TRUNG QUỐC - XÃ HỘI -
Bài đăng : Thứ ba 03 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 03 Tháng Sáu
2014
Bào Đồng, nguyên thư ký của Triệu Tử Dương, bị bắt
Ông Bào Đồng, cựu Ủy viên trung ương đảng CS Trung Quốc, trả lời phỏng vấn tại nhà riêng, Bắc Kinh, 20/02/2013
Reuters
Tú
Anh
Lần đầu tiên, an ninh Trung Quốc bắt nhốt người cựu cán bộ lãnh đạo tâm tiếng Bào Đồng. Trong những năm qua, trước ngày tưởng niệm thảm sát Thiên An Môn, nhà ly khai thường “được yêu cầu” ra khỏi Bắc Kinh. Theo Asia News, ít nhất 80 người, từ trí thức, luật sư, nhà
báo và tín đồ Thiên Chúa giáo bị bắt và điều tra về các hoạt động bị xem là “nhạy cảm”.
Để ngăn chận người dân Trung Quốc tưởng niệm vụ đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn cách
nay 25 năm, an ninh Trung Quốc đã bắt giam và cô lập ít nhất 80 người theo bản tin của Asia News ngày
hôm nay 03/06/2014.
Trong danh sách này, có nhà ly khai Bào Đồng, nguyên là thư ký của Tổng bí thư Triệu Tử Dương, nhà lãnh đạo có xu hướng dân chủ (bị cách chức năm 1989 và bị quản chế cho đến khi qua đời vào tháng 1/2005).
Cả hai ông, Triệu Tử Dương và Bào Đồng, vào mùa xuân
1989, đã chống lại giải pháp can thiệp quân sự của phe Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng.
Theo lời của người con trai, Bào
Phác, thì thân phụ của ông đã bị dẫn đi mất tích và không thể nào truy tìm dấu tích. Cũng theo Bào Phác, thì đây là lần đầu tiên cha ông bị bắt. Trước đây, mỗi đầu tháng 6, an ninh chỉ đến nhà “khuyên” ông đi ra khỏi thủ đô mà không bao
giờ cưỡng chế.
Tháng 06/1989, khi phong trào sinh viên, công nhân đòi dân chủ lên cao điểm với hàng chục ngàn người bám trụ tại Thiên An Môn thì Tổng bí thư Triệu Tử Dương và Bào Đồng, do chống lại giải pháp sử dụng quân đội “giải tỏa” quảng trường, bị cách chức, bị bắt giam. Sau đó, Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng triệu quân từ Nội Mông về Bắc Kinh để đàn áp.
Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc lúc đầu cho biết có 2600 người chết, nhưng sau đó rút lại con số này. Các hiệp hội bảo vệ nhân quyền thấm định có từ 200 đến 2000 nạn nhân, còn chính
quyền Trung Quốc thì hoàn toàn im lặng.
Ông Triệu Tử Dương bị giam và quản chế đến khi qua đời. Ông Bào Đồng bị giam 7 năm và bị quản thúc hơn 10 năm sau đó.
“Trung Quốc phải nhìn nhận sự thật lịch sử”
Trong một phản ứng nhân tưởng niệm 25 năm vụ thảm sát Thiên An Môn, Đài Loan kêu gọi chế độ Trung Quốc “không nên chối bỏ lịch sử mà hãy nhìn vào sự thật”. Hội đồng Hoa lục sự vụ, cơ quan có tránh nhiệm soạn thảo chính sách đối với Trung Quốc cho rằng “biến cố 04/06 là sự kiện không thể chối bỏ được. Phải trực diện nhìn vào lịch sử thì (Trung Quốc) mới làm vết thương lành da, chuyển hóa và mới tiến tới được".
TRUNG QUỐC - THIÊN AN MÔN -
Bài đăng : Thứ ba 03 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 03 Tháng Sáu
2014
Lãng quên Thiên An Môn
: Chính sách xóa ký ức dân tộc của chế độ Bắc Kinh
Cảnh sát vũ trang canh gác ở quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc, 03/06/2014.
REUTERS/Petar Kujundzic
Tú Anh
Trong vòng một phần tư thế kỷ, đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành công áp
đặt « quốc sách lặng im » triệt tiêu mọi thông tin, mọi hình ảnh, mọi ký ức về vụ thảm sát đẫm máu
tại quảng trường Thiên An Môn
đêm 03 rạng 04/06/1989. Đặng Tiểu Bình bật đèn xanh cho quân đội nổ súng sát hại sinh viên, còn
trách nhiệm xóa ký ức dân tộc dành cho các thế hệ lãnh đạo kế thừa.
Theo một bài phóng sự của AFP gửi đi từ Bắc Kinh thì một phần ba dân số Trung Quốc chưa được 25 tuổi. Đây là những người chào đời sau vụ đàn áp phong trào
« Mùa Xuân Bắc Kinh ». Họ gần như không biết gì về biến cố lịch sử ngày 04/06/1989.
Một sinh viên 20 tuổi không dấu vẻ bối rối khi được AFP đặt câu hỏi về vụ đàn áp : Xin lỗi, tôi không biết ông muốn nói đến chuyện gì ?
Một thanh niên già dặn hơn, 27 tuổi, làm việc trong ngành quảng cáo cho biết là « có nghe nói ». Tuy nhiên, một lần anh nêu vấn đề với bạn bè để tìm hiểu thêm thì được một người trả lời « hoàn toàn không biết gì ».
Vì sao một biến cố lịch sử mới xảy ra cách nay 25
năm mà giới trẻ Trung Quốc hoàn toàn mù tịt ?
Jeremy Goldkorn, sánh lập viên trang mạng Danwei, và là một chuyên gia về internet Trung Quốc giải thích : Chương trình kiểm soát giáo dục và kiểm duyệt thông tin báo
chí loại trừ những từ ngữ liên quan xa gần đến phong trào Thiên
An Môn, đến khát vọng tự do dân chủ trong suốt 25 năm qua đã làm cho rất nhiều người trẻ không biết chuyện gì đã xảy ra hoặc nếu biết thì cũng rất mù mờ.
Đó là chưa kể bản tính ít muốn tìm hiểu của một bộ phận dân chúng Trung Quốc ngày nay không
muốn nhắc đến những cơn ác mộng đau thương quá khứ.
Thật ra, giới chuyên gia, trí
thức Trung Quốc biết rõ thâm ý của giới lãnh đạo. Từ Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, đến Tập Cận Bình, liệu có ai muốn cho thế hệ trẻ biết rằng, cách nay 25
năm, có hai vị Tổng bí thư là Hồ Diệu Bang và Triệu Tự Dương muốn cải cách hệ thống chính trị chuyên chế và tham ô này, như Gorbachev thực hiện ở Liên Xô ?
Một giáo sư đại học Bắc Kinh xin dấu tên phân tích :
Giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc bị phong trào Thiên An Môn ám ảnh. Họ không muốn tái diễn làn sóng tranh đấu đòi dân chủ của năm 1989 mà một bộ phận rất lớn đảng viên đã ngả theo.
Cũng như trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, chế độ kiểm duyệt không tha các mạng thông tin xã hội từ khi internet ra đời. Tự điển bách khoa toàn thư trên mạng Baidu (Bách độ) không có sự kiện của năm 1989.
Còn trên công cụ tìm kiếm của tiểu blog Weibo (Vi
bác), tất cả các từ có thể gợi nhớ Thiên An Môn kể cả con số 4 và 6 cũng bị chận.
Chính sách « xóa ký ức » đã đưa đến nhiều hệ quả nực cười. Năm 2007, cô thư ký xuất bản mới tốt nghiệp khoa báo chí đã cho đăng bài « Vinh danh những người mẹ nạn nhân ngày 4/6 » trên báo Thành Đô buổi chiều làm chính quyền điên tiết.
Tháng 6/2012, chỉ số sàn giao dịch Thượng Hải mất 64,89 điểm. Lập tức chỉ số Thượng Hải bị xóa trên các mạng vì bộ máy kiểm duyệt tự động tưởng lầm là « tháng 6
ngày 4 năm 1989 ».
Các nhà tranh đấu Trung Quốc, trong đó có
khôi nguyên Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba công khai kêu
gọi đảng Cộng Sản Trung Quốc cải cách để tránh tái diễn một vụ Thiên An Môn thứ hai, mà theo họ không thể tránh được tại một nước mà trung bình mỗi 5 phút có một cuộc phản kháng.
Tuy nhiên, sau khi Tập cận Bình lên nắm quyền thì tức khắc đưa ra một nghị quyết 7 thứ cấm. Ngoài vụ Thiên An Môn, còn
có cấm giảng dạy hay đề cập đến cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa, nạn đói của chính sách đại nhảy vọt làm hơn 30 triệu người chết.
Chính sách viết lại lịch sử, xóa ký ức sẽ còn kéo dài, nhưng người dân Trung Quốc vẫn tìm cách lách kiểm duyệt và những bà mẹ mất con vẫn kiên trì chống lại sự vô tâm. Bà Đinh Từ Lâm, nguyên là
giáo sư đại học Bắc Kinh có đứa con 19 tuổi bị bắn chết, khẳng định : Cho dù thế hệ trẻ hôm nay mải lo kiếm tiền, nhưng một đại thảm nạn như thế không thể nào bị che dấu mãi. Sự thật sẽ được phơi bày.
Tại Hoa Kỳ, nhân ngày 04/06/2014, hai
cựu lãnh đạo sinh viên Thiên An Môn là Vương Đan và Vương Quân Đào tung
ra một phong trào mới lấy tên là « Thiên hạ vây thành » với mục đích huy động những tiếng nói đồng tâm thúc đẩy nhân quyền tại Hoa lục, xây dựng chế độ dân chủ thay thế chế độ độc đảng, như lời hai ông tuyên bố tại Quốc hội Mỹ ngày hôm trước.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment