Thursday, February 5, 2015

Ngân sách 2016 của chính quyền Obama vẫn theo đuổi chiến lược xoay trục châu Á


Ngân sách 2016 của chính quyền Obama vẫn theo đuổi chiến lược xoay trục châu Á

·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

05.02.2015
Ngân sách năm 2016 của Tổng thống Barack Obama cho an ninh quốc gia thể hiện mong muốn của chính quyền giữ vững chiến lược trọng tâm châu Á-Thái Bình Dương, ngay cả khi những mối đe dọa mới hơn như sự trỗi dậy của nhóm Nhà nước Hồi giáo và hành vi gây hấn của Nga ở châu Âu đòi hỏi chi tiêu mới của Mỹ.
Nhấn mạnh sự tập trung vào châu Á, Ngoại trưởng John Kerry gọi chiến lược xoay trục về khu vực châu Á-Thái Bình Dương là "một ưu tiên hàng đầu" khi đệ trình dự thảo ngân sách cho Bộ Ngoại giao Mỹ.
Tại Ngũ Giác Đài, Phó Bộ trưởng Quốc phòng Bob Work cho biết sự tập trung vào châu Á vẫn nằm ở vị trí cao nhất trong năm ưu tiên chính của quân đội cho năm sắp tới. Ông Work nói với báo giới rằng ở phía trên cùng danh sách là những nỗ lực "tiếp tục tái cân bằng về khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi tiếp tục làm điều đó."
Chính quyền Obama nói rằng ngân sách của Ngũ Giác Đài được định hướng bởi Báo cáo Nghiên cứu Quốc phòng 2014, một tài liệu chiến lược công bố mỗi bốn năm một lần tập trung chủ yếu lực lượng của Mỹ về khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong khi trợ giúp các nước đồng minh trong việc phát triển phòng thủ để đối phó với những cuộc khủng hoảng khu vực của riêng họ. Chiến lược này đòi hỏi chi tiêu nhiều vào máy bay ném bom tầm xa, máy bay chiến đấu mới như F-35 Joint Strike, và tàu hải quân, cũng như các nỗ lực an ninh mạng.
Ngân sách 4.000 tỉ đôla của chính quyền Obama cho năm 2016 bao gồm 619 tỉ dành cho những chương trình quốc phòng và 54 tỉ dành cho tất cả các cơ quan tình báo Mỹ để ứng phó với những thách thức dài hạn và những mối đe dọa trước mắt xuất hiện trong hai năm qua.
Nguồn: whitehouse.gov, foreign policy

“Đổi mới chính trị” chỉ là sách lược của Đảng Cộng sản Việt Nam

Thiện Tùng

Khi nhận ra chủ thuyết cộng sản quá nhiều khiếm khuyết, kềm hãm xã hội…, đầu thập niên 90, các nước cộng sản Đông Âu tiến hành cải tổ đồng bộ về chính trị và kinh tế (thượng tầng và hạ tầng) theo kiểu cha nào con nấy, êm xuôi, từng bước thăng tiến vững chắc.
Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận “cải tổ” về mọi mặt như các đảng cộng sản Đông Âu. Trước áp lực của công chúng về cuộc sống, tại Đại hội 6 năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn quyết bám chủ thuyết cộng sản, chỉ “cải cách” nửa vời về kinh tế, với sách lược “đổi mới kinh tế” theo hướng thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – có nghĩa là kinh tế thị trường chỉ là sách lược, là phương tiện phục vụ cho chiến lược kinh tế xã hội chủ nghĩa theo chủ thuyết Cộng sản. Hình thức kinh tế “đầu gà đít vịt” này khiến đất nước khó phát triển, đang ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực, nhiều tệ nạn xảy ra, nhất là tệ cửa quyền, tham nhũng trong giới lãnh đạo.
Giờ đây, trước áp lực của công chúng lên án thể chế độc tài Đảng trị, đòi dân chủ đa nguyên chính trị…, hội nghị lần thứ 10/khóa 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng buộc phải tạm áp dụng sách lược “Đổi mới chính trị” để xả căng, thoát hiểm theo mô hình chính trị hiện nay của Trung Quốc.
Trong bản tổng kết hội nghị 10/khóa 11, người ta lưu tâm nhất đoạn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất Đảng, Nhà nước mà chỉ thay đổi cơ chế”.
Câu nói ngắn gọn này thể hiện quan điểm, lập trường trước sau như một của Đảng Cộng sản Việt Nam:
– “Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính tri” – có nghĩa là Đảng CS tiếp tục thủ vai toàn trị như hiện nay, theo điều 4 Hiến pháp hiện hành?
– “Không thay đổi bản chất Đảng, Nhà nước” – có nghĩa là Đảng vẫn theo học thuyết Mác Lê Mao, tiếp tục quản lý xã hội bằng Nhà nước gọi là “Chuyên chính vô sản” hay nói rõ hơn là Nhà nước “Đảng quyền”, quyết không chấp nhận Nhà nước “Pháp quyền” như công chúng đang đòi hỏi?
– “Chỉ thay đổi cơ chế…”  – cơ chế gì sao không nói rõ!? Cơ chế chính trị hiện hành là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Dân làm chủ”. Nếu thay đổi cơ chế chính trị hiện hành thì chắc là Tổng Bí thư Trọng muốn nói đến cơ chế mang yếu tố sách lược là “đa nguyên chính trị” theo mô hình Trung Quốc hiện nay – tức là, để tạm thời ổn định chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam có thể cho phép những đảng, phái… tham gia chính trường với điều kiện bất di bất dịch là Đảng Cộng sản Việt Nam chấp chánh, những thành phần khác tham chính – một mô hình đa nguyên chính trị chỉ mang ý nghĩa sách lược mà “Đảng ta” đã dùng nó như phương tiện gỡ khó trong thời chiến 1946-1975?
Vậy, việc thay đổi cơ chế chính trị mà hội nghị 10 nêu ra chẳng qua là hình thức, nhằm trang trí bộ mặt cho sáng sủa một chút, chớ thực chất là “bình mới rượu cũ”, vẫn là Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền tối hậu, lãnh đạo nhà nước và xã hội một cách trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối theo điều 4 Hiến pháp hiện hành.
Nếu hiện nay, người ta tranh nhau giành ghế Chủ tịch nước hay ghế Thủ tướng thì còn hy vọng. Còn như lãnh đạo cấp cao tranh nhau giành ghế Tổng Bí thư Đảng Cộng sản thì mong gì có sự thay đổi thể chế chính trị. “Thôi rồi Lượm ơi”!
02/01/2015

T. T.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link