Sunday, February 1, 2015

Đồi trụy! Ôn Chân, tay sai Đế quốc!..."Bán nước buôn dân" ...


Đồi trụy! Ôn Chân, tay sai Đế quốc!..."Bán nước buôn dân" ...
Đến nay đã gần tròn 40 năm ! Ai cũng nhận rõ chính "họ". Chứ không là VNCH chúng ta! "Họ" chính là hiện thân của những gì xấu xa mà họ từng tuyên truyền lừa bịp dân đen, nhằm gán ghép cho VNCH ...
Thật là tráo trở & thô bỉ!
Thế mà còn lắm kẻ vì "miếng ăn" đã tự biến thành như loài "chó săn" "xâu xé, đánh đập người dân không một tấc sắt trong tay chỉ vì dân muốn được quyền làm người, vì chống giặc xâm phạm chủ quyền quốc gia, ức hiếp đồng bào ngư dân! Một số khác a dua, núp bóng, nằm vùng tiếp tay chống phá,gây mâu thuẩn, tạo xáo trộn trong tập thể người Việt tỵ nạn .

2015-01-30 14:56 GMT-05:00  [hqvnch-ontario] <>:
 

CSVN tạo ra thiên đường cho những thanh niên nhậu nhẹt để dễ dàng cai trị, ít chống đối.
Tương lai dân Việt nằm trong tay những thanh thiếu niên ham nhậu này. Tuổi trẻ không cần biết tương lai của mình và gia đình nói chi đến tổ quốc, nước non.
No wonder, gần 40 năm qua, VN càng bị thụt lùi, CSVN càng quậy.


'Văn hóa nhậu nhẹt' - sự quái gở của người Việt?
Đàn ông các nước công nghiệp, không ai rỗi hơi nát rượu tối này sang tối khác với bạn bè. Người ta không dám vứt thì giờ và tiền bạc cho các độ nhậu triền miên vì sợ ngày mai dậy không nổi, mất năng suất, mất óc sáng tạo dễ có ngày thất nghiệp…

“Tôi đến Saigon bất kể giờ tan sở hay trước khi tan sở cũng thấy trong những quán cafe, quán nhậu, quán cóc, nhà hàng đều đầy ắp đàn ông ngồi túm 5 tụm 3 uống bia”, Alex (người Australia) nhận xét “đàn ông Việt Nam lười quá”.
http://phapluattp.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/11/01/7-chot.jpg
Là một doanh nhân và thường xuyên sang Việt Nam công tác, Alex cho biết đây không phải lần đầu mà hầu như lần nào đến Saigon ông cũng thấy cảnh những người đàn ông bù khú nhậu nhẹt với nhau, bất kể là giờ nào.
Ông kể: “Có hôm nhìn đồng hồ đã 6h chiều, lúc này là lúc cần ở nhà để xem có phụ giúp được gì cho vợ con không. Nếu vợ có con nhỏ thì mình nên giúp nhiều hơn, tại sao họ lại rảnh rỗi ngồi nhậu với nhau như vậy?”.
Sau gần một năm định cư ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Henry (người Pháp) kể, cho đến giờ anh vẫn chưa hiểu rõ lý do tại sao đàn ông Việt lại thích “ngồi đồng” nơi này nơi kia hơn là về tổ ấm. Hiện là giám đốc một resort có tiếng ở Long Hải, Henry cho biết, bản thân anh vì công việc nên cũng thường xuyên ăn uống xã giao nhưng luôn ý thức vợ con đang chờ ở nhà nên cố gắng về sớm và phụ vợ một số việc lặt vặt trong nhà.
“Tôi thắc mắc thì nhiều người bảo ở Việt Nam đó là chuyện bình thường. Trong khi phụ nữ có nhiệm vụ lo cho gia đình, con cái thì người chồng chỉ lo kiếm tiền. Nhiều ông còn viện cớ đi nhậu để xã giao làm ăn đến đêm mới về, vợ mà hỏi thì bị chửi, thậm chí còn bị đánh”, Henry (37 tuổi) tròn mắt nói.
Chàng giám đốc 37 tuổi cho biết, anh có một số bạn nữ là người Việt Nam hiện đã có chồng và con. Mặc dù các cô ấy lúc nào cũng hết mực chăm lo, hy sinh cho chồng con nhưng gia đình cũng vẫn không mấy hạnh phúc.
“Tôi thấy người đàn ông nào lấy được họ thì thật là có phước vậy mà cô bạn vẫn phàn nàn chồng chẳng mấy khi có mặt ở nhà, mà có về nhà cũng chỉ lăn ra ngủ, chẳng bao giờ quét nhà hay rửa chén phụ vợ. Chẳng lẽ trong mắt họ, gia đình là của riêng phụ nữ?”, anh băn khoăn.
Sài Gòn được mệnh danh là “thành phố không ngủ”, ban ngày đường xá đông nghẹt người, nên đến đêm là lúc các quán nhậu làm ăn tấp nập nhất. “Ngồi đồng” ở quán nhậu đa phần là cánh mày râu. Chỉ cần vài con mực khô làm “mồi”, các ông có thể tha hồ “chén chú chén anh” đến khuya lắc khuya lơ mới chịu về.
http://static9.nguyentandung.org/files/2014/02/uong-ruou-bia-1.jpgTrời đã khuya mà tiếng “dô dô… trăm phần trăm” và tiếng cụng ly keng keng vẫn không ngớt ở một quán ốc trên đường D2 (Quận Bình Thạnh).
Bà chủ quán cho biết, quán mở cửa từ 16h chiều đến 2h sáng hôm sau. Mỗi đêm ở đây đón tiếp khoảng 300 khách đến ăn uống. “Không chỉ riêng nhà tôi mà ở đây quán nào cũng như thế. Lâu mấy ông nhậu say ngà ngà còn bỏ ra đánh nhau, thậm chí chồng đi nhậu mà vợ đến gọi không về lại xảy ra ẩu đả”, người phụ nữ kể.
Cảnh tượng đàn ông đầy ắp các quán nước, quán nhậu sau giờ tan tầm cũng quá quen thuộc tại Hà Nội. Khoảng 4h chiều 13/8, các quán bia, nhậu dọc đường Tây Sơn (Đống Đa) đã bắt đầu hút khách. Vài thanh niên choai choai đứng xuống lòng đường vẫy gọi. Trong các quán, bàn ghế đã bày la liệt. Bà chủ liên tục hối nhân viên dọn dẹp nhanh để chuẩn bị đón khách. Lúc này, dù chưa tới giờ tan tầm nhưng hơn hai chục người đàn ông sơ vin chỉnh tề đã ngồi chúc tụng nhau. Trên mỗi bàn, 5, 7 cốc bia, đĩa lạc rang, mực nướng đã vơi quá nửa.
Từ 5h chiều trở đi, đàn ông đến quán càng đông hơn. Bước vào quán trên tay mỗi người đều xách một chiếc cặp, nhiều người vẫn còn đeo thẻ nhân viên. Khi có chút hơi men câu chuyện của họ càng trở nên rôm rả, họ cởi mở cả những chuyện bồ bịch, giường chiếu.
http://members.modernvespa.net/daniel_f_boada/uploads/cafeom_937.jpgHơn 6h tối, không khí trong các quán nhậu dọc đường Lê Đức Thọ (Mỹ Đình) cũng trở nên cực kỳ sôi nổi. Đây là thời điểm khách hàng đổ bộ vào quán. Khu vực Mỹ Đình cạnh đó cũng bước vào giờ làm ăn. Ngoài một số lớn là nam sinh viên thì dân công sở cũng chiếm lượng không nhỏ. Họ thường chọn một chiếc bàn, hay chiếu gọi vài cốc nước, đĩa hướng dương, hoa quả rồi tán chuyện đến tối mịt mới ra về.
Tại một chiếc chiếu trên bãi cỏ ở Mỹ Đình, 5 người đàn ông ngoài 30 gọi một chai rượu, một con mực và cá bò nướng hàn huyên. Một anh mở đầu bằng việc công ty vừa ký được một hợp đồng cung cấp cửa kính với số lượng lớn, rằng anh sẽ được hưởng bao nhiêu hoa hồng từ dự án này. Ngay sau, anh khác lại tiếp lời bằng một nhóm thực tập sinh mới về công ty, trong đó anh nhận hướng dẫn một em khá xinh…
Câu chuyện tưởng như không có hồi kết thì đột nhiên, hai chiếc điện thoại cùng kêu. Giọng bốc đồng khi nãy tắt vụt, thay vào đó là tiếng nhỏ nhẹ “anh làm nốt việc nên về muộn”, “anh bị tắc đường, gần về đến nhà rồi”… Nghe tiếng bà vợ, một anh giật nảy vì quên không đón con… Cả đám nháo nhác rời khỏi quán.
https://hoangnguyen1608.files.wordpress.com/2011/03/8-bia-om-2.jpg
Trên một số báo “Tuổi trẻ Chủ nhật”, tác giả Danh Gia đã đưa ra một vài nhận định nhỏ về đàn ông phương Tây, cũng là bức tranh đối lập với đàn ông Việt, như sau:
“Đàn ông các nước công nghiệp, tức các nước kinh tế thị trường nhất, đến giờ tan sở mệt nhoài vì công việc chỉ biết cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng, ba chân bốn cẳng leo lên tàu điện, đổi dăm ba tuyến đường mới về được đến nhà phụ vợ con dọn cơm, rửa chén rồi đi ngủ sớm, đến cuối tuần cần lo sửa sang nhà cửa, chở vợ đi chợ. Xu hào đủng đỉnh lắm thì tối thứ sáu đưa vợ, đưa con đi ăn tiệm hoặc đưa vợ con đi nghỉ mát cuối tuần, chứ không ai rỗi hơi nát rượu tối này sang tối khác với bạn bè.
Không tin, nếu có dịp đi Tây, chiều tối cứ xuống các trạm xe điện ngầm ở Paris chen chúc với bốn triệu người, ta sẽ thấy rõ thế nào là nếp sống kinh tế thị trường đích thực. Chớ tưởng dân đi chơi tối giữa Paris, Luân Đôn…là người bản xứ. Trừ một thiểu số nhung lụa hoặc của ‘thế giới về đêm’, người lao động lĩnh lương trong tháng, cho dù có là giám đốc, chẳng mấy khi đến quán xá vào những tối trong tuần.
Khi người ta phải đóng thuế thu nhập giá chót cũng 30%, khi người ta ở nhà thuê hay mua trả góp mỗi tháng cũng phải đóng từ 1/3 đến 1/5 lương cho tiền nhà, khi người ta sắm cái xe hơi, cái máy giặt, cái máy sấy khô quần áo…sao cho cuộc sống gia đình tiện nghi hơn, để rồi cuối tháng bị ngân hàng tự động trừ nợ, người ta mới không dám vứt thì giờ và tiền bạc cho các độ nhậu triền miên vì sợ ngày mai dậy không nổi, mất năng suất, mất óc sáng tạo dễ có ngày thất nghiệp”.http://img5.ngoisao.vn/news/2013/5/1/40/_have_logo_saoan205jpg1367424986.jpg
“Một số cuộc nhậu nhẹt, ký kết hợp đồng làm ăn nếu không có một vài cô gái xinh đẹp, mồi rượu thì kém vui. Tiếp khách mà không có chân dài “châm tửu” thì mất sự trân trọng...”.
Uống rượu như uống nước lã
nhậu thuê
Đó là tâm sự của Tuấn - một “đại gia” có máu mặt trong giới bất động sản ở Hà Nội. Theo lời của vị này, hễ có cuộc tiếp khách làm ăn nào là anh ta lại gọi cho các cô gái làm nghề nhậu thuê đến. Nhiệm vụ của họ là uống cùng khách và làm cho bữa tiệc đỡ buồn tẻ bên lề những cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng hay những thương vụ làm ăn lớn. “Họ đa phần là những cô gái xinh đẹp, đang là sinh viên, có bản lĩnh, tự tin và đương nhiên tửu lượng phải vào loại siêu đẳng”, Tuấn cho biết. http://img2.news.zing.vn/2013/06/18/untitled-3.jpg
Thu Huyền, quê ở Thái Bình, sinh viên năm thứ 3 một trường đại học trên địa bàn quận Thanh Xuân - “lão làng” trong giới nhậu thuê hoan hỉ: “Bao giờ em cũng có tới hàng chục khách quen, hễ họ có lịch đi tiếp khách là lại gọi em. Muốn làm gái nhậu thuê, ngoài chút nhan sắc ra cũng phải biết ăn nói, có khiếu nịnh nọt, đồng thời phải biết uống bia rượu”. Không những xinh xắn, ăn nói hoạt bát, biết lấy lòng khách mà Huyền còn có vốn ngoại ngữ rất khá, cộng thêm khoản uống rượu không biết say là gì, nên những khách hàng phải tiếp đối tác nước ngoài thường gọi điện cho Huyền. Sau 3 năm gắn bó với nghề này Huyền đã có lượng khách nhất định và số tiền công từ những cuộc nhậu thuê đủ để cô trang trải cho cuộc sống.
http://ruoulangvanvn.com/upload/images/article/Uong-ruou-la-net-dep-van-hoa-cua-nguoi-Viet.jpg
Theo lời kể của Huyền, với những người chưa một lần biết đến hơi men thì giai đoạn tập tành bao giờ cũng khó khăn nhất. Có người vừa uống được một chén đã không chịu được vị cay và chát của rượu, người khác nhắm mắt nhắm mũi uống được vài chén thì “tây” đến mức không làm chủ được mình, vớ gì đập nấy, thậm chí xé cả quần áo, cười khóc như ma làm. “Khi đã uống giỏi, phải làm động tác “thử rượu”, tức là uống thử xem tửu lượng của mình bao nhiêu để có thể kiềm chế bản thân khi tiếp xúc với khách hàng. Nếu không cho “chó ăn chè”, không say mèm “quắc cần câu” hoặc không để cho khách đụng chạm, sàm sỡ quá đáng là đạt yêu cầu”, Hương Giang, cô sinh viên có khuôn mặt khả ái đưa ra kinh nghiệm sau 2 năm gắn bó với nghề này. Giang cũng thừa nhận: “Nhiều người vẫn gọi chúng em là “tiếp viên di động”, “gái hầu rượu”... dù thấy tủi thân, song với sinh viên ngoại tỉnh như em để có tiền thì nghề nào cũng sẵn sàng dấn thân. Quan trọng nhất của nghề này là phải uống không biết say, phải cười nói và khen những người chẳng hề quen biết để vừa lòng họ. Nếu để họ phàn nàn hoặc khó chịu thì coi như mình mất mối”.
http://data.xzone.vn/Upload/264/Nam_2013/Thang_10/Ngay_25/nhauup/1.jpg
Hầu hết những cô gái trong giới nhậu thuê cho rằng, đòi hỏi của nghề này là phải ngồi cho đến khi tàn cuộc, không được bỏ về giữa chừng, khách uống một, họ phải uống gấp 2, 3 lần. Thậm chí, trong một bàn tiệc có nhiều đối tác họ sẽ phải đi mời rượu tất cả mọi người, nếu những đối tượng này không “kèm” người “châm tửu”. “Hầu như, bây giờ trong các cuộc thương thuyết làm ăn, ký kết hợp đồng, thậm chí chỉ là những lý do hết sức bình thường như thăng chức, trúng quả lớn… người ta đều đem nhau ra bàn nhậu. Và đương nhiên để làm cho không khí bớt căng thẳng họ phải có những “bóng hồng” uống cùng cho vui. Chính vì vậy mà nghề này khá đắt khách”, Phương Hoa, sinh viên năm thứ 2, một trường đại học trên địa bàn quận Thanh Xuân cho biết.
Rất dễ sa ngãhttp://static.xaluan.com/images/news/Image/2012/07/25/7500f696136d82.img.jpg
Mặc dù, đây chỉ là công việc tạm thời nhưng theo những bạn sinh viên làm nghề nhậu thuê, nó cũng có những cạm bẫy nhất định vì trong bàn tiệc đa phần khách thường uống quá chén nên chuyện sàm sỡ hay có những đề nghị khiếm nhã không phải là hiếm gặp. Với 3 năm kinh nghiệm trên bàn nhậu, nếm đủ cay đắng trong nghề, Thu Huyền chua chát: “Khách hàng đa phần là những người có tiền, dân làm ăn nên họ rất chịu chi. Tiền công họ trả cho em là 1 triệu đồng/cuộc, nhưng tiền “boa” còn nhiều hơn, nên nhiều khi khách say nôn thốc, nôn tháo ra cả người mình, thấy ghê nhưng cũng đành cắn răng chịu đựng. Nhưng điều đó cũng không đáng sợ bằng có khách sàm sỡ, rồi rủ rê mình đi qua đêm. Nếu không đủ bản lĩnh và biết giữ mình sẽ rất dễ sa ngã”.http://i.ytimg.com/vi/2dgrZtzRISo/maxresdefault.jpgChính bởi lẽ đó, ít sinh viên trụ được với nghề này lâu dài. Thậm chí, không ít cô gái bị cuốn vào cái bẫy tình, tiền, không những khiến con đường học vấn dở dang mà tương lai phía trước cũng trở nên mù mịt. Đỗ á khoa một trường đại học có tiếng ở Hà Nội, Phương Trinh, quê ở Thanh Hoá quyết tâm lên Hà Nội đèn sách và tìm cách thoát nghèo. Vốn là người có nhan sắc, lại ăn nói có duyên nên đến năm thứ 2 đại học, được một người bạn rủ đi làm thêm, Trinh đã gia nhập đội ngũ nhậu thuê. Rồi trong một cuộc nhậu, Trinh đã được một “đại gia” để mắt và kể từ đó Trinh  “cặp kè” với vị đại gia này. Cách đây 2 tháng, vợ anh ta phát hiện đã tìm đến tận trường của Trinh “tố” hết mọi chuyện với hiệu trưởng và kết quả là Trinh bị nhà trường kỷ luật, Trinh sụt sùi.http://c0.f24.img.vnecdn.net/2013/06/20/biaom-994875-1371704817_600x0.jpg
Phần lớn những bạn sinh viên làm nghề nhậu thuê đều thuộc loại có nhan sắc, nhưng sau một thời gian phải uống rượu liên tục, họ đã xuống cấp nhanh chóng, thậm chí không ít người trong số họ còn tự biến mình thành con ma men, một tuần mà không đi nhậu vài ba lần là bứt rứt không yên. Chưa kể, việc học hành của các sinh viên này trở nên chểnh mảng, sa sút, sức khoẻ không đảm bảo… https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgtv9vrhMgZq9J9wS8-eBGwHKCtaI-Tp-bMHjvuHH8hXLjNqIEcSC46VoFxAfxCnT02z1msNqqMvN5YXSaaHqNVFlj8rd_Mr_Rd-e0seM1ETafkhr_tXO_IIMPRsl_ehRKcGawqehcY31ea/s320/Hug+2.jpg“Nhiều khi em phải từ chối khéo vì có những thời điểm khách hàng gọi cho mình cùng một lúc, nhận lời người này thì mất lòng người khác, nên cứ phải lấy lý do bận thi cử. Thậm chí, hôm trước vừa nhậu say, hôm sau lại có lịch hẹn một cuộc nhậu khác nên lắm lúc cũng thấy nản vì chẳng còn sức để “chiến đấu”. Chưa kể, uống rượu nhiều nên bây giờ em mắc chứng đau dạ dày. Vừa rồi, em phải bảo lưu kết quả học tập 1 năm cũng chỉ vì nghỉ học nhiều quá. Chắc cũng phải tính chuyện tìm công việc khác để làm thêm…”, Thuý Hồng, sinh viên Học viện Ngân hàng, sau 1 năm đi nhậu thuê chua xót cho biết.
Ngọc Bảo
Theo ANTĐ


http://www.huynhthinga.com/wp-content/uploads/2014/12/hau_ve_abidal_barca_cuoc_chien_voi_can_benh_ung_thu_gan_2_EOIH.jpg
Đàn ông Việt 'lười, ham nhậu' trong mắt người nước ngoài

Theo một nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng và lạm dụng bia rượu tại Việt Nam do Viện Chiến lược và Chính sách y tế tiến hành, 63% người sử dụng rượu bia là nam giới, trong đó trí thức lại là nhóm có tỷ lệ sử dụng cao nhất.
Người Việt tiêu thụ 1,3 tỷ lít bia và hơn 300 triệu lít rượu hằng năm, tức là bỏ ra hàng trăm nghìn tỷ đồng. Đó là chưa kể phí tổn điều trị các bệnh và tai nạn giao thông do lạm dụng rượu bia gây ra.

Sài Gòn được mệnh danh là "thành phố không ngủ", ban ngày đường xá đông nghẹt người, nên đến đêm là lúc các quán nhậu làm ăn tấp nập nhất.
gs
Cảnh tượng sau giờ tan tầm tại một quán nhậu trên phố Sơn Tây (Hà Nội) chiều 13/8. Trong quán chỉ toàn đàn ông. Ảnh: Phan Dương.

http://a8.vietbao.vn/images/vn801/van-hoa/11075706-say4.jpg

http://media.doisongphapluat.com/349/2014/6/25/nu%20sinh%20buong%20tha%202.jpg
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
Thi Trân - Phan Dương





__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?TMOtbmggQmnhu4NuIA

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link