một thành tố quan trọng. Việc Việt Nam có
những tiến bộ về nhân quyền sẽ giúp làm sâu sắc thêm nữa mối quan hệ với Mỹ cả
về quốc phòng hay trong các lĩnh vực khác".
Ông Talwar nói thêm:
"Chúng tôi đã thảo luận với phía Việt Nam về những vấn đề nhân quyền hiện
nay, vì đó là một điều quan trọng đối với Mỹ. Chính sách chung của chúng tôi
đối với Việt Nam là Hoa Kỳ ủng hộ một quốc gia Việt Nam hưng thịnh và độc lập,
tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Chúng tôi tin rằng việc tôn trọng nhân
quyền sẽ giúp Việt Nam lớn mạnh hơn”.
Khi phóng viên VOA Việt Ngữ
hỏi rằng phía Mỹ có đề cập cụ thể tới trường hợp bắt giữ mới nhất này hay
không, ông Talwar chỉ nói rằng Hoa Kỳ “thảo luận nhiều khía cạnh về tình hình
nhân quyền ở Việt Nam”.
Trong chuyến thăm Việt Nam
năm ngoái, rợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông
Tom Malinowski nói rằng Mỹ không muốn có “quan hệ đổi chác” với Việt Nam.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho
rằng mối quan hệ Hà Nội - Washington cần phải “dựa trên những giá trị chung”,
và đó là lý do vì sao Hoa Kỳ “nhấn mạnh rất nhiều tới vấn đề nhân quyền”.
Cuộc đối thoại lần thứ bảy về
quốc phòng, an ninh và chính trị Việt – Mỹ tiếp theo sẽ diễn ra ở thủ đô
Washington của Hoa Kỳ vào năm 2016.
Nhật
Bản xem xét khả năng tuần tra tại Biển Đông
Máy bay Avion P-3C của Nhật Bản(wikipedia.org)
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani, vào hôm qua 03/02/2015,
cho biết là Tokyo đang chuẩn bị cho khả năng hành động tại vùng Biển Đông.
Tuyên bố của ông Nakatani được đưa ra ít lâu sau khi Phó Đô đốc Robert Thomas,
Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, ngày 29/01 vừa qua, đã ủng hộ sự can dự của Nhật vào
Biển Đông.
Theo hãng tin Nhật Kyodo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản xác nhận
là Tokyo đang theo dõi sát sao các diễn biến chính trị và quân sự ở Biển Đông,
nơi Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền biển đảo với các láng giềng, từ
Philippines, Malaysia, Brunei, ở vùng quần đảo Trường Sa, đến Việt Nam, Đài
Loan ở cả Trường Sa lẫn Hoàng Sa.
Theo ông Gen Nakatani, nếu cần thiết, Hải quân sẽ được triển
khai để tuần tra khu vực. Sau khi Phó Đô đốc Mỹ Thomas nêu lên hy vọng là Nhật
Bản có thể mở rộng các phi vụ tuần tra về phía Biển Đông, Tokyo đang cân nhắc
việc sử dụng đội máy bay tuần thám P-3C Orion của mình vào công việc đó.
Đối với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, dù nước ông không có yêu
sách chủ quyền nào trong khu vực Biển Đông, tuy nhiên, khu vực tuần tra trên
không và trên biển của Nhật Bản không nên chỉ giới hạn trong phạm vi biển Hoa
Đông, nơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo quản lý đang bị Bắc Kinh tranh
chấp.
Theo ghi nhận của hãng Kyodo, Phi đoàn Không quân thứ Năm của
Lực lượng Phòng vệ trên biển (tức là Hải quân) Nhật Bản, đặt căn cứ tại
Okinawa, với khoảng 20 máy bay trinh sát P-3C, có khả năng là đơn vị đầu tiên
được lựa chọn cho công tác tuần tra trên Biển Đông. Loại phi cơ này có khả năng
mang theo ngư lôi và thủy lôi chìm để tấn công tàu ngầm.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment