Phát biểu của một Việt gian đại
biểu quốc hội
TS Cù Huy Hà Vũ: Xóa bỏ độc
tài mới không mất nước
Phát biểu của Nguyễn Bắc Việt, ĐBQH Ninh Thuận
nghị trường Kỳ họp thứ 7, QH13 2.6.2014
Phải biết đau lòng với tình hình hiện nay của
phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với
nhau như thế này, ai có lợi...
"Về vấn đề biển Đông, từ sáng tới giờ và
những ngày qua trong phát biểu tôi đồng tình với các ý kiến phát biểu ở một vế,
đó là vế thể hiện lòng yêu nước. Nhưng còn một vế theo tôi là chúng ta chưa
thực sự quan tâm, đó là yêu chế độ và lo cho con tàu Cộng sản và công
dân quốc tế.
Thời điểm này chúng ta nên nhớ Di chúc của Bác,
Bác để lại cho chúng ta lời di chúc trong đó khi nói về phong trào Cộng sản Bác
đã nói là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự
lớn mạng của phong trào cộn sản và công nhân quốc tế bao nhiêu thì tôi càng đau
lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em. Tôi mong rằng Đảng
ta sẽ ra sức hoạt động góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết
giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế
vô sản có lý có tình.
Dẫn 2 lời di chúc của Bác cùng với lời căn dặn
của Bác với cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi Bác lên đường đi sang Pháp năm 1946
bác có dặn "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Theo tôi "dĩ bất biến,
ứng vạn biến "bây giờ đó là độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã
hội. Rất tiếc trong pháp điển chúng ta chưa thực sự quan tâm đến nội dung
này. Chính vì vậy, theo tôi đối với chúng ta hiện nay cái cần là làm sao chúng
ta làm dịu tình hình biển Đông.
Hai, chúng ta phải chủ động đấu tranh
với âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
Ba, bảo đảm môi trường ổn định, hòa bình của
Việt Nam, của khu vực và của thế giới. Chính vì vậy đối sách giải pháp của
chúng ta, theo tôi:
Một, phải xác định cho rõ nguyên nhân, phải
biết đau lòng với tình hình hiện nay của phong trào cộng sản, công nhân quốc
tế. Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi?
Hai, phải tiên định mục tiêu lý tưởng "dĩ
bất biến, ứng vạn biến" như Bác đã căn dặn. Đó là phải làm sao giương
cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt cho cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đến nay. Xem nhẹ chúng ta sẽ
chệch hướng.
Thứ ba, nắm chắc quan điểm đường lối, phương
pháp cách mạng, pháp luật của Việt Nam trong đấu tranh hiện nay sử dụng Luật
biển, sử dụng Hiến pháp của chúng ta để đấu tranh.
Thứ tư, siết chặt kỷ cương thông tin trên báo
chí, bảo đảm đúng định hướng và những việc cần làm ngay. Chúng ta cần:
Thứ nhất, phải làm sao gặp gỡ tiếp xúc
với Trung Quốc để làm dịu tình hình biển Đông, sớm đưa lại tình hình như
trước khi xảy ra sự kiện.
Thứ hai, xử lý nghiêm minh theo pháp
luật các đối tượng kích động, thông báo công khai.
Thứ ba, không vì tình hình biển Đông mà sao
nhãng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước."
Nguồn: http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1396/C2094/C2307/C2311/default.asp?Newid=73165#ggfqDTk1sE7B
Còn Đảng còn mình
Tin liên hệ
CỠ CHỮ
02.06.2014
Câu khẩu hiệu “còn Đảng còn mình”, cho đến nay, chỉ xuất hiện
trước các đồn công an và, từ đó, trở thành một đối tượng để phê phán của những
người ngoài đảng và có tinh thần dân chủ và độc lập.
Kể cũng dễ hiểu.
Câu khẩu hiệu ấy sai đến dại dột và lố bịch. Trên thế giới, có lẽ không ở đâu người ta dại dột và lố bịch đến như vậy. Bởi, trên thế giới, từ lâu, người ta đã biết và đã thực thi nguyên tắc: Công an phải độc lập với đảng cầm quyền. Nhiệm vụ của công an không phải là để phục vụ và kiếm lợi từ cái đảng ấy. Nhiệm vụ của công an là bảo đảm an toàn và an ninh cho xã hội và chỉ tuân theo luật pháp.
Giới lãnh đạo Việt Nam, ngay trong ngành công an, có lẽ cũng hiểu điều ấy. Nhưng họ vẫn nói, hơn nữa, nói một cách công khai, đàng hoàng và dõng dạc, thành khẩu hiệu. Để làm gì? Như một lời hứa, một sự cam kết đối với công an.
Bởi vậy, câu khẩu hiệu trên phản ánh không những tình trạng đảng trị và phi dân chủ mà còn cả sự mua chuộc của đảng Cộng sản đối với lực lượng công an. Điều này, thật ra, đã được nhiều người nêu lên: Hiện nay, đảng Cộng sản bảo vệ thế đứng độc tôn của mình trên chiếc kiềng ba chân: một là quân đội, hai là công an; và ba là nền kinh tế quốc doanh, qua đó, đảng có thể vơ vét tài sản quốc gia và phân phối lợi nhuận cho những người trung thành, kể cả hai lực lượng nòng cốt vừa nêu: công an và quân đội.
Tuy nhiên, theo tôi, câu khẩu hiệu “còn đảng còn mình” không chỉ giới hạn trong lực lượng công an. Nó còn là nếp tư duy chung của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong giới lãnh đạo, nhất là trong quan hệ với những thử thách họ đang đối đầu.
Nói một cách vắn tắt, ít nhất cho đến thời gian gần đây, trước khi vụ giàn khoan HD-981 bùng nổ, tất cả những toan tính chiến lược của nhà cầm quyền Việt Nam không phải là bảo vệ đất nước mà, trước hết, bảo vệ quyền lực và quyền lợi của chính họ; và vì những quyền lực và quyền lợi ấy gắn bó với sự tồn tại, hơn nữa, tồn tại một cách độc tôn của đảng Cộng sản, do đó, hệ quả là, mọi người cứ lo chăm chắm bảo vệ đảng dù cái giá phải trả có khi là mất đi một phần lãnh thổ hay lãnh hải.
Có lẽ sự chọn lựa ấy được định hình thành chính sách sau cuộc hội nghị ở Thành Đô giữa giới lãnh đạo Việt Nam và giới lãnh đạo của Trung Quốc, ở đó, Việt Nam công nhận Trung Quốc là lãnh tụ độc nhất của khối xã hội chủ nghĩa, thay thế vị trí của Liên Xô trước đó; và Việt Nam thề thốt trung thành với con đường xã hội chủ nghĩa; điều đó cũng có nghĩa là trung thành với Trung Quốc.
Không phải chỉ trong lời nói. Việt Nam thành thực tuân theo các thỏa thuận ấy, xem Trung Quốc như một đồng chí tốt, hơn nữa, một thứ đàn anh tốt. Sự thành thực ấy không chỉ phản ánh trong lời nói, ở các diễn văn cũng như các khẩu hiệu tuyên truyền. Nó còn thể hiện qua việc làm: lúc nào cũng đề cao và nhường nhịn Trung Quốc. Hơn nữa, họ còn hết lòng tin tưởng Trung Quốc. Theo dõi ngân sách của Việt Nam cho lãnh vực quốc phòng, giới quan sát chính trị thế giới nhận ra một điểm đặc biệt: Việt Nam chỉ bắt đầu hiện đại hóa quân đội Việt Nam chỉ từ năm 2004, tức là 14 năm sau hội nghị Thành Đô, khi âm mưu xâm lấn của Trung Quốc đã quá rõ rệt và khi dân chúng đã quá bức xúc trước những âm mưu xâm lấn đó.
Ngoài ngân sách, sự tin cậy và lệ thuộc vào Trung Quốc cũng thể hiện rất rõ qua vô số cách hành xử của giới lãnh đạo Việt Nam, ví dụ, trong việc thả lỏng cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm, từ việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên đến việc thuê dài hạn rừng núi, ngay cả ở những khu vực có vị trí chiến lược về quân sự, việc nhắm mắt để công nhân Trung Quốc ào ạt sang làm việc một cách trái phép, việc để cho người Trung Quốc di trú và hoạt động bất hợp pháp ở những nơi được xem là hiểm yếu của Việt Nam như hải cảng quân sự Cam Ranh, việc để cho các công ty Trung Quốc thành công trong phần lớn các cuộc đấu thầu liên quan đến các dự án có tầm vóc quốc gia, việc lơ đễnh để báo chí, bản đồ, thậm chí, cả sách giáo khoa, thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của… Trung Quốc, v.v…
Không ai bày tỏ quan điểm bảo vệ đảng bằng mọi giá như Trần Đăng Thanh, đại tá, giáo sư tiến sĩ, thuộc Học viện chính trị Bộ quốc phòng. Phát biểu trước các cán bộ lãnh đạo trong ngành giáo dục vào tháng 12 năm 2012, ông Thanh thể hiện tư tưởng ghét Mỹ và bài Mỹ qua nhận định “Người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả”. Ngược lại, với Trung Quốc, ông nhấn mạnh: “Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc”. Cuối cùng, ông kêu gọi mọi người hãy trung thành với Đảng với lý do thiết thực: “Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn”. Nói một cách đơn giản: Nếu đảng còn thì sổ hưu của các “đồng chí” còn!
Những người chủ trương trang Bauxite Việt Nam phải thốt lên một lời nhận định đầy cay đắng: “Chưa bao giờ những lời rao giảng về lý tưởng xã hội chủ nghĩa lại 'thực dụng' đến như thế và cũng... thảm thiết đến như thế!”
Chính cách tư duy “còn đảng còn mình” và “còn đảng còn sổ hưu” ấy chi phối thái độ và chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam đối với Trung Quốc: Cho dù lấn hiếp Việt Nam đến mấy thì Trung Quốc cũng vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa; Việt Nam chỉ cần nhường nhịn Trung Quốc là có thể bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, nghĩa là bảo vệ vị thế lãnh đạo độc tôn của đảng Cộng sản. Chúng cũng chi phối thái độ và chính sách của Việt Nam đối với Mỹ và Tây phương nói chung: Các quốc gia ấy lúc nào cũng đòi hỏi dân chủ và nhân quyền tức là lúc nào cũng âm mưu “diễn tiến hòa bình” để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa. Mà tất cả những kẻ nào có ý định lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa đều bị xem là “lực lượng thù nghịch”.
Nói cách khác, dưới mắt giới lãnh đạo Việt Nam, những kẻ bị xem là “thù nghịch” không phải là những kẻ mưu toan lấn chiếm vùng biển và hải đảo Việt Nam mà chính là những kẻ muốn Việt Nam được dân chủ hóa. Nói cách khác nữa, với họ, việc bảo vệ đảng quan trọng hơn việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải.
Dân chúng hiểu rõ điều đó cho nên lâu nay vẫn truyền tụng một câu nói thật thông minh và sắc sảo, thể hiện thế lưỡng nan của nhà cầm quyền Việt Nam: “Đi với Trung Quốc thì mất nước, đi với Mỹ thì mất đảng.” Mà hình như không phải là “lưỡng nan”. Bởi không chừng nhà cầm quyền Việt Nam đã có chọn lựa rõ ràng: “Thà mất nước hơn là mất đảng”, cũng theo cách nói của dân chúng.
Hy vọng sau biến cố giàn khoan HD-981, giới lãnh đạo Việt Nam sẽ thức tỉnh.
Chỉ hy vọng vu vơ vậy thôi chứ cho đến nay cũng chưa thấy có dấu hiệu nào về sự thức tỉnh ấy cả. Buồn.
Kể cũng dễ hiểu.
Câu khẩu hiệu ấy sai đến dại dột và lố bịch. Trên thế giới, có lẽ không ở đâu người ta dại dột và lố bịch đến như vậy. Bởi, trên thế giới, từ lâu, người ta đã biết và đã thực thi nguyên tắc: Công an phải độc lập với đảng cầm quyền. Nhiệm vụ của công an không phải là để phục vụ và kiếm lợi từ cái đảng ấy. Nhiệm vụ của công an là bảo đảm an toàn và an ninh cho xã hội và chỉ tuân theo luật pháp.
Giới lãnh đạo Việt Nam, ngay trong ngành công an, có lẽ cũng hiểu điều ấy. Nhưng họ vẫn nói, hơn nữa, nói một cách công khai, đàng hoàng và dõng dạc, thành khẩu hiệu. Để làm gì? Như một lời hứa, một sự cam kết đối với công an.
Bởi vậy, câu khẩu hiệu trên phản ánh không những tình trạng đảng trị và phi dân chủ mà còn cả sự mua chuộc của đảng Cộng sản đối với lực lượng công an. Điều này, thật ra, đã được nhiều người nêu lên: Hiện nay, đảng Cộng sản bảo vệ thế đứng độc tôn của mình trên chiếc kiềng ba chân: một là quân đội, hai là công an; và ba là nền kinh tế quốc doanh, qua đó, đảng có thể vơ vét tài sản quốc gia và phân phối lợi nhuận cho những người trung thành, kể cả hai lực lượng nòng cốt vừa nêu: công an và quân đội.
Tuy nhiên, theo tôi, câu khẩu hiệu “còn đảng còn mình” không chỉ giới hạn trong lực lượng công an. Nó còn là nếp tư duy chung của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong giới lãnh đạo, nhất là trong quan hệ với những thử thách họ đang đối đầu.
Nói một cách vắn tắt, ít nhất cho đến thời gian gần đây, trước khi vụ giàn khoan HD-981 bùng nổ, tất cả những toan tính chiến lược của nhà cầm quyền Việt Nam không phải là bảo vệ đất nước mà, trước hết, bảo vệ quyền lực và quyền lợi của chính họ; và vì những quyền lực và quyền lợi ấy gắn bó với sự tồn tại, hơn nữa, tồn tại một cách độc tôn của đảng Cộng sản, do đó, hệ quả là, mọi người cứ lo chăm chắm bảo vệ đảng dù cái giá phải trả có khi là mất đi một phần lãnh thổ hay lãnh hải.
Có lẽ sự chọn lựa ấy được định hình thành chính sách sau cuộc hội nghị ở Thành Đô giữa giới lãnh đạo Việt Nam và giới lãnh đạo của Trung Quốc, ở đó, Việt Nam công nhận Trung Quốc là lãnh tụ độc nhất của khối xã hội chủ nghĩa, thay thế vị trí của Liên Xô trước đó; và Việt Nam thề thốt trung thành với con đường xã hội chủ nghĩa; điều đó cũng có nghĩa là trung thành với Trung Quốc.
Không phải chỉ trong lời nói. Việt Nam thành thực tuân theo các thỏa thuận ấy, xem Trung Quốc như một đồng chí tốt, hơn nữa, một thứ đàn anh tốt. Sự thành thực ấy không chỉ phản ánh trong lời nói, ở các diễn văn cũng như các khẩu hiệu tuyên truyền. Nó còn thể hiện qua việc làm: lúc nào cũng đề cao và nhường nhịn Trung Quốc. Hơn nữa, họ còn hết lòng tin tưởng Trung Quốc. Theo dõi ngân sách của Việt Nam cho lãnh vực quốc phòng, giới quan sát chính trị thế giới nhận ra một điểm đặc biệt: Việt Nam chỉ bắt đầu hiện đại hóa quân đội Việt Nam chỉ từ năm 2004, tức là 14 năm sau hội nghị Thành Đô, khi âm mưu xâm lấn của Trung Quốc đã quá rõ rệt và khi dân chúng đã quá bức xúc trước những âm mưu xâm lấn đó.
Ngoài ngân sách, sự tin cậy và lệ thuộc vào Trung Quốc cũng thể hiện rất rõ qua vô số cách hành xử của giới lãnh đạo Việt Nam, ví dụ, trong việc thả lỏng cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm, từ việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên đến việc thuê dài hạn rừng núi, ngay cả ở những khu vực có vị trí chiến lược về quân sự, việc nhắm mắt để công nhân Trung Quốc ào ạt sang làm việc một cách trái phép, việc để cho người Trung Quốc di trú và hoạt động bất hợp pháp ở những nơi được xem là hiểm yếu của Việt Nam như hải cảng quân sự Cam Ranh, việc để cho các công ty Trung Quốc thành công trong phần lớn các cuộc đấu thầu liên quan đến các dự án có tầm vóc quốc gia, việc lơ đễnh để báo chí, bản đồ, thậm chí, cả sách giáo khoa, thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của… Trung Quốc, v.v…
Không ai bày tỏ quan điểm bảo vệ đảng bằng mọi giá như Trần Đăng Thanh, đại tá, giáo sư tiến sĩ, thuộc Học viện chính trị Bộ quốc phòng. Phát biểu trước các cán bộ lãnh đạo trong ngành giáo dục vào tháng 12 năm 2012, ông Thanh thể hiện tư tưởng ghét Mỹ và bài Mỹ qua nhận định “Người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả”. Ngược lại, với Trung Quốc, ông nhấn mạnh: “Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc”. Cuối cùng, ông kêu gọi mọi người hãy trung thành với Đảng với lý do thiết thực: “Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn”. Nói một cách đơn giản: Nếu đảng còn thì sổ hưu của các “đồng chí” còn!
Những người chủ trương trang Bauxite Việt Nam phải thốt lên một lời nhận định đầy cay đắng: “Chưa bao giờ những lời rao giảng về lý tưởng xã hội chủ nghĩa lại 'thực dụng' đến như thế và cũng... thảm thiết đến như thế!”
Chính cách tư duy “còn đảng còn mình” và “còn đảng còn sổ hưu” ấy chi phối thái độ và chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam đối với Trung Quốc: Cho dù lấn hiếp Việt Nam đến mấy thì Trung Quốc cũng vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa; Việt Nam chỉ cần nhường nhịn Trung Quốc là có thể bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, nghĩa là bảo vệ vị thế lãnh đạo độc tôn của đảng Cộng sản. Chúng cũng chi phối thái độ và chính sách của Việt Nam đối với Mỹ và Tây phương nói chung: Các quốc gia ấy lúc nào cũng đòi hỏi dân chủ và nhân quyền tức là lúc nào cũng âm mưu “diễn tiến hòa bình” để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa. Mà tất cả những kẻ nào có ý định lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa đều bị xem là “lực lượng thù nghịch”.
Nói cách khác, dưới mắt giới lãnh đạo Việt Nam, những kẻ bị xem là “thù nghịch” không phải là những kẻ mưu toan lấn chiếm vùng biển và hải đảo Việt Nam mà chính là những kẻ muốn Việt Nam được dân chủ hóa. Nói cách khác nữa, với họ, việc bảo vệ đảng quan trọng hơn việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải.
Dân chúng hiểu rõ điều đó cho nên lâu nay vẫn truyền tụng một câu nói thật thông minh và sắc sảo, thể hiện thế lưỡng nan của nhà cầm quyền Việt Nam: “Đi với Trung Quốc thì mất nước, đi với Mỹ thì mất đảng.” Mà hình như không phải là “lưỡng nan”. Bởi không chừng nhà cầm quyền Việt Nam đã có chọn lựa rõ ràng: “Thà mất nước hơn là mất đảng”, cũng theo cách nói của dân chúng.
Hy vọng sau biến cố giàn khoan HD-981, giới lãnh đạo Việt Nam sẽ thức tỉnh.
Chỉ hy vọng vu vơ vậy thôi chứ cho đến nay cũng chưa thấy có dấu hiệu nào về sự thức tỉnh ấy cả. Buồn.
Nỗi
sợ hãi của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-06-06
2014-06-06
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Bài báo đánh dấu 25 năm sự kiện Thiên An Môn trên báo mạng
VNExpress trước khi bị gỡ xuống hôm 4/6/2014.
RFA Screen Capture
Trong bối cảnh Trung
Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam hạ đặt giàn khoan HD 981 đã hơn một tháng, ngày
4/6/2014 hàng loạt thông tin và hình ảnh kinh hoàng đánh dấu 25 năm sự kiện
Thiên An Môn trên các báo mạng đã đồng loạt bị gỡ xuống.
Nhận định về sự kiện này, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ
trương Diễn đàn Xã hội dân sự phát biểu:
“Rất ngạc nhiên trong việc báo chí đưa tin về một sự thực đã xảy
ra đúng một phần tư thế kỷ và người ta không bịa đặt bất kể cái gì, mà cảnh sát
tư tưởng ở Việt Nam, tức bên tuyên giáo của đảng cộng sản lệnh cho các báo đã
đăng phải rút bài đó xuống. Điều đó chứng tỏ rằng những thế lực trong Đảng Cộng
sản Việt Nam còn gắn rất chặt với Trung Quốc. Tôi tin chắc chắn là họ nghe theo
lệnh của Bắc Kinh để họ làm như vậy.”
Thái độ của nhà cầm
quyền VN
Tin ghi nhận các báo điện tử như VnExpress, Thanh Niên, Người
Lao Động, Tiền Phong, Giáo Dục và nhiều trang mạng khác đã phải gỡ bỏ những bài
về vụ thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989. Bức ảnh 200.000 người biểu tình đòi dân
chủ ở Quảng trường Thiên An Môn đầy ấn tượng, hoặc hình ảnh hàng trăm xe tăng
mở trận càn giải tán người biểu tình, hình ảnh xác người chết chồng chất trên
xe tải, xe kéo, trên đường phố dường như đã chỉ xuất hiện được trong một khoảng
thời gian ngắn, sau đó người đọc không còn truy cập được nữa.
Nhận định về sự kiện báo chí Việt Nam bị gỡ bài và hình ảnh vụ
thảm sát Thiên An Môn, nhà báo Nguyễn Quốc Thái nguyên Tổng Thư Ký báo Doanh
Nghiệp từ Saigon phát biểu:
Sự kiện Thiên An Môn sau 25 năm được nhớ lại, nhắc lại và đưa
trên báo chí và bị gỡ xuống là một điều cần phải suy nghĩ về sự chọn lựa và
thái độ của nhà cầm quyền VN trong quan hệ với TQ.
-Nguyễn Quốc Thái
-Nguyễn Quốc Thái
“Vụ Thiên An Môn là một vết nhơ trong lịch sử của Trung Quốc.
Những người Trung Quốc tử tế và có lương tâm khi nhớ lại sự kiện này họ đều xấu
hổ. Xấu hổ vì văn minh của loài người bị chà đạp, tự do của con người đã bị phỉ
nhổ một cách tàn tệ. Việc báo chí Việt Nam mà không đưa được lâu dài thời lượng
về vụ Thiên An Môn, tôi nghĩ rằng có thể vì nhà cầm quyền Việt Nam vẫn nói đó
là tình hữu nghị giữa hai nước. Nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói là không
thể có sự hữu nghị viển vông. Sự kiện Thiên An Môn sau 25 năm được nhớ lại,
nhắc lại và đưa trên báo chí và bị gỡ xuống là một điều cần phải suy nghĩ về sự
chọn lựa và thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc.”
Bên cạnh việc sợ mất lòng Trung Quốc, có những ý kiến cho rằng
Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam lo ngại hình ảnh hàng trăm ngàn người biểu
tình đòi dân chủ ở Thiên An Môn và bị đập tan bằng vũ lực, còn có thể tác động
lên phong trào biểu tình vừa phản kháng Trung Quốc vừa đòi dân quyền ở Việt
Nam. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái nhận định:
“Ông nghĩ là những hình ảnh đó che dấu được nhân dân Việt Nam
sao? Không một tờ báo, không một mạng truyền thông nào đưa hình ảnh đó lên thì
từ 25 năm qua những hình ảnh đó vẫn không rời khỏi tâm trí người Việt Nam yêu
tự do và dân chủ. Tôi không nghĩ đưa hình ảnh đó lên hay không đưa hình ảnh đó
lên là một sự lựa chọn khôn khéo của nhà cầm quyền. Bởi vì nhà cầm quyền biết
rằng không thể nào che dấu được hình ảnh bi tráng đó ở quảng trường Thiên An
Môn cách đây 25 năm, nghĩ rằng những hình ảnh đó được chuyển tải lại trong lúc
này thì không thích hợp với tình hình ở Việt Nam. Tôi nghĩ suy nghĩ đó là một
suy nghĩ non nớt.”
Không tuân thủ hiến
pháp?
Màn hình sau khi chính quyền Việt Nam cho gỡ Bài báo đánh dấu 25
năm sự kiện Thiên An Môn trên báo mạng VNExpress hôm 4/6/2014. RFA Screen
Capture.
Một ngày sau thời điểm 25 năm sự kiện Thiên An Môn mà báo chí bị
gỡ bài, chiều 5/6/2014 Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế ở Hà Nội
để cập nhật tình hình Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa
Việt Nam kéo dài đã hơn 1 tháng. Người phát ngôn Lê hải Bình cho biết phía
Trung Quốc vẫn tiếp tục và có hành vi hung hăng hơn và cũng đưa ra những luận
điệu sai trái về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tại cuộc họp báo, các giới chức Việt Nam đã trả lời vòng vo câu
hỏi của các nhà báo nước ngoài, về việc chính quyền ngăn cản người dân biểu
tình phản kháng Trung Quốc. Ông Lê Hải Bình phủ nhận việc này và nói rằng người
dân Việt Nam hoàn toàn có quyền biểu thị lòng yêu nước của mình theo đúng qui
định pháp luật. Khi được hỏi thế nào là biểu tình đúng pháp luật ông Lê Hải
Bình nói rằng Việt Nam có những qui định pháp luật về biểu tình.
Nhận định về vấn đề vừa nêu TS Nguyễn Quang A từ Hà Nội phát
biểu:
“Sở dĩ mà họ phải nói lắt léo như vậy là vì họ không dám thừa
nhận rằng họ không muốn có bất kể một cuộc biểu tình nào. Trong khi quyền biểu
tình được hiến định rành rành từ các Hiến pháp trước chứ không phải chỉ từ Hiến
pháp bây giờ. Thay vì họ phải ra Luật để tạo điều kiện cho người dân được biểu
tình một cách văn minh thì họ không làm như vậy. Họ ra một Nghị định mà Nghị
định ấy thực sự là cấm biểu tình, họ gọi là tụ tập đông người. Như vậy lỗi hoàn
toàn thuộc về nhà cầm quyền họ đã coi thường người dân, coi thường quyền của
người dân. Họ đã không làm được chức năng chính của họ là tuân thủ Hiến pháp
tuy rằng còn chưa ra gì do chính họ thông qua.”
Đáp câu hỏi của chúng tôi, nghĩ gì về những lời tuyên bố của
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình xác định là nhà nước không cấm dân
chúng biểu tình, khi mà cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc dự kiến vào ngày
18/12014 đã bị dẹp từ trong trứng nước. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái thuộc nhóm
nhân sĩ trí thức TP.HCM, người từng tham gia nhiều cuộc biểu tình phản kháng
Trung Quốc và bị trấn áp phát biểu:
“Tôi không nhắc đến ngày 18/1/2014 hôm đó không có một cuộc biểu
tình nào xảy ra ở Việt Nam, bởi vì trước đó nhà nước đã dùng tất cả các phương
tiện truyền thông sẵn có trong tay và cơ quan an ninh khuyến cáo nhân dân không
xuống đường vào ngày đó. Nhưng những cuộc xuống đường trước ngày 18/1/2014 và
trong ba năm trở lại đây không có một cuộc biểu tình chống Trung Quốc nào được
lực lượng an ninh của Việt Nam yểm trợ cả. Chắc ông có thể nhìn thấy cảnh những
người biểu tình bị đàn áp đánh đập, thậm chí chưa đi biểu tình cũng bị đàn áp
đánh đập như cá nhân tôi chẳng hạn. Như vậy nói không có đàn áp người biểu tình
là nói dối nhân dân. Bởi nhân dân họ chứng kiến những người xuống đường bị đàn
áp, bị đánh đậy bị bắt giữ, hà cớ gì phải chối những điều mình đã dám làm,
thiếu một sự dũng cảm đó là điều đáng khinh.”
Họ đã coi thường người dân, coi thường quyền của người dân. Họ
đã không làm được chức năng chính của họ là tuân thủ Hiến pháp tuy rằng còn
chưa ra gì do chính họ thông qua.
-TS Nguyễn Quang A
-TS Nguyễn Quang A
Tại cuộc họp báo ngày 5/6 tại Hà Nội, trả lời câu hỏi của hãng
thông tấn nước ngoài là phía Việt Nam có kỳ vọng vào Mỹ sẽ đóng vai trò hỗ trợ Việt
Nam bảo vệ chủ quyền của mình. Người phát ngôn Lê Hải Bình đáp lời rằng: “Việc
duy trì ổn định, an ninh và an toàn hàng hải của khu vực là lợi ích, là nghĩa
vụ của tất cả quốc gia liên quan trong và ngoài khu vực.
Mỹ là cường quốc của thế giới, cùng với cộng đồng quốc tế, Mỹ
cũng có tiếng nói nhằm ổn định an ninh khu vực. Chúng tôi mong muốn Mỹ có hành
động mạnh mẽ hơn, đóng góp vào an ninh, an toàn hàng hải khu vực, giải quyết
tranh chấp của khu vực thông qua luật pháp quốc tế.”
Có mặt trong cuộc họp báo ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Biên giới Quốc gia khi trả lời bao chí đã hàm ý cho thấy ít có khả năng Việt
Nam khởi động biện pháp lý đối với Trung Quốc. Ông Hải nói các vụ kiện quốc tế
đều rất phức tạp, nếu chủ tàu Đà Nẵng kiện Trung Quốc là vụ án dân sự. Nhưng vụ
giàn khoan liên quan đến chủ quyền, cần chọn phương án nào tối ưu nhất bảo vệ
quyền lợi đất nước.
Nhận định về vấn đề vừa nêu, TS Nguyễn Quang A từ Hà Nội phát
biểu:
“Cũng tương tự như chuyện về Thiên An Môn, tôi nghĩ rằng chắc
chắn phải có ý kiến của Bắc Kinh thì người ta mới run sợ và người ta bảo báo
chí phải rút xuống. Có lẽ cũng tương tự như thế Bắc Kinh như ông tướng Vịnh đã
nói, Bắc Kinh nhiều lần yêu cầu Việt Nam là không được đưa ra kiện. Tôi không
hiểu giữa Bắc Kinh và Hà Nội có những điều gì ngầm với nhau hay không và có thể
có cái gì đó mà họ dọa là họ sẽ đưa ra, thì có thể rất là mất mặt…Và chần chừ
ngày nào về việc khởi kiện Trung Quốc thì Việt nam thực sự đầu hàng từ ngày
đó.”
Công luận Việt Nam đang đặt câu hỏi với đảng Cộng sản và nhà
nước về các biện pháp tiếp theo mà cho đến nay chưa hé lộ. Vì đã hơn 5 tuần lễ,
Trung Quốc vẫn duy trì giàn khoan trong vùng biển chủ quyền Việt Nam, đã khoan
thăm dò và dịch chuyển đến vị trí khác vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế
Việt Nam. Người dân lo ngại nhịn nhục mãi, coi chừng chẳng còn tàu kiểm ngư,
tàu cảnh sát biển nào lành lặn mà chấp pháp trên biển.
Giới học giả và trí thức nói rằng, những biện pháp tiếp theo có
gì bí mật đâu mà không thể công bố, hay nó cũng bí mật như thỏa thuận Thành Đô
1990 giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bí mật gì ghê
gớm đến vậy, khiến Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch lúc đó từng phải thốt
lên: “Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự.”
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment